Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ IN: NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ INMOULD LABELLING VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT TRONG THỊ TRƯỜNG BAO BÌ NHÃN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.88 KB, 24 trang )

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION

FACULTY FOR HIGH QUALITY TRAINING

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ IN

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ IN-MOULD
LABELLING VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT
TRONG THỊ TRƯỜNG BAO BÌ NHÃN

SVTH: Võ Thị Mỹ Duyên - 17148009
GVHD: Chế Quốc Long
TP . HỒ CHÍ MINH – 2020


Tên đề tài:
Nghiên cứu về công nghệ In-mould labelling và những ứng dụng đặc biệt trong
thị trường bao bì nhãn
Mục đích:
In-mould labelling (IML) là cơng nghệ sử dụng vật liệu làm nhãn với loại giấy
tổng hợp PP và PE, sau khi được gia cơng theo mục đích tiêu dùng, nó được
phủ một chất kết dính nóng chảy đặc biệt để đúc đồng thời với chai nhựa (*) tạo
nên sự hợp nhất giữa nhãn và chai như là một mà không có sự phân tách giữa
nhãn và chai như ở phương pháp dán nhãn truyền thống.
(*): Khơng chỉ riêng các hình dạng chai, mà có thể là hộp, hay bất cứ dạng
khuôn nào khác miễn là vật liệu nhựa. Ở đây sử dụng một sản phẩm cụ thể để
dễ dàng hơn trong việc hình dung.
1. Phân tích cơng nghệ In-mould labelling.
2. Xác định những tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu và gia công bề mặt.
3. Ứng dụng của IML trong thực tế.


Tài liệu tham khảo:
Bài đọc tham khảo:
1.
Công nghệ IML (ghi nhãn trong khuôn) cho các ứng dụng thực phẩm và
phi thực phẩm:
[ Truy cập ngày 31/3/2020 ]
/>(Phần IML technology – the reference class)
2.

Sản phẩm ghi nhãn trong khuôn của vinsak:
[ Truy cập ngày 31/3/2020 ]
/>

(Phần Features of the In-Mould Labels, Benefits of In-mould Labeling,
Applications of In Mould Labels)
3.

Ghi nhãn trong khn và vai trị của tạo tĩnh điện:
[ Truy cập ngày 31/3/2020 ]
/>(Phần How does IML work?, Injection moulding or blow moulding?)

4.

Vật liệu phim in và ứng dụng đóng gói chai nhựa trong IML:
[ Truy cập ngày 1/4/2020 ]
/>(Phần Benefits abound, Why synthetics?, Injection vs. blow molding)

5.

File PDF của trường Đại học Clemson - TigerPrints:

Thành phần hỗn hợp và đặc tính của một lớp phủ kháng khuẩn
[ Truy cập ngày 1/4/2020 ]
/>article=3090&context=all_dissertations
(Phần:
2.7.3 Coating, Substrate and Coater Characteristics, trang 20-23
2.9.2 Surface treatments, trang 52-53
2.9.3 Corona Discharge Treatment, trang 53-56
2.9.4 Polyethylenimine (PEI) Primer, trang 56-66
2.11 Challenges in Scaling Up Antimicrobial Coatings, trang 59-68, mục:
 Batch Formulation, Production and Film Coating Processes
 Regulatory Difficulties
 Antimicrobial Efficacy
 Physical Material Properties)

6.

Giáo trình Cơng nghệ gia cơng sau in, chủ biên Nguyễn Thị Lại Giang
[ Truy cập ngày 2/4/2020 ]
(Chương hai: Các công nghệ gia công thành phẩm mục
 I.2.1 Tráng phủ verni, trang 30-34
 I.2.2 Dán ghép màng, trang 41-50)


Video tham khảo:
 Cách thức hoạt động của IML:
/>v=gjildcWbGUg&fbclid=IwAR0jD4SUZqu0VKuTZiahAHFJAYt4D
UOR5r2iAOmMVMT_YSoICjaSx0ukoZ8
/> Phương pháp ép phun trong IML:
/> Phương pháp đúc thổi trong IML:
/>


Mục lục:
I.

PHẦN MỞ ĐẦU:..............................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1

2.

Mục đích khách thể và đối tượng nghiên cứu:..................................................3

3.

Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu:...........................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................4

II.

PHẦN NỘI DUNG:..........................................................................................4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:..............................................................................4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:............................................................................4
1.1.1


Sơ lược lịch sử phát triển của công nghệ ghi nhãn In-mould labelling:5

1.1.2

Những hạn chế trong thị trường bao bì nhãn:........................................5

1.1.3

Các thành tựu hiện tại mà công nghệ In-mould labelling mang lại:......6

1.2 Cơ sở lý thuyết:.............................................................................................6
1.2.1

Khái niệm về công nghệ In-mould labelling:........................................6

1.2.2

Cấu trúc cơ bản của nhãn trong khn:.................................................7

1.2.3

Quy trình hợp nhất giữa vật liệu chứa và nhãn:....................................7

1.2.4

Các vấn đề về tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu trong công nghệ In-mould

labelling:..........................................................................................................10
CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ IN-MOULD LABELLING VÀ NHỮNG ỨNG
DỤNG ĐẶC BIỆT TRONG THỊ TRƯỜNG BAO BÌ NHÃN:..............................12

2.1 Một số vấn đề gia công bề mặt cho nhãn khi áp dụng với công nghệ Inmould labelling cần lưu ý:...................................................................................12
2.2 Những ứng dụng thực tế của công nghệ In-mould labelling:......................15


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN:....................................................................................15
3.1 Lợi ích của cơng nghệ In-mould labelling đem lại:.....................................15
3.2 Hướng phát triển:.........................................................................................17


SVTH: Võ Thị Mỹ Duyên – 17148009/ GVHD: Chế Quốc Long

I.

7


II.

PHẦN MỞ ĐẦU:
1.

Lý do chọn đề tài:
Nhãn in có mặt ở khắp nơi trên thị trường, đặc biệt khi nhu cầu về đóng gói
được nâng cao gây ra sự địi hỏi không chỉ đơn thuần là bắt mắt mà đồng
thời còn phải đảm bảo được các yêu cầu về độ bền như khả năng chịu được
độ ẩm, hóa chất, và độ chống trầy xước, bong tróc nhãn dán trong nhiều môi
trường khác nhau. Một sản phẩm cần dùng đi kèm một bao bì nhãn dán, với
mức báo động của ơ nhiễm mơi trường vì hàng trăm ngàn tấn chất thải từ
bao bì mỗi năm thì việc thay thế dần nhựa nguyên sinh bằng nhựa tái chế
trong sản xuất bao bì là một điều thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, sự cải tiến

của công nghệ dẫn đến vài mặt hạn chế về việc tạo hàng giả kém chất lượng
được che đậy hồn hảo bởi bao bì nhãn bên ngồi có thể nói là hồn tồn
giống nhau khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được giữa thật và giả.
Để giữ được uy tín trên thị trường, cũng như giữ đúng cam kết về chất lượng
của mình đối với khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất cần phải đầu tư kỹ
hơn về phương diện bao bì đóng gói nhằm đưa ra giải pháp nâng cao giá trị
thẩm mỹ đồng thời ngăn chặn việc bị sao chép sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng, để chọn một sản phẩm, đầu tiên sẽ đánh giá bằng
mắt từ chất lượng bên ngồi trước. Sẽ khơng một ai muốn bỏ tiền ra để mua
về sản phẩm bị bay màu, hay trầy xước, bong tróc thơng tin sản phẩm vì tâm
lí trực quan ln cho rằng đó là sản phẩm kém chất lượng, không đáng tin
dùng hoặc là hàng tồn khơng bán được ra bên ngồi. Một điển hình khác khá
phổ biến là trong lĩnh vực bao bì thực phẩm, câu hỏi mà chúng ta ln cần
đặt ra là liệu loại bao bì chúng ta đang cầm trên tay có gây ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm bên trong hay không nếu nhiệt độ môi trường thay đổi.
Hoặc một ví dụ rõ ràng và thực tế dễ gặp nhất là những vật dụng được đặt ở


nhà vệ sinh, với một môi trường luôn ẩm ướt thì làm cách nào để sản phẩm
bên trong vẫn đảm bảo được chất lượng ban đầu của nó. Khơng chỉ vậy, khi
nhu cầu về vật chất được nâng cao thì xã hội luôn quan tâm đến “chất lượng
thật” bên trong sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm
với đầy đủ các thông tin từ khác nhau đến giống nhau 99%. Con số này nói
lên khả năng sao chép hàng thật của hàng giả kém chất lượng đang có mức
lan rộng và ngày càng tinh vi hơn khiến người tiêu dùng chống ngợp với thị
trường bao bì nhãn. Việc tiêu dùng khơng an tồn thúc đẩy một giải pháp
cấp bách ngăn chặn tình trạng mua nhầm hàng giả không mong muốn. Từ
một loạt các vấn đề vừa nêu ra ở trên, rõ ràng thấy được tầm quan trọng của
việc cần đẩy mạnh giá trị bao bì nhãn là một điều vô cùng cần thiết.
Phương pháp dán nhãn giấy truyền thống không thể đáp ứng được các yêu

cầu trên nên việc áp dụng công nghệ ghi nhãn trong khuôn In-mould
labelling (IML) là một điều thiết yếu. Công nghệ In-mould labeling đáp ứng
được các yêu cầu về độ bền do tính chất đặc biệt từ việc hợp nhất giữa nhãn
và khn nhựa làm một, việc này hồn tồn loại bỏ được các yếu tố từ mơi
trường bên ngồi tác động đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời IML giúp
triệt tiêu rất nhiều rủi ro có thể quan sát bằng mắt như việc trầy tróc thơng
tin, tràn lượng keo dán ra bên ngoài khiến sản phẩm bị bẩn, hay xuất hiện
các nếp nhăn, mụn nước trên bề mặt nhãn trong q trình dán keo dính. IML
cịn giúp nâng cao khả năng thẩm mỹ bởi những thiết kế độc đáo, khác biệt
với các sản phẩm cịn lại thơng qua sự cho phép áp nhãn vào khuôn một
cách chắc chắn với nhiều hình dạng, điều mà sẽ gây khó khăn nếu thực hiện
bằng phương pháp truyền thống. Công nghệ IML được coi là một đại sứ về
cách khắc phục vấn đề “mua nhầm hàng giả” vì cơ bản khơng thể nào dán
chồng thêm một nhãn khác lên trên để thay thế che đi những thơng tin có


trong nhãn đã được liên kết với khuôn, càng không thể tách nhãn ra khỏi
khuôn nhựa khi chúng đã thông qua quá trình hợp nhất vĩnh viễn với nhau
thành một. Bên cạnh đó việc sử dụng vật liệu làm nhãn bằng các loại giấy
tổng hợp không chỉ tạo được những màu sắc đẹp, rõ nét, nâng cao độ bóng
bề mặt mà cịn đóng góp lớn cho nền cơng nghiệp về khả năng tái chế vật
liệu mà sẽ khơng thể tìm thấy ở phương pháp truyền thống vì sự rắc rối về
keo dính trên bề mặt vật liệu.
2.

Mục đích khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Công nghệ in nhãn cho thị trường bao bì và những
vấn đề còn nhiều hạn chế từ việc sử dụng phương pháp dán nhãn truyền
thống.
- Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ ghi nhãn In-mould labeling và những ứng

dụng đặc biệt trở thành giải pháp cho các vấn đề xuất hiện trong thị trường
bao bì nhãn.

3.

Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu:
- Nhiệm vụ đề tài:
Đánh giá vấn đề thực tế việc sử sụng bao bì nhãn dán cịn nhiều hạn chế, gây
khó khăn trong việc bảo quản vì bao bì phải chịu ảnh hưởng từ mơi trường
bên ngồi và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bên trong nên giải pháp hữu
hiệu nhất được đưa ra là công nghệ ghi nhãn trong khn In-mould labelling
có thể đảm bảo được chất lượng toàn diện từ trong ra ngoài sản phẩm. Đồng
thời giải quyết được những rắc rối về việc sản xuất hàng giả kém chất lượng,
hay hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải bao bì nhựa không thể
phân hủy.
- Phạm vi nghiên cứu:




Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ ghi nhãn trong khuôn In-mould

labelling.

Hoạt động nghiên cứu: Giải thích về cách thức hoạt động của công
nghệ ghi nhãn trong khuôn In-mould labelling và phân tích được những vấn
đề cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu dựa theo nhu cầu sử dụng sản phẩm. Xác
định được những ứng dụng đặc biệt của công nghệ IML thay cho sự bất khả
năng của công nghệ ghi nhãn truyền thống.


Thời gian nghiên cứu: Tài liệu từ năm 2015 trở lại.
4.

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phương pháp chủ đạo): Dựa trên cơ sở thu
thập, hệ thống các tài liệu từ những trang bài báo khoa học, web tin học,
ebook liên quan đến cách thức hoạt động của công nghệ In-mould labelling
và những đặc trưng về tính chất của nhãn khi áp dụng với cơng nghệ IML.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp và chọn lọc những
thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ những tài liệu thu thập được.
- Phương pháp quan sát (phương pháp bổ trợ): Từ những quan sát thực tế khả
năng mua hàng của người tiêu dùng và những hạn chế trong quá trình sử
dụng bao bì nhãn.
- Phương pháp so sánh (phương pháp bổ trợ): Đối chiếu với những vấn đề còn
hạn chế, chưa thể giải quyết được từ phương pháp dán nhãn giấy truyền
thống.

III.

PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
A.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

A.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của công nghệ ghi nhãn In-mould labelling:


Công nghệ ghi nhãn In-mould labelling được bắt đầu vào năm 1999, là một
phần của việc mở rộng toàn cầu bởi một cơng ty bao bì thuộc sở hữu gia đình từ

năm 1946. Những cơng ty đầu tiên của IML nằm ở Canada sản xuất bao bì phục
vụ cho các cơng ty hàng tiêu dùng đóng gói quốc gia với cơng nghệ ghi nhãn
trang trí trong khn.
Từ năm 2000-2012, IML liên tục mở rộng quy mô đến thị trường các nước Mỹ,
Pháp với tiêu chí giải quyết được một số vấn đề cơ bản như độ bền sản phẩm,
khả năng tái sử dụng.
Vào năm 2014, IML tiếp tục phát triển tính thẫm mỹ và được sử dụng rộng rãi ở
các nước Nam Mỹ, đồng thời xuất khẩu nhiều loại sản phẩm nhãn trang trí
trong khn khác nhau đến tay người tiêu dùng thế giới.
Hiện tại, IML với khả năng tích hợp hầu hết các tính năng vượt trội giúp đáp
ứng các nhu cầu sử dụng của khách hàng đã có mặt rộng lớn trên thị trường, đã
có mặt phổ biến ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
A.1.2 Những hạn chế trong thị trường bao bì nhãn:
Sự thiếu sót trong thị trường bao bì nhãn khơng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
dẫn đến nhiều bất lợi cho người tiêu dùng. Rõ ràng chai nhựa truyền thống chỉ
có thể chứa các loại dung dịch nhưng lại khơng có cách đảm bảo độ bền màu
cho những thơng tin được in trên nhãn mác. Hay những thực phẩm đông lạnh
chế biến sẵn không đạt yêu cầu ngay từ bao bì hộp gây ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng thực phẩm, làm rút ngắn thời hạn bảo quản. Bên cạnh đó là báo động
về việc sử dụng quá mức các loại bao bì nhựa dán nhãn truyền thống khơng thể
phân hủy làm môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Hệ quả của việc sao chép
bao bì là một trong những yếu tố liên quan đến lòng tin của người tiêu dùng đối
với một doanh nghiệp.


A.1.3 Các thành tựu hiện tại mà công nghệ In-mould labelling mang lại:
Hiểu được bản chất vấn đề trong thị trường bao bì nhãn, từ đó đưa ra giải pháp
cần một loại bao bì nhựa đóng gói đáp ứng được các yêu cầu về độ bền đẹp,
tiện dụng, có khả năng thích ứng với nhiều mơi trường khác nhau và có thể dễ
dàng tái chế, đồng thời khơng có khả năng sao chép hàng giả kém chất lượng.

Phân tích cách thức hoạt động của công nghệ In-mould labelling và xác định
được những ưu điểm vượt trội của công nghệ này so với việc sử dụng cách
đóng gói bao bì nhãn theo phương pháp truyền thống. Đối chiếu những ưu điểm
này, IML thích hợp trở thành giải pháp cho các vấn đề thực trạng cần được giải
quyết và được ứng dụng rộng rãi trong thị trường bao bì nhãn.
IML đã được ứng dụng để ghi nhãn trong khuôn cho các hộp nhựa thực phẩm
tiện dụng với tiêu chí đảm bảo an toàn sức khỏe, các thùng, hộp chứa với độ chi
tiết, độ bóng cao vượt trội đã qua thử nghiệm chịu được độ ẩm, sự thay đổi lớn
về nhiệt độ, khả năng chống xước, không bị nứt hay khả năng loại bỏ các nếp
nhăn, mụn nước lên trên bề mặt.
A.2

Cơ sở lý thuyết:

A.2.1 Khái niệm về công nghệ In-mould labelling:
In-mould labelling là công nghệ sử dụng vật liệu làm nhãn với các loại giấy
tổng hợp, sau khi được gia công theo mục đích tiêu dùng, nó được phủ một chất
kết dính nóng chảy đặc biệt để đúc đồng thời với khn nhựa, sau khi được làm
mát trong khuôn sẽ tạo nên sự hợp nhất như là một mà khơng có sự phân tách
giữa nhãn và chai như ở phương pháp dán nhãn truyền thống.
Về cách thức hoạt động của IML, đầu tiên nhãn được hút ra khỏi trạm nhãn.
Tiếp theo chúng được đặt trên lõi và di chuyển đến khuôn, nơi mà các hạt nhựa


sẽ được nung nóng để định hình dạng cho vật chứa. Khn đóng lại ngay lúc
nhận nhãn, nhãn được định vị bằng chân khơng trong khn. Khi đó, chất kết
dính ở nhãn bắt đầu chảy ra và liên kết với vật chứa đang được hình thành trong
khn. Sau khi hồn tất sự kếp hợp giữa nhãn và vật chứa thì khuôn bắt đầu mở
ra, lúc này vật chứa bằng nhựa đã hợp nhất với nhãn thành một sản phẩm hoàn
thiện mà không cần dùng keo để dán nhãn lên bề mặt chai.

A.2.2 Cấu trúc cơ bản của nhãn trong khuôn:
- Bề mặt in: Là nơi giữ lớp mực, chứa các thông tin, chi tiết cần thể hiện trên
sản phẩm.
- Lớp giữa: Gồm các hình thức gia cơng hỗ trợ bề mặt in nhằm cung cấp cho
vật liệu đủ độ cứng, độ trong suốt, và khả năng chịu nhiệt độ cao để đảm bảo
in ấn chính xác.
- Lớp keo dính: Lớp này tan chảy ở nhiệt độ cao trong khuôn cùng với vật
chứa, đảm bảo cho nhãn và vật chứa được liên kết chắc chắn với nhau.

A.2.3 Quy trình hợp nhất giữa vật liệu chứa và nhãn:
- Phương pháp ép phun:


Mơ tả quy trình hoạt động của phương pháp ép phun
Ép phun là phương pháp dùng vật liệu nhựa ở dạng hạt bơm vào khoang
(khn) chứa và cho nóng chảy ở nhiệt độ cao để tạo nên hình dạng cụ thể.
Trước khi bơm nhựa vào, nhãn đã được gắn sẵn trong khoang và được giữ
bởi chân khơng, khoang đóng lại sau khi nhận nhãn, ngay tại lúc nhựa được
nóng chảy định hình dạng thì chất kết dính ở nhãn cũng chảy ra liên kết với
hình dạng vật chứa. Sau khi thực hiện q trình nóng chảy kết hợp, nó được
làm mát để thực hiện bước cuối cùng đồng nhất giữa nhãn và vật chứa.
Ưu điểm của phương pháp này chính là khả năng dán nhãn cùng lúc lên tất
cả các mặt của hình dạng vật chứa, đây là một quy trình mà phương pháp
dán nhãn truyền thống khơng thể thực hiện được.
- Phương pháp đúc thổi:


Mơ tả quy trình hoạt động của phương pháp đúc thổi
Đúc thổi là phương pháp sử dụng vật liệu là các hạt nhựa nhiệt dẻo được
nóng chảy và tạo thành dưới dạng ống rỗng. Khi vật liệu nhựa hình ống đi

xuống với một chiều dài vừa đủ với kích thước sản phẩm định trước, nó
được kẹp lại bởi hai nửa khuôn chứa và được cắt đi để tách với phần ống
rỗng phía trên, chuyển sang cơng đoạn thổi khí cho đến khi nó phù hợp với
hình dạng bên trong của khuôn.
Cũng như phương pháp ép phun, nhãn được đặt sẵn trong khoan trước khi
kẹp vật liệu nhựa, q trình nóng chảy keo trên nhãn và thổi khí định hình
vật chứa diễn ra đồng thời. Sau khi vật chứa được định hình dạng và liên kết


với nhãn, nó được làm mát trong khn và cắt đi phần dư thừa, lúc này
khuôn chứa mở ra với sản phẩm đã được hợp nhất giữa nhãn và vật chứa.
So với phương pháp dán nhãn truyền thống thì phương pháp đúc thổi mang
lại khả năng uốn cong vật chứa mà khơng gây ra sự bong tróc nhãn giúp cho
độ bền nhãn kéo dài vĩnh viễn với vật chứa.
A.2.4 Các vấn đề về tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu trong cơng nghệ In-mould
labelling:
- Tính chất lí hóa của vật liệu chứa ảnh hưởng đến vật liệu làm nhãn:
Nhãn giấy truyền thống được áp dụng cho công nghệ IML trước đây, mặc dù
vẫn đem lại hiệu quả như một kỹ thuật trang trí sản phẩm mới, nhưng sự
khơng tương thích giữa giấy và nhựa đã gây ra một số vấn đề về chất lượng
như khả năng chống ẩm, chống rách và mài mịn kém, khơng thể tái chế với
vật chứa và quan trọng nhất là bị biến dạng khi khoang co lại hoặc mở rộng.
Vì vậy việc sử dụng giấy tổng hợp thay cho giấy truyền thống giúp giảm
thiểu hoặc loại bỏ một số vấn đề về chất lượng nhờ vào đặc tính co rút phù
hợp với vật liệu chứa, thơng thường vật liệu làm nhãn sẽ có cùng tính chất lí
hóa với vật liệu chứa vì:

Sự tương thích hóa học khi cho nóng chảy hai loại nhựa cùng
lúc giúp tăng tính liên kết.


Sử dụng cùng một loại nhựa tổng hợp giúp cho việc tái chế dễ
dàng và hiệu quả hơn.
- Tổng hợp một số loại vật liệu nhựa thông dụng trong cơng nghệ In-mould
labelling:
Loại vật liệu

Tính chất lí hóa

Cơng dụng

Minh họa


PP

Trong suốt, có bề Thường được ứng

(Polypropylene) mặt

bóng

láng, dụng tạo các hộp

mềm dẻo, chống nhựa thực phẩm.
thấm nước tốt.

PE

Tính bền cơ học Thường áp dụng


(Polyethylene)

cao, trong suốt và đối với phương
có độ bóng bề mặt pháp
cao.

đúc

thổi

chai nhựa.

ABS

Khơng thấm nước, Thường sử dụng

(Acrylonitrile

độ bền va đập cao, cho các sản phẩm

butadiene

dẻo dai và khả có tuổi thọ cao

styrene)

năng

chịu


nhiệt như hộp ăn trưa.

tốt.

PC

Trong suốt, có tính Được

(Polycarbonate)

bền cơ học cao, cho các sản phẩm
khả

năng

chịu trong suốt.

nhiệt lớn, tỷ lệ co
rút thấp.

sử

dụng


PET
(Polyester)

Độ bền cơ học Được


sử

dụng

cao, có khả năng nhiều cho các sản
chịu lực va chạm phẩm chứa đồ ăn,
và sự mài mịn tốt.

thức uống.

CHƯƠNG II. CƠNG NGHỆ IN-MOULD LABELLING VÀ NHỮNG ỨNG
DỤNG ĐẶC BIỆT TRONG THỊ TRƯỜNG BAO BÌ NHÃN:
III.1 Một số vấn đề gia công bề mặt cho nhãn khi áp dụng với công nghệ Inmould labelling cần lưu ý:
- Tại sao cần gia công bề mặt cho nhãn?
Khác với việc sử dụng phương pháp dãn nhãn truyển thống, cơng nghệ IML
địi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm. Để tạo được các tính chất cho bề
mặt của sản phẩm như bóng láng, chịu mài mịn, va đập, bẻ gãy, chịu lực tốt,
độ bền cơ học cao, tính chống thấm nước - dầu, khả năng chịu được nhiệt
độ, tính kháng khuẩn… địi hỏi vật liệu phải có tính chất đặc biệt. Các tính
năng này được bổ sung tùy theo mục đích sử dụng.
- Sử dụng màng ghép:
Để đảm bảo những tính năng của nhãn trong cơng nghệ IML cho các mục
đích tiêu dùng đặc biệt mà nhãn giấy truyền thống không thể thực hiện,
người ta tạo một lớp màng ghép để nâng cao chất lượng nhãn. Đồng thời
người ta sử dụng thêm một lớp lót vì nó giúp tạo sự liên kết tối đa giữa mực
và màng.
Thời gian, độ ẩm, điều kiện bảo quản và môi trường làm ảnh hưởng đến bề
mặt màng nên cần phải xử lí corona trước khi ghép hai lớp màng lại với



nhau, việc này giúp tạo một lớp lót tốt hơn và tăng khả năng bám dính của
mực đồng thời tạo được tính liên kết chắc chắn trong q trình ép phun hoặc
đúc thổi của IML. Lớp lót thường rất mỏng, khoảng 0.04-0.4 g/m2.
Tuy nhiên các bao bì sản phẩm ln ưu tiên tính năng chống thấm ướt nên
chỉ sử dụng mật độ vừa đủ đối với q trình xử lí corona.
- Sử dụng phương pháp tráng phủ verni:
Lớp màng được tạo thành sau khi verni sẽ đông cứng, trong suốt, khơng màu
và đồng nhất. Có 4 loại verni chính:

Verni gốc dầu: Dễ gia cơng, độ bám dính cao, sau khi khơ có độ đàn
hồi tốt. Độ bóng kém, mức độ ngả vàng cao, tốc độ khô thấp nên sản phẩm
thường bị dính.
Đối với các sản phẩm địi hỏi chất lượng cao, thường ít khi ứng dụng
phương pháp gia cơng này.

Verni gốc nước: Độ bóng và độ phẳng cao, có tính đàn hồi, khả năng
chịu lực cơ học và chịu mài mịn khá tốt, màng khơng bị ngả vàng, chịu
được nhiệt độ thấp, có khả năng tráng phủ trên vật liệu thấm hút và không
thấm hút. Tuy nhiên tờ in thường bị cong vênh khi tráng phủ. Nên tráng phủ
một mặt trên giấy có định lượng nhỏ hơn 90g/m2 và tráng phủ hai mặt trên
giấy có định lượng nhỏ hơn 135g/m2.
Verni gốc nước chủ yếu được áp dụng cho các loại thực phẩm nhưng hiệu
suất và độ bền của chúng còn hạn chế.

Verni UV: Có độ bóng cao (nếu có thêm lớp lót), khả năng chống ma
sát và tác nhân hóa học tốt, tốc độ khơ nhanh, có khả năng tráng phủ trên vật
liệu thấm hút và không thấm hút.
Tuy nhiên nếu lớp mực chưa khơ hồn tồn sẽ làm màng bị đục, nên cần có
bộ phận làm lạnh đặt ngay sau đèn UV để làm mát màng.
Phương pháp tráng phủ verni UV cho chất lượng bền hơn, có khả năng chịu

nhiệt và nước tốt hơn, do tính chất độc hại nên cịn ít phổ biến, những năm


gần đây đã được áp dụng rộng rãi và nhiều hơn cho bao bì thực phẩm khi sử
dụng verni UV ở mức độ thấp.

Verni gốc dung mơi: Vì được làm khô theo cơ chế dựa trên sự bay hơi
của dung mơi gây ra ơ nhiễm mơi trường nên ít được sử dụng.
Lớp verni cao sẽ cung cấp độ bền và bảo vệ tốt hơn đồng thời cũng tạo ra
các lực căng mà nhãn mỏng không thể chịu được. Để đạt được độ bền tốt
cũng như độ khô và độ bám dính ổn định, nên sử dụng lớp tráng phủ verni ở
mức vừa đủ.
- Cán màng BOPP Film:
Độ ổn định về kích thước của nhãn đối với IML là rất quan trọng, BOPP
film khá nhạy cảm, thường không ổn định dưới sức nóng và lực căng có thể
làm biến dạng nhãn, do đó chỉ sử dụng các giá trị thấp nhất có thể.
Sấy ở mực độ thấp nhất đủ để khơ, tùy thuộc vào các thơng số hóa học của
màng, nhiệt độ sấy có thể dao động trong khoảng từ 50°C đến 90°C.
- Khả năng kháng khuẩn cho bao bì thực phẩm:
Đối với thị trường bao bì thực phẩm, khơng những phải đảm bảo chất lượng
bao bì từ bên ngồi mà còn phải lưu ý đến việc kéo dài hạn sử dụng mà vẫn
đảm bảo được độ an toàn và khả năng kháng khuẩn từ bên trong vì bao bì
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Có hai cách cơ bản được áp dụng:

Bổ sung trực tiếp các chất chống vi trùng. Tuy nhiên cách này có thể
dẫn đến phản ứng chéo với thực phẩm chứa các thành phần như lipid hoặc
protein do sự khuyếch tán của các chất chống vi trùng làm ảnh hưởng đến
chất lượng nguyên thủy của thực phẩm nên cịn nhiều hạn chế, khơng được
áp dụng rộng rãi.


Sử dụng màng được phủ nisin có chứa chất chống vi trùng mang lại
hiệu quả hơn vì nó khơng chỉ cho phép ức chế ban đầu các vi sinh vật khơng
mong muốn, kiểm sốt sự phát triển của vi khuẩn mà cịn có khả năng duy
trì chất lượng thực phẩm, an toàn và kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm. Vì


sự tiện dụng và an toàn nên phương pháp này được dùng rộng rãi trong thị
trường bao bì thực phẩm.
III.2 Những ứng dụng thực tế của công nghệ In-mould labelling:
- Cơng nghiệp dầu: Bao bì hộp nhựa bao gồm dầu bôi trơn, dầu hộp số, thùng
sơn, chất chống đông,... với khả năng chịu được độ bền cơ học cao trên bề mặt
vật liệu và tính chất lí hóa giúp lưu trữ các dung dịch đặc biệt.
- Công nghiệp sản phẩm hàng ngày: Ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm như
sữa tắm, dầu gội, chất tẩy rửa, chất khử trùng và các sản phẩm chăm sóc cá
nhân nhờ vào tính chống thấm nước thơng qua q trình gia cơng bề mặt nhãn
thích hợp.
- Cơng nghiệp thực phẩm: Đóng gói các loại nước, kem, cà phê, trà, sữa chua,
thức ăn cho thú cưng và các loại thực phẩm khác dựa vào khả năng kháng
khuẩn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau được bảo quản trong thời gian dài.
- Ngành dược phẩm: Những bao bì thuốc cao cấp theo tính thẫm mỹ đặc trưng
của cơng nghệ IML.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN:
3.1

Lợi ích của công nghệ In-mould labelling đem lại:

Giải quyết được những vấn đề, rủi ro mà phương pháp dán nhãn truyền thống
khơng thể thực hiện được hoặc có thể nói phương pháp dán nhãn truyền thống
chính là tác nhân gián tiếp tạo ra các vấn đề trong thị trường bao bì nhãn. Bao bì
nhãn truyền thống khơng đảm bảo được độ bền màu, thẩm mỹ, khả năng chịu lực

cơ học và chịu ảnh hưởng từ môi trường, nhiệt độ thay đổi, hay khơng có khả năng
tái chế và là một trong những tác nhân gián tiếp thúc đẩy các thành phần sao chép
hàng giả kém chất lượng ra bên ngoài thị trường,… Công nghệ In-mould labeling
với các phương pháp gia công bề mặt nhãn theo những mục đích tiêu dùng đã
mang lại một số lợi ích như:


- Lợi ích chung đối với xã hội:

Hạn chế ơ nhiễm môi trường do khả năng tái chế vật liệu nhựa tổng
hợp vì khơng cịn lớp keo dán riêng biệt giữa nhãn và vật chứa

Giải quyết được vấn đề tuồn hàng giả ra ngồi thị trường nhờ vào tính
chất đặc biệt của IML là không thể tách nhãn ra khỏi vật chứa để sao chép
thơng tin có trên nhãn.
- Lợi ích đối với phương diện bao bì dán nhãn:

Khả năng chống ẩm, chống nước, loại bỏ việc nổi mụn bóng hay bong
tróc nhãn ra khỏi vật chứa. Giúp tái sử dụng vật chứa sau khi dùng bằng
cách rửa sạch với nước.

Khả năng chống mài mịn, trầy xước, nhăn bề mặt nhãn trong q
trình vận chuyển, sử dụng, ngồi ra cịn được kiểm nghiệm thực tế khi cọ
rửa trong máy rửa chén.

Chịu được nhiệt độ thấp, đơng lạnh đối với các thực phẩm cần bảo
quản lạnh như sữa, kem,…

Chịu được nhiệt độ cao từ lị vi sóng đối với các thực phẩm chế biến
sẵn cần làm ấm khi sử dụng.


Bao bì kháng khuẩn cho các loại thực phẩm cần có thời gian bảo
quản.

Bao bì kháng hóa chất đối với các sản phẩm vệ sinh cá nhân, dầu nhớt
và chất tẩy rửa gia dụng.
3.2

Hướng phát triển:

Từ những cơ sở lí luận trên, giải pháp cho toàn bộ vấn đề hiện tại của thị trường
bao bì nhãn chính là việc áp dụng cơng nghệ In-mould labelling. Với những ưu
điểm vượt trội, IML giúp cải thiện những rủi ro, nâng cao giá trị cho sản phẩm nói
chung hay mỗi doanh nghiệp nói riêng, đồng thời thúc đẩy nhu cầu mua hàng của
người tiêu dùng về mức độ an tâm, hài lòng khi sử dụng được thông qua hai hướng
phát triển chung:


- Hướng phát triển từ doanh nghiệp:
Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ IML cho các sản phẩm bao
bì đóng gói thay cho việc sử dụng phương pháp dán nhãn giấy truyền thống
vì những lợi ích chung của người tiêu dùng và xã hội.
- Hướng phát triển từ người tiêu dùng:
Để đạt hiệu quả tối đa từ việc áp dụng công nghệ IML, đồng thời cũng
khuyến nghị người tiêu dùng nên dần chuyển từ bao bì nhựa ngun sinh
khơng thể phân hủy sang bao bì nhựa tổng hợp bởi cơng nghệ IML để đảm
bảo vệ sinh, an tồn, mặt khác góp phần hạn chế vấn nạn ơ nhiễm mơi
trường và loại bỏ hàng giả kém chất lượng ra khỏi thị trường bao bì nhãn.




×