Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.61 KB, 2 trang )
Thói quen tốt cho người học tiếng Anh!
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng lớn và có rất nhiều
cách học khác nhau, song không có cách học nào là “siêu tốc” cả, mà theo các nhà ngôn
ngữ học thì ngôn ngữ là một hệ thống thói quen. Vậy, muốn có thói quen thì phải có thời
gian.
Theo công thức (7+(-2) của Miller G. A (Mỹ), tại một điểm tức thời, bộ óc con người bình
thường chỉ tiếp nhận được khoảng 7 đơn vị thông tin vào trí nhớ ngắn hạn, những thông tin
này muốn được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn hoặc trí nhớ vĩnh viễn cần phải trải qua giai
đoạn tập luyện.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia bản ngữ thì trước khi học ngoại ngữ, bạn phải xác
định được rõ mục tiêu học tập của mình (đạt được đến đâu? Thời gian học trong bao lâu?
Phương pháp học như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu trong thời gian ngắn nhất...). Tuy
nhiên, dù học bằng cách nào thì bạn cũng vẫn phải theo những phương pháp cơ bản.
Vậy phương pháp cơ bản đó là gì? Dưới đây chúng tôi có một số lời khuyên dành cho các
bạn đang và sẽ học tiếng Anh:
- Học từ vựng: Khi gặp từ mới, không nên tra nghĩa ngay trong từ điển, hãy cố gắng đoán
nghĩa trong ngữ cảnh, tình huống. Học từ vựng cũng cần phải có hệ thống, bạn có thể dùng
sơ đồ, hình vẽ để minh họa. Nên tổ chức học theo chủ đề, theo mối quan hệ bằng tình
huống, hình ảnh.
Đặc biệt chú ý học cách phát âm chuẩn, tình huống lựa chọn và học theo nhóm chứ không
nên học riêng lẻ. Bạn hãy tự đánh giá về trình độ bản thân rồi từ đó đặt ra kế hoạch học từ
vựng một cách hợp lý.
- Học cách nghe: Hằng ngày trung bình người ta nghe nhiều gấp 2 lần so với nói, gấp 4 lần
so với đọc và 5 lần so với viết. Để tạo điều kiện nghe được tốt hơn, bạn cũng phải tự đánh
giá được khả năng nghe.
Phải xây dựng cho mình một phương pháp nghe riêng, xây dựng tính tự tin bằng việc phán
đoán nội dung nghe. Trong khi nghe, bạn phải chú ý đến các từ chuyển tiếp như Firstly,
Secondly,... Điều này sẽ giúp bạn định hình được ý chủ đạo của bài và dễ dàng suy đoán
nội dung.
- Học giao tiếp: Khi học nói, phải hết sức chú trọng đến cách phát âm của từng từ và ngữ
điệu trong câu. Chú ý vào độ chính xác của từ vựng, ngữ pháp, sắc thái ngôn ngữ và đặc