Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.46 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn
NHTMCP Sài Gòn (Sai Gon Commercial Joint Stock Bank – SCB) có tiền
thân là NHTMCP Quế Đô, thành lập ngày 30/06/1992, theo số ĐKKD gốc
059019/NH – GP. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân sau 10 năm hoạt động,
ngân hàng Quế Đô đã gặp phải rất nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh không
hiệu quả. Đến cuối năm 2002, Ngân hàng Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài
chính thua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy
sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không có
khả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chế độ thanh tra –
giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ đồng, hoạt
động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt động
nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn...
Trước tình hình đó, hội đồng cổ đông (HĐCĐ) hiện tại của ngân hàng đã
tiến hành mua lại ngân hàng, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động để tiếp tục đưa
ngân hàng phát triển. Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân
hàng, các cổ đông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban
Tổng giám đốc tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết những
mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm cơ sở để tháo gỡ những khó
khăn trong hoạt động. Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên gọi, đi vào hoạt động với
thương hiệu mới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 08/04/2003.
Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởng của
người dân và doanh nghiệp khắp cả nước. Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên,
từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầy hiệu quả trong năm 2003 (SCB bắt đầu
có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giải pháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột
phá, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của SCB, củng cố hệ thống quy


trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hàng. Kết thúc năm 2006, SCB
được NHNN đánh giá xếp thứ 6 trong hệ thống các NHTM trên địa bàn
TP.HCM. Đến hết năm 2007, tổng tài sản của SCB đạt 25.980,27 tỷ đồng, gấp
hơn 2.37 lần so với năm 2006; Tổng nguồn vốn huy động đạt 22.753,3 tỷ đồng,
tăng 12.817,9 tỷ đồng tương ứng 129% so với đầu năm; Tổng dư nợ tín dụng -
đầu tư là 19595.92 tỷ đồng, tăng 10.805,92 tỷ đồng tương ứng 123% so với cả
năm 2006. Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 tăng lên 32 điểm bao gồm
Hội sở, Sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch tại khu vực Hà Nội,
miền Trung, Tp.HCM, Miền Tây Nam Bộ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Ngân hàng được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty TNHH. Mô
hình tổ chức của ngân hàng được bố trí như sau:
Đại hội cổ đôngHội đồng quản trịTổng giám đốc
Ban kiểm soátBan tư vấn
Thư kí HĐQT
SGD, chi nhánh, cty trực thuộc
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng tổ chức nhân sự
P.TGĐ khối vận hành
P.TGĐ khối qtrị rủi ro
P. TGĐ khối nvụ hỗ trợ
Ktoán trưởng khối ktoán tc
P.TGĐ khối bán lẻ
P.TGĐ Khối DN
Phòng KD DN nhỏPhòng KD DN vừa và lớnPhòng KD bán sỉ, ĐT trực tiếp, KDCK
Phòng dịch vụ khách hàng và phát tiển sản phẩm
Phòng tín dụng tiêu dùngPhòng tk và huy động vốn
Phòng ktoán tài chính tổng hợpPhòng công nghệ thông tin
Phòng hchính quản trị Phòng pháp chếPhòng phát triển mạng lưới
Phòng quản lý rủi ro tín dụngPhòng quản lý rủi ro thị trườngPhòng quản lý rủi ro vận hành

Phòng kinh doanh ngoại hối và nguồn vốnTrung tâm thanh toánPhòng quản lý thẻPhòng ngân quỹ
Phòng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Phòng giao dịch
Ban thư kí BĐH
Sơ đồ 2.1
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết
định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ
SCB quy định.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Ngân
hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân
hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách nhiệm
kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ
hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng
SCB.
Ban Tư Vấn: là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Hộ đồng quản trị
các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân
hàng.
Ban Thư ký Hội đồng quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký
của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.
Ban Thư ký Ban Điều hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của
Ban Điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ
thống SCB; Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm
vụ do Ban Điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; Hỗ trợ, tham mưu tư vấn
pháp luật cho Ban Điều hành.
Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt
động của Ngân hàng theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành,
điều lệ, quy chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho
Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Ban điều hành
còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy chuyên

môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều hành.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối: là người có trách nhiệm điều hành
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt đông
của khối được phân công phụ trách.
Chức năng các phòng nghiệp vụ Hội sở: Với mỗi phòng nghiệp có các
chức năng khác nhau đúng theo tên gọi của nó. Với việc tổ chức các phòng
nghiệp vụ rất cụ thể và hợp lý đã tạo cho SCB nhiều thuận lợi trong trong việc
quản lý và phát tiển ngân hàng.
Mới đây, tháng 4/2007, ngân hàng đã tiến hành cải tổ tổ chức và nguồn
nhân lực với sự tư vấn của tập đoàn tài chính quốc tế IFC và công ty BTC, mục
đích của việc cải tổ này là nhằm nâng cao năng lực quản trị và đặc biệt là năng
lực quản trị rủi ro.
Từ một ngân hàng có quy mô nhỏ cả về tổng tài sản và số lượng nhân viên,
cùng với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.Cuối năm 2006,
tổng số lao động tại SCB là 605 người, tăng 240 người (65.3%) so với năm
2005. Tính đến cuối năm 2007, đội ngũ nhân viên của SCB đã là 1053 người.
Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng nhân sự cũng tăng lên đáng kể với
trình độ đại học và trên đại học chiếm ưu thế. Hầu hết các nhân viên ngân hàng
đều là những người trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc và có khả năng
thích ứng nhanh. Bên cạnh đó, là đội ngũ các cán bộ có kinh nghiệm và thâm
niên làm việc. Sự kết hợp của hai thế hệ này, nhờ vậy, đã đáp ứng tốt nhu cầu
mở rộng mạng lưới và tăng quy mô hoạt động của SCB.
Chính sách đãi ngộ nhân viên cũng rất được HĐQT và Ban điều hành quan
tâm cải thiện. SCB đã tiến hành chuyển đổi lương cơ bản, tăng hệ số kinh
doanh, nâng bậc lương, bán TPCĐ theo giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên.
Ngoài ra, SCB cũng rất chú ý đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
cho nhân viên và luôn xem đó là công tác hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt
động. Ngân hàng đã ban hành các quy chế, quy trình trong công tác đào tạo
nhằm đảm bảo quản lý chất lượng đào tạo và trình độ của cán bộ nhân viên.

Năm 2006, công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đạt 57 khoá, tổng cán bộ nhân
viên tham dự đạt 748 lượt người. Chính sách nhân sự hợp lý đã tạo ra khí thế
làm việc cho các cán bộ nhân viên, gắn kết trong nội bộ ngân hàng và thu hút
nhân tài từ bên ngoài.
Như vậy, có thể nói nhân sự của SCB có độ tuổi trung bình trẻ, 31 tuổi.
Đây cũng là một lợi thế của SCB vì những người trẻ, mà đa phần là những sinh
viên giỏi mới ra trường, được đào tạo bài bản, là những người giàu nhiệt huyết,
sáng tạo và đầy tinh thần trách nhiệm. Và có thể nói việc giữ chân họ ở lại ngân
hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng và kết quả xứng đáng cho
những chính sách nhân sự hợp lý của SCB. Đây sẽ là nòng cốt cho sự phát triển
của SCB trong tương lai.
2.1.3. Tình hình hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn
2.1.3.1. Các sản phẩm và dịch vụ
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là các dịch vụ về
tín dụng, bảo lãnh tại SCB đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, danh mục sản
phẩm ngày một đa dạng và đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của cá nhân,
doanh nghiệp tại các địa bàn mà SCB có cơ sở.
• Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng:
Nguồn vốn huy động luôn là nguồn quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn
kinh doanh của bất kỳ NHTM nào. SCB thực hiện huy động vốn của các khách
hàng cá nhân, doanh nghiệp bằng VNĐ, ngoại tệ (chủ yếu là USD), vàng. Ngoài
ra, ngân hàng còn thường xuyên mở các chương trình dự thưởng và khuyến mại
dành cho khách hàng. Nhờ vậy, ngân hàng đã huy động được khối lượng tiền
gửi lớn của nhiều nhóm khách hàng.
• Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và vàng: Đây là hoạt động quan trọng nhất và cũng là dịch
vụ đem lại doanh thu cao nhất cho ngân hàng. Hoạt động cấp tín dụng của SCB
khá đa dạng, phục vụ cho cả nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh

nghiệp, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngân hàng cũng đã triển
khai hoạt động bảo lãnh, bao thanh toán.
• Tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn:
+ Cho vay đầu tư dự án: SCB tham gia tài trợ ngay từ đầu cho các dự án như:
cho vay đền bù giải tỏa, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường sá,
cầu cống).
+ Cho vay xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, cho vay xây dựng
cao ốc văn phòng, chung cư.
• Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn:
+ Tín dụng hạn mức luân chuyển phục vụ nhu cầu vốn thiếu hụt thường xuyên
phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng ngắn hạn tài trợ vốn thiếu hụt tạm thời.
• Tài trợ xuất nhập khẩu:
+ Cho vay mở và ký quỹ L/C;
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
+ Nghiệp vụ Bao thanh toán trong nước và xuất khẩu.
• Tín dụng tiêu dùng:
+ Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại SCB.
+ Cho vay du học.
+ Cho vay mua ôtô.
+ Cho vay mua nhà, xây dựng – sửa chữa nhà ở.
• Mua bán cổ phiếu có kỳ hạn của doanh nghiệp (Repo).
• Thanh toán quốc tế, ngân hàng đại lý.
Dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB rất đa dạng và phong phú, SCB thực
hiện đầy đủ các nghiệp vụ như chuyển tiền (TTR), nhờ thu (D/A, D/P), tín dụng
chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,... với chi phí hợp lý và cạnh tranh.
Hiện nay, SCB đã có quan hệ đại lý và mở nhiều tài khoản ngoại tệ USD, EUR,
GBP,... tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Với khả năng thanh toán quốc tế trực
tiếp thông qua mạng SWIFT, SCB luôn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ

thanh toán quốc tế nhanh chóng và hiệu quả.
• Kinh doanh ngoại tệ, vàng, dịch vụ kiều hối.
• Dịch vụ thẻ, dịch vụ chi hộ lương, dịch vụ SMS banking.
SCB nhận chi trả lương, thưởng, thù lao cho nhân viên hay các đại lý của
doanh nghiệp qua hình thức trích tài khoản doanh nghiệp mở tại SCB chuyển
vào tài khoản lương của mỗi cán bộ công nhân viên, tiền lương này được rút
thông qua thẻ ATM SCB Link có thể giao dịch ở tất cả các điểm ATM của SCB
và các ngân hàng thuộc liên minh thẻ Connect 24 (bao gồm hơn 20 ngân hàng
thương mại do Vietcombank đứng đầu).
SCB đã triển khai dịch vụ SMS banking thông qua mạng nhắn tin 997,
khách hàng chỉ cần có điện thoại di động, có tài khoản thanh toán mở tại SCB,
đăng ký và sẽ được sử dụng dịch vụ ngay, hoàn toàn miễn phí.
• Tài khoản doanh nghiệp – tiền gửi thanh toán:
Khách hàng được miễn phí mở tài khoản và chuyển tiền qua tài khoản
nhanh chóng tới các ngân hàng khác trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Đó là
do SCB có mối quan hệ hợp tác thanh toán với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hợp tác chuyển tiền trong nước
với Sở giao dịch II Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố HCM. Đặc biệt khách hàng
được miễn phí dịch vụ thanh toán khi có quan hệ tín dụng tại SCB.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn
Phát huy thành quả đạt được từ những năm trước, và tận dụng thời cơ
thuận lợi trong năm nay, tình hình hoạt động kinh doanh của SCB tiếp tục phát
triển hiệu quả và an toàn.
• Tình hình lợi nhuận

Từ sơ đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của SCB. Qua giai
đoạn 2002-2005 là giai đoạn mà Ngân hàng mới đi vào hoạt động sau khi cơ
cấu lại tổ chức, lợi nhuận trước thuế tăng từ 0,05 lên 46,69 tỷ đồng. Qua thời

gian quá độ đó, sau khi đã dần điều hòa và thích nghi với thị trường, lợi nhuận
của SCB đã tăng mạnh mẽ trong năm 2006 và 2007, đạt một con số đáng nể là
364.16 tỷ đồng. Với sự thành công đó, SCB đã tự tin đề ra kế hoạch 2008 lợi
nhuận là 900 tỷ đồng.
• Tình hình nguồn vốn
Đến 31/12/2006, tổng tài sản của SCB đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 6.941 tỷ
(172%) so với năm 2005. Năm 2007, tổng nguồn vốn của SCB đạt 25.980 tỷ
đồng, tăng 15.037 tỷ đồng tương ứng 137.41% so với đầu năm.
Như vậy, năm 2007 tổng nguồn vốn của SCB đạt gần 26.000 tỷ đồng gấp
2.37 lần so với năm 2006 và gấp 6.44 lần so với năm 2005. Con số trên đã cho
thấy tình hình phát triển lớn mạnh về quy mô của SCB, tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm đạt hơn 200% đã thể hiện sự thành công của bộ máy lãnh đạo
mới. Cơ cấu vốn của SCB cân bằng, tận dụng được nhiều nguồn vốn; bảo đảm
sự chủ động về nguồn vốn và luôn được cải thiện theo xu hướng ngày càng hợp
lý.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của SCB luôn đạt tỷ lệ theo luật
định và tỷ lệ này có xu hướng tăng với mức độ hợp lý. Hệ số an toàn vốn (vốn
chủ sở hữu/tài sản có rủi ro) luôn cao hơn qui định (8%) và ngày càng cao. Cuối
năm 2006 hệ số an toàn vốn của SCB đạt 9,40%, và hệ số này được duy trì khá
cáo trong năm 2007 từ 11% đến 17,98%.
• Vốn huy động
Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 22.753,29 tỷ
đồng tăng 12.817,85 tỷ đồng so với đầu năm. Sơ đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ cơ
cấu nguồn vốn này.
Bắt đầu từ cuối quý I/2007, cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB bắt đầu
chuyển dịch theo hướng tốc độ tăng trưởng huy động trên thị trường 1cao hơn
trên thị trường 2. Điều này đã giúp SCB có một cơ cấu vốn hợp lý, an toàn.
Tính đến cuối năm 2007, tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 là
7,5:2,5, đây là cơ cấu vốn rất lý tưởng cho hoạt động của ngân hàng.
• Vốn và các quỹ

Với kế hoạch cụ thể, SCB đã tăng vốn chủ sở hữu lên 1.970 tỷ đồng trong
thời điểm cuối năm 2007, thặng dư vốn cổ phần đạt 407,53 tỷ. Cuối năm 2007,
tổng các quỹ của SCB còn lại là 24,93 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối là 8,98 tỷ,
tăng 8,49 tỷ so với năm 2006.
• Nguồn vốn khác
Cuối năm 2007, nguồn vốn khác của SCB đạt 549,31 tỷ đồng, tăng
192,49% so với đầu năm, chủ yếu là các khoản lãi phải trả và khoản thuế
TNDN tạm ứng trước.
• Tình hình tài sản
Trong năm 2007, tổng tài sản của SCB tăng trưởng ổn định qua các tháng,
chỉ duy nhất trong tháng 5 là tốc độ tăng trưởng hơi chậm lại. Cơ cấu tổng tài
sản bao gồm: Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và TCTD khác, cho vay, đầu tư,
TSCĐ và tài sản có khác. Trong đó cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất.

×