Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

KH BD thuong xuyen 1617

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN VỊ XUYÊN
<b>PHÒNG GD&ĐT</b>


Số: 21 /KH-PGD


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<i>Vị Xuyên, ngày 16 tháng 9 năm 2016 </i>
<b> </b>


<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016 - 2017</b>


Căn cứ Kế hoạch số 601/KH-SGDĐT ngày 06/9/2016 Kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường năm học 2016 – 2017. Căn cứ
Công văn số 980/SGDĐT-GDCN ngày 09/9/2016 về việc Hướng dẫn bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên năm học 2016 – 2017.


Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên, cán bộ
quản lý nhà trường năm học 2016 – 2017 như sau:


<b>I. Mục đích, yêu cầu của bồi dưỡng thường xuyên</b>
<b>1. Mục đích</b>


Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến
thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác
theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp
học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất


lượng giáo dục trong toàn ngành.


Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng
lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt
động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng GD&ĐT.


<b>2. Yêu cầu:</b>


Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình BDTX cho đội ngũ giáo viên
đảm bảo phù hợp với các khối lượng kiến thức và phù hợp với điều kiện thực tế
công việc cũng như nhu cầu học tập của đội ngũ giáo viên trong huyện.


Tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên cho đội
ngũ giáo viên đảm bảo theo yêu cầu quy định tại Quy chế BDTX theo Thông tư
26/2012/TT-BGDĐT.


<b>II. Đối tượng bồi dưỡng</b>


Tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông trực thuộc.


<b>III.Nội dung, thời lượng bồi dưỡng</b>
<b>1. Khối kiến thức bắt buộc</b>


<i><b>1.1. Nội dung bồi dưỡng 1</b></i><b>: 30 tiết/năm học/giáo viên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tập huấn sử dụng mạng thông tin trong công tác quản lý, triển khai các hoạt
động liên quan đến giáo dục trung học, Triển khai thực hiện phần mềm vnedu,
Trường học kết nối, Eleaning, KTLM (10 tiết);



- Tập huấn Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (5 tiết);
- Tập huấn nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh (5 tiết);


- Bồi dưỡng kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (phối hợp
với Dự án phát triên giáo dục THPT giai đoạn 2) (5 tiết);


- Tập huấn triển khai nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2016-2017 (5
tiết);


<i><b>1.1.2. Giáo viên tiểu học</b></i>


- Tập huấn dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới (5 tiết);


- Bồi dưỡng đổi mới hoạt động giáo dục trong trường tiểu học theo Nghi quyết
số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toán diện trong giáo dục và đào tạo (5 tiết);


- Bồi dưõng PPDH mới (PP bàn tay nặn bột, dạy học mỹ thuật theo phương
pháp mới) (5 tiết);


- Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (5 tiết);
- Tập huấn nhập dữ liệu trường học kết nối (5 tiết);


- Tập huấn về PCGD tiểu học theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT (5 tiết);


<i><b>1.1.3. Giáo viên mầm non</b></i>


- Tổ chức hoạt động chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ nhà trẻ và phịng chống béo
phì cho trẻ lứa tuối mầm non (5 tiết);


- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ nhà trẻ (5


tiết);


- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non (5
tiết);


- Hướng dẫn sử dụng Bộ chuấn phát triến trẻ 5 tuối đế nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ MN (10 tiết)


- Giáo dục các kỹ năng xã hội cần thiết đế chuấn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào
lớp 1 (5 tiết);


<i><b>2.1. Nội dung bồi dưỡng 2</b></i>: 30 tiết/năm học/giáo viên.


*Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị (Chung cho cả 3 bậc học 10 tiết)
- Những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng;
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay”; Báo cáo đánh giá kêt quả thực hiện nhiệm vụ phát
triến kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh, ở địa phương và Nghị quyết đại
hội, chương trình, kế hoạch hành động của địa phương.


- Nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển
khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ban hành kèm theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT nuàv 25/7/2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.


<i><b>2.1.1. Giáo viên trung học cơ sở</b></i>



- Tập huấn kiến thức pháp luật mới, kỹ năng PBGDPL cho giáo viên giảng
dạy môn GDCD trong các trường trung học (10 tiết);


- Các nội dung khác sẽ tiếp tục triển khai trong năm học (10 tiết);


<i><b>2.1.2. Giáo viên tiểu học</b></i>


Hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề sư phạm (5 tiết);


Nâng cao năng lực cho Hiệu trưởng trường tiếu học (5 tiết);


Áp dụng mô hình VNEN vào SGK chương trình hiện hành cho các trường
tiếu học (5 tiết);


Đưa văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang vào các hoạt động trong
nhà trường (5 tiết);


Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tiếu học; Bồi dưỡng chuyên đề câu lạc
bộ cho HS trường tiểu học (5 tiết);


<i><b>2.1.3. Giáo viên mầm non</b></i>


- Tập huấn kỹ năng làm đồ chơi tự tạo và Chuyên đề giáo dục phát triển vận
động (5 tiết);


- Tập huấn công tác phổ cập giáo dục mầm non và một số giải pháp hữu
hiệu đối vói cơng tác xã hội hóa giáo dục (5 tiết);


- Những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ
thơng qua hoạt động tổ chức sinh hoạt chuyên môn (5 tiết);



- Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiếu số chuấn bị vào lớp 1 (5 tiết);
<b>2. Khối kiến thức tự chọn </b>(60 tiết)


Do GV, CBQL tự chọn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân và nhiệm vụ được
giao trong năm học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triền nghề nghiệp liên tục của GV
và CBQL (nội dung 3)


Việc tự chọn các modun bồi dưõng được bám sát theo danh mục ban hành
kèm theo các thông tư của Bộ GD&ĐT về chương trình BDTX:


Đối với đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên
thực hiện theo các Thông tư số 30, 31, 32, 33/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011,
thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- CBQL các trường mầm non không phải thực hiện nội dung này.
<b>IV. Về hình thức BDTX:</b>


1. Hình thức học tập BDTX chủ yếu lấy việc <i>tự học của người học là chính</i>
(tự nghiên cứu qua tài liệu, qua mạng Internet,...), kết hợp với sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.


2. BDTX tập trung (toàn huyện, cụm trường) nhằm hướng dẫn tự học, thực
hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó
đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều
kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập
kỹ năng.


3. Tổ chức BDTX theo hình thức website, diễn đàn: Thực hiện theo kế
hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên website taphuan.moet.gov.vn.



<b>V. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học</b>


a) Căn cứ vào nội dung BDTX và cơng văn hướng dẫn của Phịng GD&ĐT,
nhà trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo tổ bộ mơn,
trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.


b) Căn cứ hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học
tổng hợp kế hoạch BDTX của giáo viên, xây dựng kế hoạch BDTX của đơn vị,
gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.


c) Phòng GD&ĐT tổng hợp kế hoạch BDTX các nhà trường trực thuộc, xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của phòng và báo cáo Sở GD&ĐT phê
duyệt.


<b>VI. Tổ chức thực hiện</b>


<b>1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo</b>


- Phê duyệt kế hoạch BDTX của các đơn vị trực thuộc.


- Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trường học trực thuộc tổ chức tốt
công tác BDTX cho giáo viên theo hình thức tự học của giáo viên kết hợp với các
sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường là chủ
yếu. Hướng dẫn giáo viên thường xuyên cập nhật website taphuan.moet.gov.vn để
tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Khuyến khích tổ chức BDTX
theo hình thức tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề theo cụm trường liên trường có
sự hỗ trợ của báo cáo viên cấp huyện.


- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung để hướng dẫn, giải đáp những nội


dung bồi dưỡng khó; những nội dung cần thao tác thực tế; những nội dung chung,
cấp thiết, phù hợp với đa số giáo viên:


+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy để tổ chức bồi dưỡng lý luận
chính trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Phối hợp với Công an huyện để tuyên truyền công tác giáo dục an tồn
giao thơng cho GV làm cơng tác đội.


+ Hướng dẫn các nhà trường tổ chức hội thảo, chuyên đề cấp trường liên
trường cụm trường theo hướng thiết thực và hiệu quả.


- Tổ chức kiểm tra Công tác bồi dưỡng thường xuyên của các trường
theo kế hoạch.


- Tham mưu với UBND cấp huyện về kinh phí cho công tác BDTX giáo
viên năm học 2016 - 2017 và những năm học tiếp theo.


- Tổng kết công tác BDTX giáo viên và gửi báo cáo tổng kết về Sở
GD&ĐT.


<b>2. Đối với các đơn vị trường. </b>


a) Tổ chức triển khai tốt kể hoạch BDTX:


Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX, xây dựng kế
hoạch BDTX của nhà trường, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo để phê duyệt.


Trong năm học, cần tạo điều kiện, theo dõi và đôn đốc để giáo viên thực
hiện tốt kế hoạch BDTX cá nhân đã được nhà trường phê duyệt.



Nhà trường thực hiện tốt kế hoạch BDTX của đơn vị đã báo cáo Phịng
GD&ĐT: Tổ chun mơn lập khung thời gian tương ứng với số tiết của từng nội
dung bội dưỡng cấp tổ; nhà trường lập khung thời gian tương ứng với số tiết của
từng nội dung bồi dưỡng cấp trường để theo dõi, triển khai trong suốt năm học.


Kế hoạch BDTX cá nhân và của nhà trường có thể thay đổi để phù hợp với
các quy định mới của cơ quan quản lý cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế tại
đơn vị.


Các nhà trường có thể tổ chức BDTX theo các hình thức sau:


+ Giáo viên tự bồi dưỡng: Trên cơ sở kế hoạch BDTX cá nhân đã được nhà
trường phê duyệt, giáo viên tự nghiên cứu tài liệu BDTX; thường xuyên cập nhật
website: taphuan.moet.gov.vn để tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ
chức; cụ thể hóa những kiến thức tự lĩnh hội vào thực tế giảng dạy và giáo dục tại
đơn vị; tập hợp những vấn đề khó để đề xuất với nhà trường và các cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên tổ chức bồi dưỡng tập trung giải đáp thắc mắc.


Thông qua dự giờ và các sinh hoạt chuyên môn khác để tổ chuyên môn và
nhà trường đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục
đích, nội dung của chương trình, tài liệu BDTX và việc vận dụng kiên thức BDTX
vào các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên.


+ Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp tổ chuyên môn, cấp trường, liên
trường hoặc cụm trường:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Các nhà trường lựa chọn những vấn đề chung, cấp thiết để tổ chức chuyên
đề, hội thảo theo hình thức hội thảo cấp trường, liên trường, cụm trường với sự trợ
giúp của báo cáo viên cấp huyện.



Thông qua ý thức tham gia các chuyên đề, hội thảo và báo cáo thu hoạch
sau khi tham gia các chuyên đề, hội thảo của giáo viên, các tổ chuyên môn và nhà
trường đánh giá mức độ tiếp thu kiên thức và kỹ năng quy định trong mục đích,
nội dung của chương trình, tài liệu BDTX và việc vận dụng kiến thức BDTX vào
các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên.


<i>b) Tổ chức đánh giá công tác BDTX; tổng kết công tác BDTX; tổng hợp,</i>
<i>xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên theo quy định: </i>


Sau mỗi học kỳ và năm học, hiệu trưởng nhà trường tổ chức đánh giá, xếp
loại kết quả BDTX của giáo viên theo quy định tại Thông tư số
26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


- Các trường đánh giá kết quả BDTX giáo viên, gửi báo cáo tổng kết
BDTX năm học và hồ sơ đề nghị nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận về Phòng Giáo
dục và Đào tạo trước ngày 28/4/2017 để Phòng GD&ĐT tổng hợp báo cáo Sở
Giáo dục và Đào tạo.


- Hồ sơ các nhà trường gửi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đề nghị
nghiệm thu cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX gồm:


(1) Biên bản đánh giá, xếp loại công tác BDTX năm học 2016 – 2017;


(2) Danh sách tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại BDTX giáo viên năm hoc
2016 – 2017;


(3) Phiếu đánh giá công tác BDTX của từng giáo viên.


<i>c) Chuẩn bị tài liệu phục vụ bồi dưỡng theo nội dung bồi dưỡng 1 và tổ</i>


<i>chức cho giáo viên đăng ký mua tài liệu phục vụ bồi dưỡng theo nội dung bồi</i>
<i>dưỡng 2 và 3 (quy định tại Quy chế BDTX giáo viên):</i>


- Tài liệu BDTX theo Nội dung bồi dưỡng 1 là các văn bản chỉ đạo của
Đảng nhà nước và của ngành theo từng năm học. Trên cơ sở Nội dung bồi dưõng
1 quy đinh cụ thể tại Mục 2 nêu trên, Hiệu trưởng các trường tổ chức cho giáo
viên chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung bồi dưỡng này để bồi dưỡng trong
năm học.


Căn cứ nhu cầu sử dụng tài liệu BDTX của giáo viên trong đơn vị và Danh
mục bộ tài liệu BDTX <i>(kèm theo)</i> để các nhà trường đăng ký mua tài liệu


Ngoài ra, các đơn vị hướng dẫn giáo viên tra cứu và tải các tài liệu tại
đường link sau:
lieu-Boi-duong-thuong-xuven-theo-cac-cap-hoc-13/


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Những đối tượng sau được miễn nhiệm vụ BDTX trong năm học 2016
-2017:


(1) Hiệu trưởng các nhà trường.


(2) Giáo viên là báo cáo viên BDTX cấp huyện <i>(theo Quyết định của phòng</i>
<i>GD&ĐT huyện)</i>, giáo viên là báo cáo viên BDTX cấp tỉnh (theo Quyết định của
Sở GD&ĐT) để dành thời gian nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và tài liệu bồi
dưỡng phục vụ công tác báo cáo viên.


(3) Giáo viên tiếng Anh đang được bồi dưỡng chuẩn hóa năng lực tiếng Anh
và năng lực sư phạm.


(4) Giáo viên được phân công áp dụng phương pháp dạy học mới: “Bàn tay


năn bột”, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.


- Các trường báo cáo danh sách giáo viên được miễn nhiệm vụ BDTX (nếu
có) về Phịng GDĐT (bản mềm) theo địa chỉ hịm thư các bộ phận chun mơn
Phịng Giáo dục và Đào tạo; Yêu cầu báo cáo trước 30/9/2016.


<b>3. Đối với giáo viên:</b>


- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt;
nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục,
của cơ sở giáo dục và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị.


- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch
BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX
vào q trình thực hiện nhiệm vụ.


<b>VII. Cơng tác thanh tra, kiểm tra </b>
<b>1. Nội dung thanh tra, kiểm tra</b>


Công tác quản lý, triển khai kế hoạch BDTX giáo viên; công tác đánh giá,
xếp loại BDTX giáo viên; công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ
BDTX giáo viên của các trường.


<b>2. Hồ sơ BDTX giáo viên </b><i>(để lưu trữ, đánh giá giáo viên hằng năm và</i>
<i>phục vụ thanh tra, kiểm tra):</i>


- Đối với giáo viên: Kế hoạch BDTX, tài liệu BDTX và sổ ghi chép
BDTX;


- Đối với các nhà trường: Kế hoạch BDTX, tài liệu BDTX các văn bản chỉ


đạo liên quan tới công tác BDTX của cấp trên và của đơn vị.


<b>3. Thời gian thanh tra, kiểm tra: Thanh tra định kỳ hoặc đột xuất trong</b>
năm học từ tháng 10/2016 đến hết tháng 4/2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, hiệu trưởng nhà trường
liên hệ trực tiếp về các bộ phận chuyên mơn để kịp thời tháo gỡ. /.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Phịng GDCN - Sở GD&ĐT;
- Các đơn vị trường học trực thuộc;
- Ban lãnh đạo Phịng GD&ĐT huyện;
- Lưu VT.CM


<b>TRƯỞNG PHỊNG</b>


</div>

<!--links-->
Biểu mẫu bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên
  • 11
  • 931
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×