Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.96 KB, 7 trang )

T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH YÊN BÁI NĂM 2018
Vũ Thị Hương Nhài1; Vũ Văn Thành2

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái năm 2018. Đối tượng và phương pháp: nghiên
cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 108 người bệnh đái tháo
đường týp 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái từ tháng 01 đến
4 - 2018. Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường được xây dựng
dựa trên bộ công cụ Diabetes Self-Care Knowledge Questionnaire - DSCKQ 30 và tham khảo
bản dịch sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Vũ Huyền Anh tại Điện Biên năm 2016 với chỉ
số hiệu lực CVI 0,83; hệ số Cronbach’s alpha 0,81. Kết quả: tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự
chăm sóc ở mức 19,4%. Điểm kiến thức trung bình 17,3 ± 3,6 trên tổng số 30 điểm. Thiếu hụt
kiến thức người bệnh trong nghiên cứu chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống, tự theo dõi
đường máu và nhận biết dấu hiệu của hạ đường máu. Người bệnh có kiến thức tốt hơn về hoạt
động thể lực, tuân thủ dùng thuốc, phát hiện và tự chăm sóc phòng biến chứng. Kết luận:
kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội
tiết tỉnh Yên Bái còn hạn chế: tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tự chăm sóc ở mức thấp 19,4%.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Kiến thức; Tự chăm sóc.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn
tính không lây phổ biến và gia tăng nhanh
nhất trên toàn cầu trong thế kỷ 21, trong
đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 (chiếm khoảng
90%) [8]. ĐTĐ týp 2 liên quan chặt chẽ


đến lối sống của người bệnh, thường
khởi phát ở người lớn tuổi, nhưng hiện
đang có xu hướng trẻ hóa, ngày càng có
nhiều trẻ em, thanh thiếu niên phải điều trị
căn bệnh này [12]. Theo báo cáo của Liên
đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm
2017, toàn thế giới có khoảng 425 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ, tương đương cứ
11 người trưởng thành có 1 người mắc

bệnh và có tới hơn 212 triệu người (50%)
mắc bệnh ĐTĐ mà không được chẩn
đoán [9]. Việt Nam là một trong bốn nước
ở khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc ĐTĐ
cao nhất với khoảng 3,5 triệu người
trưởng thành (20 - 79 tuổi) mắc bệnh,
nhưng có tới 54% không được chẩn
đoán, 85% chỉ phát hiện bệnh khi đã có
biến chứng nguy hiểm [9]. ĐTĐ đặt ra
gánh nặng lớn cho cá nhân người bệnh,
gia đình và toàn xã hội. Cứ 8 giây lại
thêm một người tử vong và cứ 30 giây lại
có một người bị cắt cụt chi vì bệnh ĐTĐ [9].
Phần lớn các quốc gia phải chi từ 5 - 20%
tổng chi tiêu y tế cho bệnh ĐTĐ [9].

1. Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái
2. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người phản hồi (Corresponding author): Vũ Văn Thành ()
Ngày nhận bài: 17/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2019

Ngày bài báo được đăng: 8/01/2020

20


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Những thiếu hụt kiến thức tự chăm sóc
dẫn đến hành vi không đúng, làm giảm
hiệu quả điều trị, góp phần làm tăng xuất
hiện các biến chứng, tăng chi phí điều trị,
tăng tỷ lệ tàn tật và tử vong [11]. Theo
báo cáo của Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên
Bái, tính đến tháng 4 - 2018, toàn tỉnh có
1.955 người bệnh ĐTĐ týp 2 đang điều trị
ngoại trú tại bệnh viện và số người bệnh
mắc ĐTĐ đang tăng lên nhanh chóng [2].
Yên Bái là một tỉnh miền núi có nhiều dân
tộc ít người sinh sống, tỷ lệ mắc bệnh
không tương đồng với những khu vực đã
nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm: Mô tả thực trạng kiến thức tự
chăm sóc của người bệnh ĐTĐ týp 2 điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên
Bái năm 2018.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bệnh ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán
mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong vòng một năm

tính đến thời điểm thu thập số liệu; đang
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh
Yên Bái tối thiểu 1 tháng (đã có đủ thời
gian trải nghiệm tối thiểu để đánh giá
phiếu điều tra); có khả năng tiếp nhận
và trả lời các câu hỏi; đồng ý tham gia
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Người bệnh có các biến chứng nghiêm
trọng phải vào viện điều trị nội trú.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng
01 đến 4 - 2018.

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh,
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện. Lựa chọn tất cả
người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ
týp 2 đang điều trị ngoại trú đến khám tại
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết tỉnh
Yên Bái, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu,
trong thời gian từ tháng 01 - 2018 đến
04 - 2018; nghiên cứu lựa chọn được
108 người đồng ý tham gia.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Công cụ thu thập số liệu:

Bộ công cụ thu thập số liệu được xây
dựng dựa trên bộ công cụ Diabetes SelfCare Knowledge Questionnaire (DSCKQ 30)
sau khi được tác giả cho phép và tham
khảo bản dịch sử dụng trong nghiên cứu
của Nguyễn Vũ Huyền Anh tại Điện Biên
năm 2016 [1]. Bộ công cụ được 3 chuyên
gia về lĩnh vực ĐTĐ kiểm tra, chỉnh sửa,
đánh giá và tính giá trị. Sau đó, điều tra
thử trên 30 người bệnh đáp ứng tiêu
chuẩn chọn mẫu để hiệu chỉnh lại bộ
công cụ cho phù hợp. Kết quả: bộ công
cụ có chỉ số hiệu lực CVI là 0,83; hệ số
Cronbach’s alpha 0,81; gồm 2 phần:
+ Phần I: thông tin chung: bao gồm
các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học
như tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn,
tiền sử gia đình...
+ Phần II: kiến thức tự chăm sóc, gồm
30 câu được chia thành 3 lĩnh vực: thay
đổi lối sống (18 câu hỏi); tuân thủ thực
hành tự chăm sóc (8 câu hỏi) và hậu quả
21


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
của việc không kiểm soát được mức
đường máu (4 câu hỏi).
- Thang đo và cách đánh giá:
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả
lời không đúng hoặc không biết đáp án

được 0 điểm. Tổng số điểm tối đa là 30
điểm. Tổng điểm được trình bày dưới
dạng phần trăm (%). Kiến thức tự chăm
sóc được phân thành 2 mức:
+ Kiến thức đạt: đạt ≥ 21 điểm trên
tổng số 30 điểm (trả lời đúng ≥ 70% tổng
số điểm).
+ Kiến thức không đạt: trả lời đúng <
70% tổng số điểm.
- Các bước thu thập số liệu:
+ Bước 1: tập huấn cho 3 cộng tác viên
là 3 giảng viên của Khoa Điều dưỡng,
Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái về mục
đích, nội dung và cách thức điều tra.
+ Bước 2: tiến hành điều tra, đánh giá
kiến thức tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu (ĐTNC) bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều
tra chuẩn bị sẵn trong khi người bệnh chờ
kết quả xét nghiệm với thời gian khoảng
25 - 30 phút.
* Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu được làm sạch, nhập và phân
tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Sử dụng
các thuật toán phù hợp để mô tả giá trị
phù hợp với từng biến số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của ĐTNC.
Tổng số 108 ĐTNC là người mắc ĐTĐ

týp 2, độ tuổi từ 19 - 86, tuổi trung bình
59,4 ± 12,2. 51,8% nằm trong nhóm tuổi ≥ 60.
22

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Thảo gặp độ tuổi
trung bình 57,1 ± 12,8 [5]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ (61,1%) cao
hơn nam (38,9%). Đa số ĐTNC là người
dân tộc Kinh (75%), còn lại là dân tộc
thiểu số. Trong đó, dân tộc Dao chiếm
11,1%, điều này hoàn toàn phù hợp với tỷ
lệ các dân tộc của tỉnh Yên Bái theo kết
quả tổng điều tra dân số và nhà ở Yên
Bái năm 2009 [3]. 64,8% ĐTNC chủ yếu
sống ở nông thôn. ĐTNC có trình độ trung
học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (30,6%) và
có tới 9,3% không biết chữ. Như vậy,
người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có trình độ
văn hóa thấp chiếm tỷ lệ cao.
Nghề nghiệp chủ yếu của ĐTNC là
nông dân (37,0%) và hưu trí (36,1%).
2. Thực trạng kiến thức tự chăm
sóc bệnh ĐTĐ týp 2 của ĐTNC.
Bảng 1: Điểm kiến thức tự chăm sóc
của ĐTNC (n = 108).

Tổng
điểm
kiến

thức

Điểm
trung bình
(X ± SD)

Điểm
thấp
nhất
(min)

Điểm
cao
nhất
(max)

Tổng
điểm

17,3 ± 3,6

8

25

30

Điểm kiến thức tự chăm sóc của
ĐTNC dao động từ 8 - 25 điểm. Tỷ lệ
người bệnh có kiến thức tự chăm sóc ở

mức đạt còn thấp (19,4%). Kết quả này
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Vũ
Huyền Anh (2016) tại Điên Biên với
37,4% có kiến thức đạt [1]. Sự khác biệt
này có thể do: tỷ lệ ĐTNC không biết chữ
trong nghiên cứu của chúng tôi cao
(9,3%) và chủ yếu sống ở nông thôn
(64,8%), cao hơn so với nghiên cứu của


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Nguyễn Vũ Huyền Anh; do đó có thể ảnh
hưởng lớn đến khả năng tiếp cận kiến
thức về tự chăm sóc dành cho người
bệnh ĐTĐ týp 2. Theo Adibe và CS,
người bệnh có thời gian mắc bệnh càng
lâu, mức độ kiến thức tự chăm sóc càng
cao [6]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ chọn những người bệnh ĐTĐ týp 2
mới được chẩn đoán mắc bệnh trong
vòng 1 năm, còn nghiên cứu của Nguyễn
Vũ Huyền Anh, tỷ lệ ĐTNC có thời gian
mắc bệnh ≤ 1 năm chỉ chiếm 11,7%, chủ
yếu là người đã mắc bệnh từ 1 - 5 năm
(60,8%), nên có thể có kiến thức đầy đủ
hơn về tự chăm sóc [1]. Mặc dù kết quả
của Nguyễn Vũ Huyền Anh tại Điện Biên

cao hơn của chúng tôi, nhưng nhìn chung
tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu có

kiến thức tự chăm sóc ở mức đạt của cả
hai nghiên cứu này vẫn còn thấp. Điện
Biên là một tỉnh miền núi có nhiều điểm
tương đồng với tỉnh Yên Bái, nhiều dân
tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng
xa, điều kiện tiếp cận với kiến thức chăm
sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Hiện tại,
chúng tôi mới chỉ tìm thấy nghiên cứu của
Nguyễn Vũ Huyền Anh đánh giá về kiến
thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ
týp 2 được công bố tại Việt Nam, nên
chưa so sánh được với mức độ kiến thức
ở các khu vực khác trong cả nước cũng
như khu vực đồng bằng...

80.6
100
80
60

Đạt
19.4

Không đạt

40
20
0

Mức độ kiến thức


Biểu đồ 1: Mức độ kiến thức chung về tự chăm sóc của ĐTNC.
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự chăm sóc đạt ở mức thấp (19,4%). Tỷ lệ
người bệnh có kiến thức tự chăm sóc không đạt cao (80,6%). So với các nghiên cứu
nước ngoài, có sự chênh lệch đáng kể về mức độ kiến thức với kết quả của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của Jackson, 241/303 ĐTNC trả lời đúng ≥ 70% câu hỏi (79,5%) và
chỉ 20,5% có kiến thức tự chăm sóc ở mức không đạt [11]. Kết quả của chúng tôi thấp
hơn nghiên cứu của Dinesh và CS với 24% người bệnh có kiến thức tốt, 59% có kiến
thức trung bình và 17% có kiến thức kém [7]. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về
địa điểm, thời gian và đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC.
23


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
Bảng 2: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về hoạt động thể lực, chế độ ăn uống, phòng
biến chứng và tự theo dõi đường máu (n = 108).
Nội dung

n

Tỷ lệ (%)

Hoạt động thể lực
Mức đường máu nên được theo dõi thường xuyên hơn khi
tăng hoạt động thể lực

78

Hiểu biết về tần suất hoạt động thể lực


101

93,5

Hiểu biết về cường độ hoạt động thể lực

47

43,5

Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ

26

24,1

Phân loại thực phẩm theo chỉ số đường máu

59

54,6

Thực hiện đúng lịch các bữa ăn

58

53,7

Cần chăm sóc cẩn thận bàn chân


90

83,3

Nên sử dụng các loại tất mềm, có độ đàn hồi tốt

77

71,3

Chăm sóc răng miệng hàng ngày là rất cần thiết

93

86,1

72,2

Chế độ ăn uống

Phòng biến chứng

Tự theo dõi đường máu
Không chỉ nhân viên y tế mới có thể kiểm tra được lượng
đường máu và huyết áp cho người bệnh

24

Tần suất tự theo dõi đường máu


29

Theo khuyến cáo của Hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ (2017) và Hướng dẫn chế
độ ăn cho người bệnh ĐTĐ của Bộ Y tế
(2015), chế độ ăn uống đóng vai trò rất
quan trọng và không thể thiếu trong quản
lý bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu này, kiến
thức về chế độ ăn của người bệnh còn
hạn chế. Tỷ lệ ĐTNC biết nên có bữa ăn
phụ trước khi đi ngủ chỉ chiếm 24,4%;
54,6% ĐTNC biết phân loại thực phẩm theo
chỉ số đường máu và 53,7% biết cần giữ
đúng lịch các bữa ăn, không bỏ bữa ngay
cả khi không muốn ăn. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Tuyết Mai
24

22,2
26,9

tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang (2014):
70,2% người bệnh ĐTĐ týp 2 có kiến
thức chưa đạt về chế độ dinh dưỡng của
người bệnh; 26,7% người bệnh biết nên
có thêm bữa ăn phụ và 62,6% người
bệnh biết không nên bỏ bữa ăn [4].
Kiến thức về tự theo dõi đường máu
của ĐTNC còn rất hạn chế. Chỉ có 22,2%
biết không chỉ nhân viên y tế mới có thể

kiểm tra được lượng đường máu, huyết
áp của người bệnh và 26,9% biết được
tần suất tự theo dõi đường máu. Qua quá
trình phỏng vấn, hầu hết ĐTNC không
thực hành tự theo dõi đường máu tại nhà,


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
là do thiếu kiến thức về tự theo dõi đường
máu dẫn đến người bệnh cho rằng kết
quả khi tự theo dõi tại nhà không chính
xác bằng đo tại các cơ sở y tế, do gánh
nặng kinh tế, người bệnh không đủ để trả
tiền que thử đường máu, bảo hiểm không

chi trả chi phí tự theo dõi đường máu,
trong khi hầu hết người bệnh có thu nhập
thấp. Để khắc phục tình trạng này, nhân
viên y tế cần tăng cường tư vấn, động
viên, hướng dẫn để người bệnh tuân thủ
thực hành tự theo dõi đường máu tại nhà.

Bảng 3: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc (n = 108).
Nội dung

n

Tỷ lệ (%)

Việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ không cần phải duy trì suốt đời


92

85,2

Cần dùng thuốc điều trị ĐTĐ ngay cả khi cảm thấy khỏe

93

86,1

Uống rượu bia trong khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị
ĐTĐ là một vấn đề nghiêm trọng

82

Chế độ ăn uống và tập thể dục không quan trọng bằng thuốc
điều trị ĐTĐ

68

Cần khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi cảm thấy khỏe

104

Phần lớn ĐTNC có kiến thức đúng về
tuân thủ dùng thuốc. Qua quá trình phỏng
vấn trực tiếp, tất cả người bệnh đều đã
trải qua những biểu hiện run rẩy, bồn
chồn, lú lẫn, vã mồ hôi, nhưng chỉ có

24,1% biết đó là dấu hiệu của hạ đường
máu, tương đương kết quả nghiên cứu
của Adibe là 26,9%, nhưng cao hơn kết
quả của Nguyễn Vũ Huyền Anh là 17,5%
[1, 6]. Như vậy, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức
đúng về hậu quả không kiểm soát mức
đường máu rất thấp; do đó, nhân viên
y tế cần tư vấn thường xuyên cho người
bệnh những kiến thức giúp nhận biết và
phát hiện sớm các biến chứng để có cách
xử trí kịp thời.
* Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về hậu
quả của không kiểm soát mức đường máu:
Các biểu hiện của biến chứng thần
kinh chỉ xuất hiện ở bàn chân: 53 người

75,9
63,0
96,3

(49,1%); các dấu hiệu của hạ đường
máu: 26 người (24,1%); mức đường máu
cao có thể gây ra các biến chứng về mắt:
100 người (92,6%); mức đường máu cao
có thể gây ra các biến chứng về tim mạch
và thận: 92 người (85,2%).
KẾT LUẬN
Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh
ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Nội tiết tỉnh Yên Bái năm 2018 còn hạn

chế: 19,4% người bệnh có kiến thức về
tự chăm sóc ở mức đạt. Điểm kiến thức
trung bình 17,3 ± 3,6 trên tổng số 30 điểm,
thấp nhất 8 điểm, cao nhất 25 điểm.
Các thiếu hụt kiến thức của người bệnh
trong nghiên cứu chủ yếu liên quan đến
chế độ ăn uống, tự theo dõi đường máu
và nhận biết dấu hiệu của hạ đường máu
(24,1%).
25


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO

diabetic outpatients in south-eastern Nigeria.
J Drug Dev Res. 2009, 1 (1), pp.85-104.

1. Nguyễn Vũ Huyền Anh. Đánh giá kiến
thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo
đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện
Biên. Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng. Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2016.

7. Dinesh P.V, Kulkarni A.G, Gangadhar
N.K. Knowledge and self-care practices
regarding diabetes among patients with
type 2 diabetes in rural Sullia, Karnataka:
A community-based, cross-sectional study.
Journal of Family Medicine and Primary Care.

2016, 5 (4), pp.847.

2. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái. Báo cáo
tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm
2017. Yên Bái, tháng 10 - 2017. 2017.
3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái.
Các dân tộc Yên Bái, tại trang web
truy cập
ngày 28/5/2018. 2016.
4. Vũ Thị Tuyết Mai, Jane Dimmitt Champion,
Trần Thiện Trung. Kiến thức, thái độ và thực
hành về chế độ ăn của người bệnh đái tháo
đường týp 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
2014, 18 (5), tr.136-141.
5. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh
Minh. Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo
dục về kiến thức, thái độ thực hành và các chỉ
số kiểm soát trên người bệnh đái tháo đường
týp 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2009,
13 (6), tr.71-78.
6. Adibe M, Aguwa C, Ukwe C et al.
Diabetes self-care knowledge among type 2

26

8. International Diabetes Federation. IDF
st
diabetes atlas seventh edition. 1 ed. Karakas
Print. Brussels. 2015, 350, pp.362-367.
9. International Diabetes Federation. IDF

st
diabetes atlas eighth edition. 1 ed. Brussels,
Belgium. 2017, pp.9-48.
10. Jackson I.L, Adibe M.O, Okonta M.J
et al. Knowledge of self-care among type 2
diabetes patients in two states of Nigeria.
Pharmacy Practice. 2014, 12 (3), pp.404.
11. Pereira D.A, Costa N.M, Sousa A.L et al.
The effect of educational intervention on the
disease knowledge of diabetes mellitus patients.
Revista Latino-Americana de Enfermagem.
2012, 20, pp.478-485.
12. World Health Organization. Global
action plan for the prevention and control of
st
noncommunicable diseases 2013 - 2020. 1 ed.
WHO Press. Switzerland. 2013.



×