Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Khó khăn tâm lý của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 36 trang )

Bộ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KÉT ĐỀ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP c o SỞ
KHÓ KHÀN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG KHI ĐI
THỰC TẬP LÂM SÀNG

Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Chu Thị Thơm
Tham gia:

T.s. Phạm Thị Thu Hương
B.s. Nguyễn Bảo Ngọc
Th.s. Nguyễn Thu Hằng
Th.s. Trần Thị Vân Anh
rsuỜNG Oại học điểu dưõng
____

NÁM DjNH

THƯ VỊÊN
Sa

Nam Định, tháng 1 năm 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

SV:

Sinh viên


KKTL:

Khó khăn tâm lý

TTLS:

Thực tập lâm sàng


MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 5
2. Tổng quan đề tà i....................................................................................................... 6
2.1. ở nước ngoài...................................................................................................... 6
2.2. Ở trong nước....................................................................................................... 7
2.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài................................................................. 9
2.3.1. Khái niệm sinh viên....................................................................................9
2.3.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên........................................................... 9
2.3.3. Sinh viên điều dưỡng............................................................................. 12
2.3.4. Khái niệm thực tập lâm sàng................................................................ 12
2.3.6. Khó khăn tâm lý trong hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên...... 16
2.3.6.1. Khó khăn và khó khăn tâm lý......................................................... 16
2.3.Ĩ.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên
điều dưỡng....................................................................................................... 17
3. Đối tượng nghiên c ứ u ............................................................................................. 18
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................18
5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn m ẫu....................................................................... 18
5.1. Phương pháp chọn m ẫ u ................................................................................. 18
5.2. Cỡ m ẫu.............................................................................................................. 18
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................19

6.1. Phương pháp nghiên cứu định tín h ................................................................. 19
7. Đạo đức nghiên cứu................................................................................................ 19
8. Kết quả và Bàn luận................................................................................................ 20
8.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................................... 20
8.2. Sự thiếu hụt về kiến thức trong thực tập lâm sàng........................................20
8.3. Sự thiếu hụt về một số phẩm chất tâm l ý ......................................................25
8.4. Khó khăn tâm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng do thiếu hụt các kỹ
năng cơ bản, ứng xử không phù hợp.....................................................................29


8.5. Khó khăn tâm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng giữa sinh viên khóa
10 và sinh viên khóa 11......................................................................................... 33
9. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................34
9.1. Kết luận........................................................................................................... 34
9.2. Kiến nghị...........................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 37
PHỤ LỤC 1................................................................................................................. 38
CÁC CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN NHÓM...................................................................... 38


1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống chúng ta tham gia vào rất nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt
động nào con người cũng gặp những trở ngại khó khăn nhất định. Tùy vào tính
chất, nội dung và những điều kiện tiến hành hoạt động mà ta có thể gặp phải
những khó khăn khác nhau làm cản trở đến tiến trình và kết quả hoạt động. Khỏ
khăn tâm lý là những trở ngại tâm lý mà cá nhân con người gặp phải trong hoạt
động của mình.
Tổ chức thực tập lâm sàng cho sinh viên điều dưỡng là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần đạt mục tiêu đào tạo người điều dưỡng có đầy đủ phấm
chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu xã hội. Nó phục vụ cho mối quan hệ giữa

khâu học tập lý thuyết và công tác độc lập sau này của sinh viên. Thực tập lâm
sàng giúp sinh viên củng cố và khắc sâu lý thuyết, rèn luyện cho sinh viên sự hiểu
biết và thói quen nghề nghiệp, tạo ra “sự thích nghi hóa” các phẩm chất của sinh
viên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được của sinh viên khi đi thực tập lâm
sàng, chúng ta thấy sinh viên cịn gặp khơng ít các khó khăn trong q trình đi thực
tập lâm sàng. Nhiều bạn sinh viên chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của thực
hành lâm sàng, chưa biết cách giao tiếp - ứng xử với người bệnh, người nhà người
bệnh và đồng nghiệp, việc thực hiện các thủ thuật, kế hoạch chăm sóc nên chưa có
sự chuẩn bị đầy đủ cả về tâm thế - kiến thức - kỹ năng cho đợt thực tập.
Trường Đại học điều dưỡng Nam Định là một trong những trường thuộc Bộ
y tế, đào tạo những cán bộ điều dưỡng làm việc trong hệ thống các bệnh viện. Mặc
dù nhà trường đã cố gắng tổ chức hoạt động đào tạo và thực hành lâm sàng cho
sinh viên nhưng khi đi thực tập lâm sàng tại các bệnh viên, sinh viên cịn gặp
khơng ít các khó khăn tâm lý. Những khó khăn tâm lý này do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan đưa đến. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, việc tìm hiểu cụ thể

5


những khó khăn tâm lý là một vấn đề hết sức ý nghĩa và cấp bách trong công tác
đào tạo và hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn trên chúng tôi
nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài: Khó khăn tâm
lý của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập lâm sàng.” Đề tài nghiên cứu với mục
tiêu sau:
- Khó khăn tâm lý của sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực tập lâm sàng.

2. Tổng quan đề tài
2 .1 .Ở nước ngoài

Trong đời sống của nhân loại, học tập là phương thức để con người tiếp thu
tri thức, hành vi trong cuộc sống. Đây là con đường ngắn nhất để con người có thể
tiếp cận với thế giới hiện thực để nhận biết, để hiểu, để cải tạo chúng phục vụ cho
lợi ích của con người.
Lịch sử xã hội lồi người đã chứng minh, chỉ thơng qua con đường học tập,
I

thì những di sản văn hóa vật chất, tinh thần của nhân loại được tích lũy từ thế hệ
trước mới có thể truyền lại cho thế hệ sau. Trong q trình đó bản thân người học
sẽ tiếp thu một cách sáng tạo hệ thống tri thức phù hợp với khả năng của cá nhân,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên trong quá trình học tập, để
biến những tri thức của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân con
người gặp phải những khó khăn nhất định về mặt tâm lý.
Khi bàn về khó khăn tâm lý có một số ít các tác giả quan tâm nghiên cứu về
vấn đề này như:
H.hipso và M.phorvec, G.M.anđreeva, E.V.sucanova.. .Tuy nhiên họ cũng
chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Trong cơng trình nghiên cứu của G.M.An.ddreeeva khi phân tích chức năng
thơng tin về giao tiếp đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn
6


tâm lý trong quá trình giao tiếp. Theo tác giả những khó khăn đó có thể nảy sinh do
sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức
tình huống giao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm
lý cá nhân.
Tóm lại khó khăn tâm lý là một hiện tượng tâm lý phức tạp, ít được các nhà
khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Mặc dù trong một số cơng trình nghiên
cứu của một số tác giả đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện và nêu ra một
số khó khăn tâm lý, đồng thời chi ra được các nguyên nhân gây ra những khó khăn

tâm lý ấy. Tuy nhiên họ chưa nêu được định nghĩa cũng như chưa vạch được bản
chất của những khó khăn tâm lý đó, đặc biệt chưa phân định được “ranh giới” giữa
khó khăn tâm lý và nguyên nhân gây ra chúng.
Nhìn chung khó khăn tâm lý cịn là vấn đề đòi hỏi các nhà tâm lý học phải
quan tâm nhiều hơn và phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn.
2.2. Ở trong nước
Những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực khó khăn tâm lý cũng chưa nhiều.
Một số nhà khoa học như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Trần Trọng
Thủy.. .đã có một số bài viết đề cập đến vấn đề này.
Năm 2002, Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài: “Thực trạng KKTL trong quá trình
giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường cao đẳng sư phạm
kỹ thuật Vinh”. Tác giả nghiên cứu và nêu ra một số khó khăn tâm lý cơ bản của
sinh viên trong q trình học các mơn khoa học tự nhiên như: Do vốn kiến thức cơ
bản của người học, do khả năng suy luận,...
- Trong luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Thức (2005): “Khó khăn tâm
lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất đại học Sư phạm Hà Nội” đã
tìm hiểu một số biểu hiện khó khăn tâm lý, nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến
nhân cách người sinh viên.
- Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim với đề tài: “Khó khăn tâm lý
7


trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh” đã đề cập tới những khó khăn tâm lý tiêu biểu trong hoạt động
học tập như: tâm lý e ngại, sợ mắc sai lầm trong học tập, chán nản khi học những
mơn học khó và lo lắng q mức về việc học, chưa kịp thích ứng với mơi trường và
cuộc sống mới ở trường đại học,.. .Những khó khăn tâm lý đó có ảnh hưởng đến
hiệu quả học tập của sinh viên như: Không hiểu rõ nội dung bài học, không vận
dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, lượng kiến thức tiếp thu được ít,
khơng hệ thống, không tham gia vào bài học trên lớp được. Từ đó, tác giả đã kết

luận có nhiều nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên.
- Năm 2011, trong Luận văn thạc sỹ: “Một số khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của học viên phân viện miền Nam học viện thanh thiếu niên Việt
Nam”, tác giả Vũ Kim Xuyến đã khảo sát thực trạng trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp để giải quyết các khó khăn đó.
- Tác giả Hoàng Thị Quý (2014), trong luận văn thạc sỹ: “Khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc Chăm tại trường Cao đẳng Sư
phạm Ninh Thuận” đã đề cập tới những biện pháp tác động phù hợp, tháo gỡ khó
khăn trong hoạt động học tập, đẩy nhanh q trình thích ứng với hoạt động học tập
của sinh viên năm thứ nhất.
Như vậy điểm qua một cách sơ lược vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề khó
khăn tâm lý ta thấy: vấn đề này cịn ít được các nhà khoa học trong và ngồi nước
quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy việc đi tìm hiểu những khó khăn tâm lý của
sinh viên nói chung và đặc biệt là những khó khăn tâm lý của sinh viên điều dưỡng
khi đi thực tập lâm sàng là điều rất cần thiết.

8


2.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
2.3.1. Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên”cỏ nguồn gốc từ tiếng la tinh “students” có nghĩa là
người làm việc học tập, làm việc nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó
được dùng để chỉ những người theo học ở bậc đại học và cao đẳng, những người
đang học tập và rèn luyện để lĩnh hội một trình độ chuyên môn cao.
Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi hiện nay và được các nhà nghiên
cứu chấp nhận với nghĩa: Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là
những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành những
chuyên gia có trình độ chun mơn cao, hoạt động, lao động trong một lĩnh vực

nhất định có ích cho xã hội.
Sinh viên điều dưỡng là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các
trường đại học, cao đẳng y. Họ có nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức, trau rồi đạo
đức, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người điều dưỡng trong
tương lai.
Có thể khẳng định rằng sinh viên là đội ngũ tri thức trẻ, là nguồn nhân lực
quan trọng quyết định sự phát triển nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Họ là
những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, và mong muốn mang hiểu
biết của mình tham gia vào các hoạt động để phát triển xã hội.
2.3.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
Với tư cách là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt
động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, sinh viên đang tích cực chuẩn bị
thực hiện vai trị xã hội và khẳng định chun mơn của mình trong các lĩnh vực.
Họ là lực lượng tri thức mới bổ sung cho nguồn nhân lực xã hội.
Theo các nhà tâm lý hộc, sinh viên là những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến
25. ở lứa tuổi này về cơ bản con người đã đạt đến mức độ trưởng thành cả về thể
chất và tinh thần. Chính sự hồn thiện này cho phép sinh viên có thể giải quyết
9


nhũng vấn đề quan trọng mang tính chất quyết định đến sự phát triển nhân cách
của họ một cách độc lập. Đó là việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi đã kết thúc học
tập ở trường phổ thông. Do tuổi sinh viên nằm trong giai đoạn thứ hai của tuổi
thanh niên, vì vậy họ mang đầy đủ tính nhiệt tình, sôi nổi, khao khát lý tưởng, hăng
hái hoạt động, muốn khẳng định mình và có sự chín muồi nhất định cùa tuổi
trưởng thành. Cùng với một loạt các phẩm chất đặc trưng của người sinh viên,
được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng ở trường đại học và cao đẳng.
Tuổi sinh viên là thời gian nở rộ nhất của sự phát triển nói chung và tâm lý,
nhân cách nói riêng. Đây là lứa tuổi thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển
các chức năng tâm lý quan trọng ở con người, đặc biệt là sự phát triển năng lực trí

tuệ.
Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là có sự phát triển
của tự ý thức. Hơn nữa đây chính là giai đoạn mà tự ý thức phát triển cao. Họ đã có
ý thức và biết đánh giá về hoạt động và kết quả tác động của chính mình, biết đánh
giá tồn diện về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc sống. Đây là những dấu
hiệu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Điều
đáng chú ý là sinh viên biết đánh giá tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, động
cơ hành vi của chính mình. Họ biết tự quan sát, tự phân tích, biết tự trọng, tự đánh
giá, tự kiểm tra... nhờ đó sinh viên mới có thể tự điều chỉnh hành vi, cử chi và thái
độ của mình.
Thành phần quan trọng bậc nhất, tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh
viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân biểu hiện các phẩm
chất và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Tự đánh giá là kết quả
đánh giá từ bên ngồi, hình thành nên lịng tự trọng của cá nhân bảo đảm cho tính
tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống, trong mối quan hệ liên nhân
cách.

10


Trong việc hình thành tính tự trọng của nhân cách, tự đánh giá là thành phần
khơng thể thiếu được. Nó phản ánh năng lực hiểu biết và kỹ năng điều khiển chính
mình.
Tự đánh giá phản ánh mức độ thỏa mãn của nhân cách về bản thân, là mức
độ thỏa mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính của cá nhân. Vì thể sự
tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt
tự đánh giá về trí tuệ là một thành phần cơ bản trong cấu trúc tự nhận thức của sinh
viên. Nó có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí
tuệ trong q trình học tập ở đại học, cao đẳng. Nếu sinh viên tự đánh giá đặc điểm
trí tuệ ở mức thấp gây ra những khó khăn trong q trình học tập, ngược lại những

đặc điểm trí tuệ được đánh giá cao là cơ sở tốt cho hoạt động học tập ở đại học, cao
đẳng. Ngồi ra lịng tự tin, sự tự đánh giá về trí nhớ, tốc độ phản ứng... cũng có tác
động rất lớn đến việc hình thành các phẩm chất quan trọng của người điều dưỡng
tương lai.
Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp của sinh viên là một bước
chuyển càn bản trong nhận thức của họ được thể hiện ở việc xác định cho mình
một nghề nghiệp nhất định. Họ khơng chi dừng lại ở việc mơ ước mà sinh viên cịn
tìm cách thức đạt tới và ấn định con đường thực hiện. Mặc dù sự lựa chọn nghề
nghiệp là một quá trình phức tạp, địi hỏi phải có hứng thú bền vững mới có thể
xác định nghề nghiệp đúng đắn theo khả năng và sờ thích của mình.
Bước vào lứa tuổi sinh viên, khi mà việc xác định nghề nghiệp đã rõ ràng,
người thanh niên chuyển sang giai đoạn mới với cái tên “sinh viên” và bắt đầu với
các hình thức hoạt động mới. Điều chúng tôi quan tâm là người sinh viên sẽ giải
quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cho mình như thế nào, trong đó việc thích ứng
với hoạt động học tập được đặt ra hàng đầu. Trong gian đoạn này, người sinh viên
phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả về vật chất và tinh thần. Sự thay đổi
của môi trường, sự thay đổi phương thức hoạt động...tất cả sẽ đòi hỏi người sinh
11


viên phải giải quyết để có thể học tập tốt và hình thành cơ sở vững chắc cho nghề
nghiệp tương lai. Việc giải quyết tốt có hiệu quả những khó khăn sẽ giúp người
sinh viên có niềm tin vào sự đúng đắn trong việc lựa chọn nghề, là cơ sở để tự
khẳng định nhân cách và sự củng cố nghề nghiệp tương lai.
2.3.3. Sinh viên điều dưỡng
Điều dưỡng là người phụ trách chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng người
bệnh, và các công việc khác để phục vụ cho q trình chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người
phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc

lập trong hệ thống y tế do đó người làm cơng tác điều dưỡng được gọi là điều
dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định
rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định
của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dưới góc nhìn của cơng chúng điều dưỡng là những người trực tiếp chăm
sóc người bệnh với những cơng việc như cho người bệnh ăn, uống thuốc, tiêm
thuốc, truyền dịch, an ủi động viên, giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân tắm, gội
chăm sóc răng miệng, đo huyết áp, lấy nhiệt độ, lau mát hạ nhiệt, lấy máu làm xét
nghiệm, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh, phối hợp trong việc thực
hiện kế hoạch chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
2.3.4. Khái niệm thực tập lâm sàng
Thực tập lâm sàng là phần quan trọng góp phần cho việc học tập đạt kết quả
cao, là quá trình thực hành nhưng được diễn ra trong thực tế có khuynh hướng về
nghề nghiệp, chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng của chuyên ngành được đào tạo,
vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Trong quá
trình thực tập kỹ năng trờ nên thuần thục dần trở thành kỹ xảo. Như vậy thực tập là
12


tập làm trong thực tế, áp dụng điều đã học, qua đó dần nâng cao năng lực chun
mơn.
Đối với sinh viên các trường y thì thực tập là một yêu cầu bắt buộc được
thực hiện liên tục từ năm thứ nhất cho đến năm thứ tư. Yêu cầu thực tập, nội dung
thực tập và thời lượng thực tập khác nhau trong mỗi mơn học, mỗi năm học và
những địi hỏi ngày càng cao hon.
Thực tập trong trường y khoa về cơ bản được chia làm 3 phần: thực tập tại
các phòng thực tập (labo) trong trường gọi là thực tập cơ sở, thực tập tiền lâm sàng
(sinh viên sẽ được tiếp cận với các tình huống giả định giống như ngoài lâm sàng)
và thực tập tại các bệnh viện gọi là thực tập lâm sàng.
Thực tập lâm sàng là quá trình tập làm những gì đã được học trong lý thuyết,

được thực hành tại nhà trường và làm trên người bệnh “thật” tại giường bệnh (có
sự giám sát của giảng viên cũng như giáo viên thỉnh giảng). Thực tập lâm sàng cịn
là q trình học những tình huống, những vấn đề mắt thấy tai nghe, những hình
ảnh có thật ngay trên người bệnh .
Đặc điểm học lâm sàng, đây là điểm mấu chốt khác học ở trường, mỗi người
bệnh là một bài học khác nhau, khơng bao giờ có hai người bệnh giống nhau cho
dù có cùng một căn bệnh. Các thầy trong ngành y thường nói học ờ trường là học
“căn bệnh” còn học lâm sàng là học “người bệnh”, do vậy có đi lâm sàng thì mới
biết được thực hư như thế nào, nhưng khi đi lâm sàng thì khơng thể mơ hồ chung
chung được, cái gì cũng phải cân đo đong đếm được, nó khác lý thuyết ở chỗ từ bài
học chung chung bây giờ thì cụ thể. Như vậy thực tập lâm sàng là quá trình tập làm
và học hỏi trên người bệnh.
T h ự c tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
Thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng là quá trình mà người sinh viên
điều dưỡng đi bệnh viện. Trong quá trình này người sinh viên làm quen với môi
trường bệnh viện: phòng bệnh, giường bệnh, người bệnh, người nhà người bệnh,
13


nhân viên y tế (tập thể y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên...), hồ sơ bệnh án,
máy móc thiết bị, dụng cụ y khoa, phương tiện phục vụ người bệnh....
Kiến tập và thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng như: lấy dấu hiệu sinh tồn,
thay băng, tiêm chích thuốc, truyền dịch, lấy máu xét nghiệm, vận chuyển bệnh
nhân, gội đầu, tắm, vệ sinh răng miệng, đặt sonde dạ dày cho người bệnh ăn, cho
người bệnh thở oxy, hút đờm dãi..... dưới sự hướng dẫn giám sát cùa giáo viên
hoặc điều dưỡng tại khoa thực tập.
Giao tiếp, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người
bệnh.
Nhận định triệu chứng lâm sàng một số bệnh đã học.
Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh (chẩn đoán điều dưỡng,

can thiệp điều dưỡng, lượng giá).
Rèn luyện đạo đức người điều dưỡng, tác phong thận trọng, chính xác.
Như vậy thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng là quá trình mà người
sinh viên đi bệnh viện để làm quen với môi trường bệnh viện, giao tiếp với người
bệnh và người nhà, kiến tập và làm một số kỹ thuật cơ bản của điều dưỡng dưới sự
hướng dẫn giám sát của giáo viên hoặc điều dưỡng tại khoa thực tập, học hỏi một
số bệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc, rèn luyện đạo đức.
Hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng
* Mục tiêu của hoạt động thực tập lâm sàng:
- Giúp s v tự học, thăm khám quan sát các triệu chứng trên người thật, xác
định vấn đề một cách chính xác, không lẫn lộn giữa thực tập lâm sàng và thực
hành.
- Học được thái độ, tác phong, cách ứng xử qua đó rèn y đức và định hình
nhân cách người cán bộ y tế.
- Học tập các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, từ đó ứng dụng vào
14


học nghề chăm sóc sức khỏe cho con người.
- Rèn luyện nếp tư duy lâm sàng, học tập kiểu làm việc cùa người cán bộ y
tế, học phương pháp luận, hình thành tiềm năng tự học, nghiên cứu và nâng cao
năng lực.

- sv làm việc theo nhóm nhỏ, với các nội dung và hình thức học tập khác
nhau.
- Hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng là tổng hòa kiến
thức, thái độ, kỹ năng của người sinh viên điều dưỡng được tạo nên trong quá trình
đào tạo.
Trong thời gian thực tập lâm sàng kiến thức, thái độ, kỹ năng này được các
trường có sinh viên điều dưỡng đi thực tập cụ thể hóa thành mục tiêu, nội dung

thực tập,chỉ tiêu tay nghề.
* Quy định của hoạt động thực tập lâm sàng
Bên cạnh đó quy định hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
còn được xem xét ở tinh thần chấp hành nội qui kỷ luật của bệnh viện, sinh viên đi
thực tập đến và về đúng giờ, trình thưa với điều dưỡng tại khoa, mặc đồng phục
chỉnh tề ngay ngắn sạch sẽ, tươm tất, luôn khiêm tốn lễ phép với tất cả nhân viên
trong khoa từ bác sĩ, điều dưỡng đến hộ lý, hòa nhã với người bệnh và người nhà
bệnh nhân, luôn giữ trật tự khơng nói cười ồn ào to tiếng. Sinh viên đi thực tập
phải năng động tìm việc để làm, tìm điều để học, tuy nhiên khơng phải chỉ nhằm
mục đích học tập mà cịn phải biết chia sẻ cơng việc với điều dưỡng, giúp đỡ người
bệnh.
* Ý nghĩa của việc thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng
Thực tập lâm sàng là học phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo
nhân lực thuộc ngành y, những người điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Nhiệm vụ của người thầy thuốc xuất phát từ sự tôn trọng đời sống con người mà
mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể phục hồi lại nguyên vẹn được. Vì vậy việc
15


đào tạo nguồn nhân lực này rất khắt khe trong việc lĩnh hội kiến thức, xây dựng
thái độ, tinh thần trách nhiệm, thành thạo về tay nghề, khả năng ứng xử, giải quyết
tình huống. Tất cả những tố chất này tất nhiên là sẽ hình thành trong quá trình sinh
viên đi thực tập ở BV, chứ không ở đâu khác. Lớp học, giảng đường, phịng thực
hành khơng thể làm nên trọn vẹn.
Vì vậy việc nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng có ý
nghĩa quan trọng để tạo nên những tố chất cho người ĐD tương lai.
2.3.6. Khó khăn tâm lý trong hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên

2.3.6.1. Khó khăn và khó khăn tâm lý
Trong cuộc sống - giao tiếp, chúng ta thường dùng từ “khó khăn” vậy khó

khăn có nghĩa là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thơng dụng thì : khó khăn là có nhiều trở ngại hoặc
phải chịu điều kiện thiếu thốn. [6; 357]
Theo từ điển láy Việt thì: Khó khăn là có nhiều trở ngại làm mất nhiều cơng
sức [3; 201]
Dương Diệu Hoa (2007) Khó khăn tâm lý được xem là toàn bộ những nét
tâm lý của cá nhân (nảy sinh ở chủ thể trong quá trình hoạt động với hồn cảnh xác
định) ít phù hợp với những u cầu, đặc trưng của hoạt động đó, gây trở ngại cho
tiến trình và kết quả của hoạt động.
Theo Vũ Ngọc Hà (2009) Khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý
cần thiết cho hoạt động của cá nhân và làm cho hoạt động kém hiệu quả. Cũng
theo tác giả sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý của cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân đã có
những phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động nhưng những phẩm chất tâm lý
này chưa phù hợp hoặc mức độ của các phẩm chất chưa đáp ứng được yêu cầu của
hoạt động. Do đó cá nhân gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động.

16


2.3.Ĩ.2. Khó khản tâm lý trong hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên
điêu dưỡng
Thực tế cho thấy rằng khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào con người đều
gặp những khó khăn nhất định làm cản trở đến tiến trình và kết quả của hoạt động
đó. Hoạt động học của học sinh nói chung của

sv nói riêng cũng vậy, nhất là khi

gắn kết lý thuyết với thực hành. Như phần trên đã trình bày “học” và “hành” là hai
khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc vận dụng
những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế là vấn đề mà học sinh nói chung gặp

khơng ít khó khăn. Nhưng với sinh viên điều dưỡng việc vận dụng nhừng tri thức
đã được học ở trường điều dưỡng vào hoạt động thực tiễn ngồi bệnh viện lại càng
khó khăn hơn bởi mơi trường và tính chất hoạt động hồn tồn mới, mà thường
càng mới càng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những khó khăn tâm lý.
Khi bàn về khó khăn và khó khăn tâm lý trong hoạt động thực tập lâm sàns,
chúng tơi quan niệm rằng: Khó khăn tàm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm
sàng là sự thiếu hụt kiến thức, thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết hoặc sự
không phù hợp giữa đặc điểm tâm lý và kỹ năng, hành vi ứng xử của sinh viên
VỚI yêu cầu, đặc trưng của hoạt động thực tập lăm sàng và gãy trở ngại cho tiến
trình và kết quả của hoạt động này.
Biểu hiện của Khó khăn tâm lý:
Thứ nhất: Sự thiếu hụt các kiến thức cơ bản
+ Thiếu hụt về các kiến thức chuyên môn của một người điều dưỡng khi đi thực
tập lâm sàng.
+ Thiếu hụt do nhận thức không đúng hoặc lệch lạc.
Thứ hai: Sự thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết
+ Thiếu hụt về thái độ khi đi thực tập lâm sàng: vốn hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt
động thực tập lâm sàng còn hạn chế; thiếu tự tin khi thực hiện các thủ thuật; khó
kiểm sốt cảm xúc, hành vi của bản thân.
17

NG OẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
N A M OiNH_____

TĨĩ ữ VỊỀN
« t: NC. ĩ n


+ Khơng phù hợp về thái độ, xúc cảm, tình cảm (thái độ xúc cảm âm tính): lo ngại
bị lây nhiễm, ảnh hường đến sức khỏe bản thân, bức xúc về sự phân biệt đối xử của

điều dưỡng viên với các sinh viên thực tập...
Thứba: Thiếu hụt

vềcác kỹ năng cơ bản, hành ứng xử

+ Thiếu hụt về hành vi ứng xử (kỹ năng) trong thực tập lâm sàng như: Khó thiết
lập được mối quan hệ với các bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc các bạn sinh viên thực
tập thuộc nhóm khác; khó khăn trong vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào hoạt
động thực tập lâm sàng; kỹ năng giao tiếp cịn yếu kém.
+ Sự khơng phù họp của hành vi ứng xử ừong hoạt động thực tập lâm sàng: lung
túng trước những tình huống bất ngờ (những ca cấp cứu)....
3. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đại học điều dưỡng chính qui khóa 10,11 đang theo học tại trường
đại học điều dưỡng Nam Định.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu trong 10 tháng từ tháng 1/2018 - 1/2019
Địa điểm nghiên cứu tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
5.1. Phương pháp chọn mẫu
Chọn cỏ chủ đích một nhóm sinh viên là cán bộ lớp và chọn ngẫu nhiên sinh
viên đang theo học tại các khóa 10,11, là những sinh viên chuẩn bị đi thực tập lâm
sàng, mới đi thực tập và đã đi thực tập lâm sàng được một thời gian.
5.2. Cô’ mẫu
Chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 40 sinh viên tại các khóa 10,11 và
chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 10 sinh viên, cụ thể:
-10 sinh viên khóa 10 thuộc nhóm cán bộ lóp.
- 10 sinh viên khóa 10 chọn ngẫu nhiên.
18



- 10 sinh viên khóa 11 thuộc nhóm cán bộ lớp.
- 10 sinh viên khóa 11 chọn ngẫu nhiên.

6. Phương pháp nghiên cứu
6. Ỉ. Phương pháp nghiên cứu định tính
* Phương pháp thảo luận nhóm
Chúng tơi tiến hành thảo luận với một hoặc một nhóm sinh viên.
+ Đối tượng nghiên cứu được thơng báo nội dung, mục đích cùa buổi thảo
luận và được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Sừ dụng
câu hỏi mở không cấu trúc để triển khai.
+ Nghiên cứu viên đưa ra các chủ đề cho đối tượng nghiên cứu về những nội
dung có liên quan đến khó khăn tâm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng. Sừ
dụng máy ghi âm, giấy, bút, biên bản để thu thập thơng tin có được từ buổi tháo
luận của đối tượng nghiên cứu.
*Phỏng vấn sâu:
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 sinh viên trong q trình thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu viên đưa ra những câu hỏi mở về những nội dung về khỏ khăn tâm lý
khi sinh viên đi thực tập lâm sàng.
- Việc phỏng vấn sâu các bạn sinh viên giúp làm rõ hơn những khó khăn tâm lý
của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng.

7. Đạo đúc nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề cương nghiên cứu phải được thông qua bời
Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Các đối tượng tham gia nghiên cửu hoàn toàn tự nguyện. Chi tiến hành phỏng vấn
các đối tượng sau khi đã giải thích kỹ cho họ cách làm và họ thực sự đồng ý trả lời
phỏng vấn. Đối tượng có quyền dừng tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm
19



nào mà họ muốn. Các thông tin thu được trong q trình nghiên cứu, được cam kết
giữ bí mật tuyệt đối.

8. Kết quả và Bàn luận
8.1. Thông tin chung về đối tưọng nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên khóa 10 - năm thứ 4 và khóa 11 năm thứ 3. Nhóm tuổi cùa đối tượng nghiên cứu giao động trong khoảng từ 20 đến
22 tuổi. Tại thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu cả hai nhóm đều đà đi thực
tập lâm sàng ngồi viện. Các bạn sinh viên khóa 10 đã trải qua thời gian thực tập
tưong đối nhiều ở tất cả các khoa phòng. Riêng các bạn sinh viên khóa 11 thì mới
bắt đầu đi thực tập lâm sàng và có một số khoa các bạn chưa được đi thực tập qua.
8.2. Sự thiếu hụt về kiến thức trong thực tập lâm sàng
Khi tiến hành cho sinh viên khóa 10 và khóa 11 thảo luận nhóm về các chủ
đề liên quan đến những khó khăn tâm lý của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập
lâm sàng, chúng tôi thấy rằng sinh viên gặp rất nhiều khó khăn tâm lý khi đi thực
tập lâm sàng. Tất cả các bạn sinh viên đều nhận thức được những khó khăn tâm lý
khi bắt đầu đi thực tập lâm sàng là do sự thiếu hụt những kiến thức cần thiết, hoặc
nhận thức chưa đúng, lệch lạc cho một thực tập sinh.
Khi bước chân ra viện thực tập, phải làm quen với mơi trường làm việc hồn
tồn mới. Sinh viên phải làm quen với các quy định, nguyên tắc làm việc tại khoa
phịng, bệnh viện mình thực tập. Những khó khăn khi tiếp xúc với các phưcmg tiện
kỹ thuật, máy móc tại bệnh viện, cơng việc cần phải làm của một thực tập sinh tại
bệnh viện. Việc phải xây dựng những mối quan hệ với các điều dưỡng viên, với
người bệnh và người nhà người bệnh đều tạo ra những khó khăn tâm lý cho sinh
viên điều dưỡng.

20


k.


Thời gian đầu khi đi thực tập lâm sàng ngoài viện sinh viên gặp rất nhiều
khó khăn khi chưa nhận thức hết được môi trường bệnh viện. Sự mới lạ, phức tạp
của một mơi trường làm việc khác hồn tồn với mơi trường tại giảng đường đại
học. Tại đó các bạn sinh viên phải làm quen và ghi nhớ các quy định của bệnh
viện. Chính điều đó làm cho các bạn sinh viên của chúng ta trờ nên lóng ngóng, lo
lắng, thiếu tự tin trong những ngày đầu ra viện. Các bạn sinh viên chưa nám hết
được quy trình vận hành của các máy móc, phương tiện kỹ thuật tại các khoa
phòng tại bệnh viện nên đã gây ra những khó khăn trong q trình thực tập lâm
sàng. Bạn Nguyễn Thị H cho biết: “Thời
lo

sợ

bị đi

thực tập

rất

vìkhơng biết ra đó sẽ phải làm gì, mình có làm được hay khơng, mọi



giống như mình đã được học trên trường hay khơng,
Bạn Nguyễn Văn H cho biết: “Lần đầu tiên ra viện được chỉ định nghe
thai cho sản phụ, mình đã rất lóng ngóng khơng biết làm thế nào, khơng biết
ra

sao....




Một trong những vấn đề gây ra những khó khăn của sinh viên khi đi thực tập
lâm sàng đó là các bạn sinh viên chưa nhận thức hết được công việc của một người
điều dưỡng, của một thực tập sinh tại bệnh viện. Các bạn sinh viên khi ra thực tập
ngoài viện chi chăm chăm vào việc thực hiện các thủ thuật mà quên mất rằng
chúng ta đang là thực tập sinh và ngồi cơng việc chăm sóc, thực hiện thủ thuật
chúng ta cịn phải làm rất nhiều cơng việc khác. Khi số lượng sinh viên ra thực tập
ngồi viện rất đơng mà số lượng người bệnh thì có hạn có nhiều trường hợp các
bạn sinh viên không được làm công việc chun mơn. Nhưng các bạn có thể đứng
quan sát các bạn sinh viên khác làm việc đó cũng là một cách học hỏi, sinh viên có
thể đi giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh, sinh viên có thể đi làm
cơng tác vệ sinh để cho phịng ốc của người bệnh thêm sạch đẹp và tạo được ấn
tượng tốt với người bệnh cũng như với các điều dưỡng viên tại cơ sở thực tập. Bạn
Trần Thị A nói: “Khi đi thực tập ngoài
21

vngoài

đi the


các cơ chú

điềudưỡng ngồi ra mình cịn giúp các cơ chú

quét dọn, sắp xếp

đồ đạc khi hết ca trực. ” Bạn Nguyễn Thị V cho biết: “Việc giúp các cô chú điều

dưỡng những công

việckhông phải chuyên môn cũng là một cách học hỏi và gi

mình tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

”N hư vậy chúng ta th

sinh viên nhận thức được cơng việc của mình tại nơi thực tập có một vai trị rất
quan trọng. Điều đó giúp các bạn chuẩn bị tâm thế tốt cho quá trình học hỏi, hành
nghề của mình.
Một trong những vấn đề gây ra khó khăn tâm lý cho các bạn sinh viên khi đi
thực tập lâm sàng đó là các bạn chưa nhận thức được vị thế của một người thực tập
sinh. Các bạn chưa biết được rằng chúng ta là nhũng thực tập sinh chúng ta phải
thực hiện cơng việc gì và tâm thế của chúng ta ở bệnh viện là gì. Các bạn chưa
nhận thức được người đi học việc thì cần có thái độ và cách ứng xử sao cho phù
họp và luôn lấy tinh thần cầu thị, học hỏi lên hàng đầu. Rất nhiều bạn sinh viên đặt
cái tơi của mình q cao, lịng tự ái q cao nên điều đó cản trở rất nhiều quá trình
học việc của các bạn. Các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng, sự phức tạp và
tính chất cơng việc ở mơi trường bệnh viện là liên quan đến sức khỏe và tình mạng
của người bệnh nên đã tạo ra áp lực rất lớn đối với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại
bệnh viện. Chính vì vậy khi các bạn ra đó thực tập không tránh khỏi những lúc bị
quát mắng và khi bị các điều dưỡng quát mắng hoặc nói hơi nặng lời một chút các
sinh viên đã tự ái, cho rằng mình bị xúc phạm, không được tôn trọng. Bạn Nguyễn
V cho biết: “Có một lần mình ra

việnthực tập

khoa B và gặp


dưỡng hơi khó tính và thường hay nhờ làm một sỗ

khơng phải chun mơn

mình cảm thấy rất tức giận.

”Có thể nói đây là một cách nhìn rất phiến

sinh viên chúng ta khi đang trong thời gian đi thực tập. Điều đó do các bạn chưa
nhận thức được vị thế của bản thân, chưa biết mình là ai và mình cần phải làm gì
và phải chuẩn bị tâm thế như thế nào trước khi bước ra viện thực tập lâm sàng.

22


Một trong những điều có thể gây ra khó khăn tâm lý cùa sinh viên khi đi
thực tập lâm sàng đó là các em chưa nhận thức được hết hay nói cách khác là các
em chưa có được kiến thức đầy đủ về mặt lý thuyết nên khi đi thực hành các em
khơng biết phải làm gì. Khi gặp người bệnh với những biểu hiện như vậy các em
không biết phải làm gì và khơng bỉết phải giải thích như nào cho người bệnh. Hơn
nữa quy trình thực hiện các thủ thuật khi đi thực tập lâm sàng không giống hoàn
toàn như khi các bạn sinh viên học tại trường. Bạn Nguyễn Văn T cho biết:
lần mình đi thực tập

vàngười nhà người bệnh hỏi mình về

bệnh mình đã khơng biết giải thích như thế nào
xung quanh căn bệnh đó.

trạng cùa n


khơng nắm
”Hoặc bạn Trần V cũng cho biết: “Có

người bệnh hỏi về thuốc và tác dụng cùa các loại thuốc mình cũng khơng
thích như thể nào

vìkhơng nắm được những loại thuốc đó có tác dụng gì.

Điều tiếp theo làm cho các bạn sinh viên gặp khó khăn tâm lý khi đi thực tập
lâm sàng đó là các bạn chưa biết cách giao tiếp, ứng xử với các đối tượng khi ra
môi trường bệnh viên (người bệnh, người nhà người bệnh, điều dưỡng..

Giao

tiếp của người điều dưỡng có vai trị rất quan trọng và nó được coi là một trong các
yếu tố cấu thành nên năng lực nghề nghiệp của người điều dưỡng. Các bạn sinh
viên của chúng ta khi đi thực tập còn chưa biết cách giao tiếp với người bệnh,
người nhà người bệnh. Nhiều bạn sinh viên khi ta viện chỉ chăm chăm vào việc
tiêm truyền hoặc thực hiện các công việc chuyên môn khác mà quên mất rằng việc
giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh cũng là một phần quan trọng và
cần thiết của người điều dưỡng. Chính điều đó đã làm cho một số người bệnh,
người nhà người bệnh không muốn cho các bạn sinh viên thực hiện các thủ thuật
cho họ, hoặc tỏ thái độ khó chịu khi có sinh viên thực tập làm thủ thuật cho mình.
Bạn Nguyễn Văn T cho biết: “Khi em được sai đi làm các thủ thuật thì em chi vào
tiêm cho người bệnh sau đó là đi ra khơng có giao tiếp gì với người bệnh khơng
biết người đó tên tuổi gì hoặc tình trạng bệnh tật như thế nào
23

Bạn Nguyễn


mình


T cũng cho biêt: “Khi em được chi định đo huyết áp cho một bác người bệnh,
nhưng bác đó khơng cho em làm, em cũng khơng biết nói như thế nào để thuyết
phục bác ấy.

”H oặc trong giao tiếp với các điều dưỡng, bác sĩ tại cơ sở thực tập

cũng vậy. Một số bạn sinh viên còn chưa biết cách giao tiếp và thái độ đúng mực
của một thực tập sinh. Các bạn chưa biết cách chào hỏi và gây được ấn tượng ban
đầu tốt để có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong quá trình thực tập. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là các bạn chưa thực sự cầu thị khi là
một thực tập sinh và còn để lòng tự ái quá cao. Bạn Vũ Thị N cho biết: “Ờ
khoa mình đi có một anh bác

sĩ rất khó tính, rất hay qt mắng cá

rằng sinh viên thực tập khơng biết làm gì.
Một điều nữa gây nên khó khăn tâm lý cho các bạn sinh viên khi đi thực tập
lâm sàng đó là các bạn nhức thức chưa đúng về vai trò, ý nghĩa cùa việc đi thực tập
lâm sàng. Đa phần các bạn sinh viên chưa đề cao việc học việc, học kinh nghiệm
khi đi thực tập mà các em thường chú trọng đến vấn đề điểm số, thi cử hơn. Rẩt
nhiều bạn sinh viên đã thừa nhận là khi ra viện thì không chịu học hỏi và quan sát
chỉ đến khi sắp thi thì các bạn mới chú trọng vào việc tiếp xúc người bệnh để viết
kế hoạch chăm sóc hoặc là phục vụ cho việc hỏi thi sắp tới. Hoặc có một số bạn
sinh viên khi mới ra viện thì rất tích cực học hỏi, quan sát nhưng sau một thời gian
khi đã làm thành thạo các thù thuật thì khơng cịn tích cực nữa. Các bạn cho rằng
biết hết cơng việc rồi thì khơng cần làm nữa nhưng các bạn đã quên mất rằng trăm

hay không bằng tay quen, công việc mà lâu không thực hiện cũng sẽ mai một đi.
Bạn Đặng Thị H cho biết:

“Khimới ra

sau khi đã thành thạo các thủ thuật

rồithì khơng muốn làm nữ

Thị A cũng cho biết: "Một sổ bạn sinh viên khi ra

cũng rất lười thường

khơng chịu làm gì, chỉ đứng chơi nhưng đến khi chuẩn

thì lúc đỏ các bạn

mới tích cực hơn để mong được điểm cao.

24

Chính những nhận thức sai lầm về ý


nghĩa vai trị của cơng việc thực tập lâm sàng đã cản trở q trình học tập cũng như
tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp của các em sinh viên sau này.
Đó là một số khó khăn tâm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng do các
em chưa có nhận thức đúng các vấn đề, thiếu hụt các kiến thức cơ bản cần thiết của
một thực tập sinh, một người điều dưỡng tương lai. Và khi chúng ta nhận thức
không đúng, hoặc lệch lạc, thiếu hụt kiến thức sẽ dẫn đến việc chúng ta sê có biểu

hiện thái độ và hành vi sai trái.
8.3. Sự thiếu hụt về một số phẩm chất tâm lý
Việc chuẩn bị đầy đủ các phẩm chất tâm lý của sinh viên khi đi thực tập lâm
sàng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các em hình thành được động
cơ học tập đúng đắn. Bởi các em chỉ có thể thực hiện tốt cơng việc của minh khi
các em có những cảm xúc tích cực, có lịng nhiệt tình, thái độ tích cực, niềm say
mê với cơng việc của mình.
Điều đầu tiên gây ra những khó khăn tâm lý cho các bạn sinh viên khi đi
thực tập lâm sàng đó là các bạn cảm thấy thiếu tự tin, run sợ khi lần đầu tiên đi
thực tập lâm sàng. Khi bắt đầu ra thực tập lâm sàng đa phần các bạn sinh viên đều
thừa nhận rằng rất run sợ, thiếu tự tin khi bước chân vào một mơi trường hồn tồn
mới, khác lạ so với trường học, làm quen với những công việc mới, con người mới.
Nhiều bạn sinh viên tỏ ra rất lo lắng trong những ngày đầu ra viện vì nghĩ rằng
mình sẽ làm gì ở ngồi viện và mình có làm được việc khơng. Chính điều đó đã tạo
ra một rào cản về mặt tâm lý, làm cho các em mất bình tĩnh thiếu tự tin khi đi thực
tập lâm sàng. Rất nhiều bạn cho biết vì quá run và sợ hãi mà khi thực hiện các thủ
thuật, hoặc được hỏi về mặt bệnh hay vận hành một máy móc nào đó, mặc dù các
bạn được học rồi nhưng đã quên mất hết. Bạn Bùi Thị N cho biết:
em ra viện em rất run sợ và lo lẳng và khi được cô dưỡng bảo thực hiện thủ thuật
tiêm cho người bệnh em đã run quá và không lây được ven và bạn khác phải vào
thực hiện giúp.

”Bạn Vũ N : ,ÊKhi lần đầu ra
25

và em được chỉ định đặt thông


×