Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa việt nam trung quốc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỔI DŨNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ THỦY


THƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIẾÙ DƯ ÔN6
______ NÃM OỊNH_______

THƯ v i ệ n "

So:LV.Jấấ^m

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC s ĩ CHUN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SĨ: 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồng Điệp

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng
trình nghiên cửu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai cơng bổ trong bất kỳ


cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày Ế

Nguyễn Thị Thủy

thả2012


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ACFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
EU: Liên minh châu Âu
FTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
NK: nhập khẩu
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
KN: Kim ngạch
KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
KNXK: Kim ngạch nhập khẩu
TMHH: Thưorng mại hàng hóa
TMQT: Thương mại quốc tế
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG SÓ LIỆU


Bảng 2.1: Kim ngạch XNK của Trung Quốc................................ ................ 43
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc............................ 52
Bảng 2.3: Tăng trường thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm sau so
với cùng kỳ năm trước giai đoạn 2001 -2011..................................................54
Bảng 2.4: Tỷ trọng các thị trường XK chính trong tổng KNXK của
Việt Nam (2008 -2011)................................................................................. 57
Bảng 2.5: Tỷ trọng các thị trường XK chính trong tổng KNXK của Việt Nam
(2008-2011)....... .“..........................................................................................57
Bảng 2.6: Kim ngạch XK cao su sang Trung Quốc năm 2011.................... 59
Bảng 2.7: Kim ngạch NK theo châu lục trong 6 tháng/2011........................ 64
Bảng 2.8: Một số thị trường NK chính trong tổng KNNK của Việt Nam
(2008-2010).................................................................................................. 64
Bảng 2.9: Cán cân thương mại Việt —Trung từ 2000 đến 2011.................... 65


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc

■*.

từ năm 2000 - 2011................................ ........................................................ 53
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hàng XK sang Trung Quốc 6 tháng 2011...................... 60
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hàng hóa NK từ Trung Quốc 6 tháng 2011................... 63


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................ ................................................................................. 4
1. Lí do chọn đề tà i................................................................................... .....4
2. Tình hình nghiên cứu............................... .................................................. 6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................9
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 10
7. Kết cấu của đề tài..................................................................................... 10
Chu ô ng 1: c o SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VÈ PHÁT TRI ÉN
QUAN HỆ THUƠNG

m ạ i h à n g h ó a q u ố c t é ...............................11

1.1. Thương mại quốc tế: khái niệm, phân loại và vai trò..............................11
1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế .............................................................11
1.1.2. Các hình thức thương mại quốc tế........................... ............................14
1.1.3; Vai trò của thương mại quốc tế ............................................................ 15
1.2. Nội dung, tiêu chí và các yếu tố tác động tới phát triển quan hệ thương
mại hàng hóa quốc tế ...................................................................................... 20
1.2.1. Nội dung phát triển quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế.................20
1.2.2. Tiêu chí đánh giá q trình phát triển quan hệ thương mại hàng hóa
quốc tế............................................................................................................. 27
1.2.3. Các yếu tố tác động tới phát triển quan hệ thương mại
hàng hóa quốc tế ............................................................................................ 27
1.3. Kinh nghiệm phát triển thương mại hàng hóa quốc tế của
một số quốc gia................................................................................................32
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia...................................................................33
1.3.2. Kinh nghiệm của Inđônêxia..................................................................35
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái L an...................................................................36

1



Chuông 2: THỤC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
HÀNG HOÁ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 .38
2.1. Cơ sở cho sự hợp tác thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc................ .................................................................................... 38
2.1.1. Quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước
Việt Nam - Trung Quốc................................................................................ 38
2.1.2. Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại hàng hóa Việt - Trung.....41
2.1.3. Khn khổ pháp lý cho sự họp tác thương mại giữa Trung Quốc và
Việt Nam.........................................................................................................48
2.2. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung
Quốc giai đoạn 2000 - 2011 ........................................................................... 51
2.2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.......................................................... 51
2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc...........55
2.2.3. Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc..............61
2.2.4. Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc...........................65
2.3. Nhận xét chung........................................................................................ 67
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong quan hệ thương mại hàng hoá Việt
Nam - Trung Quốc......................................................................................... 67
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân............................................................69
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ họp tác kinh tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong giai đoạn tớ i.......................................................................73
Chuông 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
TRONG THỜI GIAN TỚ I.......................................................................... 77
3.1. Bối cảnh mới tác động tới quá trình phát triển quan hệ thương mại hàng
hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tớ i............................................ 77
3.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam Trung Quốc trong những năm tới................................................. ..................80
3.2.1. Định hướng xuất khẩu........................................................................... 80

2



3.2.2. Định hướng nhập khẩu......................................................................... 83
3.2.3. Định hướng về xử lý nhập siêu............................................................. 84
3.2.4. Định hướng phát triển biên mậu........................................................... 85
3.2.5. Định hướng phát triển cơ sờ hạ tầng thương mại................................. 86
3.3. Giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Trung
Quốc trong thờigian tới....................................................................................86
3.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước, duy trì ổn định
kinh tế xã h ộ i.................................................................................................. 86
3.3.2. Giải quyết những bất đồng trên Biển Đông với Trung Quốc...............89
3.3.3. Tăng tốc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực cửa khẩu biên giới92
3.3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lí xuất khẩu....................................................93
3.3.5. Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực............................................................................................ 94
3.3.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hỗ trợ và khuyến khích
xuất khẩu......................................................................................................... 95
3.3.7. Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, xúc tiến
thương mại...................................................................................................... 97
KẾT LUẬN...........................

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................101
PHỤ L Ụ C .....................................................................................................105

3



MỎ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, trao đổi hàng giữa các quổc gia đã trở thành nhu cầu tất yếu
nhằm góp phần phát triển hoạt động TMQT nói chung và phát triển kinh tế
của từng quốc gia nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hoá hiện
nay, quan hệ TMHH giữa các quốc gia ngày càng trở thành một trong những
yếu tố không thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế. Nó giúp các quốc gia
khai thác tối đa lợi thế riêng trong sản xuất hàng hoá, dồng thời khai thác
những lợi thế sản xuất hàng hoá của các quốc gia khác để gia tăng hiệu quả
kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Việt Nam là một nước phát triển trung bình ở mức thấp. Đe đạt được
mục tiêu “về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
vào năm 2020, Việt Nam cần phải tận dụng mọi cơ hội để phát triển, trong đó
có cơ hội do bối cảnh hội nhập và tồn cầu hố kinh tế mang lại. Việc chính
thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã giúp
Việt Nam có một vị thế mới trong quan hệ TMQT. Với vị thế này, Việt Nam
một mặt mở rộng quan hệ TMQT với các quốc gia mới là thành viên của
WTO, mặt khác tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại
với các quốc gia truyền thống, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Việc củng
cố và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại với các quốc gia láng giềng,
khơng chỉ giúp phát triển kinh tế mà cịn giúp ổn định chính trị và tạo lập mối
quan hệ láng giềng hữu hảo.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng “núi liền núi, sơng liền sơng” và có
nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán...với Việt
Nam. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc
đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Những biến động về chính

4



trị, xã hội trong lịch sử và cả ở hiện tại có thể ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa
bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa hai nước.
Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ. thương mại với Trung Quốc
chẳng những phù hợp với đường lối đốỉ ngoại của nước ta “mong muốn làm
bạn với các nước”, mà còn phục vụ chiến lược phát triển nhằm tạo mơi trường
hịa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc đổi mới đất nước. Việc phát triển quan hệ thương mại với Trung
Quốc cịn góp phần củng cố quan hệ “Láng giềng hữu nghị, họp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà Tổng Bí thư cùa hai Đảng Cộng sản
đã đề ra và phù họp với chính sách đối ngoại của hai nước “hịa thuận với
láng giềng, giàu có với láng giềng, an ninh với láng giềng”.
Trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ TMHH đă
có từ rất lâu và chiếm tỷ trọng lớn, chi phối quy mô và mang lại giá trị kinh tế
cao. TMHH Việt Nam - Trung Quốc đã giúp Việt Nam tận dụng được những
lợi thế trong sản xuất hàng hoá như: nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao
động dồi dào về cả số lượng và chất lượng với số dân trong độ tuổi lao động
khá đông chiếm tới trên 50% dân số. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên
thuận lợi, tài nguyên khoáng sản phong phú và số dân đứng đầu thế giới với
trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc cũng khai thác được những lợi thế trong sản
xuất hàng hố của mình.
Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, có khá
nhiều vấn đề nảy sinh như: tình trạng bn lậu và gian lận thương mại, việc
quản lý các hoạt động XNK còn hạn chế, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội nảy
sinh...
Trước những vấn đề bất cập đặt ra trong quan hệ TMHH Việt Nam Trung Quốc và nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này đổi với
quá trình phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị ở Việt Nam nên tác

5



giả đã lựa chọn chủ đề: “Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt
Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có chung
đường biên giới trên bộ tới hàng nghìn km, cùng khai thác tiềm năng kinh tế
Vịnh Bắc Bộ. Hai mươi năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung, chính quyền các cấp và các cơ quan khoa học hai nước đã tổ chức
nhiều hoạt động nghiên cứu, chủ yếu là các cuộc hội thảo khoa học ờ Hà Nội,
Bắc Kinh, Lạng Sơn, Nam Ninh, Côn Minh. Cụ thể:
- Hội thảo khoa học: Định hướng phát
Việt Nam

quan hệ họp tác kinh

—Trung Quốc trong bối cảnh mới, Đe tài khoa học cấp Nhà nước

KX.01/06 - 10, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại, 2007. Hội
thảo đã tổng kết những chỉ số phát triển kinh tế của cả Việt Nam và Trung
Quốc những năm trước và đầu thế kỷ XXI để từ đó đề ra những định hướng
lớn trong việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước . Những định
hướng này đã đóng một vai trị rất quan trọng trong quá trình hợp tác thương
mại giữa hai nước (cụ thể là hoạt động XNK) theo hướng lành mạnh và có lợi
cho cả hai bên.
- Hội thảo khoa học: Việt Nam

- Trung Quố

nhau phát triển, hướng tới tương lai, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức
tại Hà Nội, 1/2005. Nội dung của hội thảo khá rộng, đề cập đến việc hợp tác
giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, khơng chỉ phát triển về kinh tế mà cịn phát

triển giao lưu giữa hai nền văn hóa vốn có khá nhiều nét tương đồng. Tuy
nhiên, hội thảo vẫn chủ yếu tập trung bàn về việc làm sao để có thể tăng
cường phát triển nền kinh tế của 2 nước theo hướng bền vững và lâu dài,
không chỉ cho hiện tại mà cịn phải tính đến tương lai.

6


- Hội thảo khoa học: “Quan hệ kinh tế, văn hóa Việt Nam
Quốc, hiện trạng và

Trung

triểnvọng”. Đây là hội thảo do trung tâm

Trung Quốc thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia tổ chức
tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc. Hội thảo là cơ hội để các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học hai
nước ngồi lại cùng nhau nhìn nhận về những thành tựu đã đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực mà chủ yếu là hai lĩnh vực tiêu biểu, đó
là kinh tế và văn hóa. Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy hai nước
có những tranh chấp bất hịa trên Biển Đơng nhưng xét trong tổng thể và về
lâu dài thì Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Việt
Nam cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội để cải thiện tình hình XNK hàng hóa
sang Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng với hơn 1,3 tỷ dân.
- Gần đây nhất, Bộ thương mại đã xuất bản cuốn sách do PGS.TS Lê
Danh Vĩnh (chủ biên): Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vĩrng ở
Việt Nam

thờikỳ


2011

-2020, Nxb Công Thương, Hà N

này tập trung bàn về vấn đề phát triển bền vững thương mại. Cuốn sách đã
nêu lên một thực trạng đáng lo ngại trong quan hệ thương mại Việt - Trung,
đó là thực trạng nhập siêu rất cao của Việt Nam trong quan hệ thương mại với
Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Cán cân thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc thâm hụt ngày càng lớn. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số
giải pháp để cải thiện tình hình này.
Ngồi ra, cịn có nhiều tạp chí, sách báo và các website bình luận về
quan hệ thương mại Việt - Trung: Niên giám thống kê thương mại của bộ
thương mại, Thống kê hàng năm của Tổng cục hải quan Việt Nam, Thời báo
Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Nghiên cửu Trung
Quốc, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thương mại...

7


Tất cả những cơng trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp
tác giả luận văn có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành
những hiểu biết chung, soi rọi giúp tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn đề
triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam

Trung Quốc trong giai

đoạn hiện nay —một chủ đề khơng hồn tồn mới nhưng vẫn ln mang tính
thời sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận, và kinh nghiệm thực tiễn về
phát triển quan hệ TMQT nói chung và phân tích thực trạng phát triển quan
hệ TMHH giữa Việt Nam và Trung Quốc, đề tài nhằm hướng tới việc đề ra
những định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hoá Việt
Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Khái quát những vấn đề lý luận về phát triển quan hệ TMQT, tổng
kết kinh nghiệm phát triển quan hệ TMHH quốc tế của một số quốc gia.
+ Phân tích thực trạng phát triển TMHH giữa Việt Nam - Trung Quốc
từ năm 2000 đến 2011
+ Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển quan hệ
thương mại hàng hoá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương mại hàng hóa Việt
Nam - Trung Quốc. Đối tượng này được nghiên cứu gắn với quá trình phát
triển theo những nội dung và tiêu chí nhất định.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Quan hệ TMHH Việt Nam - Trung
Quốc bao gồm việc mua bán nhiều loại hàng hoá phong phú và đa dạng. Tuy

8


nhiên, đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích hoạt động trao đổi những loại
hàng hố hữu hình cơ bản như: máy móc, trang thiết bị, điện tử, dệt may,
nông - lâm - thủy hải sản sơ chế...
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích quan hệ
thương mại hàng hố Việt Nam - Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến năm 2011.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu là phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó tác giả có sử dụng các phương pháp logic và lịch sử,
phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, thu thập tài liệu...
- Phương pháp thu thập tài liệu
Là phương pháp thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên
cứu. Các tài liệu được sử dụng là các giáo trình kinh tế đối ngoại, các văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ, những thông tin cập nhật
về TMHH giữa hai nước. Có thể nói, hoạt động TMHH Việt Nam - Trung
Quốc được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau song chủ yếu là từ Bộ
Công thương, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan và các địa chỉ website.
- Phương pháp thống kê
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, sử dụng phương pháp thống
kê nhằm hệ thống các số liệu, phục vụ công tác nghiên cứu. Những số liệu thu
thập được từ các nguồn thông tin khác nhau có sự sai lệch nhất định. Các biện
pháp xử lý số liệu sẽ giúp tác giả tìm được những số liệu chính xác nhất, phản
ánh đúng bản chất của vấn đề. Việc xử lý số liệu thể hiện ở việc hệ thống hóa
các số liệu, các bảng để so sánh.
- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá tổng hợp

9


Từ những tài liệu thu thập được thông qua các quá trình nghiên cứu, tác
giả đưa ra những nhận định đánh giá của mình về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo
Trên cơ sở có những lợi thế so sánh cũng như khuôn khổ pháp lý và
thực trạng quan hệ TMHH Việt Nam - Trung Quốc, đề tài đã đưa ra một sổ
định hướng để phát triển quan hệ TMHH giữa hai nước. Những định hướng

này là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm pháp nhằm phát triển
lành mạnh hơn nữa quan hệ TMHH giữa Việt Nam và Trung Quốc.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
quan hệ thương mại hàng hố quốc tế.
- Phân tích và đưa ra được những nhận xét về thực trạng phát triển
quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn
2000- 2011.
- Đề xuất được những định hướng và giải pháp khả thi nhằm phát triển
quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam —Trung Quốc trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương mại
hàng hoá quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại hàng hoá Việt
Nam - Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2011
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại
hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới

10


Chưong1
C ơ SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. Thương mại quốc tế: khái niệm, phân loại và vai trò
1 . 1 . 1 . Khái


niệmthương mại quắc tế

TMQT là hoạt động kinh tế có từ lâu đời ( từ thời cổ đại nhưng lúc đó
quy mơ cịn nhỏ bé). TMQT chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ
nghĩa và trở thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Ngày nay, TMQT không chỉ là quan hệ mua bán với bên ngồi
mà cịn có ý nghĩa là cùng với quan hệ kinh tế đối ngoại khác giúp một quốc
gia, vùng lãnh thổ tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực. Vậy
TMQT là gì?
“TMQT là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vơ hình giữa các quốc gia) thơng qua mua - bán, lấy tiền tệ làm môi giới
chung, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá”[13,tr33]. Nói cách khác: TMQT
là hoạt động ừao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia,
thông qua các hoạt động XNK. Trong đó XK là việc bán hàng hóa và dịch vụ ra
nước ngồi, cịn NK là việc mua hàng hóa dịch vụ từ nước ngồi.
Hoạt động XNK phân biệt với hoạt động thương mại nội địa ở chỗ: phạm
vi hoạt động vượt biên giới quốc gia; có sự tham gia kinh doanh của chủ thể
nước ngoài; địa điểm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thường ở hai quốc gia khác
nhau; thanh toán thường sử dụng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Hoạt động XNK hình thành và phát triển từ rất lâu và quy mô của nó
ngày càng mở rộng với tốc độ ngày càng cao. Các nhà nghiên cửu rút ra
những kết luận cơ bản làm cơ sở cho các quốc gia hoạch định chính sách và
tác động cụ thể vào hoạt động XNK. Tùy theo mục đích, nhận thức và

11


phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra các lý thuyết
về hoạt động TMQT. Các lý thuyết này đã góp phần hoặc là giải thích bản
chất của hoạt động XNK hoặc minh chứng cho sự tác động chính sách của

Chính phủ vào lĩnh vực này. Có thể phân chia các lý thuyết về TMQT thành 3
nhóm: (1) Nhóm lý thuyết cổ điển về thương mại quốc; (2) Nhóm lý thuyết
tân cổ điển về TMQT; (3) Nhóm lý thuyết hiện đại về TMQT.
Nhóm

lýthuyết cổ điển

vềTMQT

Adam Smith (1723 -1790) là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có
tính hệ thống về nguồn gốc TMQT. Ơng đã xây dựng mơ hình thương mại
đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích TMQT có lợi như
thế nào đối với các quốc gia (Xem thêm phụ lục 1).
Khi đánh giá lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, D.Ricardo (1772
- 1823) đã cho rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia khơng có
nhiều, hơn nữa thực tế cho thấy là phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán
với nhau khơng chỉ ở những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả
những mặt hàng dựa trên lợi thế tương đối - một khái niệm rộng hơn và khái
quát hơn nhiều so với lợi thế tuyệt đối (Xem thêm phụ lục 2).
Học thuyết TMQT dựa trên cơ sơ chi phí cơ hội đã mở rộng lý thuyết
cổ điển về TMQT. Việc giả định rằng chi phí cơ hội là tăng dần đã làm cho lý
thuyết này trở nên thực tế hơn và có tính khái qt hơn. Phần đầu nêu lên bản
chất và các lý do dẫn đến chi phí cơ hội tăng dần, tiếp theo yếu tố cầu được
đưa vào kết họp với yếu tố cung xác định điểm cân bằng. Lợi ích từ thương
mại được chỉ ra trong cả hai trường hợp phân tích cân bằng tổng quát và phân
tích cân bằng bộ phận (Xem thêm phụ lục 3).
Nhóm lý thuyết tân cổ điển về TMQT
Những hạn chế của lý thuyết cổ điển về TMQT là ở chỗ nó cho rằng
thương mại diễn ra trên cơ sở có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các


12


quốc gia. Vào đầu thế kỷ 20, hai nhà kinh té học người Thụy Điển là Eli
Heckscher (1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) đã nhận thấy rằng chính
mức độ sẵn có của các yếu tổ sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức độ sử
dụng các yếu tố sản xuất để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là các nhân tố
quan trọng quy định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thường được gọi
là Định lý Heckscher - Ohlin (viết tắt là H-O) hay lý thuyết tân cổ điển về
TMQT (Xem thêm phụ lục 4).
Nhóm

lýthuyết hiện đại về TMQT

Nhóm lý thuyết hiện đại lý giải nguyên nhân thúc đẩy hoạt động
TMQT là do (1) Hiệu suất tăng dần theo quy mô; (2) Khoảng cách công nghệ
giữa các quốc gia; (3) Vòng đời sản phẩm (Xem thêm phụ lục 5)
Theo lý thuyết thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mơ thì
một trong những lý do quan trọng dẫn đến TMQT là tính hiệu quả tàng dần
theo quy mơ. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy
mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng
đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn (Xem thêm phụ lục 5).
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được Posner đưa ra vào năm 1961.
Nó dựa trên ý tưởng rằng cơng nghệ ln ln thay đổi dưới hình thức ra đời các
phát minh và sáng chế mới, và điều này tác động đến XK của các quốc gia. Sau
khi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà
quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời. Trong mơ hình này sản phẩm
chỉ được XK nếu như thời gian cần thiết để sản phẩm được bắt chước ở nước
ngoài phải dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu về sản phẩm từ thị trường
nước ngồi.

Lý thuyết vịng đời sản phẩm thực chất là sự mở rộng lý thuyết khoảng
cách công nghệ. Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó
khơng có nghĩa là q trình sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó mà

13


thôi. Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng
các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp
nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vemon
(1966) các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo
vịng đời sản phẩm đó (Xem thêm phụ lục 5).
1.2Các

hìnhthức thương mại quốc tế

1. 1.2.

1.Thương mại hàng hóa quốc tế

+ Hàng hóa trong trao đổi TMQT là hàng hóa vật chất, hàng hóa dịch vụ
+ Trao đổi quốc tế về hàng hóa vật chất gọi là TMHH quốc tế, ở phạm
vi một số quốc gia gọi là ngoại thương.
+ Do có sự cách biệt về địa lý, hàng hóa vật chất có sự di chuyển qua
biên giới từ nước XK sang nước NK cùng các nghiệp vụ mua bán hàng hóa có
cả dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm thanh toán.
1. 1.2Thương mại dịch vụ quốc tế
+ Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc
tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ.
+ Hàng hóa dịch vụ là những hàng hóa tồn tại dưới dạng phi vật chất,

khó, khó định lượng được, khơng dự trữ được. Q trình cung cấp diễn ra
đồng thời với quá trình tiêu thụ.
+ Do sự khác biệt về địa lý giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ,
hàng hóa dịch vụ có thể di chuyển hoặc khơng di chuyển qua biên giới.
/.

1.23S ở hữu trí tuệ

liênquan đến thương mại

+ Đó là sự trao đổi quốc tế về một số các hàng hóa vơ hình như các bí
quyết cơng nghệ, bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, chi
dấu địa lý, thương hiệu...
+ Đây cũng chính là những hợp đồng kinh tế mang tính thời đoạn, hiệu
quả kinh tế phụ thuộc vào sự phát huy và mức độ bản quyền của công nghệ

14


đó. Tính chất này tạo sự khác biệt giữa các hình thức này với tính chất mua
bán đứt đoạn của các hình thức TMQT khác.
"11.2.4. Mua sảm hàng hóa của chính phủ
+ Hầu hết các nước trên thế giới, chính phủ và các cơ quan thuộc chính
là người mua hàng hóa lớn nhất bao gồm đủ loại từ những hàng hóa cơ bản
tới các thiết bị máy móc cơng nghệ cao.
+ Là một hoạt động trong trao đổi hàng hóa hữu hình, nhưng chủ thể
tiến hành trao đổi là các chính phủ hoặc được chính phủ ủy quyền. Sự trao đổi
hàng hóa đó có được gọi là mua sắm hàng hóa của chính phủ.
1.3Vai trị của thương mại quốc tế
Trong bối cảnh khu vực hóa, tồn cầu hóa đang trở thành một xu hướng

phát triển tất yếu của nền kinh tế thì vai trị của TMQT đặc biệt lớn. Nó làm
cho nền kinh tế của một nước thực sự là bộ phận khăng khít của nền kinh tế
thế giới, thơng qua hai hoạt động cơ bản là XK và NK.
XNK có vai trị quan trọng vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng và sản
xuất của mỗi nước. XNK cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng
với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng ở giới hạn khả năng sản xuất
trong nước trong chế độ tự cung tự cấp.
XNK đóng vai trị là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi
toàn thế giới, nó gắn các q trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực,
kinh tế thế giới. Ý nghĩa bao trùm là sử dụng có hiệu quả hơn các lực lượng
sản xuất của quốc gia và của thế giới. XNK đóng vai trị quan trọng trong q
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế lịch sử chứng tỏ, các nước đi
nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế là các nước có nền
ngoại thương mạnh, năng động.
Đối với những nền kinh tế đang trong giai đoạn vừa chuyển đổi cơ chế
vừa hội nhập mở cửa như hiện nay, vai trò của XNK lại càng quan trọng.

15


Nhiều nhà khoa học đã khẳng định trong thời đại ngày nay, khơng một nền
kinh tế quốc dân nào có thể phát triển nhanh nếu khơng có hoạt động XNK,
mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Quy mô, tốc độ tăng
trưởng của tổng KN XNK hàng hóa và dịch vụ của những qũốc gia đang phát
triển

CÓ ý

nghĩa quyết định đến độ mở chung của nền kinh tế cũng như nhịp


độ hòa nhập vào nền kinh te thế giới. Vì thế sự mở rộng hoạt động XNK, đặc
biệt là XK sẽ- là một trong những tiền đề, động lực trực tiếp thúc đẩy tốc độ
phát triển để các quốc gia hịa nhập với trình độ phát triển của kinh tế thế giới.
Đối với quy mô nền kinh tế, XNK phát triển sẽ thúc đẩy mở rộng quy
mô khai thác các nguồn lực của đất nước và sử dụng có hiệu quả hơn các
nguồn lực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP. Đồng thời, nó cịn
thúc đẩy q trình phân cơng lao động xã hội, hình thành và cơ cấu lại các
vùng sản xuất tập trung chun mơn hóa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Phát triển XNK cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế. Tham
gia cạnh tranh quốc tế trên thị trường trong và ngồi nước sẽ tạo mơi trường
áp lực liên tục buộc các doanh nghiệp của mỗi quốc gia phải không ngừng cải
tiến công tác quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm các nguồn
lực... qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế cịn lạc hậu, phát triển XNK sẽ
trực tiếp thúc đẩy biến đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Mặc
dù cơ cấu thương mại, cơ cấu hàng hóa XNK phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế
của mỗi quốc gia, mà trước hết là cơ cấu sản xuất, nhưng sự biến đổi cơ cấu
hàng hóa XNK vừa là tiền đề của sản xuất trong nước, đồng thời sự biến đổi
cơ cấu hàng hóa XNK có tác động tích cực trở lại cơ cấu sản xuất. Theo nghĩa
đó thì sự phát triển của XNK sẽ trực tiếp phục vụ và thúc đẩy tiến trình biến
đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

16


Đối với cơng tác quan hệ đối ngoại nói chung, sự mở rộng XNK sẽ góp
t

phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, đồng thời góp phần


I

củng cố an ninh, quốc phịng và tăng cường củng cố vai trò quốc gia trên

I

trường quốc tế.
Đối với Ngân sách Nhà nước và thu nhập của dân cư, phát triển XNK
sẽ tăng thu Ngân sách qua nguồn thu thuế XNK (chủ yếu là thuế nhập) và

I

I

tăng thu nhập chongười lao động, trước hết là trong các cơ sở sản xuất hàng
XK. Mặt khác, thông qua mở rộng buôn bán quốc tế sẽ làm tăng thu nhập
quốc dân bởi vì thị trường thế giới tạo ra cơ hội để có thể mua hàng hóa với
giá tương đối rẻ, giá này thường thấp hơn giá lưu hành trong nước, nếu khơng
có trao đổi hàng hóa.
1.3Vai trị của xuất khẩu
XK là hoạt động mà qua đó, hàng hóa trong nước được đem đi tiêu thụ
ở nước ngồi. XK đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển và tăng
trưởng kinh tế, cụ thể là:
Thứ nhất, XK tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu NK và
tích lũy phát triển sản xuất
Vốn của một quốc gia thường dựa vào ba nguồn chủ yếu: viện trợ, đi
vay và XK. Trong đó XK là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu
NK cũng như mua sắm tư liệu sản xuất thiết yếu, phục vụ công cuộc xây dựng
nền kinh tế đất nước. Trong thực tiễn, XK và NK có mối quan hệ mật thiết

với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh XK để tăng cường
NK, tăng NK để mở rộng và tăng khả năng XK. Vì vậy trong kinh doanh phải
ln ln kết hợp giữa XK và NK, kết hợp trong sản xuất, kết hợp trong mua
bán, kết hợp trên từng thị trường, kết hợp giữa các mặt hàng XK và NK.
Thứ hai, đẩy mạnh XK được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự
tăng trưởng kinh tế.

[thườngĐẠI HỌC

DƯỚN*

NÂM ĐINH

17

THỰ VIÊN ,
SỐ:.LÌ/..^^5ẻ[/(ị


Việc đẩy mạnh XK cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành
nghề phục vụ sản xuất ra đời, giúp các ngành kinh tế khác phát triển thêm
chiến lược, kết quả tăng tổng sản phẩm và nền kinh tế phát triển nhanh, có
hiệu quả. Chẳng hạn, với chiến lược đẩy mạnh XK ngành dệt may theo
phưong thức tự kinh doanh, kích thích sự đầu tư cho phát triển ở ngành trồng
bông, ngành dệt, ngành nhuộm...hoặc phát triển XK gạo, chẳng những ngành
trồng lúa mở rộng diện tích, tăng vụ tăng sản lượng gạo XK mà các ngành dệt
bao đay đựng gạo... cũng phát triển.
Thứ ba, XK có vai trị kích thích đổi mới trang thiết bị và sản xuất
cơng nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về quy cách

chất lượng sản phẩm thì XK phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác
người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất
tiên tiến. Thực tiễn ở ngành may mặc hoặc ngành giầy da XK của Việt Nam.
Sau những năm mất đi thị trường Đông Âu và Liên Xơ cũ cho thấy, muốn tìm
thị trường mới ở các nước mói ở các nước tư bản địi hỏi hàng loạt các xí
nghiệp gia cơng phải thay đổi máy móc trang thiết bị, khâu tiếp thị cũng như
giới thiệu sản phẩm.
Thứ tư, đẩy mạnh XK có vai trị tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương
đối của đất nước.
Khi XK ra thị trường thế giới, nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với
mơi trường cạnh tranh mới và muốn có chỗ đứng của sản phẩm XK ừên thị
trường khu vực và trên thế giới, các ngành kinh tế phục vụ XK phải được
hoạch định dựa trên những lợi thế của quốc gia như tài ngun, lao động, vốn,
khoa học cơng nghệ...có như vậy, sản phẩm XK mới rẻ, chất lượng mới cao
và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác.

18


Thứ

năm,đẩy mạnh XK làm cho sản phẩm sản xuất sẽ tăng lên, thôn

qua mở rộng thị trường quốc tế cho phép các quốc gia đang phát triển thực
hiện lợi ích kinh tế.
Một nền công nghiệp không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngồi
thường khơng tạo động lực cho sự cải tiến mở cửa kinh tế, phát triển hướng
về XK. Có thể ni dưỡng tăng trưởng của xí nghiệp cơng nghiệp non trẻ trở
thành cơng ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng việc mở

rộng thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quá trình sản xuất phù hợp
với nhu cầu về các loại sản phẩm khác ở các quốc gia.
Thứ sáu, đẩy mạnh XK có tác động tích cực đến việc giải quyết việc
làm, nâng cao trình độ tay nghề và mức sống cho người dân.
Ngày nay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư, đổi mới dây truyền công nghệ để nâng
cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, yêu cầu lao động có kỹ thuật cao tăng lên,
thay thế dần lao động chân tay, lao động có trình độ thấp. Như vậy, XK
không chỉ giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn ở mỗi quốc gia
mà còn góp phần nâng cao trình độ lao động, cải thiện tiền lương và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
1.1.3.2.Vai trò của nhập khẩu
Thứ

,nhấtNK tạo điều kiện cho hàng hóa sản xuất ở nước ngồi có thể

tiêu thụ ở trong nước, làm cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội lựa chọn
hàng hóa tốt hơn với giá cả cạnh tranh.
Thứhai, NK là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh XK.
Thơng qua việc nhập máy móc, thiết bị, bí quyết công nghệ, nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện đẩy mạnh
XK. Ngày nay, có những quốc gia XK đến 170% GDP (như Singapore, quốc
gia này đã NK rất nhiều để phục vụ XK). Nhờ đó, các chỉ tiêu tăng trưởng

19


kinh tế, việc làm, thu nhập tăng cao.
Thứ


ba,NK máy móc, thiết bị chính là kênh cơ bản để các quốc gi

nhất là các quốc gia đang phát triển đổi mới cơng nghệ, thực hiện CNH,
HĐH.
Thứ

tư,NK hàng hóa khiến cho các doanh nghiệp trong nước phải cạn

tranh trực tiếp trên thị trường nội địa, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải
đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2.

Nội dung, tiêu chí và các yếu tố tác động tói phát triển quan hệ

thương mại hàng hóa quốc tế
1.2N ội dung phát triển quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế
Phát triển TMHH quốc tế là quá trình phát triển về KN và cơ cấu hàng
hóa XNK. Sự phát triển này cịn phải phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi
quốc gia. Vì vậy nội dung phát triển quan hệ TMHH quốc tế bao gồm:
1. 2.

1. 1.Nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu

Để phát triển quan hệ TMHH quốc té thì các quốc gia cần phải nâng
cao KN XNK hàng hóa. Muốn nâng cao KN XNK hàng hóa thì các quốc gia
khơng chỉ nâng cao về số lượng hàng hóa mà cịn phải tìm cách nâng cao chất
lượng của hàng hóa XNK. Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng
hàng hóa XNK?
Thứ nhất, nhóm nhân tố khách quan.
Mơt là. thị trường.

Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: cung, cầu, giá cả, quy mô
thị trường, cạnh tranh... Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động
và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác
định được khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ
ở mức như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản

20


×