Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 19 De van nghi luan va viec lap y cho bai van nghi luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.61 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>THÁI THỤY</b> <b>ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN<sub>NĂM HỌC 2014 - 2015</sub></b>

<b>Môn:</b>

<b>Ngữ văn 7</b>



Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

<b>Câu 1: (4 điểm)</b>



<i>Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng</i>


<i>trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”</i>



Trích văn bản Cổng trường mở ra - Lí Lan


Sách Ngữ văn 7 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục


Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên đây bằng một đoạn văn nghị


luận ngắn khoảng 18 đến 20 dòng Tờ giấy thi.



<b>Câu 2: (4 điểm) </b>



Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau đây bằng một bài viết ngắn gọn:


<b> THÁNG BA</b>


<i>Sau làn mưa bụi tháng ba</i>


<i> </i>

<i> Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu</i>



<i>Nền trời rừng rực ráng treo</i>



<i> </i>

<i> Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.</i>


1972



(Trích Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa )


<b>Câu 3: (12 điểm)</b>




<b>CẢNH KHUYA</b>


<i>Tiếng suối trong như tiếng hát xa,</i>


<i>Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.</i>


<i>Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,</i>


<i>Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.</i>



Sách

<b>Ngữ văn 7</b>

tập một - Nhà xuất bản Giáo dục


a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt ? Nêu biện pháp nghệ thuật chủ


yếu được sử dụng trong bài thơ ? Kể tên một số bài thơ đã học trong sách Ngữ văn


7 tập một có hình ảnh ánh trăng ?

(2 điểm)



b) Trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về bài thơ

<i><b> Cảnh khuya để làm nổi</b></i>


bật vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách người chiến sĩ Hồ Chí



Minh.

(10 điểm)





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỊNG GD&ĐT</b>


<b>THÁI THỤY</b> <b><sub>BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN</sub></b>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>NĂM HỌC 2014-2015</b>


<b>Môn: </b>

<b>Ngữ văn 7</b>


<b>I. Hướng dẫn chung</b>



- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài


làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của



học sinh.



- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong


việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý


tưởng riêng và giàu chất văn.



- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm tồn bài tính đến 0,25


điểm (khơng làm trịn).



<b>II. Đáp án và thang điểm</b>


<b>Câu 1</b>

: (4 điểm)



<i>Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường</i>


<i>là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”</i>



Trích văn bản

<i><b>Cổng trường mở ra</b></i>

- Lí Lan


Sách Ngữ văn 7 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục


Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên đây bằng một đoạn văn nghị luận


ngắn khoảng 18 đến 20 dòng Tờ giấy thi.



<b>Yêu cầu chung: học sinh viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình vì vậy</b>


cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ chặt chẽ thuyết phục, có sáng tạo trong cách lập


luận.



<b>Yêu cầu cụ thể:</b>



Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý


cơ bản sau:

<b> </b>



<b> </b>

- Qua câu nói của người mẹ trong văn bản “

<i>Cổng trường mở ra</i>

” đã khẳng định



vai trò quan trọng của nhà trường đối với mỗi người.

1 điểm


- Trường học là nơi cho ta bao tri thức nhân loại. Dưới mái trường ta được học bao


điều hay lẽ phải, những bài học làm người....

1 điểm


- Nơi rèn luyện cho ta bao đức tính tốt đẹp: lòng khiêm tốn, trung thức giản dị,


dũng cảm, tinh thần vượt khó... Đó là bến bờ bình n chở che nâng cánh ước mơ,


nơi ta được đón nhận tình u thương của thầy cơ, bè bạn...

1 điểm


- Mỗi học sinh cần có tình u với ngơi trường, cần ra sức rèn luyện, tu dưỡng


học tập tốt, giữ gìn bảo về ngơi trường ...

1 điểm


<b>Lưu ý:</b>

Khi chấm, cho điểm tổng thể cả 4 ý trên, không tách rời từng ý.



<b>Câu 2</b>

: (4 điểm)



Trình bày cảm nhận của em về bài thơ THÁNG BA của nhà thơ Trần Đăng Khoa


bằng một bài viết ngắn gọn.





</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đề bài không yêu cầu học sinh phân tích mà u cầu học sinh trình bày những


cảm nhận sâu sắc nhất của mình về bài thơ qua các hình ảnh vừa tả thực, vừa giàu trí


tưởng tượng và giàu sự liên tưởng. Qua đó đánh giá khả năng cảm thụ văn học, khả


năng trình bày những cảm nhận qua một bài viết của học sinh; đồng thời kiểm tra


kiến thức mở rộng, nâng cao về văn học của các em...



<b>Yêu cầu cụ thể:</b>



Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng phải nêu được các ý


cơ bản sau đây: Bài thơ của Trần Đăng Khoa viết năm 1972 - năm mà cả nước đang


tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt. Bài thơ được


trích trong tập thơ

<b>Góc sân và khoảng trời.</b>




-

Bài thơ viết về khung cảnh tháng ba ở một vùng đồng quê đồng bằng Bắc Bộ,



tháng có sự chuyển mùa giữa xuân sang hạ.

1 điểm



- Bằng sự quan sát tinh tế, Trần Đăng Khoa đã tái tạo lại khung cảnh tháng ba qua



những hình ảnh thơ thật đẹp:

1 điểm



<i>Sau làn mưa bụi tháng ba</i>



<i> Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu</i>



- Từ hai câu thơ đầu thiên về tả thực khung cảnh tháng ba với

<i>mưa bụi</i>

với

<i>lá tre</i>


<i>đỏ như là lửa thiêu</i>

, đến hai câu thơ cuối là sự tưởng tượng, sự liên tưởng đến bất



ngờ:

1 điểm



<i>Nền trời rừng rực ráng treo</i>


<i>Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay</i>



- Bằng hình ảnh kì vĩ về thiên nhiên đất nước, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh đẹp


về Thánh Gióng, về ngựa sắt... gợi cho ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh


chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc. Thể thơ lục bát gần gũi với ca dao khiến cho



bài thơ như một lời nhắn nhủ tâm tình...

1 điểm



<b>* Vận dụng để cho điểm: </b>



Sự cảm nhận văn học của hs rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo từng bài viết


cụ thể để vận dụng cho điểm, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh nhưng cơ bản



phải đảm bảo được các nội dung trên:



+ Bài trình bày đủ các ý trên, diễn đạt tốt:

3 - 4 điểm.


+ Bài trình bày tương đối đủ ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt:

2 - 3 điểm.


+ HS nhầm sang phân tích bài thơ, tuy có nêu được một số ý:

0,5 - 1 điểm.


<b>Câu 3</b>

: (12 điểm)



Bài thơ: CẢNH KHUYA



<b>Ý a (2 điểm) gồm 3 ý nhỏ sau đây:</b>

<b> </b>



<b>+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt ? 0,5 điểm </b>



Bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong những năm đầu


gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>+ Kể tên một số bài thơ đã học trong sách Ngữ văn 7 tập một có hình ảnh ánh</b>



<b>trăng ?</b>

<b>0,5 điểm</b>



- Học sinh kể được 2 bài thơ: Cảm nghĩ nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch) và


Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh).



Ý b)



Trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về bài thơ

<i><b> Cảnh khuya</b></i>

để làm nổi bật vẻ


đẹp tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách người chiến sĩ Hồ Chí Minh.



<b>10 điểm</b>


<b>Yêu cầu chung:</b>

<i><b> </b></i>




- Học sinh làm bài văn nghị luận chứng minh một nhận định, vì vậy cần có kĩ


năng dùng lí lẽ giải thích, lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh (Khuyến khích bài viết


sáng tạo giàu chất văn.)



- Học sinh có thể tách riêng phần giải thích ý kiến hoặc có thể kết hợp đưa luận


điểm kết hợp cùng giải thích luận điểm( khi chấm cộng điểm giải thích cho hs) nhưng


phải làm rõ được các ý chính



<b>Mở bài: </b>

<b>2 điểm</b>



- Giới thiệu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh.

1 điểm



- Giới thiệu (khái quát) hoàn cảnh sáng tác bài thơ thời kì đầu kháng chiến chống



Pháp 1947-1948, trích dẫn nhận định.

1 điểm



<b>Thân bài: </b>

<b>6 điểm</b>



<b>1. Giải thích:</b>

Học sinh cần giải thích được:

1 điểm



- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình u tha thiết, sống giao hịa


với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.



- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người


chiến sĩ.



<b>2. Chứng minh:</b>

5 điểm



Học sinh làm sáng tỏ qua hai luận điểm cơ bản sau:




<b>2.1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ: </b>

yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng, phân tích làm sáng tỏ


luận điểm:



- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.



- Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng đẹp: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc,


ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như mn ngàn bơng


hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có thần bậc, giao hịa


quấn qt.



<b>2.2.</b>

<b>Cốt cách người chiến sĩ: </b>

yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ


luận điểm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Cốt cách người chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của


Bác: bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy


gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật


ung dung, tự tại.



- Đêm trăng rừng Việt Bắc đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau


bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người


chiến sĩ cách mạng.



- Niềm lạc quan cách mạng cịn được thể hiện ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” - vẻ


đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy


giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ, thi sĩ – một tao nhân mặc khách


giữa thiên nhiên...



<b>Kết luận:</b>

<b>2 điểm</b>




<b> - </b>

Khẳng định ý kiến: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hịa hợp


thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ, cũng là vẻ đẹp


nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.



1 điểm


- Có thể mở rộng một số bài thơ khác của Bác cũng thể hiện sự hòa hợp thống


nhất tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ:

<i>Rằm tháng giêng,</i>

<i>Ngắm trăng</i>


<i>( Nhật kí trong tù), Tức cảnh Pác Bó...</i>

1 điểm



<b>VẬN DỤNG CHO ĐIỂM</b>


<b>9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và</b>


phương pháp, vận dụng tốt lý thuyết văn chứng minh để làm bài, diễn đạt tốt.



<b>7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và</b>


phương pháp, vận dụng tương đối tốt lý thuyết văn chứng minh, diễn đạt tốt.



<b>5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và</b>


phương pháp, biết vận dụng lý thuyết văn chứng minh để làm bài, còn có chỗ diễn


xi lại nội dung bài thơ, có thể có một số lỗi về chính tả, diễn đạt .



<b>3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản</b>


về nội dung và phương pháp, còn nhiều chỗ diễn xi ý bài thơ, cịn mắc nhiều lỗi về


diễn đạt, chính tả.



<b>1 - 2 điểm: Khơng hiểu u cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội</b>


dung và phương pháp, có đoạn cịn lạc sang phân tích hoặc diễn xi lại bài thơ, cịn


mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt .



</div>


<!--links-->

×