Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.59 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY
HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU
3.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt
Nam
3.1.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt
Nam
Công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam Hiện nay còn nhiều khuyết
điểm, chưa thực tế, mang nặng tính lý thuyết, do đó chưa phản ánh đúng giá
trị của doanh nghiệp. Việc áp dụng nhiều phương pháp định giá trong quá
trình định giá tại hiện nay thể hiện sự không đồng bộ trong lý luận định giá
doanh nghiệp. Để hoàn thiện việc định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện
nay chúng ta cần xác định cho công tác định giá một định hướng cụ thể về
phương hướng phát triển.
1
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A
Trên cơ sở lý luận của các phương pháp định giá, hoạt động định giá
dựa trên hai nguyên lý chủ đạo là xác định giá trị của doanh nghiệp bằng việc
xác định giá trị của các tài sản cấu thành và xác định giá trị của doanh nghiệp
bằng cách xác định giá trị thực tế tạo ra của doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các phương pháp định giá doanh
nghiệp tuân thủ hai nguyên lý trên có phương pháp tài sản ròng và phương
pháp chiết khấu dòng tiền đã cho kết quả khả quan, tương đối sát thực với
giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong các nghị định và thông tư hướng dẫn
về việc định giá doanh nghiệp cũng đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng hai
phương pháp định giá này, do đó phương hướng phát triển việc xác định giá
trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới là: bám sát nguyên lý định
giá doanh nghiệp theo hai nguyên lý cơ bản nói trên thông qua việc áp dụng
hai phương pháp tài sản thuần và phương pháp dòng tiền chiết khấu, đồng
thời hoàn thiện chế độ kế toán và hành lang pháp lý, hệ thống văn bản
hướng dẫn liên quan đến công tác định giá tại doanh nghiệp.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện


Tại Việt Nam để nâng cao chất lượng của hoạt động định giá doanh
nghiệp cần xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện tình hình chung của nền
kinh tế, qua đó cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tăng
sự chặt chẽ trong các văn bản pháp luật, hoàn thiện các chế độ kế toán kiểm
toán trong quá trình định giá doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của
các nguồn thông tin…… Để hoàn thiện công tác định giá trị của doanh
nghiệp tại Việt Nam hiện nay cần xây dựng các biện pháp thay đổi dựa trên
các quan điểm:
Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp
2
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A
Công tác kế toán, kiểm toán là một trong những công tác quan trọng
nhất của doanh nghiệp. Nó không những là đòi hỏi của những người quản lý
doanh nghiệp mà còn là yêu cầu của nhà nước về tình hình tài chính minh
bạch của doanh nghiệp. Công tác này trong các doanh nghiệp có vốn nhà
nước càng phải thực hiện nghiêm túc. Trong công tác định giá doanh nghiệp,
những tài liệu kế toán, kiểm toán là cơ sở quan trọng đầu tiên để tiến hành
định giá doanh nghiệp. Do vậy, nếu công tác kế toán, kiểm toán chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và của công ty, phản ánh đúng
thực trạng hoạt động của doanh nghiệp thì mới tạo điều kiện cho việc định
giá doanh nghiệp được chính xác. Vì thế, Công ty Cổ phần Hóa chất phải
xem xét lại tình hình thực hiện công tác kế toán cũng như kiểm toán trong
doanh nghiệp và có những biện pháp tăng cường chất lượng của công tác
này. Một trong những biện pháp đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
nội bộ trong doanh nghiệp hoặc công ty cũng có thể thuê một công ty kiểm
toán độc lập tiến hành tư vấn, kiểm toán cho công ty.
Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh
nghiệp.
Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh
là cơ sở cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được

nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc.
Thực sự thiếu đi một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều
quan trọng nhất là chưa giúp những người quan tâm có cái nhìn bản chất về
giá trị doanh nghiệp cũng như những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp.
Cũng vì điều này mà công tác định giá doanh nghiệp còn nhiều thiếu xót và
chưa đạt hiệu quả cao.
3
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A
Cơ sở lý luận ở đây còn cần phải nhắc đến những yếu tố tác động tới
giá trị doanh nghiệp, một hệ thống đầy đủ các phương pháp định giá doanh
nghiệp và điều kiện áp dụng… làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán
bộ định giá. Được tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng
với kinh nghiệm định giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá
doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn công tác của mình.
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống
Đối với những văn bản pháp luật đã ban hành mà còn nhiều bất cập và
vướng mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung, sửa
đổi kịp thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra.
Cùng với đó phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới
công tác định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài
sản đối với một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu
đối với từng loại doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các
doanh nghiệp với nhau,…
Các văn bản pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ,
không gây mẫu thuẫn cho nhau, rõ ràng mạch lạc để không gây khó khăn
trong áp dụng. Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ
phần hóa và định giá cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ
những người thực hiện để từ đó có những điều chỉnh kịp thời và tiến hành
sửa đổi cho phù hợp và thích nghi với thực tiễn.
Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị

doanh nghiệp
4
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A
Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành
hoạt động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ
từ phía Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu quy định
cụ thể; chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng; thiếu cơ chế giám
sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các sai phạm, … Vì vậy,
cần có những điều chỉnh nghiêng về mặt quản lý, nhằm hướng đến tính hiệu
quả và chặt chẽ của hoạt động này:
1. Chính phủ cần ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng.
2. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần
của các công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số
lượng và giá trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DNCPH. Có như
vậy mới buộc các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị
doanh nghiệp chịu sự giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này.
3. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao
(DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN)
nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài
sản.
4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình
xử lý tài chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung
những quy định và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho
tình hình tài chính của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và
tài sản nhà nước.
Phát triển thị trường chứng khoán
5
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A

Thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn của doanh nghiệp với số lượng
cổ phần và mệnh giá cổ phần chào bán. Hoạt động định giá doanh nghiệp
cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của đợt chào bán này.
Bởi giá trị doanh nghiệp không trung thực và chính xác sẽ không đảm bảo
cho việc doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư thành công và hợp pháp. Sự
thành bại và diễn biến của việc thu hút vốn sẽ là thông tin phản hồi cho chất
lượng công tác định giá.
Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch.
Giá chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp,
cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp
tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, để phát triển công
tác định giá doanh nghiệp ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển
thị trường chứng khoán Việt Nam.
• Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường.
• Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng
điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng
như diễn biến của thị trường.
• Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện
tượng đầu cơ, thao túng thị trường.
Kết hợp phương pháp dòng tiền chiết khấu với các phương pháp khác
6
SV: Đặng Tuấn Nam Lớp: TCDN 46A

×