Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Khái Quát chung về Doanh nghiệp và cơ cấu vốn của Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.34 KB, 25 trang )

Khái Quát chung về Doanh nghiệp và cơ cấu vốn của
Doanh nghiệp.
1.1.Khái quát về Doanh nghiệp.
1.1.1.Khái niệm đặc điểm của Doanh nghiệp.
1.1.1.1.Khái niệm.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện
các hoạt động kinh doanh,thực hiện các chức năng sản xuất,mua bán
hàng hoá hoặc làm dịch vụ,nhằm thoả mãn nhu cầu con người và xã hội
thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời.
Căn cứ vào hình thức sở hữu,mỗi quốc gia có những loại hình
doanh nghiệp khác nhau.Tuy nhiên về cơ bản,các loại hình doanh
nghiệp bao gồm :doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh,công ty cổ
phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ở Việt nam các loại hình Doanh
nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên,Công ty Cổ phần,Công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân.
a.Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên:
(1)Thành viên có thể là tổ chức,và cá nhân và số lượng thành viên
không quá năm mươi.
(2)Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
vào Doanh nghiệp.
b.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Do một tổ chức làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
điều lệ của doanh nghiệp.
c.Công ty cố phần :
(1) Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
(2) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.


(3) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của, mình
cho người khác,trừ trường hợp cổ đông nắm cổ phần ưu đãi và các cổ
đông sang lập trong 3 năm đầu.
d.Công ty hợp danh:
(1) Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,ngoài hai thành viên
hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.
(2) Thành viên hợp danh phải là cá nhân,có trình độ chuyên môn
và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ công ty.
(3) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
e.Doanh nghiệp tư nhân:
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm.
Loại Doanh nghiệp Ưu điểm
Nhược điểm
Doanh nghiệp tư nhân-doanh
nghiệp được sở hữu và điều hành
bởi một cá nhân.
• Đơn giản thủ tục thành
lập
• Không đòi hỏi nhiều vốn
khi thành lập
• Chủ DN nhận toàn bộ
lợi nhuận kiếm được
• Chủ DN có toàn quyền
quyết định kinh doanh
• Không có những hạn chế
pháp lý đặc biệt

• Chịu trách nhiệm cá
nhân vô hạn
• Hạn chế về kỹ năng và
chuyên môn quản lý
• Hạn chế khả năng huy
động vốn.
• Không liên tục hoạt
động kinh doanh khi chủ
DN qua đời.
Công ty hợp danh-Doanh nghiệp
có 2 hay nhiều đồng sở hữu chủ
tiến hành hoạt động kinh doanh
nhằm mục tiêu lợi nhuận
• Dễ dàng thành lập
• Được chia toàn bộ lợi
nhuận
• Có thể huy động vốn từ
các thành viên
• Có thể thu hút kỹ năng
quản lý của các thành
viên
• Có thể thu hút thêm
thành viên tham gia
• Ít bị chi phối bởi các quy
định pháp lý
• Năng động
• Không bị đánh thuế 2
lần
• Chịu trách nhiệm vô hạn
• Khó tích luỹ vốn

• Khó giải quyết khi có
mâu thuẫn lợi ích giữa
các thành viên
• Chứa đựng nhiều tiềm
năng mâu thuẫn cá nhân
và quyền lực giữa các
thành viên
• Các thành viên bị chi
phối bời luật đại diện
Công ty cổ phần-Tổ chức kinh
doanh thành lập theo luật hoạt
động tách rời với quyền sở hữu
và nhằm mục tiêu lợi nhuận.
• Cổ đông chịu trách
nhiệm hữu hạn
• Dễ thu hút vốn
• Có thể hoạt động mãi
mãi,không bị giới hạn
bởi tuổi thọ cửa chủ sở
hữu
• Có thể chuyển nhượng
quyền sở hữu
• Có khả năng huy động
được kĩ năng,chuyên
môn,tri thức của nhiều
người
• Có lợi thế về quy mô
• Tốn nhiều chi phí và
thời gian trong quá
trình thành lập

• Bị đánh thuế hai lần
• Tiềm ẩn khả năng thiếu
sự nhiệt tình từ ban
quản lý
• Bị chi phối bởi những
quy định pháp lý và
hành chính nghiêm
ngặt
• Tiềm ẩn nguy cơ mất
khả năng kiểm soát của
những nhà sang lập
công ty

1.1.2.Các hoạt động chủ yếu.
+ Sản xuất kinh doanh :mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều đăng kí
hoạt động sản xuất kinh doanh riêng:sản xuất hàng hoá,cung cấp dịch
vụ... Đây là hoạt động mang tính chủ chốt,cốt lõi của DN và cũng đem
lại thu nhập chính cho doanh nghiệp,về cơ bản các hoạt động khác là
nhằm mục đích bổ trợ cho hoạt động sản xuất của DN.
+ Tài chính:Ngoài các hoạt động sản xuất,các DN còn luôn tham gia
các hoạt động tài chính như đầu tư bất động sản,chứng khoán,nhằm
tăng cường khả năng tài chính.Với các hoạt động tài chính này nhằm
đảm bảo cho doanh nghiệp tận dụng được các nguồn vốn dư thừa chưa
được dùng vào sản xuất để đầu tư tài chính mang lại thêm lợi nhuận
cho DN.Ngoài ra chính những hoạt động tài chính này còn nhằm mục
đích huy động thêm vốn nhằm đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của
DN.
+ Hoạt động khác:các doanh nghiệp còn tham gia vào rất nhiều
hoạt động khác kể cả lợi nhuận và phi lợi nhuận.Doanh nghiệp tham gia
các hoạt động xã hội:bảo vệ môi trường,làm từ thiện... đóng góp thêm

cho sự phát triển của xã hội và cũng là một điều kiện tốt để quảng bá
hình ảnh doanh nghiệp ra thế giới.
1.2.Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.2.1.Nguồn vốn của Doanh nghiệp.

E
D *

E
D
WACC
WACC R2
Ảnh hưởng của tiết kiệm
thuế
Trong nền kinh tế thị trường,vốn là cơ sở cho việc hình thành và
phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp. Để triển khai các kế hoạch
kinh doanh,cần phải có một lượng vốn nhằm tạo nên những tài sản cần
thiết cho hoạt động của Doanh nghiệp để thực hiện thành công mục tiêu
đề ra.
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch SXKD thì công việc kế tiếp là
phải dự trù nguồn vốn cần thiết và lập kế hoạch huy động khả thi. Để tổ
chức và huy động vốn một cách khả thi và có hiệu quả chúng ta cần có
sự phân loại nguồn vốn,qua đó chúng ta lựa chọn nguồn vốn thích hợp
với khả năng huy động của đơn vị cũng như chi phí sử dụng vốn thấp
nhất có thể.
1.2.1.1.Dựa vào nguồn hình thành.
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn Doanh nghiệp thành:
+ Vốn CSH.
- Vốn góp : là vốn góp ban đầu của cổ đông công ty.
- Thặng dư vốn : khoản tiền chênh lệch giữa mệnh giá cổ

phiếu và giá cổ phiếu được nhà đầu tư mua trên thị
trường.
- Lợi nhuận tích luỹ : đây là phần lợi nhuận mà công ty
không chia cho cổ đông mà giữ lại để tiếp tục mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nợ phải trả.
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm.
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn trên 1 năm.
Hai nguồn vốn này hình thành nên toàn bộ tài sản kinh doanh,do
vậy chúng thể hiện qua công thức:
Tài sản = Vốn CSH + Nợ
Để đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh đạt hiệu quả cao,bên cạnh vốn CSH thì Doanh nghiệp huy
động thêm nguồn vốn nợ.Nếu trước đây nguồn nợ chủ yếu từ ngân
hàng,thì hiện nay và xu thế sắp tới cùng với sự phát triển của thị trường
vốn,nguồn nợ của Doanh nghiệp có thêm nhiều hình thức như thuê
mua,mua trả chậm,nợ nhà đầu tư thông qua phát hành trái phiếu…
1.2.1.2.Dựa vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của Doanh nghiệp
ra làm hai loại:
+ Nguồn vốn thường xuyên:là tổng thể các nguồn vốn có tính chất
dài hạn bao gồm vốn CSH và Nợ dài hạn,nguồn vốn này thường được
sử dụng để đầu tư tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động cho
hoạt đống sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn tạm thời:là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn(<
1năm)doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu
động.Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các
tổ chức tín dụng,các nợ ngắn hạn khác.
Hai nguồn vốn này hình thành nên toàn bộ tài sản kinh doanh,do
vậy chúng thể hiện qua công thức sau:

Tài sản = NV thường xuyên + NV tạm thời
(Vốn CSH + Nợ dài hạn) (Nợ ngắn hạn)
Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xem xét huy động các
nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho
quá trình kinh doanh.Có nhiều Doanh nghiệp do nhu cầu vốn đầu tư cấp
bách nhưng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn đã sử dụng vốn
vay ngắn hạn để đầu tư,kết quả là Doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh
bức bách về trả nợ vay do việc đầu tư cần phải có thời gian để phát huy
tác dụng,thu hồi được tiền trả nợ.
Khi đầu tư dự án có vốn lớn,thì Doanh nghiệp cần phải huy động
được vốn dài hạn để đảm bảo phát huy được hiệu quả kinh doanh và
không rơi vào hoàn cảnh thiếu tiền trả nợ trong những năm đầu khi đi
vào hoạt động.Hiện nay với Thị trường chứng khoán hứa hẹn một kinh
huy động vốn dài hạn từ việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu,qua đó
giúp Doanh nghiệp có được nguồn vốn thích hợp cho việc đầu tư mà
không chỉ dựa vào kênh tín dụng ngân hàng như trước đây.Tuy nhiên để
thực hiện điều này đòi hỏi sự năng động của bộ phận tài chính của
Doanh nghiệp cũng như uy tín của Doanh nghiệp trên thương trường.
1.2.1.3.Dựa vào phạm vi huy động vốn.
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của Doanh nghiệp có
thể chia thành:
+ Nguồn vốn bên trong:Chính là nguồn tiền ròng thu được sau một
kỳ kinh doanh,thông thường nó bao gồm các khoản Khấu hao và lợi
nhuận sau thuế trừ đi khoản chi không thuộc chi phí,thông thường là
khoản chi trả nợ vốn vay dài hạn.Rõ ràng Doanh nghiệp nào có Tài sản
cố định giá trị lớn trong đó nguồn vốn CSH chiếm tỷ lệ cao thì nguồn thu
ròng càng lớn,tức là nguồn vốn tự tài trợ sẽ lớn ngay cả khi Doanh
nghiệp làm ăn không có hoặc ít lãi.Tuy nhiên nguồn vốn tự tài trợ có giá
trị thực sự chính là phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,nguồn vốn này
cho phép tăng vốn CSH để có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài mà

không làm biến động cơ cấu vốn.
+ Nguồn vốn bên ngoài:bao gồm các khoản nợ huy động như nợ
nhà cung cấp,vay NH,trái phiếu…Khi DN trong thời kỳ phát triển
nóng,thì nguồn vốn bên ngoài có vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu
vốn kinh doanh và đầu tư.
1.2.2.Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.2.2.1.Khái niệm cơ cấu vốn.
+ Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn
CSH,bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số
nguồn vốn của công ty.
+ Cơ cấu vốn tối ưu: lý thuyết cơ cấu vốn chỉ ra rằng cơ cấu vốn tối
ưu là cơ cấu đồng thời tối đa hoá giá trị cổ phiếu và tối thiểu hoá chi phí
vốn doanh nghiệp.Nó cho thấy có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó ban quản
trị công ty có thể gia tăng giá trị của công ty bằng cách sử dụng tỷ số
đòn bẩy phù hợp.Theo cách tiếp cận này,công ty trước tiên có thể hạ
thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi
phí sử dụng nợ thấp hơn do có một khoản tiết kiệm nhờ thuế.Tuy
nhiên,khi tỷ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng,do đó,nhà đầu tư sẽ
gia tăng lợi nhuận đòi hỏi ke(suất sinh lợi trên cổ phần thường).Mặc dù
vậy,sự gia tăng ke lúc đầu vẫn không hoàn toàn xoá sạch lợi ích của
việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu
tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng
nợ không còn nữa.
+ Cơ cấu vốn mục tiêu: Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận
dành cho cổ đông nên công ty cần xác thiết hoạch định cơ cấu vốn mục
tiêu.Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ,cố phiếu ưu đãi,và cổ
phiếu thường trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề
ra.Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa
lợi nhuận và rủi ro,vì sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro công ty,nhưng
tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kì vọng cao. Rủi ro gia tăng có

khuynh hướng làm hạ thấp giá cổ phiếu,trong khi lợi nhuận cao lại có
khuynh hướng làm gia tăng giá cổ phiếu công ty.

×