Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tâm lý học đại cương tâm lý học sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.96 KB, 20 trang )

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
A.TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương I.Tâm lý học là một môn khoa học
1.1.Khái niệm: Là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trên não bộ và điều khiển tất cả các hoạt
động của con người.
1.2.Bản chất tâm lý người
Chức năng của não:
- Hoạt động theo cơ chế phản xạ
+ Phản xạ khơng điều kiện
+ Phản xạ có điều kiện
Tạo thành các hiện tượng tâm lý
- Chi phối, tác động qua lại giữa hai hệ thống
+ Tín hiệu thứ nhất
+ Tín hiệu thứ hai
Hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não
Phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
- Diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau
- Là thứ vật chất đặc biệt có tổ chức cao nhất của bộ não
- Tạo ra hình ảnh tâm lý như “một bản sao” về thế giới
+ Mang tính sinh động, sáng tạo
+ Mang tính chủ thể
Bản chất xã hội, lịch sử
- Hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và
cộng đồng
- Là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội
- Là sản phẩm của hoạt động và mối quan hệ giao tiếp
=>Khi giao tiếp với một cá nhân nào đó cần phải tơn trọng những điều riêng tư, cá tính của họ
(trình độ, phong tục tập qn, tính cách,…), vì tâm lý xuất phát từ các chủ thể, mỗi chủ thể khác
nhau sẻ có cảm nhận, đánh giá … khơng giống nhau
1.3.Cách phân loại hiện tượng tâm lý
Q trình tâm lý: Diễn ra trong thời gian ngắn, có bắt đầu và có kết thúc, có diễn biến


Ví dụ: Hiện tượng nhận thức của con người hoặc là hiện tượng cảm xúc hoặc chú ý
Trạng thái tâm lý: Diễn ra trong thời gian tương đối dài nhưng mở đầu, diễn biến và kết
thúc rất khó phát hiện
Ví dụ: Hiện tượng chú ý
Thuộc tính tâm lý: Diễn ra trong thời gian q dài, bền vững và kéo dài khó thay đổi
Ví dụ: Tính cách của con người
->Mối quan hệ của 3 q trình trên rất khó tách biệt
Chương II. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
2.1.Hoạt động và tâm lý
2.1.1.Khái niệm: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra
sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (về hai phía)
2.1.2.Q trình
Q trình đối tượng hóa (q trình “xuất tâm”) chủ thể chuyển năng lực của mình thành
sản phẩm của hoạt động -> tâm lý con người (chủ thể) được bộc lộ trong quá trình làm ra sản
phẩm.


Q trình chủ thể hóa (q trình “nhập tâm”) hoạt động của con người chuyển từ khách
thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách
của bản thân nhằm chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới.
2.1.3.Đặc điểm
Đối tượng: Động cơ -> tác động vào khách thể thay đổi nó, biến đổi nó tạo thành 1 cấu
tạo mới, một năng lực mới (khi chuyển vào đầu óc mình)
Chủ thể: Có thể là 1 hoặc nhiều người (để thực hiện hoạt động)
Mục đích: Biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể (mục đích gắn liền
với tính đối tượng)
Nguyên tắc vận hành: Gián tiếp (mỗi hoạt động đều phải tiến hành các thao tác, muốn
thực hiện các thao tác cần phải có cơng cụ để tạo ra sản phẩm. Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn
ngữ và cơng cụ lao động giữ vai trị làm chức năng trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra
tính gián tiếp của hoạt động).

2.1.4.Các loại hoạt động
Phương diện cá thể: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội
Phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần):
-Hoạt động thực tiến: Hướng vào vật hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu
-Hoạt động lý luận: Diễn ra với các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm… tạo ra sản phẩm tinh thần.
Theo các cách phân loại khác
-Hoạt động biến đổi
-Hoạt động nhận thức
-Hoạt động định hướng giá trị
-Hoạt động giao lưu
2.1.5.Cấu trúc hoạt động (Theo quan điểm của A.N.Lêơnchiev)
Dịng các hoạt động
Chủ thể (mặt kĩ thuật của hoạt động)

Khách thể (mặt tâm lý của hoạt động)

Hoạt động cụ thể

Động cơ

Hành động

Mục đích

Phương tiện

Thao tác

Sản phẩm
Quy trình diễn ra hoạt động theo sơ đồ trên: Về phía chủ thể hay còn gọi là mặt kĩ thuật của hoạt

động gồm: Hoạt động, hành động và thao tác. Về phía khách thể hay cịn gọi là mặt tâm lý của
hoạt động gồm: Động cơ, mục đích và phương tiện. Quá trình diễn ra như sau:
-Hoạt động hợp bởi các hành động


-Hành động diễn ra bằng các thao tác
-Hoạt động luôn hướng vào động cơ
-Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động
-Mục đích được thể hiện bằng các mục đích cụ thể, mục địch bộ phận mà từng hành động hướng
vào
-Để đạt được mục đích con người phải sử dụng phương tiện
-Tùy vào điều kiện khác nhau, phương tiện mà con người thực hiện các thao tác, tiến hành hành
động đạt mục đích
->Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể tạo ra “sản phẩm kép” (về 2 phía)
Chương III.Hoạt động nhận thức
3.1.Nhận thức cảm tính
3.1.1.Cảm giác
Khái niệm: Là một q trình nhận thức phản ánh 1 cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta. Ví dụ: “Thầy bói xem
voi” ->Đặc điểm bên ngồi khơng thể xác định chính xác bản chất bên trong của sự vật
Đặc điểm:
-Quá trình nhận thức: Có nảy sinh, diễn biến và kết thúc
-Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng ->Cảm giác là mức độ nhận thức thấp
nhất
-Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp ->Mức độ thấp của cảm giác nói riêng và
nhận thức cảm tính nói chung trong sự phản ánh hiện thực khách quan
-Bản chất xã hội:
+Cảm giác phát triển thơng qua q trình lao động
+Cảm giác khơng chỉ phản ánh với tín hiệu thứ nhất mà cịn thơng qua tín hiệu thứ 2 (ngơn ngữ)
+Cảm giác cịn phát triển mạnh mẽ thơng qua hoạt động và giáo dục

Phân loại:
-Cảm giác bên ngoài: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, mạc giác (nóng, lạnh, ném, chạm,
đau….)
-Cảm giác bên trong: Cảm giác vận động và sờ mó (là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm
giác đụng chạm), cảm giác thăng bằng, cảm giác cơ thể, cảm giác rung
Các quy luật cơ bản của cảm giác:
-Quy luật về ngưỡng cảm giác:
+Khái niệm: Ngưỡng cảm giác là giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra
++Ngưỡng cảm giác phía trên: Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn cịn gây ra được cảm
giác. Ví dụ: Ngưỡng phía trên của thị giác ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là
780mm
++Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn cịn gây ra được cảm
giác. Ví dụ: Ngưỡng phía dưới của thị giác ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là
390mm
++Ngưỡng cảm giác sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2
kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó. Ví dụ: Ngưỡng giao thoa (tức ngưỡng trung
gian) chuyển từ ngưỡng phía dưới của thị giác sang ngưỡng phía trên của thị giác ở người đủ để
ta phân biệt được 2 kích thích đó với những bước sóng khác nhau
+Ứng dụng sư phạm: Giáo viên dạy nên nói đủ lớn để học sinh có thể nghe và viết chữ trên bảng
đủ lớn để học sinh có thể nhìn thấy. Do mỗi học sinh có ngưỡng cảm giác khác nhau.
-Quy luật về sự thích ứng của cảm giác:


+Khái niệm: Là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng
độ nhạy cảm. Ví dụ: Khi chúng ta đi ngồi đường nắng trong một thời gian khá dài lúc mới vào
nhà sẽ khơng nhìn thấy gì cả, phải sau một thời gian ta mới dần thấy rõ (sự thích ứng)
+Ứng dụng sư phạm: Khi dạy học giáo viên nên chọn những nơi có đủ ánh sáng để học sinh có
thể nhìn thấy và bật đèn nếu khơng có đủ ánh sáng cho học sinh.
-Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

+Khái niệm: Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của 1
cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. Ví dụ: Khi chúng ta uống một cốc nước
đường cịn nóng thì cảm thấy ít ngọt hơn khi uống cũng cốc nước đường đó nhưng để nguội
(nhiệt giác ảnh hưởng đến vị giác). Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra 1 cách
đồng thời hay nối tiếp, giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tương phản chính là hiện
tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại. Ví dụ: Sau khi chúng ta nhúng tay
vào nước lạnh nếu ta nhúng tay vào nước ấm thì ta sẽ có cảm giác nước có vẻ nóng hơn.
+Ứng dụng sư phạm: Các giáo viên nên chú ý đến khơng gian và thời gian để tìm chỗ dạy ít
tiếng động mạnh ở xung quanh hay những nơi thường tạo ra sự tập trung (ngoài ý muốn) để giúp
học sinh tập trung hơn vì nếu khơng làm như vậy học sinh rất dễ bị phân tâm.
3.1.2.Tri giác
Khái niệm: Là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tri giác phản ánh sự vật, hiện
tượng theo những cấu trúc nhất định. Ví dụ: Khi ta tri giác ngơn ngữ của người khác mà hiểu
được là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với mối liên hệ qua lại xác
định giữa các thành phần cấu trúc ấy.
Đặc điểm:
-Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật và hiện tượng quy
định
-Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định
-Tri giác không phải là 1 tổng số các cảm giác
Phân loại tri giác:
-Phân loại theo cơ quan phân tích: Tri giác nhìn, nghe, sờ mó,…
-Phân loại theo đối tượng được phản ánh: Tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận
động, tri giác con người (tri giác xã hội)
Các thuộc tính cơ bản của tri giác
-Tính đối tượng của tri giác:
+Khái niệm: Do sự tác động của những sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới xung quanh vào
giác quan của ta mà tính đối tượng của tri giác được hình thành. Ví dụ: Phía trước là một vũng
nước, tri giác giúp chúng ta nhận ra có một vũng nước ở trước mắt nó sẻ định hướng cho chúng

ta tránh khơng đi vào chỗ đó nữa.
+Vai trị: Là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người
+Ứng dụng sư phạm: Trong giảng dạy giáo viên nên thay đổi màu sắc hoặc dùng màu phấn khác
nhau để gạch dưới những từ cần chú ý để làm nổi bật lên ý chính.
-Tính lựa chọn của tri giác:
+Khái niệm: Tính lựa chọn của tri giác là khả năng phản ánh 1 vài đối tượng nào đó trong số các
sự vật, hiện tượng ở xung quanh, nghĩa là ta đã tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy
nó làm đối tượng phản ánh của mình. Ví dụ: Khi chúng ta tri giác giáo viên trên lớp, thì người
giáo viên trở thành đối tượng của tri giác của chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh


người giáo viên như bàn, ghế, bảng, sách, vở,… đều trở thành bối cảnh (cái nền) của sự tri giác.
Lưu ý: Vai trị của đối tượng và bối cảnh có thể hốn đổi cho nhau. Tính lựa chọn của tri giác
phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (hứng thú, nhu cầu, tâm thế,… của cá nhân) và khách quan
(đặc điểm của vật kích thích, ngơn ngữ của người khác, đặc điểm của hoàn cảnh tri giác,…)
+Ứng dụng sư phạm: Khi dạy học giáo viên nên lựa chọn những ý chính để đi sâu vào phân tích
rõ hơn cho học sinh dễ hiểu. Tránh việc nói và giảng quá nhiều vấn đề “không cần thiết” cho học
sinh như vậy dễ gây rối loạn kiến thức.
-Tính có ý nghĩa của tri giác:
+Khái niệm: Những hình ảnh tri giác mà con người thu nhận được ln có một ý nghĩa xác định
(tri giác gắn chặc với tư duy), điều đó có nghĩa là gọi được tên của sự vật đó ở trong óc và xếp
được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự vật xác định, khái quát nó trong 1 từ xác
định, chỉ ra cơng dụng và ý nghĩa của nó. Ví dụ: Khi tri giác bức tranh 2 nghĩa (khi chúng ta xem
ảnh không gian 3 chiều)
+Ứng dụng sư phạm: Dùng ngơn ngữ, chữ viết (tín hiệu thứ 2) để trình bày cho học sinh dễ hiểu
hơn. Để giải thích sự vật, hiện tượng nào đó để học sinh có thể nắm bài. Tránh hiện tượng người
giáo viên chỉ ngồi giảng và khơng “tóm gọn” ý chính cho học sinh.
-Tính ổn định của tri giác:
+Khái niệm: Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách không
thay đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi. Ví dụ: Một con voi đứng cách xa chúng ta 100 m, một

con mèo đứng cách ta vài m. Ảnh của con voi trên võng mạc chúng ta bé hơn rất nhiều so với
ảnh con mèo. Nhưng ta vẫn tri giác con voi lớn hơn con mèo.
+Vai trị: Tính ổn định của tri giác là 1 điều kiện cần thiết của đời sống và hoạt động của con
người. Nếu khơng có nó thì con người không thể nào định hướng được trong thế giới đa dạng và
biến đổi vơ tận này. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.
+Ứng dụng sư phạm: Trong giảng dạy, giáo viên nên thường xuyên cho học sinh xem các sự vật,
hiện tượng trong nhiều điều kiện khác nhau để nhận ra tính ổn định (không thay đổi) của các sự
vật, hiện tượng.
-Tổng giác:
+Khái niệm: Sự phụ thuộc của tri giác và nội dung của đời sống tâm lí con người vào đặc điểm
nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác. Ví dụ: Nếu ai đó thích hoa hồng thì khi tri
giác bơng hoa hồng người đó sẽ thấy hoa hồng rực rỡ hơn nhiều so với các loại hoa khác. Tri
giác phụ thuộc vào nội dung, đời sống tấm lí con người vào đặc điểm nhân cách của người đang
tri giác. Tri giác là một q trình tích cực, ta có thể điều khiển được nó.
+Ứng dụng sư phạm: Trong giảng dạy, thường có một số trường hợp học sinh học rất giỏi môn
này nhưng lại học rất yếu môn kia. Chẳng hạn như có một số học sinh học rất tốt mơn văn nhưng
lại học rất yếu mơn tốn, có thể là học sinh đó tri giác rất thích văn thì sẽ thấy mơn văn dễ học,
dễ hiểu hơn so với mơn tốn. Giáo viên khơng nên thấy vậy mà cho rằng các em biếng nhác,
khơng tích cực trong học tập mà nên tìm các cách khắc phục để học sinh tri giác nhiều hơn tới
mơn tốn.
Sự giống và khác nhau của tri giác và cảm giác
-Giống nhau:
+Đều là những quá trình của tâm lý
+Đều là một quá trình của nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
+Đều là quá trình phản ánh các sự vật, hiện tượng ở bên ngoài
-Khác nhau:
+Cảm giác: Phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách riêng lẻ


+Tri giác: Phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách trọn vẹn

Vai trị của nhận thức cảm tính
-Định hướng trong hoạt động của con người
-Cung cấp nguyên vật liệu cho nhận thức lí tính
-Bảo đảm trạng thái hoạt động của võ nào, giúp cho hoạt động tinh thần con người được bình
thường
-Điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người trong thế giới xung quanh
-Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là đối với người trưởng thành
Tính nhạy cảm và năng lực quan sát
-Tính nhạy cảm:
+Là một sản phẩm của nhân cách
+Việc tham gia lâu dài vào một hoạt động đòi hỏi sự nhạy cảm đặc biệt của một cảm giác nào đó,
sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cảm giác đó lên. Ví dụ: Người thợ dệt lâu năm có thể phân biệt tới
60 sắc thái khác nhau của màu đen.
-Quan sát:
+Là mức độ phát triển cao của tri giác, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật, hiện tượng và
những biến đổi của chúng
+Năng lực quan sát của mỗi người là khác nhau
+Năng lực quan sát được hình thành trong quá trình hoạt động và rèn luyện
+Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:
++Xác định rõ ràng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu nhiệm vụ quan sát
++Chuẩn bị chu đáo (tri thức và phương tiện) trước khi quan sát
++Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống
++Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
++Đối với trẻ nhỏ, nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát
++Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lí kết quả và rút ra nhận xét.
Chương IV.Tình cảm và ý chí
4.1.Vai trị của cảm xúc và tình cảm
-Xúc cảm và tình cảm có vai trị to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lí lẫn tâm lí.
+Con người khơng có xúc cảm thì khơng thể tồn tại được, chỉ trừ những người bị bệnh tâm thần
– những người bị chứng vơ tình cảm

+Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn,
trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động
+Tình cảm có 1 ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo (trạng thái “dâng trào cảm hứng”)
+Tình cảm có vai trị quan trọng đối với q trình nhận thức của con người. “Nếu khơng có”
những xúc cảm của con người “thì xưa nay khơng có và khơng thể có sự tìm tịi chân lí”
(V.I.Lênin)
+Tình cảm vừa là điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục trong công tác
giáo dục
+Cảm xúc và tình cảm có thể giúp cho con người hiểu nhau hơn, sống chan hòa và quan tâm, tin
tưởng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Chương V.Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
5.1.Trong phần cấu trúc của nhân cách. Phân tích khí chất và tính cách của nhân cách
5.1.1.Tính cách
-Khái niệm: Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái
độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng


-Đặc điểm:
+Tính cách mang tính ổn định và bềnh vững tính thống nhất và độc đáo, riêng biệt điển hình của
mỗi cá nhân
+Tính cách cá nhân chịu sự chế ước của xã hội
-Cấu trúc của tính cách:
+Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân (là sự thể hiện cụ thể ra bên ngồi): Người
có tính cách tốt, nhất quán thì thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng
(thái độ là mặt nội dung còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của chúng)
+Hệ thống thái độ của cá nhân:
++Thái độ đối với tập thể và xã hội: là lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị,…
++Thái độ đối với lao động: Tình yêu lao động,…
++Thái độ đối với mọi người: Lịng u thương con người, tính cởi mở,…
++Thái độ đối với bản thân: Tính khiêm tốn, lịng tự trọng, tinh thần tự phê bình,…

5.1.2.Khí chất:
-Khái niệm: Là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của
các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
-Tính chất: Khí chất cá nhân có cơ sở sinh lí thần kinh nhưng khí chất mang bản chất xã hội lại
chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục
-Các kiểu khí chất:
+Hăng hái:
++Ưu điểm: Sơi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, vui tính, cởi mở,…
++Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ xuất hiện nhưng dễ thay đổi, thiếu kiên định, hấp tấp,
vội vàng, làm việc tùy hứng, dễ nản lịng,…
+Bình thản:
++Ưu điểm: Bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết kiềm chế những cơn rung động, tức giận
++Nhược điểm: Chậm thích nghi với hồn cảnh mới, hay do dự, bỏ lỡ thời cơ,…
+Nóng nảy:
++Ưu điểm: Nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, nóng nảy, bộc trực, mãnh liệt, thẳng thắng,…
++Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, tự chủ kém, liều mạng, thiếu tế nhị, tính khí thất thường, dễ
trở nên thô lỗ, gay gắt,…
+Ưu tư:
++Ưu điểm: Nhạy cảm, hiền diệu, dễ cảm thông với mọi người xung quanh, tình cảm kín đáo, dè
dặt, thận trọng và bền vững, hay mơ mộng, tưởng tượng,…
++Nhược điểm: Hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, bi quan, chán nản, ủy mị, ít sơi nổi, ít cởi
mở, khó làm quen trong giao tiếp.
B.TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ SƯ PHẠM
Chương I.Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em
1.1.Một số quan niệm về trẻ em
-Theo lịch sử:
+Thời cổ đại: Trẻ em là một vật tình cảm, một thành phần quan trọng của gia đình, biểu tượng
của tương lai, là một nhân thể tiềm năng, là tài sản của một người cha
+Thời trung đại: Trẻ em như là một vật với tầm quan trọng là thần học, một tâm hồn cứu rỗi,
nhân danh chúa

+Thời phục hung: Trẻ em là một vật để trao đổi và khơng có khả năng tự xử lí mọi việc


-Một số người cho rằng: Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em chỉ khác người lớn ở tầm cỡ,
kích thước cơ thể, khác về mức độ biểu hiện, trình độ đạt được về nhận thức, tư tưởng, tình
cảm,.. chứ khơng khác nhau về chất.
-Theo Rutxơ: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em có những cách nhìn, cách suy
nghĩ riêng của nó
-Theo Osterrieth: Đứa trẻ trở thành con người tùy thuộc vào trình độ văn hóa và nhóm gia đình
mà đứa trẻ tham gia
-Theo Claparede: Đứa trẻ khơng phải là đứa trẻ vì nó cịn nhỏ, mà đứa trẻ là một con người sẽ
dần dần trở thành người lớn
-Theo GSTS Hồ Ngọc Đại: Trẻ em là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó. Sự
vận động tất yếu ở trẻ em do quá trình phát triển bên trong của nó sẻ tự phủ định bản thân mình
để chuyển hóa sang một trình độ khác về chất.
-Theo Hồ Chí Minh: Trẻ em như búp trên cành
-Theo cổ ngôn ở Trung Quốc: Mỗi đứa trẻ như một tờ giấy trắng
-Theo khoa học: Trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, sự khác nhau giữa
trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất, trẻ em vận động và phát triển theo quy luật của trẻ
em.
-Quan điểm của Đảng ta về trẻ em: Trẻ em là trẻ em là một công dân của xã hội, được đối xử và
bình đẳng trước pháp luật.
1.2.Khơng nên nói trẻ em là người lớn thu nhỏ lại
-Khi nói: “Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại” thì tương ứng với việc nói rằng: “trẻ em là một người
lớn” chỉ khác là nhỏ hơn người lớn mà thôi chứ khơng hề khác nhau về chất. Từ đó người ta sẽ
tìm kiếm ở những đứa trẻ đó những nét giống ở thế hệ đi trước như mẹ, cha, ông, bà,… họ xem
đó như là một sự di truyền để rồi từ đó lấy người lớn làm thước đo mọi thứ đối với trẻ em.
+Bạn sẽ nghĩ như thế nào về lời nói của một người mẹ rằng: “việc gì phải ngạc nhiên về tính
bướng bỉnh của thằng bé nhà tơi. Nó hồn tồn giống bố nó! Cả bố nó lẫn ơng nội nó đều bướng
bỉnh cả”. Vậy nếu như thằng bé đó ngoan ngỗn, khơng bướng thì sao? Thì là khơng giống bố nó

– đơn giản chỉ như vậy -> Vậy trẻ em và người lớn khác nhau về chấy, trẻ em là trẻ em, trẻ em
không phải là người lớn thu nhỏ lại.
-Khơng nên nói: “Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại” bởi “trẻ em có những cách nhìn, cách suy
nghĩ và cảm nhận riêng của nó”
+Chẳng hạn như: Những em bé khi còn bồng trên tay mẹ, hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp
với người lớn phát triển mạnh, đặc biệt là đối với mẹ. Nếu ngủ dậy khơng thấy mẹ nó sẻ khóc,
đói nó sẽ khóc, buồn ngủ nó cũng khóc, đặc biệt là có nhiều trường hợp đứa bé đó khơng cho
người lạ bế - nếu bế nó cũng khóc.
Nguyên nhân do đâu? Vì trẻ em có cách suy nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận riêng của nó mà
phần lớn ở giai đoạn này là theo cảm tính. Nếu nói “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại” thì tại sao
đứa bé ở trên lại phải khóc? Nếu là “người lớn thu nhỏ lại” thì đứa bé đó sẽ suy nghĩ và nhận
thức được rằng ai là kẻ xấu, người tốt để rồi tránh xa trong những điều kiện nhất định khác nhau.
Trẻ em cũng có những nhận thức và suy nghĩ nhưng đó khơng phải là nhận thức, suy nghĩ lí tính
mà phần lớn do cảm tính xây dựng thành. Từ đó có thể thấy được rằng: “Trẻ em vận động và
phát triển theo quy luật của trẻ em”, không thể lấy người lớn làm “thước đo” mọi thứ cho trẻ em
được,
-Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại mà đứa trẻ là một con người sẽ dần dần trở thành
một người lớn. Mà đặc trưng của nó chính là sự trưởng thành, sự tăng trưởng. Tăng trưởng ở đây
chính là sự khác nhau về chiều cao, cân nặng,… sự tiến bộ không ngừng của đứa trẻ sẻ chuyển


biến từ những phản ứng đơn giản thành những hoạt động phức tạp hơn, hợp lí hơn. Mọi kinh
nghiệm, mọi cái hiểu biết mới và thu nhập được không chỉ đơn thuần bổ sung vào cái đã có mà
cịn làm cho chúng thay đổi.
+Khi trẻ tập nói (từ 1 đến 3 tuổi), nó sẽ “bắc chước” lời nói của những người ở xung quanh nó.
Nếu trong giai đoạn tập nói mà khơng cho trẻ tiếp xúc với lời nói thì hệ thống ngôn ngữ sẻ không
xuất hiện ->Khẳng định: “không nên nói trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”.
1.3.Phát triển tâm lý
1.3.1.Phát triển tâm lý là:
-Q trình tích lũy kinh nghiệm xã hội loại người

-Việc sử dụng kinh nghiệm đã có thể giải quyết những vấn đề của cuộc sống (quan hệ, áo quần,
học tập,…)
-Từ những tích lũy đó tạo nên những phẩm chất cần thiết cho con người
1.3.2.Một số quan niệm về sự phát triểm tâm lý
-Thuyết tiền định:
+Thuyết này cho rằng: Tâm lý con người là do bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra có sẵn
trong cấu trúc sinh vật, do cơ chế di truyền qua gen quyết định.
+Yếu tố bẩm sinh chỉ là tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lý con người, chúng khơng hồn
tồn định sẵn từ trước. Cũng cùng chung một tiền đề vật chất như nhau nhưng do sự tác động của
giáo dục khác nhau, sự rèn luyện và mức độ tích cực hoạt động khác nhau của con người sẽ dẫn
đến sự khác nhau về tâm lí.
+Ví dụ: Một cặp sinh đơi, hồn tồn giống nhau, cặp sinh đơi đó được đào tạo trong một mơi
trường giáo dục, rèn luyện giống như nhau nhưng giữa chúng sẻ có những khả năng và năng lực
khác nhau (được đánh giá bằng những mức độ tích cực trong các hoạt động giữa chúng là khác
nhau)
-Thuyết hoàn cảnh:
+Thuyết này cho rằng: môi trường là nhân tố quyết định sự phát triển tâm lý con người. Môi
trường và giáo dục chế ước đầy đủ tuyệt đối sự phát triển về tâm lý
+Theo Mác – Leenin: Hồn cảnh có vai trị nhất định tác động đối với sự phát triển tâm lý,
nhưng con người khơng phụ thuộc vào hồn cảnh. Hoạt động con người là hoạt động cải tạo,
sáng tạo thế giới và cải tạo chính bản thân con người. Vì chỉ có con người mới là chủ thể nhất
định để khẳng định tính sáng tạo và vai trị của mình trong mọi hoạt động
+Ví dụ: Do sự mâu thuẫn giữa LLSX và mối QHSX đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị lỗi thời và giai cấp cách mạng từ đó khiến cho cuộc sống của quần chúng nhân dân gặp
nhiều khó khăn, đói nghèo, mất mát… dẫn đến tâm lý quần chúng nhân dân bị thay đổi. Chính từ
sự đau khổ, mất mát đó đã dẫn đến sự đấu tranh giai cấp và cách mạng XH đã xảy ra. Hoàn cảnh
tác động một cách nhất định đối với tâm lý, nhưng con người mới là chủ thể có vai trò sáng tạo
và cải tạo, ý thức con người chuyển từ tự phát lên tự giác. Con người biết tận dụng thời cơ một
cách sáng tạo để tiến hành đấu tranh, cải tạo lại thế giới.
-Thuyết hội tụ hai yếu tố di truyền và môi trường:

+Thuyết này cho rằng: cả hai yếu tố này quyết định tâm lý con người.
++Di truyền là yếu tố quyết định
++Môi trường là điều kiện biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn trong gen thành hiện
thực
-Sai lầm của cả 3 thuyết là
+Thừa nhận tâm lý người được định sẵn do tiềm năng sinh vật di truyền hoặc do ảnh hưởng của
môi trường bất biến


+Đánh giá thấp vai trò giáo dục, xem nhẹ nhân tố xã hội, lịch sử
+Phủ nhận vai trị tích cực của con người đối với tư cách là một chủ thể, coi trẻ em như một thực
thể tự nhiên thụ động.
-Thuyết khoa học:
+Bẩm sinh di truyền là yếu tố tiền đề của sự phát triển tâm lí
+Hồn cảnh sống có vai trị quan trọn, hồn cảnh xã hội, nền văn hóa xã hội quyết định gián tiếp
đến sự phát triển tâm lý con người, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ đạo
+Tính tích cực hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lý con
người
1.3.3.Sưu tầm các câu tục ngữ và ca dao để chứng minh cho các học thuyết sai lầm của tâm
lý trẻ em
-Di truyền:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dịng liu điu”
-Hồn cảnh:
“Con vua thì được làm vua
Con sải ở chùa thì quét lá đa”
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
“Ở bầu thì trịn ở ống thì dài”
1.3.4.Điều kiện để phát triển tâm lý
-Điều kiện thể chất: Đặc điểm cơ thể, đặc điểm các giác quan, hệ thần kinh… được coi là tiền đề

vật chất, tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển tâm lý (ví dụ: người bệnh tâm
thần -> điều kiện không thuận lợi, nghệ sĩ, ca sĩ -> điều kiện thuận lợi nhờ vào tài năng)
-Điều kiện sống: Điều kiện tự nhiên, hồn cảnh kinh tế, mơi trường xã hội (quan hệ xã hội, pháp
luật, đạo đức…) gián tiếp tác động đến sự phát triển tâm lý của con người (ví dụ: khả năng rèn
luyện, giáo dục, lĩnh hộ thế giới, khả năng ý thức tự phát và tự giác khác nhau giữa mỗi người)
-Tính tích cực của con người là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý (ví dụ: sống
trong mơi trường khó khăn, đói nghèo nhưng con người sống tích cực sẽ khác rất nhiều với một
môi trường nhưng người khác lại sống tha hóa, ích kỉ,… dẫn tới sự khác nhau về sự phát triển
tâm lý)
->Giáo dục hình thành nhân cách, cải tạo điều kiện sống, phát triển tâm lý một cách bền vững và
đầy đủ.
1.3.5.Động lực phát triển tâm lý
-Động lực của sự phát triển tâm lý là sự nảy sinh các mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn đó
->Con người ln ln tìm cách giải quyết các mâu thuẫn ở bên trong mình.
Chương II.Đặc điểm tâm lý học sinh THCS
2.1.Thiếu niên khơng cịn là trẻ em nhưng chưa phải là người lớn
2.1.1.Thiếu niên chưa phải là người lớn (thiếu niên có những đặc điểm của trẻ em)
-Đặc điểm về giải phẩu sinh lý:
+Cơ thể thiếu niên thiếu cân đối và chưa hoàn thiện
+Ở thiếu niên thường bộc lộ sự vụng về, lóng ngóng, khơng khéo léo, thiếu thận trọng khi làm
việc, hay làm đỗ vỡ các đồ vật… khi có sự quan sát của người lớn, nhận xét, đánh giá các em
thường khóc và “đỗ lỗi” cho “những vật xung quanh” tác động
+Thể tích tim tăng nhanh nhưng không cân đối như ở người lớn


+Hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh, mạch máu nhỏ chưa cung cấp đủ máu, huyết áp chưa
hoàn chỉnh nên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu và kéo dài (trọng
lượng não tương đương với người lớn
+Tâm sinh lý ở độ tuổi này dễ chịu tác động của môi trường sống
+Hệ thống răng hàm chưa hoàn chỉnh

+Phát dục chưa hoàn chỉnh, một số cơ quan phụ chưa phát triển
-Đặc điểm của hoạt động học
+Dễ chịu sự ảnh hưởng của thầy cô giáo, “bắt chước” thầy cô giáo trong cách ứng xử và nhân
cách
+Thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với giáo viên và điểm số nhận
được, thích học những mơn được điểm cao và các thầy cô giáo dễ chịu…
-Đặc điểm giao tiếp
+Không làm chủ được bản thân, thường làm theo sự lôi kéo của bạn bè như hút thuốc, uống rượu
bia,…
+Hay giận dỗi, cải nhau với người lớn
+Trong giao tiếp thường nói một cách khơng suy nghĩ (nghĩ gì nói đó)
+Thích học tập theo nhóm để có thể vui chơi cùng bạn bè bởi thường thích chơi hơn thích học
+Tình bạn thường hồn nhiên trong sáng, dễ chấp nhận lẫn nhau mà ít quan tâm đến điều kiện
sống của bạn như thế nào
+Thường làm nũng, đòi đi chơi với bố mẹ hoặc đòi bố mẹ mua cho mình những thứ mà mình
thích…
+Hay nạnh em làm việc, giành ăn xem ti vi,…
+Trong đám đông nơi đông người thường tỏ ra nhút nhát, tự ti
-Đặc điểm nhận thức
+Hoạt động nhận thức lĩnh hội đối tượng học theo quy luật của quá trình nhận thức phần lớn là
nhận thức cảm tính
-Đặc điểm nhân cách và sự hình thành tình cảm
+Tình cảm dễ nảy sinh với người khác nhưng dễ tiêu tan, đỗ vỡ
+Khi bị kích động thường khóc một cách nhanh chóng mà chưa tìm ra được hướng giải quyết
vấn đề
2.1.2.Thiếu niên khác với trẻ em (thiếu niên có những đặc điểm của người lớn)
-Quan hệ với cha – mẹ
+Muốn làm người lớn, coi mình là người lớn
+Muốn được tự chọn bạn, được ăn mặc theo ý thích…
+Thường thất vọng, ấm ức vì cha mẹ xem “mình” chưa phải là người lớn

+Cảm thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của “mình”, nên khơng
cịn tâm sự với cha mẹ như hồi cịn bé
+Một số bạn hình thành cuộc sống “phân thân”: Ở nhà tỏ ra ngoan ngỗn, ln học hành chăm
chỉ; ra ngồi thể hiện niềm say mê của mình, sống khác với những gì ở nhà – thường có những
suy nghĩ riêng và muốn tự chủ
-Giao lưu bạn bè
+Tình bạn
++Chơi theo nhóm bạn – hội bạn có thể gần nhà “cùng chung chí hướng”… Trong những nhóm
đó có những nhóm bình lặng, có những nhóm sơi nổi (thường may quần áo để tóc giống nhau).
Có đơi khi xem thường những hội bạn khác bên ngồi một cách vơ lí, gây đố kị giữa các nhóm
bạn, đơi khi cịn xơ xát, đánh nhau


++Có những bạn khơng tham gia vào nhóm, hội nào. Khơng phải vì họ khơng thích chơi trong
hội mà vì có thể họ là những người trầm tĩnh, khơng thích ồn ào, náo nhiệt, chỉ cần bạn tri kỉ.
Những bạn này thường có một vài người bạn thân thiết
++Nhút nhát – tự ti: Nhiều bạn gái ở lứa tuổi này khi ý thức được rằng mình đã lớn lại cứ nghĩ
con gái thì phải xinh, duyên dáng như chị A, chị B. Con gái thường ít nói nên tới chỗ đơng người
thì ửng đỏ mặt và im lặng. Nhiều bạn trai lại cho rằng mình khơng đủ mạnh mẽ, khơng đủ quyết
đốn như đàn ơng nên cũng dần im lặng
-Ý thức về giới tính, cơ thể, tình dục
+Thường chú ý đến cách ăn mặt, kiểu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Trong các cuộc trò chuyện,
thường bàn về giới kia, những từ “bọn con trai”, “bọn con gái” xuất hiện.
+Những xao động tình cảm tuổi mới lớn: Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá
được ưa chuộng. Một số bạn ở tuổi này thích để ý những người bạn khác giới. Giữa đám đông
bạn bè, một bạn nào đó có thể trở thành “đối tượng” mà bạn hay nghĩ tới, hay thích lại gần
+Bạn gái có khả năng mang thai (hành kinh theo chu kì); bạn trai vỡ giọng, mọc râu, mộng tinh,

Chương III.Tâm lý học dạy học
3.1.Hoạt động dạy

3.1.1.Các định nghĩa về hoạt động dạy
GS.Trần Trọng Thủy: “Hoạt động dạy là hoạt động truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt
động học mà kết quả là học sinh lĩnh hội được nội dung giáo dưỡng và giáo dục”
Phó GS.Lê Văn Hồng: “Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người lớn (được đào
tạo nghề dạy học) tổ chức và điều khiển hoạt động của học trị. Nhằm giúp chúng lĩnh hội nền
văn hóa – xã hội. Tạo ra sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách.”
Nguyễn Kế Hào và Nguyễn Quang Uẩn: “Hoạt động dạy là hoạt động của GV có đối
tượng là HS với hoạt động học của các em.”
Trong những định nghĩa trên, định nghĩa của Phó GS.Lê Văn Hồng được xem là chuẩn
nhất vì nó khái qt lên được một cách rõ ràng cái cốt lõi của hoạt động dạy là:
-Phải tạo ra được tính tích cực trong hoạt động của học sinh
-Làm sao cho các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh được đối
tượng đó
-Mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hóa – xã hội phát triển tâm lí, hình
thành nhân cách. Một đứa trẻ khi mới sinh ra chưa hình thành nhân cách nhưng khi chúng hòa
nhập vào các mối quan hệ xã hội và lĩnh hội các mối quan hệ đó, biến những năng lực của loài
người thành năng lực của chính mình. Bản thân trẻ khơng thể tự biến những năng lực của loài
người thành năng lực của bản thân được mà phải có sự giúp đỡ của người lớn.
-Định nghĩa này còn chỉ ra được chủ thể và đối tượng: đối tượng học (học trò) và người giáo dục
(thầy giáo)
3.1.2.Bản chất của hoạt động dạy là tổ chức điều khiển hoạt động dạy
GS. TS Hồ Ngọc Đại: “Nhà trường hiện hành hao hao giống nhà thờ. Thầy giáo hao hao
như thầy tu. Học sinh hao hao như tín đồ. Thầy giảng như giảng đạo, trò ghi nhớ như ghi nhớ
kinh thánh”
3.1.3.Để tổ chức và điều khiển hoạt động dạy người giáo viên cần
-Có trách nhiệm
-Cung cấp phương tiện và giao nhiệm vụ cho người học thấy được việc mình cần làm
-Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện ý kiến cá nhân
-Có 2 cách tổ chức cho tiết dạy



Cách 1:
-Giao nhiệm vụ và cung cấp phương tiện
-Hướng dẫn cách làm (quy trình)
-Học sinh hoạt động dưới sự quan sát của người giáo viên
-Nhận xét và đánh giá
Cách 2:
-Ổn định lớp
-Kiểm tra bài cũ
-Giảng bài mới
-Cũng cố
-Dặn dò
3.2.Hoạt động học
3.2.1.Các định nghĩa của hoạt động học
Nguyễn Kế Hào và Nguyễn Quang Uẩn: “Hoạt động học là thu thập kiến thức, rèn luyện
kỹ năng bằng những cách thức, những phương pháp khác nhau, bao gồm: học theo cách trải
nghiệm trong cuộc sống, học theo phương pháp nhà trường, học theo phương pháp tự học.”
Định nghĩa này chưa hồn chỉnh vì nếu học theo phương pháp trải nghiệm ngoài xã hội thì
khơng nhất thiết cần có sự hướng dẫn của người thầy giáo. Không thỏa mãn được đầy đủ đối
tượng dạy và đối tượng học
T.S Lê Văn Hồng: “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển
bởi mục đích tự giác, là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những kinh nghiệm hành vi
và những dạng hoạt động nhất định.” Định nghĩa này mang tính chất đầy đủ hơn và làm rõ được
-Hoạt động học là hoạt động tự giác
-Hoạt động học là đặc thù của con người
-Hoạt động học ở trường là phải phụ thuộc vào lứa tuổi
-Học theo sự hướng dẫn của nhà trường (GV)
-Tạo điều kiện nhanh nhất để người học có thể lĩnh hội được kiến thức
3.2.2.Bản chất hoạt động học
Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó

Động cơ của hoạt động học là tri thức (chiếm lĩnh tri thức). Ngồi ra cịn có động cơ quan
hệ xã hội
Nội dung học tập: tri thức mà học sinh chiếm lĩnh được
Nhiệm vụ học tập: là nội dung mà người học nắm được
3.2.3.Sự hình thành hoạt động học
3.2.3.1.Hình thành động cơ học tập
Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, là cái vì nó mà học sinh thực hiện hoạt
động học
Động cơ học của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri
thức, kĩ năng, thái độ,… mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ
Động cơ hoàn thiện tri thức: có lịng khát khao mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều
hiểu biết, say mê với q trình giải quyết nhiệm vụ học tập…Tất cá những biểu hiện này đều do
sự hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân tri thức cũng như những phương pháp giành lấy những tri thức
đó. Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hồn thiện tri
thức của mình được thực hiện một phần. Trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức được
hiện thân ở đối tượng hoạt động học. Do đó, ta gọi loại động cơ này là “động cơ hoàn thiện tri
thức”.


3.2.3.2.Hình thành mục đích học tập
Đối tượng của hoạt động học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các khái niệm của môn
học, mỗi khái niệm của môn học thể hiện trong từng tình tiết, từng bài là những mục đích của
hoạt động học tập.
Tồn bộ những tri thức của môn học được phân chia thành những nhiệm vụ học tập cụ
thể như: bài học, bài làm trên lớp, bài làm ở nhà, bài kiểm tra, bài thi… đó cũng chính là những
mục đích học tập, mà nếu giải quyết được nó thì học sinh sẽ thực hiện được mục đích cụ thể nào
đó. Chẳng hạn: lĩnh hội một khái niệm khoa học, một kĩ năng, một phương pháp…
Mục đích học tập chỉ bắt đầu được hình thành khi chủ thể bắt tay vào thực hiện hành
động học tập, lúc này chủ thể bắt đầu xâm nhập vào đối tượng, nội dung của mục đích và ngày
càng được hiện hình, lại càng định hướng cho hành động và nhờ đó chủ thể chiếm lĩnh được tri

thức mới, năng lực mới.
Trên đường đi tới chiếm lĩnh học tập luôn diễn ra sự chuyển hóa giữa mục đích và
phương tiện. Mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ, nó lập tức trở thành phương tiện cho sự
hình thành mục đích bộ phận tiếp theo. Chính vì lẽ đó mà mục đích cuối cùng sẽ được hình thành
một cách tất yếu trong quá trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập.
3.3.Sự lĩnh hội khái niệm
3.3.1.Khái niệm và vai trò của khái niệm
Khái niệm là sự lĩnh hội của con người về những sự vật hiện tượng nào đó. Việc lĩnh hội
của học sinh cần có sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo. Ngồi ra cịn có yếu tố tự giác của bản thân
học sinh.
Vai trò khái niệm là sản phẩm và là phương tiện của hoạt động trí tuệ. Khái niệm là “vũ
khí”, là sức mạnh để hoạt động sáng tạo, cải cách và thích nghi với cuộc sống. Khái niệm là
“vườn ươm” của tư tưởng và niềm tin, là những “viên gạch” xây dựng nên tòa nhà nhân cách.
3.3.2.Bản chất tâm lý của quá trình lĩnh hội khái niệm
Trong dạy học muốn hình thành khái niệm cho học sinh, giáo viên phải tổ chức hành
động của học sinh tác động vào đối tượng theo đúng quy trình hình thành khái niệm mà khoa học
đã phát hiện ra trong lịch sử. Trong quá trình dạy học, muốn hình thành khái niệm cho học sinh,
thầy giáo khơng thể dùng phương pháp mơ tả cho trị hình thành được cái đang có ở trong đầu
mình vì khái niệm có bản chất hành động, chỉ có hành động của học sinh dưới sự tổ chức và điều
khiển của người thầy mới là phương thức đặc hiệu để hình thành khái niệm. Bởi kiến thức và
khái niệm khoa học không thể rớt từ đầu của thầy sang đầu của trò mà học sinh phải lĩnh hội nó
bằng hoạt động của chính mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
3.3.3.Dạy cho học sinh lĩnh hội khái niệm một cách vững chắc
Cách 1:
-Tổ chức cơng đoạn hình thành, nhằm giúp học sinh bước đầu lĩnh hội được khái niệm, hay kiến
thức cơ bản của bài học
+Bước 1: Giao nhiệm vụ hình thành động cơ học cho học sinh
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập
-Tổ chức cho học sinh thực hiện công đoạn luyện tập
-Yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức và kĩ năng đã học

Cách 2:
-Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh
Ví dụ: Tạo ra những tình huống sư phạm từ đó xuất hiện trong ý thức của học sinh một tình
huống có vấn đề. Đó có thể là tình huống lý thuyết hoặc thực tiễn, trong đó có chứa đựng mâu


thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Mâu thuẫn này được học sinh giành được một cái mới
(kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,…)
-Tổ chức cho học sinh hành động, qua đó phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính cũng như các mối
quan hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó và qua đó rút ra những khái niệm
-Dẫn dắt học sinh vạch ra những nét bản chất của khái niệm và làm cho cách em ý thức được
những dấu hiệu bản chất đó
Muốn vậy giáo viên cần chú ý những biện pháp sau:
+Dựa vào các đối tượng điển hình để phân tích và trên cơ sở đó đối chiếu với các đối tượng khác
+Dẫn dắt học sinh tự mình suy nghĩ để vạch ra những nét bản chất và phân biệt chúng với những
nét không bản chất
+Giúp học sinh làm quen với một số dạng đặc biệt và xa lạ của khái niệm bên cạnh dạng điển
hình và quen thuộc
-Khi nắm được bản chất và logic của khái niệm cần giúp học sinh đưa những dấu hiệu bản chất
và logic của chúng vào định nghĩa.
-Hệ thống hóa khái niệm: Đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống những khái nệm đã có
-Vận dụng và luyện tập các khái niệm đã hình thành
3.3.4.Sự hình thành kỹ năng và kỹ xảo trong dạy học
a.Kỹ năng:
-Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,…) để giải quyết
một nhiệm vụ mới. Kỹ năng phải dựa trên cơ sở lí thuyết
-Đặc điểm của kỹ năng:
+Mức độ tham gia của ý chí rất cao, phải tập trung chú ý cao.
+Người ta chưa bao quát được toàn bộ hành động mà thường chỉ chú ý vào một phạm vi hẹp hay
các tác động đang làm

+Hoạt động ln có sự kiểm tra của thị giác
+Hành động cịn có nhiều động tác thừa, tốn nhiều năng lượng thần kinh và cơ bắp mà năng suất
thì khơng cao
+Hoạt động cịn chịu ảnh hưởng khơng có lợi của kỹ xão cũ
-Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng:
+Nội dung của bài tập, nhiệm vụ đặc ra được trừu tượng hóa rõ ràng hay bị che phủ bởi những
yếu tố phụ làm lệch hướng tư duy.
+Tâm thế và thói quen
+Khả năng khái qt nhìn đối tượng một cách tồn thể
-Sự hình thành kỹ năng
+Sự hình thành kỹ năng thực chất là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp
các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm
vụ và đối chiếu chúng với hành động cụ thể.
Khi hình thành kỹ năng cho học sinh cần chú ý:
+Giúp học sinh biết cách tìm tịi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa
chúng
+Giúp học sinh hình thành một mơ hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối tượng cùng
loại
b.Kỹ xảo:
-Kỹ xảo là hành động tự động hóa nhờ luyện tập
-Đặc điểm của kỹ xảo:
+Kỹ xảo không bao giờ thực hiện một cách đơn độc, tách rời khỏi hành động có ý thức phức tạp


+Mức độ tham gia của ý thức ít, thậm chí có khi cảm thấy khơng có sự tham gia của ý thức
+Không nhất thiết theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động
+Động tác thừa, phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác, nhanh và tiết
kiệm, hành động tốn ít năng lượng và có kết quả
+Thống nhất giữa tính ổn định và tính linh hoạt, có nghĩa là kỹ xảo khơng nhất thiết gắn liền với
một đối tượng và tình huống nhất định. Kỹ xảo có thể di chuyển dễ dàng tùy theo mục đích và

tính chất chung của hoạt động
-Điều kiện để hoàn thành kỹ xảo
+Phải làm cho học sinh hiểu biện pháp hành động. Hiểu biện pháp hành động có thể thông qua
các cách: cho học sinh quan sát hành động mẫu, kết quả mẫu, hướng dẫn chỉ vẻ…khi hướng dẫn
cần lưu ý giúp học sinh nắm được cách thức, lề lối, quy cách, phương tiện để đạt kết quả. Điều
quan trọng là giúp học sinh ý thức được các thủ thuật then chốt từng khâu, từng lúc và từng hoàn
cảnh
+Luyện tập (khi luyện tập cần đảm bảo các điều kiện sau):
++Cần phải làm cho học sinh biết chính xác mục đích của luyện tập
++Phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi
++Phải đủ số lần luyện tập
++Bài tập phải là một hệ thống nhất định, theo một sự kế tục hợp lí, có kế hoạch rõ ràng và phức
tạp hóa dần
++Q trình luyện tập khơng được ngắt qng trong một giờ dài
+Tự động hóa: sau khi hành động được mơ hình hóa, q trình thực hiện được điều chỉnh, sửa
đổi, loại bỏ những động tác thừa và lúc này hoạt động có sự thay đổi về chất, hành động lúc này
có những tính chất sau đây:
++Bao qt hơn, bớt dần mục tiêu bộ phận
++Động tác mang tính chất khái quát, khơng có động tác thừa
++Điêu luyện, giảm dần sự tham gia của ý thức, có lúc khơng cần sự có mặt của ý thức
++Tốc độ nhanh, chất lượng cao và duy trì kết quả đều đặn
3.4.Phát triển trí tuệ
3.4.1.Định nghĩa về sự phát triển trí tuệ
Định nghĩa: Sự phát triển trí tuệ là sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức. Sự biến
đổi đó được đặc trưng bằng sự thay đổi cấu trúc cái được phản ánh và về phương thức phản ánh
chúng
Nội dung rút ra:
-Đã nói đến phát triển là phải có sự biến đổi, nhưng khơng phải mọi sự biến đổi đều phát triển
-Điều đặc trưng nói lên bản chất của sự phát triển trí tuệ là ở chỗ về thay đổi cấu trúc cái được
phản ánh, vừa thay đổi phương thức phản ánh. Do đó, sự phát triển trí tuệ cịn được hiểu là sự

thống nhất giữa việc vũ trang tri thức và việc phát triển một cách tối đa phương thức phản ánh
chúng – con đường, cách thức dành lấy tri thức đó.
3.4.2.Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ
-Tốc độ của sự định hướng trí tuệ (sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập, tình
huống…khơng giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc
-Tốc độ của sự khái quát hóa (chóng hiểu, chóng biết). Tốc độ này được xác định bởi số lần
luyện tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái qt hóa
-Tính tiết kiệm của tư duy. Nó được xác định bởi số lần các lập luận và đủ đi đến kết quả, đáp số.
-Tính mềm dẻo của trí tuệ, cùng một số các kỹ năng như:
+Kỹ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện


+Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có sang một trật tự khác ngược với hướng và
trật tự đã tiếp thu
+Kỹ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau
-Tính phê phán và tính sâu sắc của trí tuệ, thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp nhận, không kết
luận một cách khơng có căn cứ, khơng đi theo đường mịn, nếp cũ. Sự thấm sâu tài liệu, sự vật,
hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ sự phân biệt giữa cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản
và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận
3.4.3.Các giai đoạn của sự phát triển tâm lý
-Giao đoạn thứ nhất: là trí tuệ ở cấp độ cảm giác – vận động, từ 0 đến 2 tuổi
-Giai đoạn thứ hai: là trí tuệ ở cấp độ thao tác cụ thể, từ 3 đến 11, 12 tuổi
-Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn phát triển trí tuệ đạt cấp độ thao tác logic (thao tác hình thức) từ
13 đến 15, 16 tuổi.
Chương IV.Tâm lý giáo dục
4.1.Các khái niệm về đạo đức
Quan điểm triết học: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và cũng cố
những phẩm chất đặc biệt của hiện thực xã hội như thiện chí, cơng bằng, chính nghĩa, tình
thương,…
Quan điểm đạo đức học:

-Trong quan hệ giữa con người với con người, cần phải tuân theo những quy tắc, những yêu cầu,
những chuẩn mực nhất định. Hệ thống những chuẩn mực được con người tự giác đề ra và tự tuân
thủ theo trong quá trình quan hệ với người khác, với xã hội được coi là đạo đức
-Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản
thân với lợi ích của người khác và xã hội
-Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân và bao giờ
cũng thể hiện quan niệm về cái thiện và cái ác. Chuẩn mực đạo đức được thay đổi tùy theo hình
thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị của xã hội. Xã hội nào thì đạo đức ấy. Quan hệ giữa đạo
đức với pháp luật là quan hệ giữa cái toàn thể với cái bộ phận. Một người vi phạm pháp luật thì
người đó sẻ vi phạm đạo đức nhưng một người vi phạm đạo đức có thể chưa vi phạm pháp luật.
Quan điểm tâm lý học: Đạo đức là phản ánh vào ý thức của cá nhân những nguyên tắc và
chuẩn mực đạo đức của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi của cá nhân trong quan hệ
công việc, với những người khác và với chính bản thân mình.
Đạo đức là hệ thống chuẩn mực và nguyên tắc của xã hội để ứng xử với thế giới xung
quanh. Những nguyên tắc đó dùng để đánh giá tiêu chí cá nhân. Nói về đạo đức là nói về những
biểu hiện của thiện và ác.
4.2.Những yếu tố chi phối hành vi đạo đức và vai trị của các yếu tố đó
Hành vi đạo đức: Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa xã
hội về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội lịch sử với
điều kiện cụ thể, được biểu hiện trong đối nhân xử thế, trong lối sống,…
Các yếu tố chi phối hành vi đạo đức và vai trị của chúng: Tình cảm, ý chí, nhận thức và
kĩ năng, có tình cảm đạo đức sẽ định hướng, kích thích con người thực hiện những hành động,
những hành vi đạo đức. Có ý chí thì con người sẽ có quyết tâm vượt khó trong q trình hoạt
động để thực hiện bằng được những hành vi đạo đức mà mình ý thức được, nhưng hành vi của
họ ra sao còn tùy thuộc vào nhận thức và kĩ năng của họ về hành đơng, hành vi đó.
4.3.Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
4.3.1.Đối với nhà trường
Thông qua các giờ học đạo đức và các môn học khác



Thơng qua các hoạt động ngoại khóa
Thơng qua việc tiếp xúc với người thực, việc thực
4.3.2.Đối với tập thể
Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh
Xây dựng được dư luận tập thể thống nhất
Hướng dư luận tập thể theo một hướng nhất định và dẹp bỏ những dư luận không đúng
đắn, khơng có lợi cho việc giáo dục đạo đức
4.3.3.Đối với gia đình
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Trong gia đình,
các thành viên có sự gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy, sinh hoạt gia đình có ảnh hưởng lớn đến
sự hình thành đạo đức cho học sinh, trong đó có nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục của gia
đình có ý nghĩa quan trọng. Cách ăn mặt, nói năng của cha mẹ, cách trao đổi hay bàn luận về một
người nào đó, cách cha mẹ biểu lộ niềm vui, nỗi buồn, thái độ của cha mẹ đối với bạn, thù,.. đều
có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo đức của con cái. Do đó nghiêm khắc đối với bản thân, kiểm soát
từng hành vi, cử chỉ của mình và có thái độ phong cách đúng đắn trong sinh hoạt gia đình đối với
các bậc cha mẹ là phương pháp giáo dục đạo đức đầu tiên và quan trọng nhất
Hơn nữa, trẻ em không chỉ nhận giáo dục của gia đình mà cịn có các quan hệ xã hội
khác, các em còn chịu nhiều sự tác động của hồn cảnh xã hội. Vì vậy, cha mẹ phải làm gương
về đạo đức và phải giúp trẻ chống lại những ảnh hưởng xấu
Gia đình cần phải xác định rõ mục đích của việc giáo dục đạo đức cho con cái của mình
Cha mẹ có sức thuyết phục lớn và quyền uy đối với con cái. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng
quyền uy cho đúng đắn
4.3.4.Tự giác
Tu dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực
hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức và bồi dưỡng những
hành vi đạo đức của mình, thúc đẩy sự phát triển nhân cách
Tu dưỡng là một yêu cầu tự nhiên của cá nhân ở trình độ ý thức đã phát triển. Mọi người
đều cần làm cho mình tốt hơn, khắc phục những thói hư tật xấu, phân biệt được điều thiện với
điều ác. Chính hồn cảnh sống, sự giáo dục và kinh nghiệm của các em là nguồn gốc của sự tu
dưỡng đạo đức của các em

Điều kiện để tiến hành tu dưỡng:
-Học sinh phải nhận thức được bản thân mình, đánh giá đúng mình, có thái độ phê phán nghiêm
túc đối với những hành vi đạo đức của mình
-Học sinh phải có viễn cảnh về cuộc sống tương lai, về lí tưởng của đời mình
-Học sinh phải có nghị lực và phải có ý chí mạnh
-Học sinh cần có sự giúp đỡ của tập thể, được dư luận tập thể đồng tình ủng hộ, được sự hướng
dẫn của giáo viên
Chương V. Nhân cách người thầy giáo
5.1.Đặc trưng của lao động sư phạm
Nghề có đối tượng là học sinh
-Nhân cách đang được hình thành
-Trẻ khỏe (bắt đầu từ 7 tuổi)
-Nhân lực để phát triển đất nước
Nghề có cơng cụ chủ yếu là nhân cách người thầy giáo
-Khó xác định, trừu tượng và khơng thể dùng tiền để mua được
-Nhân cách đó do chính thầy tạo nên, được hình thành trong các hành động


-U-sin-xki đã khẳng định: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.” Vì cơng cụ lao động chủ
yếu của người thầy giáo là nhân cách của chính mình, cho nên nghề dạy học địi hỏi người thầy
giáo phải có những phẩm chất và năng lực rất cao. Do đó, thầy giáo phải ln tự tu dưỡng và tự
hồn thiện nhân cách của mình
Nghề đào tạo nguồn nhân lực
-Sức lao động là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần của con người để sản xuất ra sản phẩm
vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội
-Chức năng giáo dục, chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người, trong đó
thầy giáo là lực lượng chủ yếu tạo ra sức lao động xã hội đó. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là loại
đầu tư có lãi nhất, sáng suốt nhất
-Ngày nay, do thành tựu của khoa học, kĩ thuật, người lao động đã chuyển từ lao động bằng cơ
bắp sang lao động chủ yếu bằng sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ. Chính nhà trường, thầy

giáo là nơi tạo ra sức mạnh đó theo phương thức tái sản xuất mở rộng
Nghề địi hỏi sự tổng hợp nhiều năng lực chuyên biệt. Nghề địi hỏi tính khoa học, tính
nghệ thuật và tính sáng tạo cao
-Lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế, không dập khuôn, một loại lao động
khơng đóng khung trong một giờ giảng, trong khn khổ nhà trường. Dạy học sinh biết giải một
bài toán, đặc một câu đúng ngữ pháp, biết làm một thí nghiệm… khơng phải khó, nhưng dạy sao
cho học sinh biết con đường đi đến chân lí, nắm được phương pháp phát triển trí tuệ… mới là
cơng việc đích thực của người thầy. Dis-ter-vey (người Đức) đã nhấn mạnh “người thầy giáo tồi
là người mang chân lí đến sẵn, cịn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lí”
-Muốn thực hiện được cơng việc dạy học sinh theo tinh thần đó, địi hỏi người thầy giáo phải dựa
trên những nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ mơn, cũng như khoa học giáo dục và có
những kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân.
Cho nên công việc của người thầy giáo vừa phải dựa trên nền tảng khoa học và địi hỏi tính sáng
tạo cao. Lao động của thầy giáo trong một mức độ đáng kể giống như lao động của một người
thợ cả làng nghề, một nhà khoa học, một nhà văn, và một nghệ sĩ của quá trình sư phạm
Nghề dạy học là nghề đào tạo trí óc chun nghiệp
-Khác với người lao động chân tay, người lao động trí óc trăn trở ngày đêm, có khi hàng tháng
cũng khơng chắc đã cho ra một sản phẩm gì. Lao động của người thầy giáo cũng có tính chất như
vậy, nhất là khi giải quyết một tình huống sư phạm phức tạp và quyết định
-Lao động của người thầy giáo có “qn tính” của trí tuệ, có khi ra khỏi lớp học thầy giáo còn
miên man suy nghĩ về cách chứng minh một định lí, suy nghĩ về một trường hợp chậm hiểu của
học sinh…
-Do những đặc điểm trên, nên công việc của người thầy giáo khơng hẳn đóng khung trong lớp
học hoặc giờ làm việc như giờ hành chính được mà là ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo
của cơng việc
5.2.Cấu trúc nhân cách người thầy giáo
Một số phẩm chất nhân cách:
-Thế giới quan khoa học
-Lí tưởng nghề nghiệp
-Lịng tinh và yêu mến học sinh, yêu nghề

-Đạo đức – lối sống
Năng lực sư phạm của nhà giáo
-Năng lực hiểu học sinh
-Năng lực khoa học (tầm hiểu biết)


-Năng lực tổ chức
-Năng lực ngôn ngữ, thiết kế giờ dạy
-Năng lực giao tiếp
-Năng lực xử lí tình huống sư phạm



×