Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN ODA GIAI ĐOẠN 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.11 KB, 19 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
những giải pháp nhằm đẩy nhanh Tiến độ giải ngân
ODA giai đoạn 2001-2005
I-dự báo xu hớng thu hút và giải ngân oda ở Việt
nam giai đoạn 2001-2005
1-Mục tiêu của Chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-
2010 và của Kế hoạch 5 năm 2001-2005
Mục tiêu tổng quát của Chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-
2010 là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên
cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện hội nhập. Chiến lợc trong 10 năm tới là chiến lợc hớng tới sự phát triển
nhanh và bền vững để đảm bảo không ngừng nâng cao mức sống vật chất và
tinh thần của nhân dân theo hớng:
-Về lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trang bị và
trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bớc đa đất n-
ớc ra khỏi tình trạng nớc nghèo và chậm phát triển. Từng bớc xây dựng nền tảng
để trở thành nớc công nghiệp.
-Về lĩnh vực ngoài kinh tế: Không ngừng nâng cao chất lợng đời sống vật
chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, xây dựng thể chế kinh tế thị trờng theo
định hớng xã hội chủ nghĩa. Tăng cờng nguồn lực con ngời, năng lực khoa học
và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế.
Kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) là bớc quan trọng thực hiện chiến lợc
phát triển kinh tế -xã hội 10 năm, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
tăng cờng hiệu quả và sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Thúc đẩy hình
thành cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả. Khai thác tối đa tiềm lực trong nớc,
đồng thời tranh thủ nhiều hơn các nguồn lực bên nngoài, sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn vốn cho phát triển. Kết hợp thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ chiến l-
ợc: Phát triển ổn định hiệu quả cao; Xây dựng về cơ bản cơ chế thị trờng định h-
1 1
Chuyên đề tốt nghiệp


ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Tạo thế và lực để chuẩn bị hội nhập thắng lợi.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm tới (2001-
2005) là:
Tăng trởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ
rệt chất lợng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bớc
quan trọng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển
biến mạnh về phát huy nhân tố con ngời, giáo dục- đào tạo, khoa học và công
nghệ. Giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số
hộ nghèo, ổn định và cải thiện vững chắc đời sống của nhân dân. Tiếp tục tăng
cờng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo các tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp
theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ
quyền , toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Những mục tiêu tổng quát này đ-
ợc cụ thể hoá trong kế hoạch 5 năm nh sau:
-Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trởng bình quân hàng năm tối thiểu 7%, tích
cực tạo điều kiện thực hiện mức tăng trởng cao hơn và có bớc chuẩn bị cho 5
năm tiếp theo.
-Phát triển mạnh kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nớc giữ
vai trò chủ đạo, xây dựng một bớc quan trọng thể chế kinh tế thị trờng định h-
ớng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lợng công nghệ trong sản
phẩm.
-Tăng nhanh vốn đầu t phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế
có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn thiện một bớc cơ bản hệ thống
kết cấu hạ tầng. Đầu t thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ nhiều
hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.
-Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trờng đã có
và mở rộng thêm thị trờng mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất
khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế có
hiệu quả, thực hiện các cam kết song phơng và đa phơng.

-Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính- tiền tệ, tăng tiềm
2 2
Chuyên đề tốt nghiệp
lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hiện triệt để tiết kiệm. Tăng tỷ lệ chi
ngân sách dành cho đầu t phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô. Phát
triển thị trờng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
-Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo
dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Tập trung vào: nâng cao chất lợng nguồn
nhân lực với cơ cấu hợp lý, triển khai thực hiện chơng trình phổ cập trung học
cơ sở, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuẩn bị các bớc đi
cần thiết để tiếp cận dần nền kinh tế tri thức.
-Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: tạo việc làm, giảm
tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lơng;
xoá đói, giảm nghèo; chống tệ nạn xã hội. ổn định vững chắc và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-Đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao nhiệu lực
của bộ máy quản lý Nhà nớc. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực
hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở phờng, xã và các đơn vị cơ sở.
-Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự kỷ c-
ơng trong các hoạt động kinh tế- xã hội.
2-Chủ trơng của Nhà nớc Việt Nam đối với việc thu hút và giải
ngân nguồn vốn ODA.
Trong khuôn khổ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, nguồn vốn ODA vận động và đi vào thực hiện
có vai trò quan trọng. Chủ trơng của Việt Nam tiếp tục tranh thủ thu hút nguồn
tài trợ phát triển chính thức song phơng và đa phơng. Đặc biệt phải nâng cao tốc
độ giải ngân nguồn vốn này. Nguồn vốn ODA tập trung chủ yếu cho việc xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ
và quản lý, đồng thời dành một phần tín dụng đầu t cho các ngành nông, lâm,
ng nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. u tiên dành viện trợ không hoàn lại cho

những vùng chậm phát triển. Các dự án sử dụng vốn vay phải có phơng án trả
3 3
Chuyên đề tốt nghiệp
nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không đợc gây thêm gánh nặng
nợ nần không trả đợc. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả bằng cách tăng
cờng khả năng giải ngân và kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực.
Thực hiện chủ trơng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA nói trên, những
phơng hớng u tiên sử dụng nguồn lực này là:
-Phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó lấy chơng trình mục tiêu
quốc gia về xoá đói giảm nghèo bao gồm cả công tác định canh định c và hỗ trợ
đồng bào dân tộc gặp khó khăn làm trọng tâm với các mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ
đói nghèo xuống 7% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 3 vạn hộ nghèo.
-Các dự án ODA hớng vào nội dung hỗ trợ phát triển toàn diện nông thôn,
giao thông, thủy lợi, cung cấp nớc sinh hoạt, trồng và bảo vệ rừng, điện khí hoá,
phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng các cảng cá với hệ
thống thông tin liên lạc và phơng tiện đánh bắt đủ đảm bảo an toàn cho ng dân,
cải tạo và xây dựng mới trờng học, bệnh viện.
Phát triển tín dụng nông thôn dới nhiều hình thức khác nhau sẽ đợc coi
trọng nhằm tạo vốn cho ngời nông dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập.
-OAD hỗ trợ các chơng trình quốc gia dân sinh xã hội, trong đó:
+Chơng trình dân số và kế hoạch hoá gia đình làm giảm tỷ lệ sinh hàng
năm 0,6%, nhịp độ tăng dân số năm 2005 dới 1,6%.
+Chơng trình thanh toán bệnh xã hội với mục tiêu năm 2005 thanh toán
triệt để bệnh phong trong cả nớc, thanh toán các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh,
sởi, bạch hầu, ho gà, khống chế viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thơng hàn.
+Chơng trình nớc sạch và vệ sinh nông thôn với mục tiêu năm 2005 đảm
bảo 95% dân số đợc dùng nớc sạch, 85% dân số có hố xí hợp vệ sinh, giúp nông
dân tái tạo phân bón hữu cơ và xử lý chất thải.
+Chơng trình giải quyết việc làm với mục tiêu hàng năm giải quyết việc
làm cho 1,3 đến 1,35 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố xuống

3%, nâng quỹ sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005.
-Cải tạo, nâng cấp và tăng cờng trang thiết bị cho các bệnh viện tỉnh, thành
4 4
Chuyên đề tốt nghiệp
phố. Tăng cờng năng lực cho hệ thống y tế xã, huyện, xây dựng một số xí
nghiệp dợc, tăng cờng năng lực kiểm soát sử dụng thuốc.
-Phát triển giáo dục và đào tạo, vừa tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
công tác dạy và học, vừa nâng cao trình độ giáo viên các cấp. Chú trọng và hoàn
thiện, phát triển mạng lới các trờng dạy nghề.
Trong khi cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học trong nớc đang trong
quá trình chuẩn bị, phải dành một phần ODA để gửi sinh viên ra nớc ngoài học
tập.
-Tiếp tục phát triển hệ thống cấp nớc ở một số thành phố, thi xã hiện cha
có dự án. Phát triển hệ thống thoát nớc, xử lý rác thải ở một số thành phố, thị xã
đông dân, môi trờng đang bị ô nhiễm nặng.
-sử dụng hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA, kết hợp với các
nguồn vốn khác nh đầu t trực tiếp nớc ngoài, vốn đầu t trong nớc để tiếp tục
phát triển các nguồn điện, hệ thống đờng dây tải điện và các trạm biến thế phục
vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong tơng lai.
Hỗ trợ phát triển giao thông vận tải, giành nguồn ODA thích đáng phát
triển các đờng nhánh, đờng xơng cá nối với các đờng quốc lộ, đảm bảo giao
thông thông suốt đến các vùng dân c, nhất là vùng sâu, vùng xa.
-Sử dụng ODA hợp lý kết hợp với các nguồn vốn khác (đầu t trực tiếp nớc
ngoài, vốn đầu t trong nớc) để cải tạo, nâng cấp và xây mới một số cảng biển,
sân bay phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
-Đối với thông tin liên lạc, u tiên sử dụng ODA để phát triển viễn thông
nông thôn.
-Dành một phần ODA vào việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (đờng, hệ
thống cấp, thoát nớc; thông tin liên lạc; nhà ở dân c...) xung quanh các khu
công nghiệp, nhất là các tỉnh có nhiều khó khăn, thu nhập thấp.

Sử dụng ODA để thực hiện nghiên cứu cơ bản (tổng quan, quy hoạch,
nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi), chuyển giao công nghệ, phát triển
thể chế, tăng cờng năng lực của các cơ quan nghiên cứu và quản lý.
5 5
Chuyên đề tốt nghiệp
-Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho các công trình công
nghiệp nhằm tạo nguồn vốn thực hiện các biện pháp cải cách doanh nghiệp, đầu
t theo chiều sâu, tăng cờng và đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việt Nam chủ trơng trong quá trình phát triển, nguồn lực trong nớc có ý
nghĩa quyết định, nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng và nguồn vốn
ODA đến đợc tay ngời dân và cộng đồng mới thực sự trở thành chất xúc tác cho
quá trình phát triển nhanh và bền vững.
3-Yêu cầu đặt ra đối với việc thu hút và giải ngân ODA của Việt
Nam thời gian tới.
Trong những năm qua, về cơ bản chúng ta đã tạo đợc những điều kiện
thuận lợi cho công cuộc cải cách kinh tế. 5 năm tới sẽ bắt đầu thời kỳ cải cách
kinh tế chiến lợc 10 năm (2000-2010) với những yêu cầu thực hiện toàn diện
hơn, sâu và mạnh hơn, Đi vào những vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn so
với giai đoạn trớc. Thêm vào đó là những đòi hỏi về vốn và công nghệ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, chúng ta cần khoảng 9 tỷ USD
vốn ODA để cân đối cho đầu t phát triển. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là trong 5 năm
2001-2005 phải thu hút đợc 13 tỷ USD và đa vào giải ngân 10 tỷ USD.
Trong 5 năm tới, nhu cầu về vốn ODA là rất lớn. Tuy nhiên, lợng vốn ODA
thu hút có thể sẽ tăng không đáng kể. Vì vậy, cần thực hiện triệt để các biện
pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA để tránh tình trạng lãng phí vốn
trong khi nền kinh tế trong nớc đang thiếu vốn cho phát triển.
Khi nền kinh tế tăng trởng, một số vấn đề xã hội nh đói nghèo, bệnh tật,
mù chữ... đợc đẩy lùi thì nguồn vốn ODA không hoàn lại chắc chắn sẽ giảm đi,
lợng ODA vốn vay sẽ tăng lên. ODA vốn vay là món nợ của chính phủ. Do đó,

việc nâng cao hiệu quả sử dụng là yêu cầu cấp bách nhất, kết quả mới là thớc đo
đánh giá việc sử dụng ODA có hiệu quả hay không. Vì lý do đó, hơn bao giờ
hết, việc sử dụng ODA cần có quy hoạch tổng thể, hợp lý, khảo sát nhu cầu vốn
6 6
Chuyên đề tốt nghiệp
của từng ngành thật chính xác, dự án phải mang tính thiết thực, tránh để tình
trạng công trình đã hoàn thành nhng không đợc đa vào sử dụng hoặc sử dụng
với công suất thấp. ODA không hoàn lại cần tập trung cho việc giải quyết các
vấn đề xã hội.
Cơ hội và thách thức của nớc ta trong việc thu hút và giải ngân nguồn vốn
ODA thời gian tới là rõ ràng. Cơ hội rất thuận lợi nhng thách thức cũng rất lớn.
Chúng ta phải tăng cờng các biện pháp thúc đẩy giải ngân và sử dụng ODA để
mang lại hiệu quả kinh tế chứ không phải để thế hệ con cháu còng lng trả nợ.
4-Dự báo khả năng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn
2001-2005
Tuy đã đạt đợc những thành tựu lớn về kinh tế xã hội trong những năm
qua, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nớc nghèo của khu vực và thế giới.
Đây là lợi thế của Việt Nam đối với việc thu hút nguồn vốn này, vì đối tợng
cung cấp ODA của các nhà tài trợ là các nớc nghèo, có mức thu nhập thấp.
Thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công lớn trong chính sách đối
ngoại, vai trò của nớc ta trên trờng quốc tế ngày càng đợc nâng cao. Một trong
những thành công đó là chúng ta đã thu hút đợc sự quan tâm của các nhà tài trợ
quốc tế, thể hiện ở sự gia tăng về quy mô tài trợ và số lợng các nhà tài trợ đến
với Việt Nam. Điều này có ảnh hởng tích cực đến khả năng thu hút và giải ngân
nguồn vốn ODA. Trong giai đoạn tới, chắc chắn quan hệ của Việt Nam với các
nhà tài trợ song phơng và đa phơng sẽ tiếp tục đợc cải thiện.
Dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam có thể vận động các nhà tài trợ cung
cấp khoảng 16 tỷ USD, khối lợng ODA cam kết sẽ tăng đều và ổn định hơn. Với
bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện ODA trong những năm qua, chắc chắn
chung ta sẽ cải thiện đợc tỷ lệ giải ngân. Nếu tỷ lệ giải ngân đạt 45% thì chúng

ta sẽ có 7,5 tỷ USD vốn ODA cho giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm có
1,5 tỷ USD.
Cơ cấu ODA trong thời gian tới sẽ thay đổi, viện trợ không hoàn lại sẽ
7 7

×