Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tài liệu luận văn Mối Quan Hệ Giữa Lực Lượng Cảnh Sát Quản Lý Trại Giam Với Gia Đình Phạm Nhân Trong Giáo Dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.43 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỮU THUYẾT

MèI QUAN Hệ GIữA LựC LƯợNG CảNH SáT QUảN Lý TRạI GIAM
VớI GIA ĐìNH PHạM NHÂN TRONG GIáO DụC PHạM NHÂN,
Từ THựC TIễN TRạI GIAM HOàNG TIếN, Bộ CÔNG AN

LUN VN THC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỮU THUYẾT

MèI QUAN Hệ GIữA LựC LƯợNG CảNH SáT QUảN Lý TRạI GIAM
VớI GIA ĐìNH PHạM NHÂN TRONG GIáO DụC PHạM NHÂN,
Từ THựC TIễN TRạI GIAM HOàNG TIếN, Bộ CÔNG AN
Chuyờn ngnh: Lut Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS CHU HỒNG THANH

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hữu Thuyết


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ PHỐI
HỢP GIỮA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI
GIAM VỚI GIA ĐÌNH PHẠM NHÂN TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC PHẠM NHÂN .......................................................................10
1.1.


Khái niệm phạm nhân, gia đình phạm nhân ................................. 10

1.1.1. Khái niệm phạm nhân ........................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm gia đình phạm nhân .......................................................... 11
1.2.

Ý nghĩa của gia đình với cơng tác giáo dục phạm nhân trong
trại giam ............................................................................................ 12

1.3.

Trại giam, lực lƣợng Cảnh sát quản lý Trại giam và công
tác giáo dục phạm nhân ................................................................... 14

1.3.1. Trại giam, lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam ............................... 14
1.3.2. Công tác giáo dục phạm nhân ............................................................ 15
1.4.

Cơ sở pháp lý, đặc điểm và nội dung, mối quan hệ phối hợp
giữa lực lƣợng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia đình
phạm nhân trong cơng tác giáo dục phạm nhân ........................... 19

1.4.1. Cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa Cảnh sát Quản lý trại giam
với gia đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân ........................... 19
1.4.2. Đặc điểm mối quan hệ giữa Cảnh sát Quản lý trại giam với gia
đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân ở trại giam..................... 20


1.4.3. Nội dung mối quan hệ giữa Cảnh sát Quản lý trại giam với gia

đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân ở trại giam..................... 22
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƢỢNG
CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM VỚI GIA ĐÌNH PHẠM
NHÂN TRONG GIÁO DỤC PHẠM NHÂN TẠI TRẠI GIAM
HỒNG TIẾN ..................................................................................................27
2.1.

Tình hình Trại giam Hồng Tiến và phạm nhân đang chấp
hành án tại Trại giam Hồng Tiến ................................................. 27

2.1.1. Tình hình phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam Hoàng Tiến ......... 27
2.1.2. Tình hình cán bộ, chiến sĩ của Trại giam Hoàng Tiến ....................... 31
2.1.3. Hệ thống cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động phối hợp giáo dục
phạm nhân giữa Trại giam Hồng Tiến với gia đình phạm nhân ........... 34
2.2.

Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa lực lƣợng Cảnh sát
Quản lý trại giam với gia đình phạm nhân trong giáo dục
phạm nhân ở Trại giam Hồng Tiến .............................................. 35

2.2.1. Tình hình thực hiện mối quan hệ giữa Trại giam Hồng Tiến và
gia đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân ................................. 35
2.2.2. Nhận xét, đánh giá chung ................................................................... 45
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 52
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHỐI HỢP GIỮA LỰC
LƢỢNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM VỚI GIA ĐÌNH
PHẠM NHÂN TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC PHẠM
NHÂN, TỪ THỰC TIỄN TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN .....................54
3.1.


Tiếp tục xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ trại giam ................ 54

3.2.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất của đơn vị ............... 56

3.3.

Nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của cán bộ, chiến sỹ ......... 57


3.4.

Đổi mới cách thức tổ chức họp, sinh hoạt giữa Trại giam
Hồng Tiến với gia đình của những phạm nhân mới đến
trại giam chấp hành án .................................................................... 59

3.5.

Đổi mới cách thức tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân
hàng năm với nội dung thiết thực và phù hợp .............................. 63

3.6.

Tăng cƣờng các hoạt động xã hội hóa một số nội dung của
công tác giáo dục phạm nhân .......................................................... 65

3.7.


Đảm bảo quyền con ngƣời cho phạm nhân trong quá trình
chấp hành án phạt tù ....................................................................... 67

Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BCA

Bộ Công an

C10

Cục cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng

CBCS

Cán bộ chiến sĩ

TT

Thông tư



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê mức án của phạm nhân trong các trại giam trên
cả nước

28

Thống kê về mức án của phạm nhân chấp hành án tại trại
giam Hoàng Tiến

29

Thống kê kết quả thi đua chấp hành án phạt tù năm 2019
của phạm nhân trong các trại giam cả nước

30

Thống kê kết quả thi đua chấp hành án phạt tù của phạm
nhân tại trại giam Hoàng Tiến

30


Số lượng và cơ cấu cán bộ, chiến sĩ trại giam Hồng
Tiến từ năm 2016 đến năm 2020

31

Bảng 2.6

Trình độ chun mơn và độ tuổi cán bộ trại giam Hồng Tiến

32

Bảng 2.7

Trình độ chun mơn và độ tuổi cán bộ trại giam Hoàng Tiến

33

Bảng 2.8

Thống kê hoạt động tổ chức cho phạm nhân gặp gia đình
và liên lạc điện thoại tại trại giam Hoàng Tiến từ năm
2016 đến các tháng đầu năm 2020

36

Thống kê hoạt động gửi quà cho phạm nhân trại giam
Hoàng Tiến

37


Bảng 2.10 Thống kê hoạt động tổ chức cho phạm nhân gặp gia đình
và liên lạc điện thoại tại trại giam Hoàng Tiến từ năm
2016 đến các tháng đầu năm 2020

39

Bảng 2.11 Thống kê hoạt động gửi tiền lưu ký cho phạm nhân trại
giam Hoàng Tiến

41

Bảng 2.12 Thống kê về mức án của phạm nhân chấp hành án tại trại
giam Hồng Tiến

47

Bảng 2.13 Thống kê tình hình phạm nhân vi phạm kỷ luật của trại
giam Hoàng Tiến

48

Bảng 2.14 Thống kê phạm nhân dân tộc thiểu số trại giam Hoàng Tiến

48

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5


Bảng 2.9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục phạm nhân trong trại giam là hoạt động phức tạp, đòi hỏi
một quá trình thường xuyên, lâu dài. So với các hoạt động giáo dục trong gia
đình và giáo dục trong hệ thống nhà trường thì giáo dục phạm nhân là hoạt
động giáo dục đặc biệt, áp dụng với những đối tượng đặc biệt. Trong môi
trường trại giam, lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam trực tiếp tiến hành
các hoạt động quản lý, giáo dục và có vai trị quyết định đối với q trình cải
tạo của phạm nhân. Ngồi ra, hai nhân tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến
tâm lý, nhận thức và hành vi của phạm nhân trong q trình chấp hành án,
đó là tập thể phạm nhân trong trại giam và gia đình phạm nhân, trong đó gia
đình phạm nhân là yếu tố nằm ngồi trại giam nhưng có vai trị là chỗ dựa
quan trọng cho nhiều phạm nhân, có ảnh hưởng lớn, thể hiện trên cả mặt tích
cực và tiêu cực đối với q trình chấp hành án của phạm nhân. Vì thế, để
đảm bảo tính mục đích và hiệu quả của cơng tác giáo dục phạm nhân thì
ngồi việc quản lý, xây dựng một tập thể phạm nhân tích cực, lực lượng
Cảnh sát quản lý trại giam cần phải chú trọng phối hợp với gia đình phạm
nhân nhằm thu hút, định hướng, điều chỉnh sự ảnh hưởng của các gia đình
này đến phạm nhân trong trại giam.
Những năm gần đây, tình hình phạm nhân trong các trại giam có
nhiều diễn biến phức tạp. Tổng số phạm nhân chấp hành án trong các trại
giam trong cả nước ngày càng tăng (tính đến ngày 25/11/2019, tổng số
phạm nhân trong toàn Cục Cảnh sát quản lý Trại giam, cơ sở giáo dục bắt
buộc, trường giáo dưỡng (C10) là 131.839 đối tượng; trong đó nam:
117.553; Nữ: 14.286) (Bảng 2.1), khiến cho việc duy trì và cải thiện điều


1


kiện sinh hoạt của phạm nhân trở nên khó khăn, chất lượng giáo dục phạm
nhân bị ảnh hưởng. Một số phạm nhân vẫn chưa thực sự yên tâm chấp hành
bản án, có thái độ chống đối cán bộ. Tình hình phạm nhân vi phạm nội quy,
vi phạm pháp luật trong trại giam cũng có xu hướng gia tăng, với nhiều thủ
đoạn tinh vi, khó kiểm sốt. Đặc biệt, tình trạng phạm nhân mang vật cấm,
điện thoại di động, ma túy vào trại giam sử dụng trái phép vẫn diễn ra rất
phức tạp, gây mất an ninh, an toàn trại giam và ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả của hoạt động quản lý, giáo dục phạm nhân. Thông qua việc sử dụng
trái phép điện thoại di động, phương thức và thủ đoạn vi phạm của phạm
nhân trong trại giam trở nên tinh vi và khó kiểm sốt. Điển hình như năm
2013, một số phạm nhân tại một số trại giam đã sử dụng điện thoại di động
để thông báo cho nhau cách thức tổ chức gây rối giữa các phân trại và đưa
thông tin lên mạng Internet gây hậu quả xấu; xẩy ra một số vụ việc phạm
nhân dùng điện thoại di động trái phép, liên lạc ra bên ngoài để lừa gia đình
phạm nhân khác để chiếm đoạt tiền.
Trong các năm từ năm 2013 đến nay mặc dù các đơn vị Trại giam đã
áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn, tuy nhiên tình trạng phạm nhân vi
phạm nội quy vẫn ở mức cao. Trước tình hình đó, Tổng cục VIII (Nay là
Cục C10) đã có nhiều văn bản chỉ đạo các trại giam tiếp tục tăng cường hoạt
động quản lý, giáo dục phạm nhân để phát hiện và ngăn chặn các vi phạm
nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Một trong những nguyên nhân của
những tồn tại này đó là sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý trại
giam với gia đình phạm nhân cịn hạn chế nên chưa phát huy được sức mạnh
giáo dục phạm nhân từ hai phía. Mặt khác, nhiều gia đình phạm nhân do
thiếu hiểu biết pháp luật, do nhận thức phiến diện nên tạo điều kiện cho
phạm nhân vi phạm hoặc vì vụ lợi mà cố tình tiếp tay cho phạm nhân vi


2


phạm. Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng của gia đình phạm nhân đến quá
trình chấp hành án của phạm nhân trong các trại giam hiện nay là rất lớn với
khả năng tác động theo nhiều hướng. Do đó, cần thiết phải có sự phối hợp,
định hướng, điều chỉnh của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, phục vụ
cho hoạt động giáo dục phạm nhân đạt kết quả.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển
biến, đời sống nhân dân nhiều nơi được cải thiện, mạng lưới giao thông
đường bộ và thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng. Hoạt động đi lại cũng
như lưu thơng hàng hóa trở nên thuận tiện hơn trước. Từ đó, sự quan tâm và
ảnh hưởng của gia đình phạm nhân đối với quá trình chấp hành án phạt tù của
phạm nhân trong các trại giam cũng trở nên thường xuyên hơn và ngày càng
được xã hội quan tâm.
Theo số liệu thống kê của Cục C10 thì số lượt phạm nhân gặp thân
nhân năm 2018 là 510.263 lượt; số lượt phạm nhân, trại viên, học sinh gặp gia
đình năm 2019 là 560.183 lượt [11]. Như vậy, tính riêng lượt phạm nhân gặp
gia đình năm 2019 đã tăng 49.920 lượt so với năm 2018.
Với xu hướng phát triển đó, dự báo trong thời gian tới, hoạt động thăm
gặp và liên lạc của phạm nhân với gia đình cịn tiếp tục tăng, ảnh hưởng của
gia đình phạm nhân đến kết quả chấp hành án của phạm nhân ngày càng lớn.
Tình hình quản lý và tổ chức hoạt động phối hợp với gia đình phạm nhân
trong cơng tác giáo dục phạm nhân trở lên phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi
phải có cơ chế quản lý tốt mối quan hệ trên và phải có sự phối hợp chặt chẽ
của trại giam với gia đình phạm nhân để góp phần đảm bảo hiệu quả công tác
thi hành án phạt tù.
Trại giam Hoàng Tiến được thành lập ngày 04/10/1983 (theo Quyết
định số 299/NV-QĐ của Bộ nội vụ nay là Bộ Công an) với diện tích 320ha;


3


tiền thân là trại giam loại II và hiện nay quy mô giam giữ được phê duyệt là
2.800PN, đơn vị giam giữ nhiều đối tượng phạm nhân cộm cán, cầm đầu,
nhiều phạm nhân có mức án cao. Do đó tình hình phạm nhân trong trại giam
rất phức tạp. Khảo sát cơ bản tình hình thực hiện mối quan hệ giữa lực
lượng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia đình phạm nhân tại Trại giam
Hoàng Tiến cho thấy: hoạt động phối hợp đã được tiến hành thực hiện từ
nhiều năm nay và chứng minh được tính cần thiết và hiệu quả của nó trên
các mặt cơng tác từ quản lý đến giáo dục phạm nhân. Tuy nhiên, các hoạt
động phối hợp với gia đình phạm nhân hiện nay chủ yếu được tiến hành khi
có các vụ việc xảy ra, vẫn cịn thiếu tính chủ động và tính hoạch định chiến
lược lâu dài cũng như chưa có một cơ chế phối hợp vận hành thống nhất và
hiệu quả giữa các đội nghiệp vụ.
Những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mối
quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia đình phạm
nhân trong giáo dục phạm nhân, từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến, Bộ
Cơng an” là vấn đề mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục phạm nhân là vấn đề đã được nghiên cứu bởi một số tác giả
Việt Nam, trong đó tiêu biểu là những cơng trình sau:
- Bàn về giáo dục pháp luật, của Trần Ngọc Đường và Dương Thanh
Mai. Cuốn sách chuyên khảo này đề cập các vấn đề lý luận liên quan đến giáo
dục pháp luật (chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức. Tuy
khơng trực tiếp bàn luận về giáo dục cho đối tượng đặc thù là phạm nhân,
nhưng sách có giá trị tham khảo đối với việc nghiên cứu hoạt động giáo dục
với nhóm đối tượng này.

4



- Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam của Nguyễn
Đình Lộc (luận án tiến sĩ). Trong luận án, tác giả tập trung phân tích những
vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của
ý thức pháp luật; tính cấp thiết của việc nghiên cứu ý thức pháp luật phục
vụ công cuộc đổi mới đất nước. Tác giả cũng đánh giá tình hình thực hiện
giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế
trong cơng tác giáo dục ý thức pháp luật ở nước ta thời kỳ trước đổi mới; từ
đó, đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác giáo dục ý thức pháp
luật tại Việt Nam.
- Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp (bằng thực tiễn của tòa án
và luật sư), của Dương Thanh Mai. Trong luận án, tác giả tiếp tục bài về các
vấn đề lý luận của giáo dục pháp luật (như khái niệm, chủ thể, đối tượng, nội
dung, hình thức…) sau đi sâu phân tích một hình thức giáo dục pháp luật
đặc thù là thông qua hoạt động tư pháp, dựa trên thực tiễn hoạt động tranh
tụng tại phiên tòa với sự tham gia của Kiểm sát viên giữ quyền công tố,
Thẩm phán và Luật sư.
- Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng tại trại giam trên địa bàn các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, của Nguyễn Văn Hùng. Luận văn hệ thống hóa các vấn
đề lý luận về tái hịa nhập cộng đồng trong thi hành án hình sự, đánh giá thực
trạng việc tổ chức tái hòa nhập cộng đồng tại trại giam ở nước ta trong tình
hình hiện nay và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này
qua thực tại các trại giam ở khu vực miền Đông Nam Bộ.
- Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam của Ngơ Văn Trù. Luận án đã phân tích, làm rõ được
khái niệm, mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và

5



hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này. Tác giả
cũng đã khảo sát, đánh giá đặc điểm, tình hình thực trạng giáo dục pháp luật
cho phạm nhân trong các trại giam ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta,
nguyên nhân và các vấn đề đang đặt ra từ đó đề xuất các quan điểm và giải
pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng tri thức,
thông tin lớn liên quan đến đề tài, là những tư liệu hữu ích cho tác giả trong
việc thực hiện luận văn này.
Mặc dù vậy, các cơng trình kể trên chủ yếu nói đến giáo dục pháp luật
nói chung. Trong khi đó, giáo dục cho phạm nhân khơng chỉ là giáo dục pháp
luật (tuy giáo dục pháp luật là nội dung quan trọng) mà còn là giáo dục ý thức
đạo đức, tư cách … Thêm vào đó, hiện chưa có cơng trình nghiên cứu nào về
giáo dục cho phạm nhân ở Trại giam Hồng Tiến. Vì vậy, luận văn này vẫn
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá thực
tiễn, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa lực
lượng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia đình phạm nhân phục vụ cơng tác
giáo dục phạm nhân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nhận thức cơ bản về mối quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát Quản
lý trại giam với gia đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân ở trại giam.

6


- Làm rõ thực trạng tình hình cơng tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh

sát Quản lý trại giam với gia đình phạm nhân trong cơng tác giáo dục phạm
nhân ở Trại giam Hoàng Tiến.
- Dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp
giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia đình phạm nhân trong giáo
dục phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý
trại giam với gia đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân từ thực tiễn Trại
giam Hoàng Tiến.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn khảo sát: Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên số
liệu thống kê và khảo sát thực tiễn công tác tại địa bàn Trại giam Hồng Tiến
- Cục C10 - Bộ Cơng an. Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu một số kết quả
thống kê về công tác Quản lý trại giam trong cả nước của Cục C10 để phục vụ
hoạt động so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu thu được qua quá trình
khảo sát địa bàn.
Thời gian khảo sát: Để đảm bảo tính khách quan và chính xác của đề
tài, các số liệu phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá được thu thập từ năm 2016
đến tháng Quý I năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà

7


nước và của ngành Công an về công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Trên cơ sở đó, đề tài trực tiếp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tọa đàm, trao đổi
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài được rút ra từ chính quá trình thực tiễn
cơng tác từ cơ sở (Trại giam Hồng Tiến), do đó, nó sẽ góp phần bổ sung
thêm hệ thống lý luận đối với công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân
trong công tác trại giam thuộc Bộ Công an nhằm phục vụ cho công tác giảng
dạy, học tập và nghiên cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề mối quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam với gia
đình phạm nhân đã và đang cho thấy những hiệu quả nhất định đối với công
tác giáo dục phạm nhân trong các trại giam và Trại giam Hồng Tiến nói
riêng. Q trình nghiên cứu đề tài được tiến hành theo đúng trình tự, phương
pháp. Các số liệu thống kê và kết quả đánh giá trong quá trình nghiên cứu
được thu thập từ chính địa bàn cơ sở. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài là
khách quan và có tính ứng dụng đối với thực tiễn cơng tác Trại giam Hồng
Tiến. Đây cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị đối với quá trình tổ chức
hoạt động phối hợp với gia đình phạm nhân tại nhiều đơn vị trại giam khác.

8


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về quan hệ phối hợp giữa lực lượng
Cảnh sát quản lý trại giam với gia đình phạm nhân trong công tác giáo dục

phạm nhân.
Chương 2. Thực tiễn quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát quản lý
trại giam với gia đình phạm nhân trong giáo dục phạm nhân tại Trại giam
Hoàng Tiến.
Chương 3. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát
quản lý trại giam với gia đình phạm nhân trong cơng tác giáo dục phạm nhân
từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến.

9


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA
LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM VỚI GIA ĐÌNH
PHẠM NHÂN TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC PHẠM NHÂN
1.1. Khái niệm phạm nhân, gia đình phạm nhân
1.1.1. Khái niệm phạm nhân
Về mặt thuật ngữ, “phạm nhân” là một từ Hán - Việt được sử dụng phổ
biến và thường được dùng để chỉ người phạm tội đã bị kết án [22]. Tuy nhiên,
căn cứ theo quy định của pháp luật thì khái niệm “phạm nhân” và “người
phạm tội” là hồn tồn riêng biệt. Trong đó, “phạm nhân” là một khái niệm
hẹp hơn và không phải người phạm tội nào cũng là phạm nhân. Nếu một
người phạm tội và đã bị kết án nhưng hình phạt của họ phải chấp hành khơng
phải là hình phạt tù thì người đó khơng phải là phạm nhân. Điều này là cơ sở
quan trọng để phân biệt địa vị pháp lý và trách nhiệm pháp lý của phạm nhân
với các đối tượng khác trong quá trình tố tụng hình sự.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Chương 1, Luật Thi hành án hình
sự năm 2019: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù
chung thân”. Theo đó, phạm nhân là người có tội bị kết án phạt tù (tù có thời
hạn, tù chung thân) đang chấp hành án ở trại giam hoặc ở phân trại quản lý

phạm nhân của trại tạm giam hoặc ở nhà tạm giữ thuộc cơ quan thi hành án
cấp huyện. So với người bị tạm giam, tạm giữ thì phạm nhân là người “có
tội”, do đó địa vị pháp lý cũng như các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
cũng được quy định riêng.
Về đặc điểm, phạm nhân nước ta hiện này có thành phần phức tạp: Độ
tuổi từ 14 trở lên, giới tính bao gồm cả nam và nữ, với tội danh, mức án và

10


thành phần xuất thân khác nhau. Tuy nhiên, về đặc điểm chung thì phạm nhân
là người có những đặc điểm tâm lý không phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức, có nhận thức lệch lạc về xã hội.
Hiện nay, đa số phạm nhân nước ta đang chấp hành án trong các trại
giam. Mức án của các phạm nhân là rất đa dạng, tùy thuộc vào bản án của
mỗi phạm nhân, nhưng quá trình chấp hành án tại trại giam, tất cả phạm nhân
đều phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích
cho xã hội. Họ phải chấp hành chế độ sinh hoạt theo quy định tại luật Thi
hành án hình sự năm 2019 và Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân (ban hành
theo Thông tư số tư 17/2020/TT-BCA, ngày 18/2/2020 Bộ Công an).
Trong luận văn này, khái niệm phạm nhân được hiểu như định nghĩa
quy định tại Khoản 2, Điều 1, Chương 1, Luật Thi hành án hình sự năm 2019
(đã nêu ở trên), có nghĩa: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có
thời hạn, tù chung thân”.
1.1.2. Khái niệm gia đình phạm nhân
Trong Tiếng Việt thì “gia đình” là một khái niệm rất quen thuộc. Trong
chương trình học phổ thơng, gia đình được định nghĩa là “một cộng đồng
người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ
hơn nhân, quan hệ huyết thống” [1]. Theo cách hiểu trên thì ba yếu tố tạo nên
gia đình được nhấn mạnh bao gồm: mối quan hệ, tình cảm và trách nhiệm

giữa các thành viên. Theo cách định nghĩa này, có thể suy ra: “Gia đình phạm
nhân là một tổ chức xã hội đặc biệt bao gồm những thành viên liên kết với
nhau bởi quan hệ huyết thống, quan hệ hơn nhân, có tình cảm và trách nhiệm
thiêng liêng đối với nhau mà phạm nhân là một thành viên trong đó”.
Tuy nhiên cách định nghĩa trên không chỉ rõ được phạm vi mối quan hệ
huyết thống, trong khi hai yếu tố “tình cảm” và trách nhiệm” cũng khó có cơ

11


sở để xác định cụ thể. Do đó, việc xác định giới hạn về thành viên của “gia
đình phạm nhân” theo luận văn này được căn cứ theo quy định về “Thân nhân
phạm nhân” tại Khoản 1, Điều 4, Chương II, Thông tư số 14/2020/TT-BCA
ngày 10/02/2020 quy định về đối tượng được gặp phạm nhân, cụ thể như sau:
Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: “Ơng, bà nội; ơng, bà ngoại; bố, mẹ
đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng);bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ,
con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh chị em vợ
(hoặc chồng); cơ dì, chú, bác, cậu, cháu ruột”.
1.2. Ý nghĩa của gia đình với cơng tác giáo dục phạm nhân trong
trại giam
Trong văn hóa người Việt Nam, gia đình ln có một vai trị rất đặc
biệt, gắn liền với cuộc đời mỗi người. Mỗi cá nhân tìm được ở gia đình một
chỗ dựa, sự cổ vũ, niềm động viên, an ủi những lúc gặp khó khăn, rắc rối về
mặt tâm lý, tinh thần không thể thay thế được. Thạc sĩ Huỳnh Văn Sinh Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
Gia đình cũng là môi trường giáo dục cơ bản và sớm nhất trong đời
người. Trong quá trình giáo dục của xã hội, bao giờ gia đình cũng là
mắt, khâu trung gian khơng thể thay thế được vì ở đây con người có
những mối quan hệ sớm nhất và là những mối quan hệ thầm kín
nhất trong cuộc đời của họ. Xét về mặt tổng thể cấu trúc xã hội, gia
đình là bình diện khơng gì thay thế được cho việc hình thành những

cơ sở nhân cách của mỗi cá nhân [29].
Trong truyền thống người Việt Nam nói chung, gia đình ln giữ một
vai trị quan trọng, ảnh hưởng tới q trình hình thành nhân cách và chi phối
hành vi của mỗi người. Theo TS. Ngơ Thị Ngọc Anh, gia đình có các chức
năng cơ bản là:

12


Chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã
hội hóa, chức năng tình cảm, chức năng chăm sóc sức khỏe [1].
Cùng quan điểm trên, nhà nghiên cứu Phan Đại Dỗn chỉ rõ: “chức
năng vốn có” và “chức năng có tính xã hội - lịch sử” [15]. Chức
năng vốn có như: tình u, sinh đẻ và ni dưỡng con cái; chức
năng có tính lịch sử thì có thể thay đổi theo thời đại và sự phát triển
xã hội như các chức năng kinh tế, giáo dục, tín ngưỡng… [15].
Như vậy, vai trị của gia đình đối với mỗi cá nhân trong truyền thống
người Việt là rất lớn và mang những nét đặc trưng riêng biệt. Gia đình có ảnh
hưởng đến mỗi người trong suốt cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh.
Đối với phạm nhân trong trại giam, mặc dù họ bị quản lý, giam giữ
tách biệt khỏi mơi trường xã hội và ít có thời gian tiếp xúc với người thân
nhưng vai trị của gia đình khơng vì thế mà mất đi. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của gia đình đến mỗi phạm nhân là khơng giống nhau, cả về chiều hướng
tác động cũng như mức độ tác động. Đối với đa số phạm nhân, gia đình
ln là chỗ dựa tinh thần to lớn, là niềm tin và hy vọng để họ vượt qua khó
khăn, yên tâm cải tạo. Nhưng cũng có những phạm nhân lại là vì gia đình
mà bi quan, bng xi, chán nản. Thậm chí, ảnh hưởng của gia đình đến
một phạm nhân tại các thời điểm và hồn cảnh khác nhau cũng khơng
giống nhau. Do đó, để hoạt động giáo dục phạm nhân trong các trại giam
đạt được mục tiêu đã đề ra thì lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam cần

thiết phải có sự phối hợp để tranh thủ sự ảnh hưởng tích cực của gia đình
đến phạm nhân và cũng kịp thời tác động, điều khiển, điều chỉnh những
ảnh hưởng tiêu cực của gia đình phạm nhân đến quá trình chấp hành án của
phạm nhân trong trại giam.

13


1.3. Trại giam, lực lƣợng Cảnh sát quản lý Trại giam và công tác
giáo dục phạm nhân
1.3.1. Trại giam, lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam
Trại giam là cơ sở giam giữ phạm nhân, là nơi tổ chức quản lý, giam
giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân (Khoản 3, điều 1, Chương 1, Luật Thi
hành án hình sự năm 2019).
Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn được
quy định tại điều 17 Luật thi hành án hình sự năm 2019, với nhiệm vụ được
giao là tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và các
nhiệm vụ khác theo quy định của Luật. Hiện nay tại các trại giam trên toàn
quốc được pháp luật quy định cụ thể về mơ hình tổ chức: Trại giam có các
phân trại, khu giam giữ, nhà giam, các cơng trình phục vụ việc quản lý, giam
giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế, khu lao động, dạy nghề do trại giam
quản lý, cơng trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam. Về tổ chức bộ
máy quản lý của trại giam được quy định bao gồm: Giám thị là người chỉ huy
cao nhất, các phó giám thị giúp việc cho giám thị, trưởng phân trại, phó
trưởng phân trại, đội trưởng, phó đội trưởng, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và cơng nhân.
Lịch sử q trình hình thành và phát triển của trại giam: Ngày 7/11/1950,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 150-SL quy định về tổ chức các trại
giam. Đây là lần đầu tiên có một văn bản pháp lý quy định rõ phạm nhân vào

trại giam khơng phải để trừng trị mà cịn là giáo hóa. Đây là quy định thể hiện
tư tưởng nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam, bản chất ưu việt của Nhà
nước Việt Nam mới trong giáo dục, cải tạo các loại đối tượng chống lại chính

14


quyền dân chủ nhân dân; tuân thủ hiến pháp, bảo vệ trật tự xã hội; bảo vệ và
giữ vững chính quyền cách mạng. Trải qua 70 xây dựng, phát triển và trưởng
thành, từ những ngày đầu thành lập, các Trại giam thuộc sự quản lý của Cục
Cảnh sát quản lý, Trại giam, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng Bộ Công an (Gọi tắt là Cục V26). Đến năm 2010, Cục V26 được Bộ Công an
quyết định thành: “Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp” (Gọi tắt
là Tổng cục VIII). Đến năm 2018, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về
sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Cơng an đã có
Đề án 106 về xóa bỏ các Tổng cục, thành lập các Cục thì Tổng cục VIII được
chuyển thành: Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc,
trường giáo dưỡng (Gọi tắt là Cục C10). Hiện nay, Cục C10 đang quản lý 54
trại giam phân bố trên toàn quốc; với tổng số cán bộ chiến sĩ 22.831 (Nam:
19.426; Nữ: 3.405); hiện đang quản lý 131.839 phạm nhân (số liệu được tính
đến tháng 12 năm 2019) (Bảng 2.1).
1.3.2. Công tác giáo dục phạm nhân
Giáo dục phạm nhân là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của
lực lượng cảnh sát quản lý trại giam (chủ thể giáo dục) đến phạm nhân (đối
tượng giáo dục) nhằm giáo dục cảm hóa họ trở thành cơng dân lương thiện, có
ý thức chấp hành pháp luật và các quy tác của cuộc sống xã hội, đáp ứng yêu
cầu của xã hội.
Giáo dục, cải tạo phạm nhân là một trong hai nhiệm vụ cơ bản và
xuyên suốt của công tác thi hành án phạt tù do các trại giam tiến hành. Trong
quá trình chấp hành án, phạm nhân không chỉ được quản lý chặt chẽ, và trại
giam không chỉ là nơi giam giữ mà mục đích quan trọng xun suốt, chủ đạo

trong tồn bộ q trình phạm nhân ở trại giam, đó là vấn đề giáo dục, cải tạo
cho phạm nhân. Ở phương diện này, hoạt động quản lý có vai trị tạo tiền đề

15


cho hoạt động giáo dục, thay đổi và hoàn thiện nhân cách cho phạm nhân.
Quá trình phát triển của lý luận giáo dục, cải tạo phạm nhân gắn liền
với lịch sử phát triển của hệ thống trại giam của nhà nước ta từ Cách mạng
Tháng Tám đến nay.
Trong các nhà tù trước đây của thực dân, phong kiến, đế quốc chỉ coi
trọng vấn đề giam giữ với tư tưởng mang nặng mục đích trừng trị hơn là giáo
hóa. Cách mạng tháng Tám thành cơng, nhân dân ta giành được chính quyền,
các trại giam đã được thành lập và công tác giáo dục cải tạo phạm nhân ra
đời. Ngày 7/11/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 150/SL về
công tác trại giam, xác định vấn đề phạm nhân phải được giam giữ trong các
trại giam, để “trừng trị và giáo hóa”. Sau đó là Nghị định 181-NV/6 ngày
12/6/1951 của Liên Bộ Nội vụ - Tư pháp quy định phạm nhân “được giáo dục
tư tưởng tư cách, nghề nghiệp, được đọc sách báo, học văn hóa, chính trị…”.
Đây chính là bước ngoặt của hoạt động giam giữ giáo dục phạm nhân, xác
định nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục, cải tạo phạm nhân. Những văn bản này
đã nêu lên những vấn đề có tính ngun tắc về giam giữ và giáo dục phạm
nhân ở Việt Nam. Một bước ngoặt nữa trong hoạt động của công tác giam
giữa và giáo dục phạm nhân là Hội nghị trại giam lần thứ III (1971) đã nêu
lên 3 nhiệm vụ của công tác trại giam là: khai thác, quản chế và giáo dục cải
tạo phạm nhân.
Trong những năm 1970, cùng với việc ban hành 17 chế độ hoạt động,
công tác quản lý và giáo dục phạm nhân của Bộ Công an đã được thể chế hóa
một phần. Tuy chưa có những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị nhưng
bước đầu đã có những văn bản cấp cục về cơng tác giáo dục. Pháp luật đã bao

gồm những thuật ngữ như: “giáo dục chính trị, tư tưởng”, “giáo dục văn hóa”,
“giáo dục lao động” và những quy định cụ thể chi tiết về các hoạt động này.

16


Cũng vào thời điểm trên, công tác nghiên cứu về các biện pháp giáo dục, đặc
điểm tâm lý phạm nhân đã được tiến hành với các tổng kết chuyên đề, một số
báo cáo khoa học, bài viết của các cán bộ Cục quản lý trại giam đăng rải rác
trên các tạp chí của lực lượng Cơng an nhân dân.
Trong những năm 1980, công tác giáo dục được đẩy lên một nấc mới,
cùng với sự tiếp thu những kinh nghiệm của Liên Xô cũ. Hoạt động giáo dục
trong trại giam đã bắt đầu thu hút cả sự tham gia của phạm nhân và gia đình
họ bằng các “Hội đồng tự quản”, “Phong trào thi đua cải tạo”, “Hội nghị gia
đình trại viên”. Về mặt tổ chức, các cơ quan Cục có phòng giáo dục cải tạo.
Ngày 08/3/1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Đây là văn bản
quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất đến thời điểm đó, chứa đựng
nhiều tư tưởng, quan điểm mới về công tác thi hành án phạt tù, tổ chức thi
hành án phạt tù, quản lý, giáo dục và thực hiện chính sách đối với phạm nhân.
Cùng với nhiều sự thay đổi, lần đầu tiên đã có Phịng nghiên cứu khoa học
được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, quản lý khoa học, đặc
biệt là về các biện pháp quản lý tác động giáo dục phạm nhân.
Cũng vào thời điểm này, các nhà giáo dục, tâm lý của nhiều cơ quan
trong và ngoài ngành Cơng an đã bắt đầu có những cơng trình khoa học
nghiên cứu về tâm lý phạm nhân và các biện pháp tác động giáo dục. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, còn hạn chế rất nhiều về phương
pháp, kết quả nghiên cứu, số lượng và trình độ nghiên cứu. Mặc dù vậy, các
cơng trình nghiên cứu này, cùng với hệ thống giáo trình, bài giảng của khoa
nghiệp vụ giáo dục cải tạo phạm nhân và chế độ giáo dục được quy định trong

Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Quy chế trại giam và các văn bản pháp luật
khác đã trở thành những cơ sở quan trọng hình thành những nguyên tắc cơ sở
lý luận ban đầu của chuyên ngành sư phạm giáo dục phạm nhân, từng bước

17


×