Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.75 KB, 5 trang )

Hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn thấp
So sánh với các loại hình DN khác như các DN ngoài Nhà nước, các DN
có vốn đầu tư nước ngoài thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại
DN Nhà nước nói chung, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói
riêng còn thấp…
Sáng 13/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố
kết quả giám sát về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước. Dù tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận những
năm qua của các tập đoàn, tổng công ty tương đối cao, nhưng Đoàn giám
sát cho rằng, kết quả đó chưa tương xứng và cơ chế hiện hành đang có
không ít bất cập gây khó cho sự lớn mạnh của các tập đoàn, tổng công ty.
Đa phần vẫn kinh doanh hiệu quả dù "gánh" nhiều nghĩa vụ
Theo thống kê, tổng nguồn vốn của 90 tập đoàn, tổng công ty đến hết
năm 2008 là khoảng 1.241 nghìn tỉ đồng, đóng góp khoảng 40% GDP,
tạo ra gần 40% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất
khẩu và hơn 28% tổng thu nội địa, giải quyết việc làm cho 1 triệu 179
nghìn lao động…






Theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, phần lớn các tập đoàn, tổng công ty hoạt động có
hiệu quả.
Theo đánh giá của Đoàn giám sát, nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều
tiết thị trường, ổn định giá cả; đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội và đền ơn, đáp nghĩa; là lực lượng chủ yếu mở rộng phạm


vi hoạt động đến tận các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, những nơi có hạ tầng cơ sở còn yếu kém để thực hiện
nhiệm vụ chính trị, xã hội, trong khi đó vốn Nhà nước cấp ban đầu còn
hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu mở rộng, phát triển hoạt động;…
Nếu đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo các chỉ tiêu cơ bản
như: bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu, quy mô doanh thu, lợi nhuận,
đóng góp ngân sách,… thì có thể thấy đa số các tập đoàn, tổng công ty
Nhà nước đã hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lãi; các chỉ tiêu nhìn
chung đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng mức độ thì
khác nhau; có tập đoàn, tổng công ty đạt hiệu quả rất cao, có đơn vị lại
đạt hiệu quả rất thấp.
So sánh với các loại hình DN khác như các DN ngoài Nhà nước, các DN
có vốn đầu tư nước ngoài thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại
DN Nhà nước nói chung, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói
riêng còn thấp, chưa tương xứng với quy mô, vị trí và vai trò trong nền
kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, muốn đánh
giá công bằng thì phải gắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông thường
của tập đoàn, tổng công ty với việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao về
điều tiết thị trường, về đầu tư hạ tầng, về dịch vụ công ích… Ví dụ, năm
2008 nhiều tập đoàn, tổng công ty không được phép tăng giá, chấp nhận
kinh doanh lỗ để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát…
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng đồng
tình cho rằng, nhiều tập đoàn không vì lợi nhuận mà đầu tư cho vùng
sâu, vùng xa, rồi tham gia vào các lĩnh vực mà DN dân doanh không có
khả năng tham gia vì không có lợi nhuận.
Cần áp dụng cơ chế thưởng - phạt
Theo Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà
Văn Hiền, về tổng quan, tổng vốn Nhà nước đầu tư vào các tập đoàn,

tổng công ty được bảo toàn và phát triển; tốc độ tăng trưởng doanh thu
và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng doanh thu trong 3
năm qua là 65%; tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế đạt 13,9%/năm. Tuy
nhiên, Đoàn giám sát cũng cho rằng kết quả đó chưa tương xứng với vị
thế, vai trò của các tập đoàn, tổng công ty.
Trong khi nhiều tập đoàn, tổng công ty vượt lên chính mình bằng nội lực
và sáng tạo thì có không ít các tổng công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh thua lỗ, có đơn vị thua lỗ hàng chục tỉ đồng. Một số đơn vị thua lỗ
nhiều năm cần có giải pháp sắp xếp, đổi mới triệt để.
Trong khi đó, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn có lợi thế rất lớn
về đất đai được giao từ xưa, khiến chi phí đầu vào này thấp hơn nhiều so
với các DN ngoài Nhà nước. Cũng vì quá nhiều đất mà việc sử dụng đất
được giao không đúng mục đích, không hiệu quả xảy ra phổ biến, thậm
chí một số tổng công ty góp vốn liên doanh, liên kết bằng hầu hết diện
tích đất được giao.
Phân tích về những hạn chế, yếu kém hiện nay của các tập đoàn, tổng
công ty Nhà nước, Đoàn giám sát cho rằng, việc phân công, phân cấp
thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn, tổng
công ty còn phân tán, cắt khúc dẫn đến tình trạng không có cơ quan đầu
mối chịu trách nhiệm chính về quản lý vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng
công ty Nhà nước và không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính theo
dõi, phân tích, đánh giá sâu sát cụ thể về việc thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ chủ sở hữu Nhà nước giao cho tập đoàn, tổng công ty. Các Bộ,
UBND hầu như không nắm được đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động
của các tập đoàn, tổng công ty. Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về tài
chính nhưng chỉ tham gia quản lý vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công
ty một cách gián tiếp.
Bên cạnh đó, vẫn chưa triệt để tách biệt chức năng thực hiện các quyền
chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính Nhà nước theo quy định
của Luật DN; mô hình và phương thức quản lý nội bộ tập đoàn, tổng

công ty vẫn còn nhiều bất cập... Đoàn giám sát đề nghị phía Chính phủ
cần sớm chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những vấn đề trên. Đồng thời,
siết chặt hơn về trách nhiệm của các cơ quan, chủ thể liên quan đến việc
quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty. Trong đó,
cần áp dụng cơ chế thưởng phạt rõ ràng


×