Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu một số căn nguyên vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 104 trang )


M ềi cảm ổn ĩ
Nhân
chân thành tới:
Trung ương

dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơ

B an giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học

Hà Nội.

B an L ã n h đạo, Phòng Đào tạo sau đại học, Viện vệ
-H à Nội.

Dịch tễ

- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Điều dưỡng N am Định.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho tơi học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
■Tiến

sĩ Đ ặng Đức A nh, Viện phó Viện vệ sinh Dịch tễ T rung

Hà Nội.
-

Phó giáo sư, tiến

Trường Đại học Y H à


sĩ Lê H uy Chính, Chủ n

Nội.

Về sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong si q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi củng xin bày tỏ lịng biết ơn tới:
- Các thầy, cơ khoa Vi khuẩn, Phịng th í nghiệm virus hô hấp, Viện
vệ sinh Dịch tễ Trung ương

-H à Nội.

-

Các thầy, cô bộ m ôn Vi sinh, Trường Đại học Y H à Nội.



Các thầy, cô bộ môn Vi sinh - K ý sinh trùng, Trường đại học Điều

dưỡng N a m Định.
Đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đ ề tài.
Cuối cùng, từ đáy lịng m ình tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới người
thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm , động viên giúp
đd về . mọi mặt, đ ể tơi hồn thành luận văn này

Tháng 10 năm 2004
r0 ũ (Ị)ủ n C fhiinlr



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AM

Amikacin.

AMC

Amoxycillin/a. clavulanic.

ARI

Nhiễm trùng hô hấp cấp tính
(Acute Respứatory Infection).

ASTS

Chương trình quốc gia giám sát tính kháng thuốc của vi khuẩn
(Antibiotic Sensitivity Testing Study).

CFU

Đơn vị hình thành khuẩn lạc (Colony Forming Unit).

CHL

Chlorampenicol.

OP

Ciprofloxacin.


CS

Cộng Sự.

CTX

Cefotaxime.

HA

Phản ứng ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination Assay).

HI

Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination Inhibition).

H. influenzae

Haemophilus influenzae.

IFA

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno fluorescence Assay).

M. catarrhalis Moraxella
NKHHCT

Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính.


NTHHCT

Nhiễm trùng hơ hấp cấp tính.

OF

Oxidation Fermentation.

PCR

Polymerase Chain Reaction.

PG

Penicillin G.

RSV

Respiratory Syncytial

S. aureus

Staphylococcus aureus.

s. pneumoniae

Streptococcus pneumoniae.

SXT


Cotrimoxazol.

TM

Tobramycin.

TSB

Trypticase Soy Broth.

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization).

Virus.

p


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Đặt vấn đ ề .......................................................................................................

1

Chương 1. Tổng q uan............................................................................................3
1.1. Tình hình nhiễm ừùng đường hơ hấp cấp tính..............................................3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu bộ máy hơ hấp....................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 4
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam......................................................5

1.2. Căn nguyên gây nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính ở trẻ em.................. 7
1.2.1. Căn nguyên gây bệnh là virus............................................................ 7
1.2.1.1. Vừus cúm............................................................................... 7
1.2.1.2. Virus cúm gia cầm ................................................................. 9
1.21.3. Virus hợp bào đường hô hấp.............................................. 11
1.2.1.4. A denovirus............... .........................................................12
1.2.1.5. Coxsackievirus................................................................... 13
1.2.1.6. Virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng........ 14
1.2.2. Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn................................................... 15
1.2.2.1.

s. pneumoniae....................................................................... 15

1.2.2.2. H. influenzae......................................................................... 17
1.2.2.3. M. catarrhalis........'.............................................................. 19
1.3. Tình hình kháng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính.................................................................................................................. 20
1.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh hiện n a y ......................................... 20
1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
hơ hấp cấp tính.T...................................................
1.3.2.1. Tinh hình kháng kháng sinh của
,0

22

pneum oniae............ 23

1.3.2.2. Tinh hình kháng kháng sinh của H. influenzae................26 :
1.3.2.3. Tinh hình kháng kháng sinh của M. catarrhalis.............28
Chương 2. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................... 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 30


2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 30
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 30
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 31
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 31
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu............................... .......................................... 32
2.2.2.1. Dụng cụ lấy bệnh phẩm...................................................... 32
2.22.2. Môi trường nuôi cấy và xác định căn nsuyên gây bệnh.. 32
2.2.23.Môi trường xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.. 33
2.2.3. Sinh phẩm và vật liệu khác............................................................... 33
2.3. Các kỹ thuật.....................................................................................................35
2.3.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm ....................................................................35
2.3.2. Nuôi cấy, phân lập và xác định căn nguyên vi khuẩn....................35
2.3.2.1. Xử lý bệnh phẩm...................... .......................................... 35
2.3X ác định
2.3.2.3. Xác định

s. pneum oniae..................................................... 38
H.influenzae................39

2.3.2A Xác định M. catarrhalis...................................................... 39
2.3.3. Nuôi cấy, phân lập và xác định căn nguyên virus..........................40
2.3.3.1. Xử lý bệnh phẩm.................................................................40
2.3.3.2. Nuôi cấy bệnh phẩm ...........................................................42
2.3.3.3. Xác định vữus cúm .............................................................42
2.3.3.4. Xác định virus Adeno và vữus hợp bào đường hô hấp.... 43
2.3.4. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh bằng kỹ
thuật Kirby-Bauer.............................................................................. 47

2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệ u ........................................................ 48
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.......................................................................... 49
3.1. Kết quả vi khuẩn phân lập được...................................................................49
3.1.1. Kết quả các loài vi khuẩn phân lập được..........................................49
3.1.2. Kết quả từng loài vi khuẩn phân lập được theo tuổi........................52
3.1.3. Kết quả từng loài vi khuẩn phân lập được theo giới....................... 53
3.1.4. Kết quả từng loài vi khuẩn phân lập được theo địa dư....................54
3.2. Kết quả vữus phân lập được............................... ......................................... 55


3.2.1. Kết quả từng loài virus phân lập được............................................55
3.2.2. Kết quả từng loài virus phân lập được theo tuổi............................56
3.2.3. Kết quả từng loài vữus phân lập được theo giới............................57
3.2.4. Kết quả từng loài virus phân lập theo địa dư..................................57
3.3. Kết quả đồng nhiễm vi khuẩn và virus phân lập được .............................58
3.3.1. Kết quả đổng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được............58
3.3.2. Kết quả đồng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được theo tuổi.... 59
3.3.3. Kết quả đồng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được theo
giói........................................................................................................60
3.3.4. Kết quả đồng nhiễm các lồi vi khuẩn và vữus phân lập được
theo địa dư........................................................................................... 61
3.4. Kết quả xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập được......................................................................................62
3.4.1. Kết quả tính nhạy cảm với kháng sinh của

s. pneumoniae............ 62

3.4.2. Kết quả tính nhạy cảm với kháng sinh của M.

63


3.4.3. Các kiểu kháng kháng sinh của vi khuẩn...............................

65

Chương 4. Bàn lu ận ............................................................................................. 67
4.1. Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính phân lập
được... ................................................................................
4.1.1. Tỷ lệ các lồi vi khuẩn phân lập được.............................................. 67
4.1.2. Tỷ lệ từng loài vi khuẩn phân lập được theo tuổi...........................69
4.1.3. Tỷ lệ từng loài vi khuẩn phấn lập được theo giới...........................70
4.1.4. Tỷ lệ từng loài vi khuẩn phân lập được theo địa dư....................... 71
4.2. Căn nguyên virus gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính phân lập được.........72
4.2.1. Tỷ lệ từng lồi virus phân lập được...................................................72
4.2.2. Tỷ lệ từng loài virus phân lập được theo tuổi.................................. 74
4.2.3. Tỷ lệ từng loài vữus phân lập được theo giới................................. 75
4.2.4. Tỷ lệ từng loài virus phân lập được theo địa dư............................

75

4.3. Sự đồng nhiễm vi khuẩn và vữus gây nhiễm trùng hơ hấp cấp tính
phân lập đư ợc......................................................................................
4.3.1. Tỷ lệ đồng nhiễm các loài vi khuẩn và vữus phân lập được.... . 76

76


4.3.2. Tỷ lệ đồng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được
theo tuổi...............................................................................................77
4.3.3. Tỷ lệ đồng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được

theo giới...............................................................................................77
4.3.4. Tỷ lệ đồng nhiễm các loài vi khuẩn và virus phân lập được
theo địa dư...........................................................................................78
4.4. Tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính phân lập được......................................................... 79
4.4.1. Độ nhạy cảm với kháng sinh của

s. pneumoniae........................... 80

4.4.2. Độ nhạy cảm với kháng sinhcủa M.

83

Kết luận................................................................................................................. 85
Kiến nghị............................................................................................................... 87
Tài liệu tham khảo


1

ĐẬT VẤN ĐỂ
Nhiễm trùng hơ hấp cấp tính (NTHHCT) là nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ
em các nước đang phát triển, cũng như các nước đã phát triển. Bệnh có tỷ lệ
mắc cao, vói tần suất mắc nhiều lần trong năm là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi [33], [38]. Theo số liệu của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em chết trên tồn thế
giới, trong đó 95% ở các nước đang phát triển, thì có tới 4 triệu trẻ chết vì
NTHHCT [31], [70]. Do vậy, WHO coi việc xác định và phồng chống căn
nguyên gây NTHHCT là một trong những chiến lược mang tính nền tảng,
nhằm nâng cao sức khoẻ trẻ em [71].

Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với quốc tế, ngân sách chi cho
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cịn rất hạn hẹp. Vì vậy, cùng với tiêu chảy và suy
dinh dưỡng, NTHHCT hiện đang có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đứng đầu trong
nhóm bệnh nhiễm trùng cấp tính [59], [60]. Hàng năm, trung bình trẻ có thể
mắc NTHHCT từ 3 đến 5 lần, là nguyên nhân chính làm cho gia đình phải đưa
trẻ đi khám bệnh và nhập viện [38]. Từ 1984 đến nay, được sự trợ giúp của
WHO, chúng ta đã tổ chức và triển khai chương trình phịng chống NTHHCT
ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với mục tiêu : ưu tiên giảm tỷ lệ tử
vong, từng bước giảm tỷ lệ mắc bệnh, tiến tới khống chế NTHHCT ỏ trẻ dưới
5 tuổi [8], [24].
Căn nguyên gây NTHHCT ở trẻ rất đa dạng và phong phú, có thể do vi
khuẩn, virus, ký sinh v ậ t... Các cơng trình nghiên cứu gần đây cho thấy : đối
với các nước phát triển, căn nguyên gây bệnh chủ yếu do virus, chiếm 8090%. Các vữus gây bệnh hay gặp là virus cúm, virus hợp bào đường hô hấp và
virus Adeno. Ngược lại ở các nước đang phát triển, căn nguyên gây bệnh lại
chủ yếu do vi khuẩn chiếm 75% [35], [38], [44]. Các vi khuẩn gây bệnh hay


2

gặp là

s. pneumoniae,

H. influenzae, và

M. catarrhalis.

Đây là những vi

khuẩn thuộc hệ vi khuẩn chí và gây bệnh có điều kiện [1], [12], [13].

Cho dù WHO đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai chương trình
phịng chống NTHHCT ở phạm vi toàn cầu: bằng việc cung cấp các kiến thức
nhằm phát hiện bệnh sớm, xử trí kịp thời và khuyến cáo sử dụng kháng sinh
an toàn, hợp lý trong điều trị [24]. Nhung tỷ lệ mắc và tử vong vì NTHHCT
thuyên giảm chậm, do vi khuẩn luôn luôn thay đổi tính đề kháng với kháng
sinh, hạn chế hiệu quả điều trị [46], [49]. Trong khi đó, vấn đề phịng
NTHHCT bằng vacxin còn rất nhiều hạn c h ế : do giá thành cao và vacxin hiện
có khơng phịng hết được các bệnh NTHHCT. Do vậy, xác định căn nguyên
gây NTHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi và giám sát sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
là vấn đề hết sức cấp thiết [8], [70].
ở nước ta, từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vi
khuẩn gây NKHHCT và tính nhạy cảm với kháng sinh của chúng [1], [2],
[20]. Nhưng cịn ít các nghiên cứu về sự đồng nhiễm căn nguyên vi khuẩn và
virus gây NTHHCT.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số
căn nguyên

vikhuẩn và virus gây nhiễm trùng hơ hấp cấp tính ở trẻ e

dưới 5 tuổi tại Hà N ội " với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi và độ nhạy cảm với kháng sinh trong điều trị.
2. Tìm hiểu căn nguyên virus gây nhiễm trùng hơ hấp cấp tính phân
lập được.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

Nhiễm trùng hơ hấp cấp tính (NTHHCT) là bệnh phổ biến ở trẻ em, với
tỷ lệ mắc và tử vong cao. Trẻ có thể mắc NTHHCT nhiều lần trong năm, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng. Trong khi đó việc phịng
bệnh bằng vacxin cịn nhiều bất cập và vi khuẩn kháng lại kháng sinh trong
điều trị ngày càng cao [46], [72].
Do tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc sức khoẻ trẻ em, năm 19S3
WHO đã có chương trình phịng chống NTHHCT ở trẻ em trong phạm vi toàn
cầu [71]. Từ năm 1984 tới nay, được sự trợ giúp của WHO, Việt Nam đã tổ
chức, triển khai chương trình phịng chống NTHHCT với mục tiêu : ưu tiên
giảm tỷ lệ tử vong, từng bước giảm tỷ lệ mắc bệnh và tiến tới không chế
NTHHCT ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi [60], [70],
1.1. TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HƠ HẤP CẤP TÍNH.

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu bộ máy hơ hấp.
Bộ máy hơ hấp bao gồm đường dẫn khí và phổi.
Đường dẫn khí gồm : mũi, họng - hầu, thanh quản, khí quản và phế quản.
Đường dẫn khí có chức năng dẫn khơng khí từ ngồi vào phổi và từ phổi ra
mơi trường xung quanh. Lóp niêm mạc của đường dẫn khí có những tuyến tiết
ra chất nhầy, có tác dụng giữ các hạt bụi nhỏ có lẫn trong khơng khí khi hít
vào. Các vi nhưng mao ln rung động, đẩy bụi và chất nhầy ra khỏi cơ thể.
Mũi có các tuyến nước, làm cho khơng khí được bão hồ trước khi đến phổi.
Dưói niêm mạc mũi có hệ thống mao mạch phát triển dày đặc, giúp cho khơng
khí được sưởi ấm khi hít vào. ở khí, phế quản lớn có các vịng sụn làm cho
đường dẫn khí luốn mở rộng, để lưu chuyển khí được dễ dàng. Các phế quản
nhỏ có hệ thống cơ trơn, giúp cho việc co giãn điều hồ thiết diện khi hơ hấp.


4

Phổi được chia làm hai thuỳ trái và phải. Từ các thuỳ lại chia ra nhiều

tiểu thuỳ và cuối cùng là phế nang. Phế nang gồm các túi nhỏ, nối vào phế
quản nhỏ, tạo ra nhú mô phổi, là nơi trao đổi khơng khí giữa mơi trường và
máu.
Một cách tương đối, bộ máy hô hấp được chia làm hai, lấy nắp thanh
quản làm ranh giới. Đường hô hấp trên được tính từ phía trên nắp thanh quản
và đường hơ hấp dưới từ nắp thanh quản trở xuống.
* Viêm đường

hô hấp

trên

:gồmviêm mũi họng, VA

viêm tai giữa.
* Viêm đường hô hấp dưới gồm: viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm
phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
Bộ máy hô hấp trẻ em khác với người lớn, không những nhỏ hơn về kích
thước mà cịn có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý. Do các tổ
chức tế bào của bộ máy hơ hấp nói chung và phổi nói riêng chưa hồn tồn
biệt hố và đang ở giai đoạn phát triển, nên trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp,
đặc biệt là viêm phổi.
1,1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
NTHHCT ỏ trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm vị trí hàng đầu về tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong do NTHHCT ở
các nước đang phát triển cao gấp 30 - 50 lần ở các nước phát. Hàng năm, có
khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vì NTHHCT, trong đó trên 90% là ở các nước
đang phát triển [36], [72].
NTHHCT là nhóm bệnh có tần suất mắc cao, trung bình trẻ mắc 3 đến 5
lần trong năm, mỗi lần kéo dài 4 đến 6 ngày . Số lần trẻ mắc, liên quan đến

nhiều yếu tố như: tuổi, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, điều kiện kinh tế thấp kém,
môi trường sống bị ô nhiễm ... [22], Tỷ lệ mắc NTHHCT, có sự khác biệt giữa


5

nông thôn và thành thị. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc ở thành thị
là 7,7 lần/năm, trong khi đó ở nơng thơn là 4,4 lần/năm [36], [71].
Theo số liệu của Waijula (1991), tỷ lệ trẻ đến khám vì NTHHCT ở
Etiopia là 25,5%, ở Batđa - Irak 39,3%, ở Sao Paulo - Brazin là 41,8%. Số trẻ
vào nhập viện điều trị vì NTHHCT ở Daka - Bangladest là 35,8%, ỏ Rangun Mianma là 31,5%, ở Ixlamabat - Pakistan là 33,6%.
Các nghiên cứu cho thấy rằng : ở các nước phát triển, căn nguyên gây
NTHHCT chủ yếu do virus chiếm 80 - 90%. Còn ở các nước đang phát triển,
căn nguyên lại chủ yếu do vi khuẩn chiếm 75% [35], [43]. Các virus gây
NTHHCT hay gặp là virus cúm, virus hợp bào đường hô hấp và các virus
Adeno. Các vi khuẩn gây bệnh hay gặp là

s. pneumoniae, H. influenzae

và M.

Catarrhalis.
Vacxin phòng chống căn nguyên gây NTHHCT đã được nghiên cứu, thử
nghiệm thành cơng và triển khai tiêm phịng cho trẻ ở nhiều nước trên thế giới
[13], [56]. Tuy vậy, cịn ít các cơng trình nghiên cứu đề cập tới sự đồng nhiễm
vi khuẩn và vữus ở bệnh nhân NTHHCT.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triểri, vói dân số trên 80 triệu người, phần
lớn lại làm nơng nghiệp, nên đời sống cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cùng
với suy dinh dưỡng và tiêu chảy, NTHHCT khơng chỉ có tỷ lệ mắc cao, mà

còn là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi [38], [59]. Theo báo
cáo của chương trình quốc gia, phịng chống NTHHCT năm 1999 : tỷ lệ mắc
NTHHCT của trẻ em nước ta là 65,8%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh
mắc phải tại cộng đồng [8]. Thống kê dưói đây cho ta thấy tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử
vong do NTHHCT:


6

Bảng

1.T ỷ lệ bệnh nhi nhập viện và tử vong do N TH H C T tại bệnh viện
của

một số địa phương nước ta [24]
Số huyện
nghiên cứu

Số bệnh nhi
mắc ARI/ tổng
số bệnh nhi (%)

Tử vong do
ARI/ tử vong
chung (%)

Hà Tây

12


71,5

73,3

Ninh Bình

8

66,0

43,8

Thái Bình

8

55,4

37,5

Hưng n

8

45,9

75,0

Thái Ngun


9

37,5

80,0

Hà Giang

9

37,2

46,7

Sơn La

7

48,4

54.2

n Bái

6

44,0

58,8


Khánh Hồ

5
8

57,0

50,0

41,0

28,6

Tên tỉnh/Thành phố

Đắc Lắc

Trong những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về căn
nguyên gây NTHHCT, ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước. Nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hoàn, xét nghiệm dịch mũi họng của trẻ bị NTHHCT bằng
kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang cho thấy: 23,7% số bệnh phẩm có virus,
trong đó RSV chiếm 10,67%, Myxovirus chiếm 10,11%, Adenovirus chiếm

2,91%. Nghiên cứu khác của Đoàn Thị Hồng Hạnh và c s về tính nhạy cảm
với kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5
tuổi tại ng Bí - Quảng Ninh cho thấy: 40% căn nguyên vi khuẩn gây bệnh
do

s. pneumoniae và 30% do H. influenzae [15].
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng : do điều kiện khí hậu Việt Nam nóng và


ẩm, nên trẻ có thể mắc bệnh quanh năm, nhưng có xu hướng tăng ở những
tháng giao mùa. Ngồi ra, do thiếu hiểu biết về y tế , phong tục tập quán cổ
hũ, lạc hậu ... làm cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn [14], [20], [22].


7

Nhìn chung, những nghiên cứu này cịn dừng lại ở các căn nguyên vi
khuẩn hoặc virus, mà chủ yếu là vi khuẩn, chưa có tác giả nào đề cập tới sự
đồng nhiễm căn nguyên vi khuẩn và virus gây NTHHCT.
1.2.

CĂN NGUN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HƠ HẤP CẤP TÍNH ở

TRỀ EM.

Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với mơi trường sống
bên ngồi, nên các tác nhân như: vừus, vi khuẩn, ký sinh vật đều có thể xâm
nhập hoặc cư trú để gây bệnh.
1.2.1. Căn nguyên gây bệnh là virus
* Phần lớn NTHHCT ở trẻ em là do ngun nhân virus vì
- Đa số các virus có ái lực với đường hô hấp.
- Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng.
- Tỷ-lệ người lành mang virus cao.
- Khả năng miễn dịch của cơ thể với virus ngắn và yếu.
Những vứus thường gặp gây bệnh NTHHCT ở trẻ em là :
1.2.1.1.

Virus cúm [ 18] :


Virus cúm là thành viên chính của

nhóm orthomyxovirus và là căn

ngun gây bệnh cúm : nhiễm trùng đừờng hơ hấp cấp tính tạo thành dịch do
virus. Trong những năm 1889 - 1890, 1918 - 1919, 1957 và 1968 đã có những
đại dịch do virus cúm A gây nên. Virus cúm được phân lập lần đầu năm 1933.
Vào những năm cuối thập kỷ 40, việc nghiên cứu về virus cúm được tiến hành
hết sức khẩn trương. Người ta đã xác định được vai trò gây bệnh của vừus
cúm ở người và động vật [28].
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên nucleoprotein, virus cúm được chia
thành 3 nhóm: A, B, c . Virus có dạng hình cầu, đường kính khoảng 100 - 120
nm và có cấu trúc phức tạp. Protein capsid của virus cúm, cùng với ARN, tạo
thành nucleocapsid đối xứng xoắn, v ỏ bao ngoài của vữus cúm được cấu tạo


8

bởi lớp phân tử kép lipid, mà ở đó có các gai nhú. Các gai nhú, được cấu tạo
bởi glycoprotein,

tạo nên

các kháng nguyên

hemaglutinin

(H) và


neuraminidase (N). Kháng nguyên H có chức năng giúp cho virus bám trên bề
mặt tế bào cảm thụ và xuyên thủng màng tế bào. Kháng nguyên N có chức
năng thúc đẩy sự lắp ráp và chín muồi của virus trong tế bào cảm thụ. Kháng
nguyên H và N cịn có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, nsỗng, chuột lang,
giúp cho việc định týp vứus. Cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay đổi
trong từng thứ týp. Hiện nay, kháng nguyên H có 14 cấu trúc được ký hiệu từ
H, ... H 14 và kháng nguyên N có 9 cấu trúc được ký hiệu từN) ... N9. Cấu trúc
ARN của cúm A và B gồm 8 đoạn gen, còn cúm c gồm 7 đoạn gen, trên mỗi
đoạn gen của virus cúm, có chứa nhiều mật mã thông tin di truyền [58].
Virus cúm, dễ dàng bị tiêu diệt bỏi các dung mơi hồ tan lipid như:
ether, chloroform, formol ... Tia cực tím, ánh sáng mặt trời có tác dụng tiêu
diệt vữus. Nhưng vữus lại vững bền ở nhiệt độ lạnh: ở 0°c đến 4°c, sống
được vài tuần và ờ -20°c, đông khô virus cúm sống được hàng năm.
Virus cúm, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh
thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Đối tượng cảm thụ là người khoẻ mạnh
chưa có kháng thể kháng vừus cúm. Thường sau khi nhiễm virus cúm ở đường
hơ hấp, có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn làm cho bệnh càng trầm trọng hơn

[37].
Trong vụ dịch, có thể dùng amantadin và rimantadin điều trị, có hiệu quả
nhất là với cúm A. Interferon có hiệu quả thấp trong điều trị

virus cúm.

Vacxin vứus bất hoạt nhóm A và nhóm B được sử dụng, cho các đối tượng có
nguy cơ mắc cúm, mà kháng thể âm tính. Tuy nhiên, kháng thể được hình
thành chỉ kháng lại được virus vacxin, không miễn dịch chéo được với thứ týp
mới [66],



9

12.1.2. Virus cúm gia cầm [74].
Từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2004, ở nhiều nước của châu Á và Bắc
Mỹ xuất hiện đại dịch cúm gia cầm, mà chủ yếu là cúm gà. Dịch cúm đã giết
hại hàng trăm triệu gia súc, gây thiệt hại nhiều triệu Dollar Mỹ. Đã có 22 bệnh
nhân mắc cúm gà tử vong: trong đó 16 người Việt Nam và 6 người Thái Lan.
Việt Nam, là một trong số các nước bị dịch cúm tàn phá nặng nề: từ
tháng 12-2003 đến tháng 2-2004 dịch đã xảy ra ở 57/61 tỉnh - thành phố, giết
hại 40 triệu gà, vịt làm thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng.
Avian influenza virus nhóm A là căn nguyên gây ra dịch cúm gia cầm. ở
châu Á do týp H5N1, còn ở Bắc Mỹ do các týp H7N3, H7N7 và H9N2. Týp
H5N1 có độc lực cao gây ra dịch cúm gà ở Hồng Công năm 1997-1998, làm
chết nhiều triệu gà, vịt và có 6 người tử vong do cúm. Các týp H7 có độc lực
thấp và hầu như khơng lây sang người. Sự khác nhau giữa vửus cúm gà và
cúm người là do kháng nguyên H và N, mà chủ yếu do kháng nguyên H. Vì
đây là những phân tử hemaglutinin bám đặc hiệu lên các receptor của các loài
động vật cảm nhiễm với virus cúm, quyết định gây nên cúm người hay cúm
gia cầm. Sự biến dị của kháng nguyên H và N dẫn đến sự thay đổi loài động
vật cảm nhiễm với virus cúm. Sự biến dị này xảy ra ở hai mức độ:.
+ Đột biến gen: thường là những thay đổi nhỏ và ít nguy hiểm.
+ Biến dị do trao đổi chéo các đoạn ARN giữa các tỷp virus cúm người
và gia cầm, mà loài người chưa hề có miễn dịch. Đây là những điều kiện thuận
lợi để xuất hiện đại dịch cúm ở người.
Mới đây, các nhà khoa học Hà Lan và Trung Quốc, nhận thấy virus cúm
gia cầm týp HSN| còn gây nhiễm cho lợn, mèo. Nếu nhừ lợn, mèo cũng bị
nhiễm virus cúm người thì sẽ rất nguy hiểm: do sự trao đổi các đoạn ARN vcd
nhau để tạo ra týp virus mới và làm cho nguy cơ bùng phát đại dịch cúm càng cao.



10

Sự biến dị kháng nguyên H và N là đặc tính của virus cúm, thường 10
năm thì xuất hiện một týp vừus mới. H5N1 gây bệnh cho nhiều loại gia cầm:
gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu và các loài chim... Trong đó, gà là lồi cảm
nhiễm nhiều nhất. Chim hoang dại thường mang virus, nhưng ít bị bệnh cúm
và là nguồn lây nguy hiểm, từ nơi này đến nơi khác theo sự di cư của chúng.
Một số cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài cho thấy: H5N1 tuy có
độc lực cao, nhưng khó có khả năng gày thành dịch cúm ở người. Vì tế bào
đích của H5N1 và các týp virus cúm người là khác nhau.
+ H5N1 bám và xâm nhập vào các tế bào có rung mao ở đường hô hấp.
+ Các týp virus cúm người không xâm nhập vào các tế bào này. Do vậy,
virus cúm gà gây thành dịch ờ người là khó có thể. Trừ khi H5N1 biến dị
thành týp virus mới, gây nhiễm dễ dàng cho các tế bào niêm mạc đường hô
hấp người. Điều này có thể xảy ra khi H5N1 lưu hành một thời gian dài ở các
gia cầm, đặc biệt ở các lồi có hệ thống miễn dịch gần với người và dễ dàng
xuất hiện biến chủng lây cho người. Đây là vấn đề mà chúng ta rất cần cảnh
giác, nhất là khi týp virus cúm gà H5N1 có độc lực cao và lưu hành ở nhiều
nước châu Á, bắt đầu từ năm 1997 tại Hồng Kơng.
Chẩn đốn virus học bệnh cúm gia cầm bằng cách: nuôi cấy, phân lập
virus cúm hoặc làm PCR từ bệnh phẩm dịch hút phế quản, dịch mũi-họng của
bệnh nhân hoặc phổi tử thi. Định týp vữus bằng kỹ thuật ELISA hoặc kỹ thuật
ngăn ngưng kết hồng cầu.
Phòng bệnh cúm gia cầm bằng các biện pháp:
- Phịng khơng đặc hiệu: diệt gia cầm trong vùng có dịch với bán kính
3km. Cấm lưu hành gia cầm giữa vùng có dịch và vùng khơng có dịch, khơng
ăn thịt gia cầm bị cúm. Tiệt trùng trang trại chăn nuôi gia cầm, cách ly bệnh
nhân, cán bộ y tế làm nhiệm vụ tại nơi có dịch phải được trang bị bảo hộ.



11

- Phòng đặc hiệu: vacxin phòng bệnh cúm gia cầm sản xuất tại Trung
Quốc, đã được WHO cho phép lưu hành từ tháng 5 năm 2004. Đây là biện
pháp phòng bệnh quan trọng nhất.
1.2.13. Virus hợp bào đường hô hấp.
Respiratory Syncytial

virus(RSV) lần đầu tiên phân lập được

RSV là căn nguyên gây NTHHCT thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus
gây nhiễm tế bào đặc b iệ t: tạo thành hợp bào, nên gọi là virus hợp bào đườns
hô hấp [18].
RSV thuộc nhóm paramyxovirus là virus có dạng hình cầu, đường kính
150 - 300 nm, chứa ARN 1 sợi đơn. Bao bọc phía ngồi acid nucleic là vỏ
capsid được cấu tạo bởi các capsomer có bản chất là protein. Ngoài cùna là vỏ
bao ngoài, trên vỏ bao ngoài của RSV có hai glycoprotein giúp cho vừus bám
lên bề mặt của tế bào cảm thụ và thực hiện quá trình nảy chồi để giải phóng
virus ra khỏi tế bào, sau quá trình virus đã nhân lên trong tế bào cảm thụ [64],
RSV khơng có cấu trúc hemaglutinin và neuraminidase, mà hai kháng
nguyên này nằm trong vỏ peplone tạo nên sự liên kết các tế bào nhiễm, nên
khơng có khả năng ngưng kết hồng cầu động vật. Trong thành phần cấu trúc
glycoprotein ở vỏ ngoài của RSV, chiếm 60% là thành phần đường , đó là cấu
trúc o - glycoside, mà thành phần này khơng tìm thấy trong các virus myxo
hay paramyxo khác [18]. RSV lây từ người sang người do hít phải các hạt
virus. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông - xuân và phát triển thành dịch.
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Khởi phát với các dấu
hiệu của viêm đường hô hấp trên như : sốt, ho, chảy m ũi.... Sau đó 25 - 40%
có biểu hiện lâm sàng của viêm đường hơ hấp dưới như : ho xuất tiết
nhiều đờm, cánh mũi căng hoặc phập phồng, co rứt lồng ngực ... ở trẻ lớn,

nhiễm RSV thường có bệnh cảnh của nhiễm lạnh, hoặc rất ít triệu chứng , do
vậy chẩn đốn lâm sàng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, sau khi nhiễm


12

RSV, kháng thể miễn dịch chống lại virus tồn tại trong thời gian ngắn. Do vậy,

RSV.

trẻ thường hay tái nhiễm

RSV là căn nguyên quan trọng nhất gây NTHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi,
chiếm 50%. Đây là virus có khả năng gây nhiễm trùng rộng lớn ở trẻ nhỏ, trên
phạm vi tồn cầu [51], [67].
Hiện nay, chưa có phương thức phịng bệnh hiệu quả. Vacxin chết đang
dùng tạo hiệu giá kháng thể không cao và giá trị bảo vệ thấp. Hướng nghiên
cứu tiếp theo, tạo ra vacxin sống, giảm độc lực, với hy vọng có cả kháng thể
dịch thể và kháng thể tại chỗ chống nhiễm RSV [65].
1.2.1.4.Virus A deno

[9],

Năm 1953, hai nhóm nghiên cứu, đồng thời phân lập được Adenovirus từ
các mảnh hạch hạnh nhân và tổ chức tuyến được cắt bỏ sau khi phẫu thuật.
Sau đó, virus được cấy truyền, qua nhiều loại tế bào khác nhau. Sự thay đổi
bệnh lý của tế bào, bao gồm sự to lên của nhân tế bào như bị sưng phồng, ưa
acid và chứa đựng các thể vùi. Virus có thể tồn tại dạng thể ẩn ở hạch hạnh
nhân và tổ chức tuyến [9].
Sau đó những vừus tương tự đã được phân lập, từ khắp nơi trên thế giới.

Các virus có đặc điểm chung là : có kháng ngun hồ tan và các týp huyết
thanh khác nhau, bởi phản ứng trung hoà chéo. Chúng thuộc họ Adenovirideae
và thuộc loài mastadenovirus.
Người ta đã phân lập được trên 100 týp virus Adeno. Trong đó, các virus
Adeno gây bệnh cho người có trên 40 týp và được chia làm 5 nhóm : A,B, c,
D, E [64],
Các virus Ạdeno ngày càng được quan tâm vì chúng gây nhiễm trùng cấp
tính, phát triển thành dịch, ngồi ra một số týp có thể gây nhiễm trùng tiềm
tàng ở người và gây ung thư thực nghiệm trên động vật.


13

Adenovirus có dạng hình khối đa diện đều, đường kính 70 - 90 nm.
Virus chứa ADN 2 sợi, bao bọc acid nucleic là vỏ capsid gồm 252 capsomer,
sắp xếp đối xứng hình khối : hexon là các capsomer nằm ở cạnh và mặt
penton là các capsomer nằm ở 12 đỉnh, fiber là các sợi nhỏ gắn vào các đỉnh,
là một phần của pento. Nhiều Adenovirus gây bệnh cho người có hemaglutinin
và một số có enzym phá huỷ các receptor.
Adenovirus có khả năng gây nhiễm trùng trong vòng một tháng ờ nhiệt
độ phòng, 6 tháng ở 4°c và nhiều năm ở -20°c. Nhưng nước sơi, tia cực tím
và chloramin 1%, lại tiêu diệt được vữus.
Virus có khả năng gây ra nhiễm trùng cấp tính với các đặc điểm : thời
gian ủ bệnh ngắn, đào thải virus kéo dài, bệnh thường nhẹ, nhưng viêm phổi ở
trẻ nhỏ có thể gây tử vong. Một số týp vữus có thể gây nhiễm trùng tiềm tàng.
Virus không nhân lên mà tồn tại lâu dài trong tế bào, khi sức đề kháng cơ thể
giảm, virus nhân lên và gây bệnh như một nhiễm trùng cấp tính [47].
Sau khi mắc bệnh khỏi, cơ thể có miễn dịch bảo vệ đặc hiệu týp. Miễn
dịch bảo vệ kéo dài nhiều năm và có liên quan đến kháng thể trung hồ.
Khoảng 50% trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi có kháng thể trung hồ với týp 1,2.

Phịng bệnh gặp nhiều khó khăn, do virus lây theo nhiều đường và sức đề
kháng cao. ở Việt Nam, hiện chưa có vacxin phịng bệnh do Adenovirus Một số
nước ưên thế giói đang dùng vác xin sống týp 4,7 phòng bệnh cho tân binh.
1.2.1.5. Coxsackie virus [9].
Coxsackie virus là thành viên của Enterovừus, được tìm ra năm 1948,
gồm 2 nhóm A và B. Đây là virus có đối xứng hình khối đa giác đều, kích
thước khoảng 28nm.
- Lõi là ARN1 sợi, chiếm 20-30% khối lượng hạt virus.
- Capsid được tạo bởi các capsomer mà bản chất là protein, chiếm 7080% khối lượng hạt vừus.


14

Coxsackie Virus xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiêu hóa và hơ hấp,
rồi vào máu, gây tổn thương các cơ quan. Vì vậy, có thể tìm thấy vữus ở họng
và máu trong những ngày đầu của bệnh. Sau đó, virus được đào thải theo phân
ra ngồi.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và đầu thu. Thời kỳ ủ bệnh từ 2-9
ngày. Thời kỳ toàn phát, thương tổn và dấu hiệu lâm sàng phong phú, tùy
thuộc nhóm vữus.
Chẩn đốn virus học: lấy bệnh phẩm họng - mũi, xử lý kháng sinh, rồi
cấy vào môi trường nuôi tế bào một lớp. Tìm sự có mặt của virus, dựa vào các
đám tế bào bị hủy hoại. Xác định vừus bằng kỹ thuật PCR hoặc phản ứns
miễn dịch huỳnh quang.
Hiện nay, chưa có vacxin phịng bệnh đặc hiệu. Do đó, chủ yếu là phịng
bệnh chung.
1.2.1.6. Virus


gây hội chứng viêm đường hơ hấp cấp nặng [73].


(Severe Acute Respừatory Syndrome: SARS)
Từ cuối năm 2002 đến đầu năm 2003, một số nước trên thế giói cũng như ở
Quảng Đông và Hồng Công của Trung Quốc, xuất hiện một bệnh dịch mới cực kỳ
nguy hiểm, có tên gọi là SARS. Tính đến ngày 28-05-2003, dịch đã lan đến 28
nước và gây bệnh cho 8.221 người trong đó có 735 ca tử vong. SARS đã gây ảnh
hưởng nghiêm ừọng tới nền kinh tế các nước, đặc biệt là những nước có dịch.
Việt Nam, là một trong nhũng nước có dịch kéo dài từ tháng 02/2003 đến
tháng 04/2003, có 63 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 ca tử vong và là nước
đầu tiên trên thế giới dập được dịch SARS. Đại dịch SARS đã được WHO, chính
phủ các nước tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và đã được đẩy lùi.
Qua nghiên cứu bằng các phương pháp virus học như: nuôi cấy bệnh phẩm
viêm đường hô hấp trên và dưới của bệnh nhân SARS trên tế bào Vero E6, quan
sát thấy những đám tế bào bị hủy hoại. Bằng kính hiển vi điện tử đã ghi nhận được


15

một loại virus mới thuộc họ Coronavừideae. Đó là virus có dạng hình cầu, đối
xứng hình khối, lõi chứa ARN và ARN polymerase, vỏ peplone có các gai nhú
nhung khơng phải là glycoprotein loại hemaglutinin, đường kính khoảng 10 nm.
Kỹ thuật giải trình tự gen đã xác định được virus SARS là một

mới

gọi là SARS - c o v . SARS-COV càng được khẳng định là căn nguyên gây bệnh
SARS khi tìm thấy virus trong mơ phổi, trong bệnh phẩm pliế quản và trong đờm
của bệnh nhân. Một số chuyên gia cho rằng SARS-COV là một biến chủng của
coronavirus động vật và có độc lực cao. Việc định týp SARS-COV đang được
nghiên cứu. Các nhà khoa học Hồng Công cho rằng: SARS-COV biến dị kể cả

hình dạng, để né tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng một số chun gia
WHO lại khơng coi trọng biên dị này, vì họ cho rằng đây là đặc điểm cố hữu của
coronavirus. Tuy vậy, nếu SARS-COV biến dị nhanh sẽ gây nhiều khó khăn cho
chẩn đốn, sản xuất vacxin và sự đề kháng của cơ thể.
Chẩn đoán virus học bằng cách: lấy bệnh phẩm đường hô hấp, xử lý kháng
sinh và cấy vào tế bào Vero E6, SARS-COV gây huỷ hoại tế bào. Xác định virus
bằng lánh hiển vi điện tử hoặc PCR. Phát hiện kháng thể bằng phản ứng miễn dịch
huỳnh quang gián tiếp hoặc ELISA.
Hiện chưa có vacxin phịng bệnh SARS. Nên phòng bệnh chủ yếu dựa vào
biện pháp phòng không đặc hiệu bằng cách: bao vây và dập tắt ổ dịch, cắt đứt
nguồn lây, đảm bảo vệ sinh môi trường. •
1.2.2. Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, căn nguyên vi khuẩn
chiếm vị trí quan trọng gây NTHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các vi khuẩn gây
bệnh hay gặp trong NTHHCT ở trẻ em là :

s. pneumoniae, H. influenzae, M.

catarrhahis... [1], [2], [13].
12.2.1. s. pneum oniae [7].
Phế cầu được phân lập lần đầu bởi Louis Pasteur ở Pháp năm 1880. Mấy
năm sau, người ta chứng minh được phế cầu là nguyên nhân gây viêm phổi


16

thuỳ. Năm 1910, người ta định týp phế cầu bằng huyết thanh và đã sử dụng
huyết thanh để điều trị [7], Phế cầu cùng với tụ cầu, liên cầu và các Neisseria
gây viêm cấp mủ. Chúng gây bệnh theo cơ chế xâm nhập, sau khi gây ra các
thương tổn tổ chức, khi bị thực bào, chúng nhanh chóng bị phá huỷ và trở

thành áp xe.
Phế cầu là những cầu khuẩn có dạng hình ngọn nến, thường xếp thành
đơi, hiếm khi đứng riêng rẽ, đường kính khoảng 0,5 - 1,25

Ịim .

ở môi trường

nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn, bắt màu gram dươns, không di động,
không sinh nha bào, trong bệnh phẩm hoặc trong mơi trường ni cấy có
nhiều albumin thì có vỏ. Đây là vi khuẩn hiếu, kỵ khí tuỳ tiện. Vi khuẩn mọc
dễ dàng trong môi trường giàu chất dinh dưỡng, nhiệt độ ni cấy thích họp là

37°c, trong khí trường có 5% C 0 2.
Trong mơi trường lỏng, phế cầu mọc có khuynh hướng khuếch tán và
lắng-cặn, khi môi trường đã ngả sang acid. Trên môi trường thạch máu, vi
khuẩn có vỏ tạo thành khuẩn lạc trịn, bóng ướt, khơng sắc tố, có chóp ỏ giữa.
Nếu để lâu có khuynh hướng lõm ở giữa, do sự tự ly giải, đường kính khuẩn
lạc 0,5 - 1,5 mm, xung quanh khuẩn lạc có vịng tan máu alpha. Phế cầu phát
triển rất tốt trong các môi trường lỏng và môi trường thạch trypticase Soy có
bổ xung 5% máu : cừu, ngựa, thỏ, đã loại bỏ hết tơ huyết.
Dựa vào polysaccharid vỏ,

s. pneumoniae

được chia làm 85 týp huyết

thanh. Trong đó, có 23 týp được xác định là nguyên nhân của 90% các trường
hẹp nhiễm khuẩn do


s. pneumoniae

gây ra. Các týp thường gây bệnh cho trẻ

em là 1, 6 và 14. ở từng vùng khác nhau, các týp gây bệnh ở mức độ khác
nhau, trong cơ chế bệnh sinh, vỏ ức chế sự thực bào, tạo điều kiện cho vi
khuẩn tồn tại, nhân lên trong tổ chức vật chủ và gây bệnh.
Phế cầu thường cư trú ở vùng tỵ - hầu của người lành với tỷ lệ khá cao :
40% đến 70%. Phế cầu gây bệnh ở đường hơ hấp : điển hình là viêm phổi, phế
quản - phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi [50], [61]. Viêm phổi do phế cầu


I mu

TRƯỜNG PH PlẾưnưỏMC

17

NAWO'NH

thường xảy ra, sau khi đường hô hấp bị tổn thương do virus hoặc hoá chất.
Bệnh gặp rải rác quanh năm, nhưng có thể thành dịch vào mùa đông. Bệnh lây
từ người sang người qua đường hô hấp. Vacxin polysacharid vỏ được bào chế
từ 23 týp

s. pneumoniae được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Tuy không bảo

vệ hồn tồn bệnh do phế cầu, vì khơng đủ serotyp, nhưng đã ngăn cản được
các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do


s. pneumoniae [56].

1.2.2.2. H. influenzae

[19].

H. influenzae do Richard Pfeifer phân lập lần đầu tiên, từ một bệnh nhân
bị chết trong vụ dịch cúm năm 1892. Từ đó, trong một thời gian dài, ngưịi ta
cho rằng nó chính là căn nguyên gây bệnh cúm và gọi tên là Bacterium
influenzae. Cho đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm, thì căn nguvên của
bệnh cúm, cũng như vai trò của Bacterium influenzae với được làm sáng tỏ:
virus cúm, gây ra bệnh cúm, còn Bacterium influenzae là vi. khuẩn đi kèm, sau
khi niêm mạc đường hô hấp, bị tổn thương bởi virus cúm.
H. influenzae là trực khuẩn hoặc cầu trực khuẩn nhỏ, bắt màu gram âm,
khơng có lơng, có thể có vỏ, kích thước 0,5

X

3 pm. H. influenzae là loại vi

khuẩn khó nuôi cấy. Chúng không mọc được trên các môi trường nuôi cấy
thông thường, chỉ mọc khi trong môi trường đã có sẵn cả hai yếu tố X và V.
Yếu tố X là hỗn hợp của các chất màu có chứa sắt như hemin và hematin.
Vi khuẩn dùng yếu tố X để tổng hợp catalase, peroxidase và các cytochrom
của hệ thống vận chuyển điện tử. Máu và các sản phẩm của máu, là nguồn
nguyên liệu được sử dụng để sản xuất yếu tố X. Thạch máu 5% có khả năng
cung cấp đủ lượng yếu tố X mà H. influenzae cần thiết để phát triển.
Yếu tố V : Nicotinamid - Adenin - Dinucleotid (NAD), yếu tố này có
trong hồng cầu. Muốn tạo ra V phải ly giải hồng cầu bằng cách đun cách thuỷ ờ
nhiệt độ 80°c trong 15 phút. Một số vi sinh vật như tụ cầu vàng, cũng có khả năng

sinh yếu tố V và giải phóng ra mơi trường, trong quá trình phát triển [19].


18

H. influenzae hiếu khí, mọc tốt trên mơi trường chocolat, địi hỏi khí
trường có 3 - 5 % C 0 2, nhiệt độ ni cấy thích hợp là 37°c. Sau 18 đến 24 giờ,
các chủng có vỏ phát triển thành khuẩn lạc : sáng bóng, nhày ướt và có mùi
tanh đặc biệt. Vi khuẩn không mọc được trên môi trường thạch máu cừu, có
thể mọc trên mơi trường thạch máu thỏ, nhưng không làm tan máu và khuẩn
lạc nhỏ hơn nhiều so với trên môi trường chocolat trong cùng điều kiện nuôi
cấy. Cũng trên môi trường thạch máu, người ta thấy, các khuẩn lạc của
H. influenzae xung quanh các khuẩn lạc bội nhiễm thì rất to, trong khi đó. ở
những vùng xa thì hoặc khơng mọc hoặc mọc rất bé. Hiện tượng này gọi là
hiện tượng : vệ tinh. Bản chất của hiện tượng là sự tiết ra yếu tỏ' V của vi
khuẩn bội nhiễm [19].
H. influenzae ký sinh bắt buộc ở niêm mạc đường hô hấp của người.
Khoảng 75% trẻ lành có mang H. influenzae ở họng - mũi như là một thành
viên của vi khuẩn chí bình thường [5], [22]. Bệnh lây trực tiếp từ người, sang
người qua con đường hơ hấp. Độc tính liên quan đến sự có vỏ hay khơng có vỏ
polysaccharit của vi khuẩn. Hơn 90% các chủng H. influenzae là khơng có vỏ
và thường gây ra các nhiễm trùng tại chỗ như : viêm amydal, viêm tai giữa,
viêm xoang ... thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và trẻ em ở các nước đang
phát triển [14], [23].
Ngược lại, các chủng H. influenzae có vỏ lại là căn nguyên chính của
viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm phổi. Trong đó trên 80% do H.
influenzae týp B (Hib). Cơ chế gây bệnh của Hib là do vỏ bọc có khả năng
chống lại sự thực bào và quyết định tính mảnh độc của vi khuẩn. Tỷ lệ người
lành mang Hib từ 1 đến 5%, có vùng lên tới 10%. H. influenzae không sinh
ngoại độc tố, nhưng lại tạo enzym protease phân huỷ IgA tạo điều kiện thuận

lợi cho việc xâm nhập của vi khuẩn [44], [49].


×