Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ (♂ rừng x ♀ meishan)” tại cơ sở chăn nuôi của chi nhánh NCPT động thực vật bản địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

HỜ A DẾ
Tên chuyên đề:
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM
(♂ RỪNG X ♀ (♂ RỪNG X ♀ MEISHAN) NUÔI TẠI CHI NHÁNH
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 – CNTY N02

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khố học:

2016 – 2020



Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS. TRẦN VĂN PHÙNG

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng để xây dựng và hồn
thiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể các thầy cô giáo
khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình
giảng dậy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân
em, giúp đỡ và tạo điều kiện cho bản thân em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường. Đặc biệc là thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã luôn
động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực
hiện và hồn thiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến bác Phạm Văn Tiến cùng các anh, chị
cán bộ, công nhân tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã và Chi nhánh NC
và PT động thực vật bản địa đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Để góp phần hồn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em ln nhận được
sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ, gia đình, cùng tồn thể bạn bè
luôn mạnh khỏe và thành đạt.
Em xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2020
Sinh viên
Hờ A Dế


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng cho lợn thịt .............................................. 21
Bảng 4.1. Kết quả công tác tiêm phịng .......................................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả cơng tác điều trị bệnh ........................................................ 29
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm ... 29
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn con qua các kỳ cân. ........... 31
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn thí
nghiệm (%) ...................................................................................................... 33
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn
thương phẩm.................................................................................................... 34
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh .................................... 36
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thương phẩm ................. 37
Bảng 4.9. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thương phẩm .................. 38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đồ thị biểu thị 3 dạng sinh trưởng của lợn .... Error! Bookmark not
defined.
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con .......................................... 32
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con..................................... 34
Hình 4.3.Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ....................................... 35



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
VN : Việt Nam
ĐP: Địa phương
CS: Cộng sự
QTCS: Quy trình chăn sóc
ĐVT: Đơn vị tính
TN: Thí nghiệm
ĐC: Đối chứng
TT: Tháng tuổi
STT:Số thứ tự
SD: Số dư
KL: Khối lượng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm. 4
2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của lợn thương phẩm ...................................... 5
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt thương phẩm
........................................................................................................................... 7
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn thịt ....................................... 9
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................... 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 14
2.2.2. Tình nghiên cứu trên giới......................................................................17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi ................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu ................... 21
3.5. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................... 23
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................... 23
4.1.1.Công tác chăn nuôi ................................................................................. 23
4.1.2.Công tác thú y. ....................................................................................... 26

4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 29
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ................................................ 29
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn lai thương phẩm .......... 29
4.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn lai thương phẩm ............... 31
4.2.2.1.Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn thương
phẩm................................................................................................................31
4.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn thí
nghiệm(%).......................................................................................................33
4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thương
phẩm................................................................................................................35
4.2.3. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn .............................. 36
4.2.4. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn thịt ............................... 36
4.2.5.Kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn
thương phẩm....................................................................................................39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 40
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị. .................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


vii

LỜI NĨI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt
nghiệp chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống hóa tồn
bộ kiến thức đã được học tại trường và củng cố chuyên môn, đồng thời giúp
sinh viên có cơ hội được làm quen và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
sản xuất. Qua đó sinh viên được rèn luyện, nâng cao kiến thức về chuyên
môn, nắm được công tác tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học

kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đồng thời tạo cho mình một tác phong làm
việc đúng đắn, chủ động, sáng tạo để sau khi ra trường trở thành một người
cán bộ kỹ thuật có năng lực chun mơn, tinh thần, trách nhiệm trong cơng
việc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển
của đất nước.
Được sự phân công của Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi – Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của
PGS.TS.Trần Văn Phùng và sự tiếp nhận của cơ sở em tiến hành nghiên cứu
đề tài “Khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm (♂ rừng x ♀ (♂
rừng x ♀ Meishan)” tại cơ sở chăn nuôi của Chi nhánh NC&PT động thực
vật bản địa.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với cơng tác nghiên
cứu khoa học nên khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của thầy cơ giáo và các bạn đồng
nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. 1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nơng nghiệp trong đó trồng trọt và chăn ni là
hai ngành chủ đạo. Trong ngành chăn nuôi của Việt Nam, chăn ni lợn có vị
trí quan trọng hàng đầu vì chăn ni lợn khơng chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu
thụ hằng ngày, đáp ứng thói quen và khẩu vị ăn thịt lợn của người Việt mà
còn cung cấp lượng phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt. Mặt khác lợn
là vật ni có vịng đời ngắn, tăng trọng nhanh, thức ăn có thể tận dụng, thu
hút được sức lao động ở nông thôn.
Ngày xưa, người dân nuôi lợn theo hình thức chăn ni nhỏ lẻ trong

nơng hộ với mục đích tận dụng phụ phẩm nơng nghiệp làm thức ăn cho lợn
coi như “bỏ ống tiết kiệm”. Ngày nay, chăn nuôi lợn ở nhiều nơi đã phát triển
theo hướng công nghiệp và sử dụng thức ăn tổng hợp đã mang lại nhiều lợi
nhuận và hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Do đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu không chỉ dừng lại
ở việc ăn no mặc ấm mà ngày nay là ăn ngon mặc đẹp, vì vậy yêu cầu chất
lượng sản phẩm cao và thị hiếu ăn "thịt đặc sản" ngày càng tăng, đã và đang
tạo nên một nghề chăn nuôi lợn mới và khác biệt, đó là chăn ni lợn rừng.
Song việc ni lợn rừng thuần trở nên khó khăn bởi là nghề mới có ít người
ni, hiếm con giống cùng với việc chưa hiểu biết hết tập tính và phương
pháp chăm sóc thích hợp nên hiện nay ở nước ta và nhiều nước khác chủ yếu
là nuôi lợn rừng lai. Về cơ bản là lợn rừng lai là kết quả lai tạo giữa lợn đực
rừng thuần và lợn nái địa phương vùng cao, con lai sinh ra có ưu thế lai cao
của cả bố và mẹ như: khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, sức đề kháng
cao, ít dịch bệnh, thịt mềm, thơm ngon, nhiều nạc, ít mỡ được người tiêu dùng
ưa chuộng. Đã có nhiều người quan tâm đến việc ni lợn rừng lai như một
mơ hình chăn ni đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, số lượng lợn lai


2

theo hình thức này khơng nhiều, trong khi nhu cầu rất cao, làm cho giá cả
theo đó cũng tăng cao hơn gấp nhiều lần so với thịt lợn nuôi công nghiệp.
Trong những năm qua, Chi nhánh nghiên cứu & phát triển động thực
vật bản địa đã có một số cơng trình nghiên cứu và tiến hành lai tạo lợn rừng
lai giữa lợn rừng Việt Nam với lợn Meishan nhập từ Trung Quốc. Nhóm lợn
lai này mang các đặc điểm có giá trị của hai giống lợn bố mẹ, tuy nhiên việc
xác định mức độ lai giữa hai nhóm lợn này là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng cũng như hiệu quả kinh tế của người sản xuất là rất quan
trọng. Vì thế, cần tiếp tục có những khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng,

tính năng sản xuất thịt để tạo ra các sản phẩm có giá trị thực phẩm và giá trị
kinh tế. Vì vậy, em tiến hành đề tài này nhằm mục đích:
Đánh giá được sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn rừng lai thương
phẩm F2 {♂ rừng VN x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ Meishan) góp phần phát triển chăn
ni lợn rừng lai phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai với lợn Meishan
và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm tại Trại chăn nuôi
của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng
sinh trưởng của lợn rừng lai thương phẩm, phục vụ cho nghiên cứu, học tập
của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và
người chăn ni có biện pháp ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn rừng
lai thương phẩm.


3

Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh
nghiệm trong việc chăn nuôi lợn. Từ đó giúp nâng cao trình độ, kỹ năng thực
hành, củng cố kiến thức bản thân.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Ưu thế lai và vấn đề sử dụng lợn lai trong chăn nuôi lợn thương phẩm.
Lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn
nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai.
+ Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể con lai xuất hiện những
phẩm chất ưu tú, vượt trội so với đời bố mẹ chẳng hạn như sinh trưởng nhanh,
phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt…
+ Hiện nay chăn ni lợn là ngành phát triển đứng hàng đầu ở nhiều
nước, có đến 70-90% lợn ni thịt là lợn lai hybrid. Tại đó ưu thế lai được sử
dụng như là một nguồn lực sinh học nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản
phẩm trong chăn nuôi.
Khả năng cho thịt của lợn biểu hiện ở chỉ tiêu tăng trưởng trong các
giai đoạn phát triển. Nếu lấy trọng lượng lúc mới sinh là 1kg thì đến lúc 7 - 8
tháng tuổi, lợn có thể đạt 100 kg tức là tăng trọng gấp 100 lần. Tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng trung bình theo giai đoạn phát triển có khác nhau: sau khi cai
sữa lợn tăng trọng trung bình 400g/ngày, tiếp theo 500g/ngày, cho đến khi lợn
đạt 30kg, 600g/ngày đến lúc 40kg, 700g/ngày cho đến 70kg. Từ đó đến khi
đạt 100kg thì tốc độ phát triển cơ giảm và bắt đầu tích lũy mỡ nhanh hơn.
Quy luật phát triển này được vận dụng có hiểu quả vào việc nuôi lợn thịt
hướng nạc.
Sinh trưởng là q trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của
cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật
có thể sinh trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển
của mỗi giống.
Sản phẩm thịt được đánh giá cả khi con vật còn sống và sau khi đã mổ
thịt. Khi còn sống, được đánh giá qua tăng trọng/ngày và tiêu tốn thức ăn qua
thời gian nuôi và trọng lượng xuất chuồng. Khi đã mổ thịt, ngoài các chỉ tiêu



5

như tỷ lệ thịt xẻ, còn chú trọng đánh giá cơ lườn lưng. Cắt tiết diện cơ lườn
lưng ở vị trí đốt xương sống thứ 13 để có được một mặt cắt gọi là “mắt thịt”
Diện tích mắt thịt là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nạc của con lợn. Khi con lợn còn
sống, chỉ tiêu này được thăm dò qua các phương pháp siêu âm (ultra-sound),
tức là đo độ dày mỏng của lớp mỡ lưng ở vị trí xương sườn thứ 7, thứ 13 (rồi
cộng lại, chia đôi, lấy trung bình). Hệ số di truyền của mắt thịt khá cao h2= 0,66.
Cần chú trọng đến hệ số di truyền của mắt thịt (cũng là của tỷ lệ nạc) vì
h2 của "mắt thịt" là khá cao như trên đã trình bày. Những tính trạng có h 2 cao
sẽ có hiệu quả chọn lọc cao. Hiệu quả chọn lọc được tính bằng h2 nhân với ly
sai chọn lọc, mà ly sai chọn lọc là độ lệch trung bình giữa trung bình của đàn
và trung bình của cá thể trong đàn được giữ lại để chọn lọc. Dưới da, thường
có lớp mỡ, dày nhất là ở lưng, kéo dài từ gáy đến mông. Ở một số giống địa
phương, lớp mỡ lưng dày trên 4cm, có loại đến 8cm trong trường hợp lợn đạt
khối lượng 200kg. Hiện nay lợn hướng nạc được nuôi theo hướng giảm bề
dày mỡ lưng xuống dưới 3cm. Có giống, dòng đã đạt 1,6cm mỡ lưng. Mỡ
thân (loại mỡ dễ bóc) cũng tăng hay giảm bớt tỷ lệ tương ứng với mỡ lưng
(Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002).
2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng của lợn thương phẩm
Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh
lý đặc trưng và đòi hỏi phải có sự chăm sóc ni dưỡng tốt. Nếu khi chăn
ni, người chăn nuôi không nắm vững các đặnc điểm sinh lý của lợn con sẽ
khơng ni dưỡng và chăm sóc hợp lý chúng, dẫn đến sinh trưởng chậm, lợn
không khỏe và chất lượng con giống kém. Trong giai đoạn này lợn con có
những đặc điểm sinh lý đặc trưng mà chúng ta cần quan tâm để có chế độ
dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp cho chúng.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh: Trong giai đoạn này
lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc

sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với


6

các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều
lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng.
Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khơ tăng dần, các thành phần
hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm hàm lượng sắt trong
cơ thể lợn con mới sinh ra là 187% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống còn
40,58 % sau đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra.
Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là: Sản lượng sữa
mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa
cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ
60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong
khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng
nếu như khơng có thức ăn bổ sung thêm.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [8] đặc điểm của lợn con giai đoạn
sau cai sữa là tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về protein lúc này
là cao nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu về protein và chất
khống phải đầy đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này
cường độ trao đổi chất khá cao. Khả năng tiêu hao các loại thức ăn thô của
lợn còn kém. Tỉ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần cần chiếm 80-85%. Nếu
dùng dưới dạng hạt nên chế biến như ngâm, rang nghiền…là tốt nhất. Đối với
thức ăn xanh nên dùng loại tươi non, giàu vitamin tránh lãng phí để đảm bảo
sinh thưởng nhanh.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho
phát triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hố cịn
yếu, lượng ăn mỗi lần cịn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho
ăn 4-5 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều,

nên cho ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn
kém phẩm chất, thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy.
Đặc điểm của giai đoạn lợn choai này là lợn có khả năng tiêu hố và
hấp thu dinh dưỡng của các loại thức ăn cao. Hệ mô cơ cũng phát triển nhanh,


7

hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là các cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Đến gần
cuối giai đoạn này thì lợn tích luỹ mỡ rõ. Do vậy cần cho lợn vận động, tắm
chải cho lợn.
Giai đoạn này lợn phàm ăn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, nhất là thức
ăn thơ xanh. Từ đặc tính đó cần cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đồng
thời tận dụng các loại rau, bèo phế phụ phẩm trong nông nghiệp để đảm bảo
dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí thức ăn.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn ni lợn thịt thương phẩm
Trong q trình ni dưỡng một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
chăn nuôi lợn thịt thương phẩm.
1. Giống
-Giống được xem là tiền đề trong chăn ni lợn, các giống khác nhau
thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Về năng suất, các giống lợn
ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội.
-Hầu hết các giống lợn nội có tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp chỉ từ: 3540%, trong khi các giống lợn ngoại nhập cho tỷ lệ nạc rất cao đạt từ 50-60%.
Tuy nhiên, các giống lợn nội thường có vị thơm ngon, thớ cơ nhỏ, mịn hơn.
Vì thế, đối với điều kiện chăn ni ở nước ta cần phải phối hợp nhiều
giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng
sử dụng nguồn thức ăn sẳn có của địa phương và khả năng chống đỡ bệnh tật cao.
2. Sức khỏe và khối lượng ban đầu
Sức khỏe và trọng lượng cai sữa lợn con ảnh hưởng chủ yếu đến năng
suất chăn nuôi. Nếu sức khỏe lợn con theo mẹ trong giai đoạn bú sữa kém

như thiếu máu, tiêu chảy, viêm đường hơ hấp, cịi cọc... thì đến giai đoạn nuôi
thịt lợn sẽ tăng trọng kém.


8

3. Giới tính
- Đối với lợn đực ni khơng thiến thì khả năng sinh trưởng và phát
triển nhanh hơn, tỷ lệ thân thịt cao hơn và chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn
lợn cái. Tuy nhiên, mùi trong thịt xuất hiện khi lợn đực trưởng thành. Ngày
nay lợn sinh trưởng nhanh hơn và được giết thịt sớm hơn, bởi vậy vấn đề mùi
hôi cũng được giảm đáng kể.
- Trong quá trình ni cả lợn đực và lợn cái khi đến tuổi trưởng thành
đều giảm khả năng tăng trọng và dẫn tiêu tốn thức ăn cao. Đây là yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí thức ăn trong chăn ni vì thế người chăn nuôi cần linh
hoạt để chủ động quyết định thời gian nuôi vỗ béo và thời điểm xuất chuồng
cũng như phương pháp cho ăn để tiết kiệm được chi phí về thức ăn và nâng
cao chất lượng thịt xẻ trong chăn ni lợn.
4. Ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến đàn lợn nuôi, các yếu tố
như nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng ni tác động đến khả năng ăn
vào, tiêu hóa, hấp thu và sức khỏe đàn lợn.
- Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa cao, tích lũy
cao, sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Nếu chuồng ni
nóng q lợn sẽ ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Cịn khi nhiệt
độ mơi trường xuống thấp, vào mùa đơng trời rét cơ thể lợn phải tiêu hao
nhiều năng lượng, chi phí cao.
- Nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng ni từ 22-27℃, ẩm độ 65-70% là thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.
5. Thời gian và chế độ ni

-Khi thời gian ni dài, lợn có trọng lượng cao hơn nhưng tiêu tốn
nhiều thức ăn, tốn nhiều cơng chăm sóc, chi phí chuồng trại và các chi phí
khác cao, quay vịng vốn dài và khả năng tích mỡ trong thân thịt cao.


9

-Nếu lợn được ăn nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt, có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, phương pháp chế biến phù hợp, không sử dụng các chất cấm trong
chăn nuôi, tăng cường sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi, có nguồn gốc tự
nhiên phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì làm cho
năng suất và chất lượng thịt sẽ cao đáp ứng được u cầu về an tồn thực
phẩm trong chăn ni lợn hiện nay.
6. Quản lý
Quản lý đàn, trang trại và cơ sở chăn nuôi là một yếu tố hết sức quan
trọng góp phần vào thành cơng cho chăn ni lợn. Tuy nhiên, việc này tại các
nơng hộ nhỏ lẻ vẫn cịn có tâm lý chủ quan, chưa được quan tâm và thực hiện
tốt dẫn đến khó kiểm sốt khu vực chăn nuôi, phương tiện và yếu tố con
người ra vào. Từ đó làm cho mơi trường chăn ni tiềm ẩn nhiều mối nguy về
dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh
tế. Nếu làm tốt được vấn đề này thì tạo mơi trường sống tốt, ít dịch bệnh, vật
ni phát triển tốt, ít dịch bệnh từ đó giảm nguy cơ lạm dụng kháng sinh trong
điều trị bệnh góp phần giảm chi phí thuốc thú y, tăng cơ hội tạo ra sản phẩm
thịt lợn an toàn.
Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và
chất lượng thịt lợn chúng tôi thiết nghĩ người chăn nuôi cần thay đổi trong
cách thực hành chăn nuôi lợn thịt để vừa giúp các nhà chăn ni có lãi, đồng
thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm thịt lợn chất lượng, tạo niềm tin
cho khách hàng như là một giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững trong
thời gian tới./.

2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn thịt
Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta
dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật
ni. Từ đó tính toán ra các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh
trưởng và phát dục của vật nuôi. Theo Lê Huy Liễu và cs, (2004)[6]. Các chỉ


10

tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật
ni là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật ni
tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân
đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật ni.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật
ni tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt
đối thường là gam/con/ngày.
+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích,
kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo.
Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn gồm có yếu
tố bên ngồi và yếu tố bên trong.
* Các yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có
ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá
trình sinh trưởng tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của
các giống lợn khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố nội tiết của hệ thống
thần kinh.
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra dưới sự điều khiển của các
hormon. Vì hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào

và giữ cân bằng các chất trong máu.
Theo Lê Viết Ly (1994)[7] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục
của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh
học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự khác nhau này
không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau


11

ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên
các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của
gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa,
sinh sản đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng ở
đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai
khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này chính là nguyên
liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng cịn gọi
là tính trạng đo lường, sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như:
Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều
đo (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002)[11].
Ngồi ra q trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất
xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon thuỳ trước tuyến yên STH
là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hồng Tồn Thắng
và cs, (2006)[10]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng
của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp
phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài).
Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002)[11] cho rằng: Giống cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt.

Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống
ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái ni 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60
kg. Trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire) ni tại Việt Nam có thể
đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
* Các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm
môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.


12

Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về
số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy q trình sinh trưởng và phát
triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các
yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng
và cs, (2004)[10] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu
khơng có một mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hồn chỉnh. Một số thí
nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh
dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như
chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và
ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất
béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
Cũng theo các tác giả nói trên thời gian mang thai ảnh hưởng của nuôi
dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp gia
súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Thành phần thức ăn và chế độ
dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thân thịt
của vật nuôi.
Nhiệt độ và độ ẩm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức
khoẻ mà cịn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ
môi trường khơng thích hợp thì sẽ khơng đảm bảo q trình trao đổi chất diễn

ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp
cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C, cho lợn sinh sản khơng thấp hơn 10 - 120C, độ
ẩm thích hợp 70%. Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ mà cịn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số cơng
trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới
5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi
nhiệt độ môi trường là 29,50C.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thốt nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó
ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn


13

thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn ni béo từ 15 –
180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 – 120C. Nhiệt độ chuồng ni có
liên quan mật thiết với ẩm độ khơng khí, ẩm độ khơng khí thích hợp cho lợn
vào khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[8].
Tác giả Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002)[11] cho biết ở điều kiện nhiệt
độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thơng qua q trình
hơ hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hơi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài
ra khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm.
Do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến
sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt
là lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khống, với
lợn con từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu khơng đủ ánh sáng thì tốc độ tăng
khối lượng sẽ giảm từ 9,5-12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8-9%.
Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không

đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5% so với lợn con
được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường
hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt
trời cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngồi có lợi, tăng
cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt
cũng làm mỡ của những vật ni béo bị oxy hố mạnh.
Ngồi các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên
cịn có các yếu tố khác như: Chuồng trại, chăm sóc, ni dưỡng, tiểu khí hậu
chuồng nuôi... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của
từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa.


14

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn ni lợn đã
thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành
điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra
đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các
nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và
nâng cao năng suất đàn lợn nội.
Trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các giống lợn đã xếp giống lợn
Mường Khương có vai trị đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và lợn Móng Cái làm nái nền
cho cơng thức lai kinh tế ở miền Bắc. Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này
phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pán Tẩn. Từ năm 1999, Viện
Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn
quỹ gen tại xã Mường Khương và Nấm Lư của huyện Mường Khương. (Lê
Đình Cường và cs. 2004, 2008) [2].

Nguyễn Văn Đức và cs (2004)[4] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn
nội được hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở
tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện
địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thơng thương có nhiều hạn chế, người chăn
nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná. Chính vì vậy,
giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná.
Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ
hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp Ná x Móng Cái) và F1
(Móng Cái x Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng
tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao
79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội ở nước ta, tỷ


15

lệ nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm
luộc thịt thân và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon,
mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái (Nguyễn Văn Đức, 2004)[4].
Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật ni thuộc Viện chăn
ni Quốc gia Hà Nội, năm 2001, Trường Trung học Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa.
Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong
đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào
dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hố và Đakrơng. Giống lợn Vân Pa có 2
loại, một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn,
trong lượng lợn trưởng thành khoảng 30 - 35 kg. Hai là giống lợn khi nhỏ có
sọc thưa vàng, lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Đây có thể là
giống lợn đen được phối với lợn rừng hình thành con giống này, đầu nhỏ
thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn trọng lượng trưởng thành 40kg.

Lợn Vân Pa sinh sản kém: Khối lượng sơ sinh 250 - 300g/con, tuổi phối
giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi, 1,5 lứa/năm, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 30
- 35kg, thịt có mùi vị thơm ngon, ít mỡ chủ yếu được sử dụng làm thuốc, thực
phẩm đặc sản và nuôi tại vùng đồi núi, (Trần Văn Đo, 2005)[3].
Trước sức ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương
phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý
đúng mức tới việc khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay
theo báo cáo của chương trình lưu giữ quỹ gen vật nuôi Việt Nam (Atlas
giống vật nuôi Việt Nam, 2004)[1], có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng như
dòng Ỉ mỡ Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ. Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh,
giống lợn Cỏ Nghệ An.
Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989 Bộ
khoa học và cơng nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật


16

ni Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức có
liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một
số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp
chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi
bản địa.
Theo Lê Viết Ly (1994)[7] cho biết: hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật
nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số
giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Bn Mê Thuột và
triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen
đã phát hiện được. Riêng với lợn Mường Khương, chương trình đã đề xuất
đưa vào danh mục giống lợn quý của quốc gia và cấm xuất khẩu ra nước
ngoài. Ở Hà Giang, sở Nông nghiệp đã thành lập trại giống lưu giữ quỹ gen

lợn Mường Khương.
Theo Võ Văn Sự và cs (2009)[9] cho biết: Hiện nay, các loại lợn tạp
giao giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái Lan với các loại lợn địa phương
tại Việt Nam như lợn Sóc Tây Nguyên, Lợn Vân Pa, lợn Ỉ, lợn Móng Cái. Con
lai một nửa thiên về bố (lợn rừng) và nửa thiên về mẹ. Hiện nay theo các
nguồn thông tin và các cuộc khảo sát, thì tại các bản làng dọc miền núi phía
Bắc (Lai Châu, Hà Giang), dãy Trường Sơn (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng
Ngãi, Gia Lai), vùng Bình Phước đều có nhiều ổ lợn lai loại này, do người
dân nuôi nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng và lợn nhà.
Và giờ đây khi mà phong trào nuôi lợn rừng đang nổi lên, thì một số địa
phương đã đề xuất chương trình ni loại lợn này.
Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đơi, một số giống lợn
rừng, lơng có sọc, nhưng không đều, ngắt quãng, sọc đen - vàng khơng tương
phản và một nửa thì đốc về mẹ, thậm chí có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là
lợn Móng Cái. Kết quả phân ly của con lai giữa lợn rừng và một số lợn khơng
có sọc. Chính điều này làm nhiều cho người chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn giữa


17

lợn rừng thuần và lợn rừng lai, và việc mà nhiều người bị thiệt hại kinh tế đã
sảy ra khi mua phải lợn lai với giá trị của lợn rừng thuần.
Nghề chăn nuôi lợn rừng đã xuất hiện được 10 năm tại Thái Lan, còn ở
Việt Nam mới chỉ từ 3 - 5 năm gần đây. Tại Thái Lan, nơi mà người Việt Nam
mua con giống và học tập tại đó, nghề chăn ni loại lợn này cũng chưa thành
mối quan tâm tầm cỡ nhà nước. Tuy nhiên được cộng đồng quan tâm vì mang
lại sản phẩm cho xã hội, giảm bớt nguy cơ khai thác, săn bắt lợn rừng.
Hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta đang cịn ở giai đoạn ban đầu,
vì vậy kỹ thuật chăn ni - thú y cịn nhiều vấn đề cần phải được xem xét, nghiên
cứu và có định hướng lâu dài giúp cho ngành chăn ni lợn nói chung và nghề

chăn ni lợn rừng nói riêng phát triển an tồn bền vững và hiệu quả.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Sản phẩm thịt lợn là nguồn cung cấp thịt lớn nhất
hiện nay trên thế giới. So với các loại thịt khác, thịt lợn vẫn chiếm vị trí hàng
đầu ở hầu hết các nước trên thế giới (trừ một số nước do ảnh hưởng đạo giáo
hoặc điều kiện phát triển chăn nuôi khác phát triển hơn). Nhu cầu tiêu thụ thịt
lợn ngày càng cao không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Nước có mức tiêu
thụ thịt lợn bình qn trên đầu người trong năm thấp nhất là Ấn Độ (do ảnh
hưởng tơn giáo) chỉ có 0,5kg/người, trong khi đó nước có mức tiêu thụ thịt
lợn cao nhất đạt 66,2 kg/người/năm là Đan Mạch và 50,9 kg/người/năm là
Ba Lan. Bình quân ở 26 nước tiêu thụ thịt nhiều trên thế giới, thịt lợn vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất 24,3 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thịt bò 19,12 kg/người/năm và
thịt gà 12 kg/người /năm. Rõ ràng nhu cầu thịt lợn vẫn là nhu cầu lớn nhất
hiện nay trên thế giới.
Do điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phân
bố và phát triển các giống lợn cũng khác nhau. Những nước công nghiệp phát


×