Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 13 Dia hinh be mat Trai Dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Bài: 13 - tiết 14</i>


<i>Tuần dạy: tuần 14 </i>
<i>ND: </i>


<b>Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT</b>
<b>1. MỤC TIÊU: </b>


<b>1.1. Kiến thức: </b>


- Học sinh biết: đặc điểm, hình dạng, độ cao của núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác
biệt giữa núi già và núi trẻ.


- Học sinh hiểu: phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình. Hiểu thế
nào là địa hình Cacxtơ và giá trị kinh tế của dạng địa hình này.


<b>1.2. Kỹ năng: </b>


- Nhận biết được dạng địa hình núi, địa hình cácxtơ qua tranh ảnh, rèn luyện kỹ năng phân tích
sơ đồ.


<b>1.3. Thái độ: </b>


- Ý thức được sự cần thiết bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam
nói riêng, khơng có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quan cảnh tự nhiên.


<b>2. TRỌNG TÂM:</b>


- Núi và phân loại núi
<b>3. CHUẨN BỊ:</b>



<b>3.1. Giáo viên: </b>


- Sơ đồ độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối.
<b>3.2. Học sinh:</b>


- Tranh ảnh về núi; tham khảo nội dung, phân tích hình 34,35,37,38 trả lời câu hỏi SGK
<b>4. TIẾN TRÌNH:</b>


<b>4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:</b>
<b>4.2. Kiểm tra miệng: </b>


? Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực? (8đ)


Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề
mặt Trái Đất.


Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề còn ngoại lực lại thiên về
san bằng, hạ thấp địa hình.




Địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề


? Núi lửa là gì? Hãy cho biết lợi ích và tác hại của núi lửa đối với cuộc sống của con người? (8đ)
Núi nửa là hiện tượng phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.


Lợi ích: dung nham núi lửa sau một thời gian nguội đi và phân hủy thành đất trồng rất tốt.
Tác hại: gây thiệt hại về người và của.


? Núi là dạng địa hình như thế nào trên bề mặt trái đất? (2đ)



Là dạng địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước
biển.


? Căn cứ vào độ cao chia núi thành mấy loại? (2đ)
Chia thành 3 loại núi: thấp, trung bình và cao.
<b>4.3. Bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS</b> <b>NỘI DUNG BÀI HỌC</b>


Hoạt động 1: vào bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>? Nội lực và ngoại lực có tác động như thế nào đối với</b>
việc hình thành địa hình bề mặt trái đất?


Hoạt động 2: tìm hiểu về núi và độ cao của núi
- Học sinh quan sát hình 36/SGK.


<b>? Em hãy cho biết núi là dạng địa hình như thế nào</b>
trên bề mặt trái đất?


Là dạng địa hình nổi lên rất cao trên bề mặt đất,
thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
<b>? Quan sát tranh hãy cho biết núi gồm mấy bộ phận?</b>
Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh, sườn và chân núi.


Núi khác đồi ở điểm: độ cao tương đối của đồi
không quá 200m thấp hơn nhiều so với núi.


- Học sinh quan sát hình 34/SGK



<b>? Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối?</b>


Độ cao tuyệt đối là khoảng cách đo theo chiều
thẳng đứng từ một địa điểm ở trên cao so với mực
nước biển.


Độ cao tương đối là khoảng cách đo theo chiều
thẳng đứng từ một địa điểm ở trên cao so với một
điểm khác ở dưới thấp.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính độ cao tuyệt đối,
độ cao tương đối ở các điểm 1, 2, 3 ?


<b>? Độ cao ghi trên bản đồ là độ cao gì?</b>


Thơng thường những con số đo độ cao ghi trên bản
đồ là những con số chỉ độ cao tuyệt đối


- Độ cao của núi là độ cao tuyệt đối


- Độ cao tuyệt đối chính xác và có số đo lớn hơn độ
cao tương đối.


<b>? Căn cứ vào đâu mà người ta phân biệt ra các loại</b>
núi?


Căn cứ vào độ cao.


- Học sinh quan sát bảng phân loại núi SGK.


<b>? Em hãy cho biết núi được phân làm mấy loại?</b>


3 loại: núi thấp dưới 1000m, núi trung bình 1000 –
2000m, núi cao trên 2000m.


<b>? Kể tên một số đỉnh núi cao ở nước ta?</b>
Phan-xi-păng, Ngọc Linh…


<b>? Núi Bà Đen có độ cao bao nhiêu và thuộc loại núi</b>
gì?


Núi Bà Đen cao 986m thuộc loại núi thấp
Hoạt động 3: tìm hiểu về núi già và núi trẻ


<b>? Dựa vào đâu người ta phân biệt núi già, núi trẻ ?</b>
Dựa vào thời gian hình thành


<b>* Hoạt động nhóm: 6 nhóm (hình thức khăn trải </b>
bàn-3phút)


- Phân tích hình 35 hãy


+ Câu hỏi thảo luận: So sánh điểm khác nhau giữa núi
già và núi trẻ?


- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét


1/ Núi và độ cao của núi:
a/ Núi:



- Là dạng địa hình nổi lên rất cao trên mặt
đất, thường có độ cao trên 500m so với
mực nước biển.


- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh, sườn và chân
núi.


b/ Độ cao của núi:


- Gồm: độ cao tương đối và độ cao tuyệt
đối


- Căn cứ vào độ cao chia thành 3 loại núi:
thấp, trung bình và cao.


2/ Núi già và núi trẻ:


Đặc điểm Núi già Núi trẻ


Thời gian


hình thành triệu nămVài trăm triệu nămVài chục


Đỉnh Tròn Nhọn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Gv chốt ý.


Hoạt động 4: tìm hiểu địa hình Cácxtơ
<b>? Địa hình Cácxtơ là gì?</b>



Địa hình núi đá vơi được gọi là địa hình Cácxtơ.
<b>? Vì sao lại gọi là địa hình Cácxtơ?</b>


Tên loại địa hình này bắt nguồn từ tên một vùng
núi đá vôi ở vùng Cácxtơ thuộc châu Âu.


<b>? Quan sát hình 37-38, hãy cho biết địa hình Cácxtơ</b>
có đặc điểm gì?


Đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng, nhiều hang động
ngầm.


Nói địa hình Cácxtơ là người ta hiểu địa hình có
nhiều hang động.


<b>? Địa hình Cácxtơ có giá trị gì về kinh tế? Cho ví dụ?</b>
Có giá trị về du lịch, cung cấp vật liệu xây dựng.


Thung lũng Rộng Sâu và hẹp


3/ Địa hình Cacxtơ và các hang động:


- Đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng, nhiều
hang động ngầm.


- Giá trị: du lịch, cung cấp vật liệu xây
dựng.


<b>4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:</b>



? Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối ở đỉnh là 1.500m. Vùng chân núi cách mực nước biển trung
bình là 20m. Vậy ngọn núi này cao (độ cao tương đối):


ÿ 1.520m ÿ 1.500m


X 1480m ÿ Tất cả đều sai


<b>4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:</b>
- Đối với bài học ở tiết học này:


+ Học bài: Địa hình bề mặt Trái Đất
+ Đọc bài đọc thêm, làm tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:


+ Chuẩn bị bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tt).


+ Tìm hiểu đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi.
+ Kể tên các đồng bằng, cao nguyên, đồi ở Việt Nam?


+ Các dạng địa hình này có giá trị gì về kinh tế?
<b>5. RÚT KINH NGHIỆM:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×