Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Những khó khăn trong tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại bệnh viện tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.67 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÈU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐÈ TÀI CÁP C ơ SỎ
TBƯỜNS Đạ i

học

BiỀÙ DŨNG

_______ NẬM _ỌINH_

THƯ VIỆN "

NHƯNG KHĨ KHĂN TRONG T ự CHĂM SÓC CỦA
NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH

Nam Định, 2015


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẮN Đ Ề ............................................................................................ 1
Chương 2: TÔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
1. Định nghĩa............................................................................................................ 3
2. Phân loại............................................................................................................... 3
■ 3. Nguyên nhân suy tim ......................................................................................... 3
4. Các triệu chứng của suy tim .............................................................................. 4
5. Phân độ suy tim ................................................................................................... 6
6. Phân giai đoạn suy tim ........................................................................................7
7. Dịch tễ suy tim ...................................................................................................... 8
8. Tái nhập viện của người bệnh suy tim, những vấn đề liên quan..................... 9
Chương 3: ĐỐI TUỢNG v à PHUƠNG p h á p n g h i ê n



củu................15

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứ u............................................................ 15
2. Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu......................................................................16
Chương 4: KẾT QUẢ................................................................................................ 18
1. Thông tin cá nhân và đặc điểm lâm sàn g .......................................................18
2. Khó khăn khi chung sống với bệnh suy tim .................................................. 19
3. Thực hành tự chăm sóc..................................................................................... 21
4. Thích nghi với hồn cảnh sống khi mác bệnh............................................... 22
Chương 5: BÀN LUẬN..............................................................................................23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................25
Tài liệu tham khảo...................................................................................................... 27
Phụ lục.......................................................................................................................... 32


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim đã và đang trờ thành một vấn đề sức khỏe cho tồn nhân loại.
Khơng chi các nước phát triển, mà các nước đang phát triển cũng phải đối mặt
với vấn đề này (Riegel et a l, 2009). Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có
khoảng 23 triệu người bị suy tim (Anh, Tamara, & Gregg, 2011). Việt Nam
cũng là một trong những nước có tỷ lệ suy tim cao. Dù chưa có con số thống kê
cụ thể, nhưng theo dự đoán của các chuyên gia tim mạch, và dựa trên tỷ lệ mắc
của châu Âu thì Việt Nam có từ 600.000 đến 3 triệu ca bị suy tim (2006).
Suy tim là một bệnh mạn tính và tỷ lệ tử vong trong vịng 5 năm sau mắc
lên tới 50%. Và theo thống kê năm 2008, suy tim là một trong 10 bệnh có tỷ lệ
tử vong lớn nhất tại Việt Nam. Chi phí dành cho khám và điều trị suy tim chiếm
một con số không nhỏ trong tổng ngân sách dành cho y tế (2% tại Việt Nam)
("Heart failure and social financial problem,") và mỗi năm Mỹ phải chi cho
điều trị nội trú cũng như ngoại trú bệnh nhân suy tim là 37 tỷ đô la.

Suy tim thực sự đã trở thành một gánh nặng khơng chỉ cho người bệnh,
gia đình mà cho cả xã hội khi tỷ lệ tái nhập viện của người bệnh suy tim là 10%
đến 50% trong vòng sáu tháng từ lần nhập viện trước đó (Aranda, Johnson, &
Conti, 2009; Jessup et al., 2009).
Tự chăm sóc tại nhà của người bệnh đã được chứng minh là điều kiện
tiên quyết nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ tái nhập viện của người bệnh suy
tim. Tự chăm sóc của người bệnh suy tim là các hành vi giúp người bệnh duy trì
tình trạng thể chất và đưa ra những quyết định phù họp trước những biến đổi
hay xuất hiện các triệu chứng suy tim. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy rằng
một tỷ lệ đáng kể người bệnh suy tim đã khơng thực hiện theo khuyến cáo dành
cho mình. Theo kết quả nghiên cứu của Kiều Thi Thu Hằng and Nguyễn Tuấn
Hải (2011) tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, một nửa số bệnh nhân đã
1


từng nhập viện vì suy tim có điểm tự chăm sóc thấp. Trong đó, tự chăm sóc
kém liên quan đến không tuân thủ điều trị thuốc là 37% và không thực hiện
đúng hướng dẫn về chế độ ăn giảm muối là 43%.
Các cơ chế đã được chứng minh cho thấy ảnh hưởng của việc không tuân
thủ các chế độ điều trị cũng như trì hỗn thời gian nhập viện làm nặng thêm
tình trạng bệnh và làm tăng khả năng tái nhập viện của người bệnh (van der
Wal, van Veldhuisen, Veeger, Rutten, & Jaarsma, 2010). Một câu hỏi đặt ra là
người bệnh đã gặp những khó khăn gì trong q trình tự chăm sóc hay những
vấn đề nào đã tác động và làm giảm tỷ lệ tuân thủ các chế độ điều trị cũng như
làm tăng tỷ lệ tái nhập viện của người bệnh suy tim.
Nói một cách khác, để hạn chế tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim, nâng
cao sức khỏe cho người bệnh, điều dưỡng phải là những người hiểu sâu sắc các
cơ chế của bệnh, biết được các yếu tố ảnh liên quan đến việc tự chăm sóc và
khuyến khích người bệnh thực hiện tốt các quy hình trong chăm sóc tại nhà.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này tại Việt Nam, vì

thế chúng tơi tiến hành nghiên cứu định tính: Tìm hiểu suy tim và những khó
khăn trong q trình tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại bệnh viện tỉnh
Nam Định với mục tiêu nghiên cứu:
Tim

hiểunhững khó khăn trong tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại

bệnh viện tỉnh Nam Định

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.

Định nghĩa
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương

thực thể hay rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng
tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).
2.

Phân loại
Suy tim được phân loại theo nhiều cách. Phân loại dựa trên bệnh cơ tim

nền dựa và nguyên nhân. Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới gồm thiếu máu
cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, hạn chế và tắc nghẽn.
Trong thực hành lâm sàng, có nhiều dạng suy tim:
- Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.
- Suy tim cấp và suy tim mạn.

- Rối loạn chức năng thất không triệu chứng cơ năng và suy tim có triệu
chứng cơ năng.
- Suy tim cung lượng cao và suy tim cung lượng thấp.
- Suy tim phải và suy tim trái.
3.

Nguyên nhân suy tim
Nguyên nhân gây suy tim được phân loại thành 6 nhóm:
(1) Bất thường cơ tim gồm mất tế bào cơ tim (NMCT), co bóp khơng

đồng bộ (block nhánh trái), giảm khả năng co bóp (bệnh cơ tim hoặc ngộ độc
tim) hoặc mất định hướng tế bào (phì đại);
(2) Tăng hậu tải (tăng huyết áp);
(3) Bất thường van tim;
(4) Rối loạn nhịp tim;
(5) Bất thường màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim và
(6) Biến dạng tim bẩm sinh.
3


Tại Phương Tây, nguyên nhân chính của suy tim sung huyết là bệnh động
mạch vành, tăng huyết áp và bệnh van tim (Roger, 2010; Rosamond et al.,
2007).
Tại Việt Nam, bệnh van tim hậu thấp cịn cao, do đó ngun nhân chính
của suy tim ở người trẻ dưới 40 tuổi thường là bệnh van tim 30.8% (G. K. Pham,
Nguyên, Pham, & Nguyên, 2010); khi tuổi lớn hơn, bệnh động mạch vành và
tăng huyết áp sẽ là nguyên nhân chính của suy tim.
4.

Các triệu chứng của suy tim


4.1. Triệu chứng cơ năng
M ệt cơ chế khơng rõ nhưng có thể do giảm cung lượng tim và bất thường
cơ lồng ngực. Triệu chúng “mệt” có thể gặp trong nhiều ngun nhân khác
khơng do tim.
Khó thở thường xuất hiện khi gắng sức. Mức độ khó thở đánh giá độ
nặng của suy tim và theo dõi tiến triển suy tim. Triệu chứng “khó thở” đặc hiệu
hơn “mệt” nhưng nó vẫn do nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý phổi, béo phì,
thiếu máu. Nguồn gốc “khó thở” ừong suy tim có thể do nhiều yếu tố, đặc biệt
là tăng áp lực phổi.
Khó thở khi nằm triệu chứng sẽ cải thiện khi ngồi, đứng hoặc nằm kê
gối. Khó thở khi nằm là do lượng máu ở vùng chi dưới đổ về tim.
Khó thở kịch phát về đêm xuất hiện khi nằm ngủ ban đêm. Cơ chế giống
như khó khỏ khi nằm. Kèm theo triệu chứng ho hoặc khò khè do tăng áp lực
bên trong động mạch phế quản, dẫn đến phù phổi mô kẽ và tăng kháng lực
đường thở. Một số bệnh nhân mô tả giống như “hen tim” và cần phân biệt triệu
chứng “khò khè” của suy tim với hen phế quản và nguyên nhân khác do phổi.
Triệu chứng khó thở khi nằm và khó thờ kịch phát về đêm có liên quan với tình
trạng suy tim.

4


Triệu chứng thần kinh như lú lẫn, mất định hướng, rối loạn giấc ngủ
hoặc tâm trạng có thể gặp ở bệnh nhân suy tim, đặc biệt chú ý tình trạng giảm
natri máu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm ở bệnh nhân lớn tuổi.
Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến thơng khí bất thường (ngưng thở lúc ngủ
hoặc rối loạn nhịp thở CheyneStokes).
Buồn nơn và khó chịu ở bụng có thể xuất hiện khi tình trạng sung huyết
ở gan và đường tiêu hóa. Sung huyết và căng bao gan có thể gây đau ở vùng hạ

sườn phải.
Thiểu niệu gặp ở bệnh nhân suy tim tiến triển do giảm tưới máu thận và
hạn chế muối-nước.
4.2. Các triệu chứng thực thể
4.2.1. Tổng quát
Huyết áp tăm thu giảm do rối loạn chức năng thất trái. Đặc biệt, HATT
tăng ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp và suy tim tâm trương. Quan trọng
nhất là giảm tưới máu các cơ quan biểu hiện chóng mặt hoặc lú lẫn, rối loạn
chức năng thận hoặc thiếu máu cơ tim.
Nhịp nhanh xoang là dấu hiệu khơng đặc trưng, do tăng hoạt hóa thần
kinh giao cảm. Có thể khơng gặp do rối loạn dẫn truyền (dùng thuốc chẹn beta).
Một số bệnh nhân có thể gặp nhịp nhanh trên thất hoặc rung nhĩ và hiếm gặp
nhịp nhanh thất.
Co mạch ngoại biên với triệu chứng da lạnh, xanh tái và tím đầu chi do
tăng hoạt hóa thần kinh giao cảm.
Phù ngoại biên là dấu hiệu không đặc hiệu và mất đi khi sử dụng thuốc
lợi tiểu. Nó phản ánh sự q tải thể tích dịch ngoại bào. Đặc điểm của phù là hai
bên và đối xứng, không đau, ấn lõm và xuất hiện đầu tiên ở chi dưới (bàn chân
và cổ chân) khi bệnh nhân đi lại. Ở bệnh nhân nằm liệt giường, dấu hiệu “phù”
gặp ở xương cùng và bìu. Phù nhẹ ờ cẳng chân có thể phản ánh lượng dịch
5


ngoại bào tăng hơn 2 lít. Phù chân kéo dài có thể gây phù cứng và tạo sắc tố da.
Nếu khơng điều trị, bệnh nhân bị phù tồn thân, sung huyết gan, báng bụng và
tràn dịch màng phổi. Ở giai đoạn này, dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi rất điển hình.
Bệnh nhân suy tim cần phải theo dõi tiến triển của tăng cân, phù cổ chân và
tăng khó thở.
Gan to là dấu hiệu quan trọng nhưng không thường gặp ở bệnh nhân suy
tim. Gan thường là mềm (ngoại trừ suy tim lâu ngày) và có thể đập trong thì

tâm thu trong trường hợp hở 3 lá. Phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính.
4.2.2. Tim mạch
Tĩnhmạch cỗ nổi do tăng áp lực nhĩ phải.
Tiếng tim T3 thường nghe khi có dãn thất trái và rối loạn chức năng tâm
thu, gặp ở suy tim nặng và là yếu tố tiên lượng xấu.
Âm

thổitâm thu do hở van 2 lá hoặc van 3 lá thực thể hoặc cơ năng. Ấm

thổi tâm thu ở van 3 lá tăng lên sau thì hít vào gọi là dấu Carvallo. Mức độ hờ
van 2 lá có thể thay đổi và tăng lên khi gắng sức.
4. 2. 3.

Phôi
Ran phổi do tình trạng thấm dịch vào phế nang. Dấu hiệu ran phổi gợi ý

tình trạng sung huyết phổi. Trong phù phổi cấp xuất hiện nhiều ran ẩm và khạc
bọt hồng, ở bệnh nhân suy tim lâu ngày có thể đề kháng với tình trạng phù phổi
và chỉ xảy ra khi áp lực nhĩ trái rất cao.
Tràn dịch màng phổi thường là 2 bên, kèm theo khó thở và sung huyết.
Tĩnh mạch cổ nổi và phù chi
5. Phân độ suy tim
Cần phân biệt giữa rối loạn chức năng tim và khả năng đáp ứng với gắng
sức của suy tim. Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim New York
(NYHA) được sử dụng từ lâu, dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng
6


sức (bảng 1). Mặc dù, phân độ này có nhược điểm là chủ quan, nhưng đơn giản
và tiện dụng nên được chấp nhận và phổ biến nhất.

Bảng 1, Phân độ chức năng suy tim theo NYHA

Độ I Không hạn chế. Vận động thể lực thơng thường khơng gây mệt, khó thở
hoặc hồi hộp.________________________________________________________
Độ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghi ngơi. Vận động
thể lực thơng thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghi ngơi,
nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
Độ IV Khơng vận động thể lực nào mà khơng gây khó chịu. Triệu chứng cơ
năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chi một vận động thể lực, triệu
chứng cơ năng gia tăng.
6. Phân giai đoạn suy tim
Suy tỉm là một hội chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể tiến triển
không ngừng. Hunt và cộng sự phân suy tim ra nhiều giai đoạn A, B,
Ví dụ

Giai đoạn
A Nguy cơ cao suy tỉm không bệnh

c và D.

THA, Bệnh xơ vữa ĐM, ĐTĐ, Béo phì,

tim thực thể hoặc triệu chứng cơ năng H/C chuyển hóa hoặc sừ dụng thuốc
suy tim.

độc với tim, tiền sử bệnh cơ tim

B Có bệnh tim thực thể nhưng không


TiềnsửNM CT

triệu chứng suy tim.

Tái cấu trúc thất trái
Bệnh van tim khơng triệu chứng cơ
năng

c Có bệnh tim thực thể trước kia

Bệnh tim thực thể kèm khó thờ, mệt,

hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng

giảm gắng sức
7


suy tim.
D Suy tim kháng trị, cần can thiệp

Có triệu chứng cơ năng rất nặng lúc

đặc biệt.

nghỉ mặc dù điều trị nội khoa tối đa

7. Dịch tễ suy tim
Suy tim đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cho toàn nhân loại.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 23 triệu nguời bị suy tim (Anh

et al., 2011). Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng năm trăm ngàn ca mắc mới, nâng
tổng số người bị mắc của quốc gia này lên gần sáu triệu (Anh et al., 2011). Tỷ
lệ này tại các nước châu Âu là 2% tổng dân số (Shafazand, Schaufelberger,
Lappas, Swedberg, & Rosengren, 2009).
Không chi các nước phát triển, mà các nước đang phát triển cũng phải
đối mặt với vấn đề này (Riegel et al., 2009). Con số thống kê cho thấy tỷ lệ lưu
hành tại Ân độ là 1.3 đến 4.6 triệu người; và tỷ lệ mới mắc hàng năm là 1.8
triệu ca (Huffman & Prabhakaran, 2010).
Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ suy tim cao. Dù chưa có
con số thống kê cụ thể, nhưng theo dự đoán của các chuyên gia tim mạch, và
dựa trên tỷ lệ mắc của châu Âu thì Việt Nam có từ 600.000 đến 3 triệu ca bị suy
tim (

Recommendation

fo r cardiovascular and metabolic diseases, p

2010, 2006).
Suy tim là một bệnh mạn tính và tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau mắc
lên tới 50%. Nếu như trong những năm 1990, tình hình tử vong do các loại
bệnh gây ra đứng đầu là bệnh nhiễm khuẩn, sau đó là bệnh tim mạch và ung thư
thì từ năm 2000 trở lại đây, theo thống kê năm 2008, suy tim là một trong 10
bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất tại Việt Nam.
Không kể đến hậu quả tử vong do đột từ mà nguyên nhân chính là suy
tim, với tỷ lệ tử vong 300,000 ca mỗi năm (National Heart Lung & Blood
8


Institute, 2010); suy tim còn là nguyên nhân tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột
quy, tăng tỷ lệ tái nhập viện (Hope et al., 2004; Sokol et al., 2005; Dickstein et

al., 2008). Thêm vào đó, hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy
giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa
mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy; ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hồn.
Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm
lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật.
Tăng mức độ phổ biến của suy tim đồng nghĩa với tăng tỷ lệ và mức độ
nhập viện gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống y tế. Chi phí dành
cho điều trị và chăm sóc người bệnh suy tim tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 1-2%
tổng ngân sách quốc gia (suy tim và vấn đề tài chính). Một nghiên cứu khác đã
chỉ ra ước tính tổng chi phí mà tổng thu nhập quốc dân dành cho các bệnh mạn
tính kể từ năm 2006 đến 2015 là 270 triệu đô la (V. M. Hoang, Dao, Kim, &
Byass, 2009). Mặt khác, chi phí cho một lần nhập viện ước tính bằng chi phí
cho một năm điều trị của người bệnh suy tim. Điều này chi ra rằng, suy tim
thực sự trở thành một vấn đề sức khỏe lớn tại Việt Nam. Hạn chế tái nhập viện
là vấn đề quan trọng nhất trong giảm chi phí cũng như nguồn lực sử dụng liên
quan đến suy tim (Edwardson, 2007).
8. Tái nhập viện của nguòi bệnh suy tỉm, những vấn đề liên quan
Từ hai thập niên trước, tái nhập viện của người bệnh suy tim đã trờ thành
một vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu sức khỏe tại Việt Nam. Với
con số thống kê ban đầu của một nghiên cứu hồi cứu tiến hành trong 5 năm, tái
nhập viện của người bệnh suy tim chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số 10.821 ca tái
nhập viện của các bệnh tim mạch nói chung (L. V. Nguyen, Pham, Pham, Van,
& Nguyen, 2010). Một điều đáng chú ý, tỳ lệ nhập viện của người bệnh suy tim
trưởng thành hiện đang ở mức cao nhất so với các nhóm tuổi khác (Chu &
9


Pham, 2005; Kieu & Nguyen, 2011; Le, 2001; V. T. Pham, 2008; Phan &
Pham, 2002). Trong đó, từ 50 đến 80% là nhóm tuổi từ 25 đến 55 (Kieu &
Nguyen, 2011; Le, 2001; Phan & Pham, 2002).

Tăng dần về tỷ lệ tái nhập viện trong nhóm tuổi trưởng thành của người
bệnh suy tim cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Hai tác
giả Friedman và Basu chi ra rằng trong nhóm tuổi từ 18 đến 64, tái nhập viện
trong vòng 6 tháng kể từ lần xuất viện trước chiếm tỷ lệ 81 % so với tỷ lệ này
của nhóm tuổi từ 64 frở lên (2004). Tỷ lệ này thậm chí cịn cao hơn trong nhóm
người bệnh suy tim (Aranda et al., 2009; Coffey et al., 2012). Có thể khẳng
định xu hướng tái nhập viện của người bệnh suy tim độ tuổi trường thành trong
6 tháng kể từ lần xuất viện trước là 10-50% (Aranda et al., 2009; Jessup et al.,
2009).
Các chuyên gia lâm sàng và các nhà nghiên cứu về suy tim đã chỉ ra rằng
yếu kém trong tự chăm sóc là lý do chủ yếu của tái nhập viện (Betihavas et al.,
2013; Giamouzis et al., 2011; Goodman, Firouzi, Banya, Lau-Walker, &
Cowie, 2013). Người bệnh và gia đình người bệnh cũng có cùng quan điểm về
vai trị của tự chăm sóc trong mối tương quan với tái nhập viện (Annema,
Luttik, & Jaarsma, 2009). Hơn nữa, bằng chứng từ các nghiên cứu cũng khẳng
định mối tương quan giữa tự chăm sóc và tái nhập viện. Sau xuất viện, người
bệnh suy tim thực hiện tốt tự chăm sóc có thể giảm tử vong và tái nhập viện
(Brandon, Schuessler, Ellison, & Lazenby, 2009; DeWalt et al., 2006; Koelling,
Johnson, Cody, & Aaronson, 2005; Lee, Moser, Lennie, & Riegel, 2011; Seto et
al., 2011). Chính vì thế, tự chăm sóc được xem là vấn đề then chốt ừong quản lý
người bệnh suy tim để hạn chế tái nhập viện.
Ngược lai, hạn chế trong thực hiện tự chăm sóc như khơng thực hiện đầy
đủ chế độ thuốc (Murray et al., 2009), không tuân thủ chế độ ăn giảm muối
(Tsuyuki, McKelvie, & Arnold, 2001; Zaya, Phan, & Schwarz, 2012) cũng như
10


hạn chế lượng nước vào (Lehnbom, Bergkvist, & Gransbo, 2009), đồng thời tỷ
lệ cao trong không tuân thủ thực hiện cân nặng thường xun, trì hỗn thời gian
nhập viện trong trường họp xuất hiện thêm các triệu chứng của suy tim

(Lehnbom et al., 2009) đã dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn (Moser, Doering,
& Chung, 2005) và tái nhập viện trong khoảng thời gian 6 tháng sau xuất viện
(Annema et al., 2009; Siswanto et al., 2006; van der Wal et al., 2010).
Tự chăm sóc được chú ý trên đối tượng người bệnh trưởng thành nhiều
hơn tại thời điểm sau xuất viện. Người bệnh suy tim nhập viện và được chăm sóc
điều dưỡng từ 5 đến 7 ngày (Aranda et al., 2009). Sau đó, thời gian hồi phục của
người bệnh diễn ra chủ yếu tại nhà với áp lực tâm lý suy tim là một bệnh mạn
tính và khơng thể chữa khỏi. Không quan trọng thời gian sau xuất viện dài hay
ngắn, người bệnh suy tim có nguy cơ cao về tái nhập viện vì tình trạng nặng của
các triệu chứng. Hơn nữa, ngược với mong muốn sau thời gian dài liên quan
việc nâng cao nhận thức về nhu cầu thay đổi bản thân và hỗ trợ từ bên ngoài
hay nâng cao khả năng ra quyết định (Department of Health, 2006), thì tại thời
điểm sau xuất viện, người bệnh vẫn tin rằng có rất nhiều ngun nhân dẫn đến
tình trạng nặng lên của bệnh mà họ khơng thể kiểm sốt được (Goodman et al.,
2013), và tâm lý thất bại trong việc đối đầu với bệnh tật (Orem, Taylor, &
Renpenning, 2001, p. 381) mặc dù một phần nào đó họ hài lịng với kết quả
điều trị. Và bản thân họ tin rằng suy tim khơng thể chữa khỏi hay khơng thể
kiểm sốt bởi điều trị. Khi người bệnh không tin vào bản thân trong việc tuân
thủ điều trị, họ sẽ không dễ dàng thay đổi hành vi như tự chăm sóc (Frantz,
2004; Petrie & Weinman, 1997).
Mặc dù việc tự chăm sóc đã được lưu ý với người bệnh ừong suốt quá
trình nằm viện (Yancy et al., 2013), nhưng hầu hết người bệnh đều không tuân
thủ các hướng dẫn. Tại Việt Nam, một nửa số người bệnh suy tim đã từng nhập
viện có điểm tự chăm sóc thấp (Kieu & Nguyen, 2011). Những vấn đề chủ yếu
11


của chăm sóc kém là khơng tn thủ chế độ dùng thuốc 37% (Q. H. Hoang,
2010; Kieu & Nguyen, 2011). Ngoài ra, trong các nghiên cứu khác cũng chi ra
rằng hơn một nửa nhóm đối tượng nghiên cứu khơng tn thủ điều trị (Chu &

Pham, 2005; Le, 2001).
Theo báo cáo của Hoang (2010), khoảng 10% các đối tượng nghiên cứu
không theo dõi các triệu chứng một cách thường xuyên và một tỷ lệ tương tự các
đối tượng không tuân thủ các hướng dẫn sau khi xuất viện. Thói quen của người
Việt Nam, đặc biệt là những người bị bệnh mạn tính, thường trì hỗn tìm giúp đỡ
từ các nhân viên y tế, họ thường tìm kiếm các giải pháp khác như theo các đơn
thuốc trước đó.
Tuân thủ chế độ ăn thực sự trở thành vấn đề lớn đổi với hệ thống y tế trong
chăm sóc sức khỏe khơng chi cho người bệnh suy tim mà còn cho người bệnh
mắc các bệnh tim mạch khác bởi “thói quen ăn mặn” (Duong, Bohannon, &
Ross, 2001). Chính vì thế, việc sử dụng q nhiều muối thường thấy trong các
bữa cơm của người Việt Nam (Q. N. Nguyen et al., 2012). Nói đến vận động thể
lực, có nghiên cứu chỉ ra rằng 20-40% người dân Việt Nam dưới 65 tuối không
tham gia bất cứ hoạt động như đi bộ, làm vườn, hay các hoạt động khác có thể
làm tăng nhịp tim (Q. N. Nguyen et al., 2012; T. T. Nguyen et al., 2008).
Sau xuất viện, bên cạnh các kỹ năng về tự chăm sóc, người bệnh cũng nên
thay đổi cách nhìn nhận của bản thân về việc chấp nhận rằng họ đang bị suy tim
(Artinian, Magnan, Sloan, & Lange, 2002). Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu
cho thấy, người bệnh phàn nàn rằng dù họ có tuân thủ các hướng dẫn, họ vẫn
phải nhập viện lại. Điều đó chỉ ra rằng khi người bệnh khơng tin vào khả năng
tn thủ điều trị thì việc tự chăm sóc sẽ khơng xảy ra (Frantz, 2004). Ngun
nhân cơ bản của vấn đề này là người bệnh vẫn tin rằng có rất nhiều nguyên
nhân bệnh mà người bệnh khơng thể kiểm sốt được (Goodman et al., 2013),
hay cảm giác thất bại trong đương đầu với bệnh tật” (Orem et al., 2001, p. 381)
12


TT
í
;


đối lập với mong muốn rằng khi bị bệnh một thời gian dài thì người bệnh sẽ
hiểu đựợc nhu cầu cần thay đổi bản thân, nhu cầu hỗ trợ và trở thành người đưa
ra các quyết định cần thiết (Department of Health, 2006).
Có rất nhiều định nghĩa về tự chăm sóc của người bệnh suy tim trong các
I

nghiên cứu trước đây. Một sô nghiên cứu áp dụng thuyêt của Orem đê định
nghĩa tự chăm sóc cho nhóm đối tượng này. Mặc dù tự chăm sóc được định



nghĩa như là một hành vi (Jaarsma, Abu-Saad, Dracup, & Halfens, 2000), các
hoạt động thực hành (Artinian et al., 2002) hay các kỹ năng ra quyết định
Ợaarsma, Stromberg, Martensson, & Dracup, 2003), thì hầu hết các thành tố của



tự chăm sóc của suy tim liên quan đến hành vi như tuân thủ điều trị hay làm theo
các hướng dẫn.
Kết luận, tự chăm sóc được xác định là việc thực hiện các hoạt động mà
người bệnh suy tim thực hiện hàng ngày để phòng tránh tái nhập viện. Các hoạt
động đó bao gồm tuân thủ sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn giảm muối, hạn
chế nước, tham gia hoạt động thể lực, kiểm soát và nhận ra các triệu chứng và
tìm kiếm các hỗ trợ từ nhân viên y tế.
Những vấn đề tồn tại liên quan đến suy tim tại Việt Nam chỉ ra việc cần
thiết phải nâng cao tự chăm sóc và giảm tái nhập viện của người bệnh suy tim.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có can thiệp nào được thực hiện để nâng
cao tự chăm sóc để giảm tái nhập viện của người bệnh suy tim.
Mục tiêu của các can thiệp điều dưỡng hiện nay nhằm nâng cao khả năng

tự chăm sóc của người bệnh và giảm số lượng tái nhập viện. Đặc biệt, trường hợp
người bệnh trẻ tuổi, những người được đào tạo về tự chăm sóc thường được
mong đợi về trách nhiệm trong việc quản lý bệnh, tự chăm sóc bản thân và quay
trờ lại cơng việc. Chính vì thế, có rất nhiều nghiên cứu can thiệp giáo dục ừong
quá trình người bệnh nằm viện (Kent, Cull, & Phillips, 2011), thậm chí sau khi
xuất viện (Koelling et al., 2005). Một nghiên cứu hệ thống đã chi ra rằng sự cải
13


thiện về tự chăm sóc sau xuất viện đã giảm số lượng tái nhập viện. Tuy nhiên,
rất nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ và hầu hết các bài báo cáo đó khơng đưa
ra hệ số ảnh hưởng (Koelling et al., 2005). Ngược lại, trong một bài báo khác,
nhà nghiên cứu nhận ra rằng can thiệp giáo dục đơn thuần khơng đem lại tác
động tích cực (Evangelista & Shinnick, 2008).
Hơn nữa, các can thiệp hành vi nâng cao kiến thức, cải thiện tự tin trong tự
chăm sóc và thay đổi thực hành chăm sóc; các can thiệp về thay đổi tâm lý và
nâng cao sức khỏe tâm thần; thậm chí các chương trình quản lý các triệu chứng
đã được thực hiện với nhiều nhóm người bệnh suy tim (DeWalt et al., 2006).
Tuy nhiên, hiệu quả của những chiến lược này thường không cao trên tất cả các
thành tố của tự chăm sóc sau xuất viện (Evangelista & Shinnick, 2008;
Hershberger et al., 2001; Jaarsma et al., 2000; Jaarsma et al., 1999; Stromberga
et al., 2003). Chính vì thế, việc áp dụng các can thiệp này dường như không khả
thi cho người bệnh suy tim tại Việt Nam.
Do đó, hiểu rõ về các yếu tố liên quan đến tự chăm sóc, bước quan trọng
trong hình thành một can thiệp hiệu quả trong quản lý người bệnh suy tim tại
Việt Nam là rất cần thiết.

14



CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hiện tương học là phương pháp nghiên cứu định tính nhằm
mơ tả 1

jan điểm của người tham gia nghiên cứu

Với nghiên cứu hiện tượng học, do yêu cầu địi hỏi tìm hiểu sâu hiện
tượng được quan tâm, một điều cần thiết là người tham gia phải tự nguyện
trong việc cung cấp những kinh nghiệm của bản thân cũng như cảm xúc thầm
kín liên quan đến vấn đề. Chính vì thế cỡ mẫu cho một nghiên cứu hiện tượng
học chỉ từ 5 đến 15 người cho một nghiên cứu. Tuy nhiên, cỡ mẫu này có thể ít
hơn (nghiên cứu có thể dừng) khi q trình phỏng vấn khơng thu được thơng tin
gì mới (saturation).
Một mẫu nghiên cứu thuận tiện được dự kiến bao gồm 20 người bệnh
nằm điều trị tại khoa nội Tim mạch Bệnh viện tỉnh Nam Định trong thời gian
tiến hành nghiên cửu.
Các tiêu chuẩn chọn mẫu như sau: người bệnh được chẩn đoán là suy tim
độ II, III (theo hồ sơ bệnh án) và theo đánh giá của nhà nghiên cứu dựa vào
phân độ suy tim của Hội Tim New York (NYHA); có ít nhất một lần nhập viện
với chẩn đoán suy tim (với giả thuyết được cung cấp những kiến thức cơ bản về
suy tim khi nằm điều trị tại viện); khơng có các bệnh về thần kinh; người bệnh
có thể giao tiếp tốt và có khả năng đọc, viết.
Phân độ chức năng của suy tim theo NYHA được sử dụng từ lâu, dựa vào
triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức. Mặc dù, phân độ này có nhược điểm
là chủ quan, nhưng đơn giản và tiện dụng nên được chấp nhận và phổ biến nhất.
15



Độ I: Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường khơng gây mệt,
khó thở hoặc hồi hộp.
Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.
Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi
nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
Độ IV: Gây khó chịu với bất kỳ vận động thể lực nào. Triệu chứng cơ
năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chi một vận động thể lực, triệu
chứng cơ năng gia tăng.
1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được tiến hành từ tháng 01-05/2015 tại khoa nội
Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nam Định.
2. Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu bằng phỏng vấn sâu có cấu trúc
Người bệnh được phỏng vấn riêng với bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn
dựa trên những gợi ý của Riegel và Calson (2002). Bộ câu hỏi gồm các nội
dung chủ yếu bao gồm thông tin cá nhân và các thơng tin liên quan đến tự chăm
sóc của người bệnh suy tim
Sau khi thảo luận về mục đích của nghiên cứu, nhận được sự đồng ý của
người tham gia, cuộc phỏng vấn được thực hiện ừong thời gian từ 15 đến 20
phút. Các buổi phỏng vấn đều được người nghiên cứu ghi chép, ghi âm và
thông tin được giải băng chính xác thơng tin ngay sau phỏng vấn. Để đánh giá
sự phù họp của bộ câu hỏi, người nghiên cứu đã tiến hành hai cuộc phỏng vấn
thử nghiệm và việc chỉnh sửa bộ câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của một
chuyên gia tim mạch và có kinh nghiệm ứong tiến hành nghiên cứu. Sau phỏng
16


vấn, hai bản giải băng được nhà nghiên cứu kiểm tra tính chính xác bằng sự xác
nhận nội dung của chính hai người tham gia phỏng vấn.

Trong q trình thu thập thông tin, các ý kiến trái chiều luôn được đưa ra
bàn bạc kỹ trong nhóm nghiên cứu trước khi đi tới quyết định cuối cùng.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý dựa trên phương pháp phân tích
nội dung. Sau khi thu thập thông tin của 5 người tham gia đầu tiên, nhà nghiên
cứu sẽ bắt đầu phân tích kết quả, tìm ra các chủ đề từ việc nhóm các nội dung
tương đồng trong phỏng vấn của người tham gia. Các phỏng vẩn sau sẽ bổ sung
thêm các nội dung vào các chủ đề đã có hoặc thêm các chủ đề mới cho phù hợp.
Phỏng vấn sẽ kết thúc khi không nhận được thông tin mới từ các cuộc phỏng
vấn.
Thông tin về nhân khẩu học sẽ được thu thập trước khi đi vào phỏng vấn
sâu. Các thông tin này sẽ được trình bày trong bảng để so sánh cụ thể về trình
độ học vấn, độ tuổi, hồn cảnh sống... của người tham gia nghiên cứu.
rSUỜNG OẠI HỌC ÕÌEU DƯƠNG
nam

'D ÌN H ______

THỬ VĨEN

17


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
1. Thông tin cá nhân và đặc điểm lâm sàng
Thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu cho thấy phần lớn trong
số họ ở độ tuổi trung tuổi, hoặc đã nghỉ hưu hoặc làm nông, thu nhập thấp
Đăc điểm

Trung bình, khoảng




Ti

Trung bình 59 (Khoảng 38-68)

Thời gian bị suy tim

Trung bình 8 năm

rp

9

A •

Trung vị 3 (1-20)
Số lượng (%)
9/20

Nam
Tình trạng hơn nhân

1(5)

Độc thân

15(75)

Kết hơn


1(5)

Ly hơn

3(15)

Góa
Hồn cảnh sống

3(15)

Sống một mình

5(25)

Sống cùng một người
Sống cùng nhiều hơn một người

12 (60)

Học vấn
2(10)

Tiểu học

10(50)

Trung học cơ sở


7(35)

Trung học

1(5)

Đại học
18


Thu nhập
Dưới 1 triệu

5(25)

1-2 triệu

3(15)

2-4 triệu

12 (60)

Mức độ suy tim
Độ 2

4(20)

Độ 3


8(40)

Độ 4

8(40)

Có 2/3 số người tham gia nghiên cứu có lập gia đình và hầu hết người
bệnh sống cùng các thành viên trong gia đình, chỉ có 3 người đang sống một
mình. Trình độ học vấn của nhóm tham gia nghiên cứu tập trung ở trình độ
trung học cơ sở và trung học (80%). Mức thu nhập thấp, chủ yếu là dưới 4 triệu
đồng một tháng. Phần lớn người bệnh ở độ suy tim III và rv. Tất cả người bệnh
đã có tối thiểu một lần nhập viện trong khoảng thời gian 6 tháng trước đó.
Thơng tin về những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong
tự chăm sóc và khả năng đáp ứng với các khó khăn đó sẽ được trình bày trong
phần tiếp theo.
2. Khó khăn khi chung sống với bệnh suy tim
2.1.Hạn chế thể lực, khó khăn trong sinh hoạt
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày từ khi được
chẩn đoán bị suy tim. Nhiều người cho biết “sáu năm nay khơng làm được
gì”PVSl, “đi lại nhiều mệt”, “lên cầu thang tim đập dồn dập như kiểu thở
dốc”PVS6, “vận động nhiều hơn một chút thấy đau tăng lên”PVS10, “nằm
suốt”P V S ll, “chỉ cúi xuống lấy cái phích thơi đã mệt, cịn làm được gì
đâu”PVS15.
19


Khó thờ, mệt mỏi do suy tim gây ra khiến cho người bệnh hạn chế trong
sinh hoạt hàng ngày “không ăn được, phải cố”PVSl 1, “chỉ được một hai thìa”
PVS13
Tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh rất nhiều “cứ

nằm xuống là không chịu được”PVS 15, “phải nhanh chóng ngồi dậy” PVS11,
“đêm từ 3-4 giờ sáng là bắt đầu khó thở, tim đau rộ lên như cầm kéo đâm vào”,
“đêm mất ngủ, tồn thức trắng” PVS13.
2.2.Khó khăn trong thực hiện chế độ điều trị
Do tác dụng của thuốc lợi tiểu “đêm dậy đi tiểu chục lần”, cũng ảnh
hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Thêm vào đó, sự phối hợp của bệnh khác
nên người bệnh cũng gặp khó khăn khi thực hiện chế độ dinh dưỡng “khơng
dám ăn, ăn chất vào nó sưng lên cịn khổ nữa” PVS6.
2.2.1. Hạn chế về kiến thức
Theo người tham gia nghiên cứu cho biết, mặc dù được hướng dẫn “ăn
nhạt”, “kiêng cay nóng”, “hạn chế rượu bia” nhưng “chẳng hướng dẫn cụ thể ăn
nhạt như thế nào”, “khơng nói gì về uống như thế nào”, “thấy khát thì uống, gan
thận tốt” PVS15.
2.2.2. Tâm lý
Đối với người bệnh suy tim, nhất là những người đã bị bệnh lâu năm,
bệnh tật chính là một gánh nặng cho họ “mong cho chết sớm, sống như thế này
khổ lắm”PVSl 1. Họ rằng mình là gánh nắng cho người thân “ốm một ngày hai
ngày nó cịn phục vụ, chứ 5 năm rồi thì ai mà chịu được” PVS11. Lo lắng cho
người thân “bây giờ có chết thì cháu lớn cịn biết lo, chứ cháu bé thì tội
q”PVS2. Có người bệnh băn khoăn, thiếu hy vọng “có uống thuốc mà sao
vẫn bị” hay “uống mãi khơng ăn thua”PVS2, 12, 20. Cuộc sống khó khăn, thiếu
thốn kinh tế ảnh hưởng đến người bệnh “cứ mở mắt ra là nghĩ đến nợ nần, con
cái” nên không ngủ được, “bị nặng hơn” PVS2. Trái lại, có người bệnh lại cho

20


rằng “cứ phải lạc quan, yêu đời”, “sống ngày nào biết ngày ấy”, và “tivi nói là
việc của họ, làm là việc của mình”PVS 6.
3. Thực hành tự chăm sóc

3.1. Việc tuân thủ chế độ điều trị
Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ là một trong những yêu cầu quan trong
đối với người bệnh suy tim. Bên cạnh những người bệnh hiểu được tầm quan
trọng của việc uống thuốc “mỗi tháng lên Bạch Mai một lần, cứ đi, thiếu thuốc
một ngày là chết” PVS11. Có người bệnh chọn phương pháp kết hợp “uống
thuốc lợi tiểu cả đông và tây y” PVS10. Tuy nhiên, theo người bệnh “về nhà
không uống thuốc nữa”PVS5,12. Hoặc có người bệnh cho rằng “sau khi ra viện,
uống hết đơn thấy bình thường thì thơi”, “khơng có tiền khám lại”PVS6. Có
người nhận ra khơng uống thuốc là khơng tốt “khơng có kinh tế phải
chịu”PVS13
Trong thực hiện chế độ ăn giảm muối, nhiều người cho rằng họ thực hiện
“ăn nhạt, tất cả các thứ đều như luộc” PVS15, “ăn nhạt quen rồi” nhưng có
người “khơng ăn kiêng gi cả” PVS6
Hồn cảnh sống một mình, người bệnh “buồn lại uống chén rượu” dù
“biết là không nên uống rượu”. Hoặc vì lý do là cán bộ phịng, “khách khứa
nhiều, bia rượu hơi quá tay.. .càng ngày càng đau” PVS10.
Hạn chế lượng nước uống, theo hướng dẫn của nhân viên y tế “uống ít
nước, ăn khơ” PVS12,13, nhưng có người bệnh cho rằng “thấy khát thì
uống”PVS15
Phần lớn người bệnh suy tim có mức độ suy tim 3, 4, cơ thể mệt mỏi, họ
chỉ “đi lại trong nhà” thay vì tập luyện. Có người bệnh “sáng 10 giờ mới dậy
nên cũng chẳng đi tập thể dục”.
3.2. Phát hiện các triệu chứng của bệnh và cách phản ứng
21


Các triệu chứng suy tim thường thấy ở những người bệnh tham gia
nghiên cứu là ho, khó thở, mệt mỏi, phù, đau tức ngực. Dù đã bị bệnh nhiều
năm, nhưng vẫn có người bệnh nhầm “bị thận” PVS12, 10; đi khám mới biết là
tim; hay dấu hiệu nặng mặt là do ngủ nhiều (PVS6). Hoặc dấu hiệu khó thờ

được người bệnh lý giải là “gan to chèn ép không thờ được”PVS2.
Các triệu chứng của bệnh cũng được lý giải là do “thời tiết thay đổi, nhất
là gió mùa đơng bắc, đau hơn” PVS10,
Và dù nhận ra các dấu hiệu của suy tim, “nhà khơng có người” PVS12,
“uống thuốc bệnh viện phát xem thế nào...khó thờ q thì vào” PVS15, hoặc
“biết dấu hiệu của tim” nhưng “nhà khơng có kinh tế”, người bệnh trì hỗn 1
tuần mới vào viện (PVS13, 17).
4. Thích nghi với hồn cảnh sống khỉ mắc bệnh
4.1 .Tìm hiểu về bệnh
Người bệnh cho rằng tìm hiểu thơng tin qua tivi, mạng internet, trao đổi
với những người đã bị suy tim hay mua sách về đọc (PVS6, 10) là việc làm cần
thiết. Thậm chí họ cịn liên hệ với bác sỹ “có một tập photo của bác sỹ viện tim
mạch” . Nhưng nhu cầu thông tin được nhận từ nhân viên y tế vẫn được chú ý
hơn “phòng tư vấn cho người bệnh khơng có tiền”PVS3 vì cho rằng “tiếp cận tư
vấn ít quá”
4.2.NỖ lực bản thân và nhu cầu cần hỗ trợ
Để duy trì cuộc sống, người bệnh cho rằng “cố gắng sống vì con”PVS2,
đây chính là động lực cho người bệnh trước những khó khăn của bệnh tật. Bên
cạnh sự cố gắng của bản thân “cứ chuẩn bị nồi cơm, lúc nhọc mệt là CÓ”PVS11,
người bệnh cũng cần sự giúp đỡ của người thân khi muốn chuyển về sống cùng
con cháu (PVS1), hay thăm hỏi tình cảm của bạn bè PVS6.

22


CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN
Nghiên cửu định tính đã chỉ ra những ảnh hưởng của suy tim đến cuộc
sống sinh hoạt của người bệnh, hành vi chăm tự chăm sóc và các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tự chăm sóc. Bên cạnh việc nhận ra sự thiếu hiểu biết của
người bệnh (Riegel & Carlson, 2002), nghiên cứu này đã chỉ ra những lý do liên

quan tại sao người bệnh lại trì hỗn nhập viện khi có các triệu chứng cùa suy
tim. Nhiều người bệnh không đủ kiến thức hay kinh nghiệm để phân tích các
dấu hiệu hoặc khơng tin rằng việc tuân thủ các chế độ điều trị và tự chăm sóc có
thể giúp họ kiểm sốt được tình hình và hạn chế tái nhập viện. Tuy nhiên, dù
biết được đó là hấu hiệu của tình trạng suy tim, người bệnh cũng bị hạn chế
trong việc liên hệ hành vi không tuân theo chế độ ăn giảm muối, tăng cân do ứ
dịch (hầu hết người bệnh không ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra
cân nặng) và hậu quả là việc tái nhập viện do khó thở.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện tự chăm sóc của người
bệnh đã được chỉ ra trong nghiên cứu. Những suy nghĩ tiêu cực, áp lực tâm lý
xuất hiện nhiều ừong nhóm nghiên cứu, những người bị bệnh lâu năm. Bệnh đi
kèm cũng được biết đến như một yếu tố quan trọng ảnh hường đến hành vi tự
chăm sóc của người bệnh suy tim. Họ thấy khó khăn khi khơng biết dấu hiệu đó
là của suy tim, bệnh phổi hay của cơ quan khác. Chính vì thế nhân viên y tế cần
chú ý hướng dẫn người bệnh những kỹ năng cần thiết trong việc thường xuyên
kiếm tra các triệu chứng của bệnh.
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những hỗ trợ về thông tin, tinh thần
cũng như vật chất từ phía gia đình, bàn bè có thể giúp người bệnh chung sống
với bệnh tật và nâng cao khả năng tự chăm sóc (Sayers, Riegel, Pawlowski,
Coyne, & Samaha, 2008). Tuy nhiên, nhu cầu được tư vấn hay cung cấp thông
tin từ nhân viên y tế mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho người bệnh trong
nghiên cứu này. Các phương pháp giúp người bệnh có thể tiếp cận và trao đổi
23


×