Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thói quen kinh doanh – 4 xấu và 7 tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.79 KB, 8 trang )

Thói quen kinh doanh – 4 xấu và 7 tốt

Không một ai không mơ ước đưa doanh nghiệp của mình lên vị thế dẫn đầu.
Con đường phía trước chỉ bằng phẳng và mơ ước đó chỉ thành hiện thực một khi bạn
biết hất cẳng những thói quen xấu và phát triển những thói quen tốt trong kinh doanh.
Từ 4 cách thức loại bỏ các thói quen xấu…
Là một doanh nhân, chúng ta nhận thấy rằng, thành công của doanh nghiệp có
sự liên kết mật thiết với các hành vi chúng ta vô hình chung chấp nhận. Chúng ta
thường cảm thấy thoải mái với các hoạt động thường nhật và không nhận ra rằng một
vài trong số các thói quen đo có thể gây hại cho lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cho dù đó là bỏ qua các voice mails, sự thiếu tổ chức hay không lắng nghe các
đồng nghiệp, những thói quen cá nhân của bạn có thể làm chậm lại dòng chảy tương
lai của doanh nghiệp. Để thành công, bạn phải không ngừng tìm ra các cách thức điều
chỉnh những thói quen không tốt của bạn, đồng thời quan tâm tới việc kết nối các hành
động đó với những kết quả có giá trị thực thụ và lâu bền.
Thói quen là những hành động đơn thuần không được bộ não suy nghĩ thấu đáo,
nó mang tính tự nhiên. Mặc dù vậy, bạn có khả năng thay đổi những thói quen này
bằng cách chú ý tới các hành động tiểu tiết của bạn và chúng tác động ra sao tới các
hoạt động kinh doanh. Hãy tìm hiểu để biết được phương thuốc và các cấu trúc giúp
bạn nhận ra những thói quen xấu của mình.

1) Nhận thức rõ ràng các hành động vô thức
Việc thay đổi các thói quen xấu là một công việc khó khăn. Để đưa ra những
quyết định thích hợp dựa trên kinh nghiệm chứ không phải lệ thường, bạn phải nhận ra
những hành động bạn đang thực hiện một cách vô thức.
Hãy lên một danh sách các thói quen bạn thực hiện tự động trong suốt một ngày
bình thường. Bạn có hay ngủ gật và nói với bản thân rằng mình sẽ thức giấc đúng giờ?
Bạn có cho phép các công việc dễ thực hiện và ít ưu tiên xen kẽ vào những nhiệm vụ
quan trọng hơn?

2) Thực tế về kết quả của những thói quen xấu


Những thói quen xấu có thể đem lại nhiều tác động tiêu cực không lường trước
được. Bằng việc nhận ra hậu quả của những thói quen xấu lên hoạt động kinh doanh và
lên các khách hàng, bạn có thể có được những động lực lớn cho sự thay đổi.
Hãy xem xét thấu đáo danh sách các thói quen của bạn, nhận ra hậu quả cùng
các mối quan hệ nhân quả riêng biệt. Hãy suy nghĩ tổng thể. Nếu bạn thường xuyên bỏ
qua các sắc thái tài chính của doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới doanh
thu và lợi nhuận. Nếu một thói quen xấu nào đó có ảnh hưởng tiêu cực tới thành công
kinh doanh, hãy sẵn sàng bản thân cho việc thay đổi thói quen đó.

3) Củng cố quyết tâm thay đổi các thói quen vô thức
Tiềm thức của bạn hoạt động trong một trạng thái kín đáo, khiến bạn có những
phản ứng tự động đối với một loạt các nhân tố nhất định. Hãy sử dụng quyết tâm của
bạn để kiểm soát tiềm thức khi bạn bắt đầu vướng vào một thói quen xấu nào đó. Hãy
ngừng nó ngay tức khắc, sau đó hành động quả quyết.
Bạn cần sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phân tích tình huống và
đưa ra những bước phản hồi thích hợp. Điều này nhắc nhở bạn luôn nhận thức tốt về
những hành động mình đang thực hiện.

4) Tập trung vào các lợi ích của việc thay đổi một thói quen xấu
Để thay đổi thành công một thói quen, bạn phải tìm kiếm động cơ để điều chỉnh
tâm trí bạn. Hãy xác định rõ và theo đuổi các lợi ích liên quan tới việc thay đổi một
thói quen. Hãy củng cố thói quen mới của bạn bằng việc đền ơn cho bất cứ thành công
nhỏ nào giúp đỡ cho sự phát triển kinh doanh. Và bạn cần tha thứ cho bản thân nếu
cảm thấy mình đã từng sai lầm.
Như bất cứ một nhiệm vụ mới mẻ nào, chắc chắn trong bạn sẽ có sự kháng cự
quay lại nơi cũ. Do đó, bạn cần kiên nhẫn với bản thân đồng thời không ngừng củng
cố quyết tâm. Hãy tâm trung vào các kết quả dài hạn của việc thay đổi thói quen, và
không ngừng củng cố các hành vi giúp cải thiện hiệu suất và sức khỏe của doanh
nghiệp bạn.
… đến 7 thói quen tốt cần phát triển

Sau khi hất cẳng được thói quen xấu, nhiệm vụ của bạn chưa kết thúc. Bây giờ
là lúc xây dựng cho mình 7 thói quen quan trọng nhất cho thành công kinh doanh. Sự
thiếu sót của bất cứ thói quen nào trong số các thói quen này đều tác động tiêu cực –
nếu không muốn nói là gây tai họa – tới doanh nghiệp của bạn.
Một khi bạn làm chủ và thành thục các thói quen này, bạn sẽ có thể đạt được
các kết quả kinh doanh tuyệt vời, dễ dàng hơn rất nhiều và vượt xa hơn nhiều so với
các đối thủ cạnh tranh.

1) Hoạch định thấu đáo
Yêu cầu đầu tiên cho thành công kinh doanh đó là thói quen lên kế hoạch. Việc
hoạch định trước các kế hoạch hành động của bạn càng tốt, càng kỹ lưỡng và càng chi
tiết bao nhiêu, bạn sẽ thực thi kế hoạch và đạt được các kết quả như mong đợi càng
nhanh chóng và dễ dàng bấy nhiêu.
Có một khẩu hiệu 6P (viết tắt từ 6 chữ cái P đầu tiên của câu) nói rằng: Proper
Prior Planning Prevents Poor Performance – Hoạch định trước chuẩn xác sẽ loại trừ
các Kết quả nghèo nàn. Thông thường, 20% thời gian đầu tiên bạn dành cho việc lên
một kế hoạch hoàn chỉnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được 80% thời gian sau đó để đạt được
các mục tiêu kinh doanh đã vạch ra.
Để lên kế hoạch được tốt hơn, hãy phát triển các thói quen hỏi và trả lời các câu
hỏi sau:
• Chính xác sản phẩm hay dịch vụ của mình là gì?
• Chính xác những khách hàng của mình là ai?
• Tại sao các khách hàng mua sản phẩm của mình?
• Khách hàng của mình quan tâm tới những giá trị nào?
• Điều gì khiến sản phẩm hay dịch vụ của mình vượt trội so với các
đối thủ cạnh tranh?
• Lý do tại sao một số khách hàng lại không mua?
• Lý do tại sao một số khách hàng lại quay sang các đối thủ cạnh
tranh?
• Những giá trị gì họ có được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của

các đối thủ cạnh tranh?
• Làm thế nào mình có thể cung cấp các giá trị đó và khiến các khách
hàng quay trở lại với mình?
• Cần thuyết phục các khách hàng điều gì để họ mua sản phẩm hay
dịch vụ từ mình, chứ không phải một ai khác?
Một khi bạn đã hỏi và trả lời các câu hỏi trên, bước tiếp theo của việc hoạch
định kế hoạch đó là đặt ra các mục tiêu cụ thể cho doanh thu và lợi nhuận. Bạn phải
xác định chính xác bao nhiêu con người, tiền bạc, quảng cáo, tiếp thị, phân phối, quản
trị và phục vụ sẽ cần tới để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Trước khi bắt đầu, bạn
càng lên kế hoạch cho từng giai đoạn kỹ lưỡng bao nhiêu, bạn càng dễ dàng có được
các kết quả như ý bấy nhiêu.

2) Sắp xếp, tổ chức tốt trước khi bắt tay vào việc
Sau khi có trong tay một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh,
bạn sẽ phải phát triển kỹ năng sắp xếp, tổ chức con người và các nguồn lực bạn cần tới
trước bắt đầu. Trong đó, bạn quy tụ tất cả các nguồn lực mà bạn xác định là cần thiết
để thực thi kế hoạch. Giới quân đội có câu nói rằng: “Người nghiệp dư nói chiến lược,
người chuyên nghiệp nói hậu cầu”.
Việc xác định từng thành phần bạn sẽ cần tới trước khi tiến hành các hoạt động
kinh doanh và quy tụ họ lại với nhau để mọi thứ được sẵn sàng khi bạn mở cánh cửa
hay bắt đầu dự án là rất quan trọng. Thất bại trong việc chuẩn bị đầy đủ các thành phần
trên có thể dẫn tới thất bại chung của toàn thể doanh nghiệp.

3) Tìm kiếm nhân sự thích hợp
Thói quen thứ ba bạn cần phát triển đó là thói quen tuyển dụng nhân sự hợp lý
để giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh. Trên 95% thành công của doanh nghiệp
sẽ được xác định bởi chất lượng của những con người bạn tuyển dụng để làm việc với
bạn hay làm việc trong một tập thể.
Sự thật đó là những doanh nghiệp tốt nhất có những con người tốt nhất. Những
doanh nghiệp tốt thứ hai có những con người tốt thứ hai. Những doanh nghiệp tốt thứ

×