CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT6
I/ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện cân bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiêt khác doanh nghiệp phải chi ra
cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một thời kỳ nhất định.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho
một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của một quá
trình sản xuất kinh doanh, cùng giống nhau về chất vì đều là biểu hiện bằng
tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác
nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời
kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa;
còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất
định tính cho một đại lượng, kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại nên cần
thiết phải phân loại chi phí. Việc kế toán phân loại chi phí theo từng tiêu thức sẽ
giúp cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, phân tích quá trình
phát sinh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông thường chi phí
sản xuất sản phẩm được phân loại theo các tiêu thức sau:
1.2.1.1.Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế của chi phí sản
xuất
Dựa vào tính chất kinh tế để sắp xếp những chi phí có chung tính chất
kinh tế vào một loại chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng
vào mục đích gì. Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất chia thành các yếu tố
sau:
• Chi phí nguyên vât liệu, vật liệu: Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ.
• Chi phí nhân công: Là các khoản tiền lương và các khoản trích theo
lương của công nhân viên.
• Chi phí khấu hao TSCĐ: Là khoản chi phí tính cho hao mòn của các loại
tài sản cố định như nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị.
• Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài
doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp
như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, chi phí thuê sửa chữa tài sản cố
định ...
• Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí ngoài các khoản chi phí trên
phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng: Quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh
giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đồng thời là căn cứ để lập báo
cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của bảng thuyết minh báo cáo tài chính…
Đồng thời đối với nhà nước là cơ sở tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân.
1.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng, mục đích sử dụng của
chi phí.
Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các
khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có
cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí:
• Chi phí về NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho
quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
• Chi phí về nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí tiền lương,các khoản phải trả
trực tiếp cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương của công nhân
sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH…
• Chi phí cản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí
sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất như chi phí lương nhân
viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản, chi phí nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, chi phí bằng tiền khác…
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất
theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản
phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành.
1.2.1.3. Phân loại theo cách hạch toán chi phí sản xuất vào đối tượng chịu
chi phí.
Căn cứ vào cách hạch toán chi phí sản xuất này, chi phí sản xuất được
chia thành các loại sau:
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có lien quan trực tiếp đén từng đối
tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại cản phẩm, một công việc nhất
định… Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, chúng dễ
nhân biết và hạch toán chính xác như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có lien quan đến nhiều đối tượng kế
toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải
tập hợp, quy nạp cho từng sản phẩm theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loai này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp
trực tiếp hoạc chọn tiêu thức để phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách
đung đắn, hợp lý.
1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt
động.
• Định phí ( chi phí cố định ): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có
sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
• Biến phí ( chi phí khả biến ): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt
động của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra,
số lượng sản xuất tiêu thụ…, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi hoạt
động nhất định.
• Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và
biến phí.
Theo cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây
dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận và xác
định điểm hoà vốn cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.
1.2.1.5. Các cách phân loại chi phí sản xuất khác
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp gồm: Chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với
khoản mục trên báo cáo tài chính gồm: Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công
nghệ xuất sản phẩm gồm: Chi phí cơ bản và chi phí chung.
Các cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí
trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất thích hợp với từng loại.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia ra thành các loại
giá thành như sau:
• Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch.
Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực
hiện và đựoc tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
• Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí phát
hiện và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản
xuất, chế tạo sản phẩm.
• Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất
thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế
đã sản xuất trong kỳ.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu
của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật
và công nghệ… để thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên
kết.
1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm chia ra giá thành sản xuất
và giá thành toàn bộ.
• Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
• Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.
1.3. Ý nghĩa của việc tổ chức kế toán chi phí và xác định giá thành
sản phẩm
Có thể coi việc tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành là khâu trung tâm
của toàn bộ công tác kế toán, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh
nghiệp cũng như hiệu quả công tác quản lý.
Việc tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá thành sẽ đảm bảo giá thành sản
phẩ được tính toán sát với thực tế.
Đảm bảo cho việc phân tích các chỉ tiêu về giá thành cũng như các biện
pháp hạ giá thành sẽ có được ý nghĩa cần thiết của nó.
Mặt khác, việc tính đúng, tính đủ và giá thành cũng chính là việc tính toán
được chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho doanh
nghiệp, nhà nước và xã hội.
II/ YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư
tiền vốn, lao động mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm thu lợi nhuận tối đa với
chi phí bỏ ra tối thiểu. Do đó tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm là mục
tiêu số 1 của các doanh nghiệp khi muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế
toán cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
• Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất từng bộ phận
• Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
• Kiểm tra thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật.
• Tính toán chính xác, kịp thời và đầy đủ giá thành đơn vị.
• Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành từ đó đưa ra những khả năng
tiềm tàng có thể khai thác và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
• Xác định kế hoạch ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất, đáp ứng
tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
• Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành, trên cơ sở đó tổ chức việc ghi chép ban đầu và lựa chọn
phương pháp tính giá thành thích hợp.
• Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp
kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản chi phí của sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
• Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành
đơn vị thực tế của đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và
đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
• Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa
học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành
mọt cách đầy đủ, chính xác.
• Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định
mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế
hoạch hạ giá thành sản phẩm.
• Tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý
nghĩa quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Muốn
thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm
có những yêu cầu như sau:
- Trong quá trình sản xuất các chi phí sản xuất phát sinh phải được phản
ánh, ghi chép một cách đầy đủ trong các chứng từ ban đầu hợp pháp, hợp lý.
Khi tiến hành phân loại chi phí phát sinh phải theo đúng đối tượng chịu chi phí,
đối tượng tính giá thành, trong các trường hợp các chi phí cần phân bổ gián
tiếp thì phải lựa chọn các tiêu thức phân bổ cho phù hợp.
- Khi tổng hợp phải xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản xuất, lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí hợp lý và
đảm bảo tổng hợp được chi phí, tính được giá thành và có được cơ sở số liệu
phục vụ cho quản lý chi phí có hiệu quả.
III/ CÁC CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
• Chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho “được ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính về việc quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc về phương pháp kế toán hàng tồn kho và tính giá trị
hàng tồn kho làm cơ sở kế toán và lập các báo cáo tài chính.
• Quyết định số 206/2003 QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế đọ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao.
• Căn cứ quyết định số 566/QĐ-HĐQT ngày 7/6/2001 của hội đồng quản trị Tổng
công ty Than Việt Nam và văn bản hướng dẫn số 1531 VC/KVZ ngày
25/6/2001 của tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam (Nay là Tập đoàn
CN Than – Khoáng sản Việt Nam) hướng dẫn cụ thể về chỉ tiêu giao khoán,
phương
pháo xây dựng giá thành, phương pháo thực hiện kiểm tra thực hiện giao
khoán và tổ chức thực hiện giao khoán.
IV/ TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP
4.1. Đối tượng của kế toán chi phí sản xuất và dối tượng tính giá thành
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành
sản phẩm.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập
hợp chi phí sản xuất phát sinh. Để xác định đối tượng tập hợp kế toán chi phí
sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất.
Khi xác định đối tượng chi phí phải căn cứ vào mục đích sử dụng và đặc điểm
tổ chức sản xuất.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định
nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong
quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kũ thuật nhằm sản xuất
được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá
thành hạ nhất.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ
mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn
bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành
phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản cuất sản
phẩm, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản
xuất và cung cấp sử dụng sản phẩm, yêu cầu và trình độ sản xuất của doanh
nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính
giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất
sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm đẻ xác định kỳ tính giá thành cho phù
hợp.
4.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có hai loại phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháo tập hợp
trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
4.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp
tới từng đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu để
hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Chi phí sản
xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo
độ chính xác cao.
4.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí co liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho
từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.