Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.45 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức được
thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30
tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân
hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo Quyết định nói trên Ngân
hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy
nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao
gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận
tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối...Ngoài ra, Ngân hàng
Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các
chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về
quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước và các Tổ chức tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về
việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình công ty 90, 91 được quy
định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Ngoại thương
đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở
Giao Dịch, 87 Phòng Giao Dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2
Văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần
6.500 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham gia góp vốn liên
doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư...
Quá trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương được chia làm các
giai đoạn chủ yếu sau:


♦ Giai đoạn 1963-1975:
Trong giai đoạn này, NHNT đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đối nội
và đối ngoại được Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoại
độc quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh
tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam.
♦ Giai đoạn 1975-1990:
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, NHNT đã tham gia tiếp quản
các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm
vụ được giao với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định
quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa, ngoại tệ hiện
đang ở bên ngoài.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm
vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất
cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực
hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành
các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ
chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn
cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu
và lương thực.
♦ Giai đoạn 1990-1996:
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số
403/CT chuyển NHNT theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng
Bộ trưởng thành NHTM Quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc Hội đồng Nhà nước ban
hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín
dụng và Công ty Tài chính ngày 23 tháng 05 năm 1990, NHNT được chính thức
chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối
ngoại sang một NHTM Quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với
các loại hình ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995,
NHNT đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh

toán quốc tế quan trọng của cả nước.
♦ Giai đoạn 1996-1999:
Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt
động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động
ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng
lõi - Core Banking (Vietcombank Vision 2010), trở thành thành viên của tổ chức
thanh toán thẻ quốc tế Visa Card, Master Card... Cũng trong giai đoạn này,
NHNT cũng đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực
trọng yếu của đất nước như đường ống Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi
Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly…
♦ Giai đoạn 1999-2006:
Với bề dày kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều
bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền
kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và
là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân
hàng. Bên cạnh đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền
tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như
một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn này, NHNT là một trong những thành viên đầu tiên
của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính
khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế
Amex Express năm 2002. Tính đến thời điểm hiện tại, NHNT đã có quan hệ
ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chính tại 85 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách
hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, NHNT còn là NHTM duy nhất tại Việt
Nam được tạp chí “The Banker” - tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính
quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục
trong 5 năm 2000 - 2005. Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn

bị cho quá trình triển khai cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, Ban lãnh đạo NHNT
đã xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2010 với mục tiêu trở thành một Tập
đoàn đầu tư tài chính ngân hàng hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán
lẻ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, giữ vị trí ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc tế trong khu vực. Nhằm cụ thể hóa chiến
lược phát triển nói trên, NHNT đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu NHNT giai đoạn
2001 - 2005 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2001/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án bao gồm: thứ nhất,
nâng cao năng lực tài chính; thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh; thứ ba,
hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới; và thứ tư, xây dựng mô
thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm
toán nội bộ. Sau 05 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, đến nay, NHNT đã hoàn
thành thắng lợi các mục tiêu đề ra thông qua việc: thứ nhất, xử lý về cơ bản nợ
xấu và từng bước nâng cao năng lực tài chính; thứ hai, đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng Tập đoàn
đầu tư tài chính ngân hàng đa năng; thứ ba, tạo dựng một nền tảng công nghệ
hiện đại, nâng cao trình độ quản lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở
rộng tiện ích cho khách hàng; và thứ tư, từng bước áp dụng các mô thức quản lý
theo chuẩn mực quốc tế thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới,
ứng dụng các chuẩn mực quản lý tốt nhất.
♦ Năm 2007:
NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do
Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu
Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương
hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng
này.
Cùng với giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam NHNT cũng được bầu
chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm
2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Tháng 12 năm 2007 NHNT tiến hành đấu giá cổ phần ra công chúng và

chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và
tiến tới sẽ tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các công ty con trong những năm tiếp
theo, đồng thời tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác thông qua
hình thức liên doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá hình
thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các
đối tác chiến lược nước ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triển NHTM cổ
phần Ngoại thương Việt Nam năm 2008.
Có thể nói qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, NHTMCP NTVN đã
vươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại
Việt Nam. Với truyền thống đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện
đại, NHTMCP NTVN đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp cho
khách hàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuận
tiện, an toàn, nhanh chóng nhất, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng như
kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ ...
Thúc đẩy hoạt động ngoại thương và đầu tư trong cả nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban
2.1.2.1. Cơ cấu mô hình tổ chức NHTMCP NTVN sau khi cổ phần hóa
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hóa trở thành
NHTMCP NTVN sẽ được tổ chức và hoạt động dưới hình thức một ngân hàng
thương mại cổ phần. NHTMCP NTVN có các công ty trực thuộc và các công ty
con là các công ty trực thuộc và các công ty con hiện tại của NHNT (đã được
chuyển đổi theo từng trường hợp cụ thể). NHTMCP NTVN cùng với các công
ty con và các công ty trực thuộc sẽ hình thành nhóm công ty hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con. Và trong giai đoạn tiếp theo, NHTMCP NTVN
sẽ tiếp tục các bước chuyển đổi để trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân
hàng Vietcombank (được tổ chức theo mô hình Holdings). Dưới đây là sơ đồ tổ
chức của công ty mẹ là NHTMCP NTVN theo mô hình công ty mẹ - công ty
con (sau khi được cổ phần hóa tháng 12 năm 2007 vừa qua).
Sơ đồ 1: Tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - NHTMCP NTVN
Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị (BOD)
Ban kiểm soát
Controllers committee
Ủy ban rủi ro
Risk committe
HĐ, UB khác
Other committee
Tổng giám đốc và BĐH CEO
Senior Managerment
Kiểm soát nội bộ
(hỗ trợ ban kiểm soát)
HĐTD Tw
Credit committe
Kiểm tra nội bộ
Internal inspectorate
ALCO
HĐ, UB khác
Other committee
Khối ngân hàng bán buôn
Khối kinh doanh và quản lý vốn
Khối ngân hàng bán lẻ
Khối quản lý rủi ro và quản lý tài sản nợ xấu
Khối tác nghiệp
Khối tài chính và kế toán
Hệ thống các bộ phận phòng ban chức năng tại hội sở chính
Các bộ phận hỗ trợ khác
_TCCB & ĐT
_Văn phòng
_TC tuyên
truyền

_Đảng đoàn …
2.1.2.2. Bộ máy quản lý điều hành và các phòng ban giúp việc
♦ Bộ máy quản lý, điều hành
● Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan
quyết định cao nhất của NHTMCP NTVN. Thông qua các định hướng phát triển
của ngân hàng, quyết định việc chào bán cổ phần và mức cổ tức hàng năm với
mỗi loại cổ phần, quyết định bầu bãi nhiệm miễn nhiệm thành viên hội đồng
quản trị, thành viên ban kiểm soát và quyết định việc sửa đổi điều lệ của công
ty…
● Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của NHTMCP NTVN. Hội đồng quản
trị quản lý ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo quy
định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của NHTMCP NTVN và các quy định khác có liên quan của pháp
luật. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng mà không thuộc thẩm
quyền của đại hội đồng cổ đông.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Các thành viên của
Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại với số lượng nhiệm kỳ không giới
hạn. Hội đồng quản trị có 07 thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội
đồng quản trị, 1 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, 1 thành
viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
● Ban kiểm soát
Ban kiểm soát NHTMCP NTVN thực thi chức năng kiểm soát, kiểm toán
nội bộ theo quy định hiện hành và Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương. Ban kiểm soát có 06 thành viên, trong đó có 01 Trưởng Ban, 03 thành
viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do Bộ trưởng
Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc NHNN giới thiệu). Số
lượng thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị quyết định.
● Tổng Giám đốc, Ban Điều hành

Tổng Giám đốc NHNT là đại diện pháp nhân của NHNT, là người chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt
động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám
đốc là các Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban
chuyên môn, nghiệp vụ.
♦ Nhiệm vụ chức năng bộ máy giúp việc (các phòng ban chức năng)
● Phòng tín dụng
Phòng tín dụng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư (trung và
dài hạn) đối với các dự án đầu tư, bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các doanh
nghiệp, đơn vị và cá nhân theo quy định hiện hành và quy trình nghiệp vụ.
Phòng tín dụng thực hiện và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đơn
vị và cá nhân theo cơ chế hiện hành. Ngoài ra, phòng tín dụng có nhiệm vụ tổ
chức huy động vốn từ mọi nguồn của các tổ chức kinh tế như: Tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quĩ,...cả nội tệ và
ngoại tệ.
Trong quá trình hoạt động của mình, phòng Tín dụng có mối quan hệ mật
thiết với tất cả các phòng ban khác trong Ngân hàng như phòng Nguồn vốn và
quản lý kinh doanh, phòng thẩm định và tư vấn đầu tư...
● Phòng Nguồn vốn và quản lý kinh doanh
Phòng Nguồn vốn và quản lý kinh doanh là đơn vị thuộc tổ chức bộ
máy NHTMCP NTVN. Thực hiện tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác
Nguồn vốn, công tác tiếp thị và chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, trực tiếp công tác tiếp thị và huy động vốn của các tổ chức tín dụng,
tổ chức tài chính và các tổ chức xã hội...
● Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế
Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế là đơn vị thuộc NHTMCP
NTVN có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động quản
lý ngoại hối, các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại.
● Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức,

chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý thu chi tài
chính toàn Ngân hàng và trực tiếp thực hiện việc hạch toán kế toán, thanh toán
và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiện hành.
● Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư
Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư có nhiệm vụ tham mưu
cho Giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tác thẩm
định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư theo đúng các chủ trương, chính sách, chế
độ, thể lệ của Nhà nước Việt Nam.
● Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổ chức cán bộ là bộ phận làm tham mưu cho Tổng Giám đốc
trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luật của
Nhà nước và của ngành về các mặt: tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động,
tiền đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.2.3. Nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
♦ Cơ cấu lao động
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, tổng số lao động của Ngân hàng
Ngoại thương khoảng 7.000 người – được phân loại như sau:
● Theo trình độ lao động
 Tiến sỹ : 15 người
 Thạc sỹ : 208 người
 Đại học : 4.943 người
 Cao đẳng : 365 người
 Trung cấp : 321 người
 Phổ thông trung học : 626 người
● Theo loại hợp đồng lao động
 Không thuộc diện ký hợp đồng lao động : 10 người
 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn : 3.686 người
 Hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1-3 năm: 2.477 người
 Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 năm : 305 người
● Theo độ tuổi lao động

 Dưới 25 tuổi : 2.246 người
 Từ 26 đến 30 tuổi : 2.023 người
 Từ 31 đến 35 tuổi : 946 người
 Từ 36 đến 40 tuổi : 453 người
 Từ 41 đến 45 tuổi : 366 người
 Từ 46 đến 50 tuổi : 256 người
 Từ 51 đến 55 tuổi : 256 người
 Từ 56 tuổi trở lên : 33 người
♦ Đánh giá nguồn nhân lực
● Chất lượng lao động
Nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại thương trong thời quan qua đã và
đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng
những yêu cầu về nhân sự của Ngân hàng trong quá trình cổ phần hóa và tiến
tới thành lập một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Hàng năm,
Ngân hàng Ngoại thương đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên
đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho giai đoạn hội
nhập sắp tới, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài
nước. Do đó, ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi
đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có
kiến thức về kinh nghiệm thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ,
có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang
tính hội nhập cao.
● Số lượng lao động
Với khoảng 7000 lao động trong toàn hệ thống, về cơ bản đã đảm bảo
được nguồn nhân lực làm việc tại các bộ phận, các Chi nhánh và các công ty
trực thuộc khác của Ngân hàng Ngoại thương. Tuy nhiên, với mục đích phát
triển trong thời gian tới, nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng gia tăng.
2.1.3. Các kết quả kinh doanh chủ yếu
2.1.3.1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương

Được thừa nhận là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu và được quản
lý tốt nhất tại Việt Nam, tuy trong những năm qua hoạt động tài chính và tiền tệ
có rất nhiều biến động cả trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế
NHNT vẫn đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Có thể thể hiện qua
bảng số liệu sau về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm gần đây từ
2005 tới năm 2007.
Bảng 1: Tình hình hoạt động của NHTMCP NTVN
giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Tổng tài sản 136.456.412 166.952.020 200.914.606
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
2. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.416.426 11.127.248 12.981.202
3. Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 4.285.369 5.281.403 6.266.780
4. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (975.252) (1.213.557) (1.310.163)
5. Thu nhập hoạt động KD thuần 3.318.429 4.067.846 4.956.617
6. Chi phí dự phòng rủi ro (1.558.546)
(174.178) (1.115.523)
7. Lợi nhuận trước thuế 1.759.883 3.893.668 3.841.094
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp (467.330) (1.016.647) (720.982)
9. Lợi nhuận sau thuế 1.292.553 2.877.021 3.120.112
10.Tỷ suất lợi nhuận/vốn csh (%) 15,36% 25,86%
24.03%
11. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0,95% 1,72% 1.55%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN
Qua bảng báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP NTVN
3 năm gần đây chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Tính đến thời
điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của NHTMCPNT đã lên tới hơn 200 nghìn tỷ
VND (tương đương 12,5 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với năm 2006, trong đó
vốn chủ sở hữu đạt hơn 12,981 tỷ VND, tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND

(4,25 tỷ USD), hệ số an toàn vốn là tương đối ổn định trong 3 năm và vào
khoảng 11% đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Tuy
vậy, do biến động của thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới đã ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động kinh doanh trong nước trong đó có cả NHTMCP
NTVN.
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Bảng 2: Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Tiền gửi 118.169.425 135.000.327 168.267.383
trong đó tỷ trọng:
− Các tổ chức kinh tế và TCTD 69,03% 69,50% 70.12%
− Tiền gửi tiết kiệm 30,20% 29,85% 29.2%
− Tiền gửi khác 0,77% 0,65% 0.68%
2. Tiền vay 3.876.977 9.664.796 10.223.459
trong đó tỷ trọng:

− Vay NHNN 44,3% 60,82%

− Vay các TCTD - -
-
− Vay khác 95,53% 39,18%
38,15%
3. Phát hành giấy tờ có giá 3.113.970 7.405.678 3.639.582
Tổng cộng 125.160.372 152.070.801
178.490.842
Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN
Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn thị trường tiền tệ có nhiều biến động về
lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về
huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước đã gây ảnh hưởng không

nhỏ tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và NHTMCP NTVN
nói riêng.
Hiện nay, thị phần huy động vốn của NHTMCP NTVN chiếm kho¶ng
18,2% tổng huy động vốn toàn ngành.
Vốn huy động năm 2007 đạt trên 168.000 tỷ VND, tăng 24.44% so với
năm 2006 và 42.37% so với năm 2005. Năm 2007 cũng là năm tăng trưởng
mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm
các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), góp phần làm sôi động thị
trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của
thị trường tài chính.
Vốn huy động từ Tổ chức kinh tế (TCKT), tổ chức tín dụng (TCTD) và dân
cư (bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) năm 2005 đạt trên
118.169.425 tỷ VND, trong đó:
 Tiền gửi không kỳ hạn của TCKT và dân cư chiếm 69,03% vốn huy
động,
 Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và dân cư chiếm 30.20% vốn huy động,
 Tiền gửi khác (bao gồm tiền gửi của KBNN và TCTD) chiếm 0.77% vốn
huy động.
Năm 2006, vốn huy động từ khu vực này tăng ~17.000 tỷ VND, đạt
135.000 tỷ VND, trong đó:
 Tiền gửi không kỳ hạn của TCKT và dân cư chiếm 69.50% vốn huy
động,
 Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và dân cư chiếm 29.85% vốn huy động,
 Tiền gửi khác (bao gồm tiền gửi của KBNN và TCTD) chiếm 0,65% vốn
huy động.
Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của TCKT và dân cư đã giảm xuống
chỉ còn 29.2% vốn huy động; trong khi tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và dân cư tăng
lên 70.12% vốn huy động; tiền gửi khác (bao gồm tiền gửi của KBNN và TCTD)
chiếm 0,68% vốn huy động. Tiền vay của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín
dụng khác cũng tăng dần từ qua các năm 2005, 2006, 2007.

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng
♦ Chính sách tín dụng
Trong giai đoạn 2001-2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là
năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình
32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn
được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý
mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng
dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12/2007, tỷ lệ này còn 2,66% so với tỷ
lệ 2,44% của năm 2006 [theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại và trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng (Quyết định 493)].
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của NHNT hiện được phân bổ khá hợp lý:
 Dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10
mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với
tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ
trên 10%;
 Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát
triển.
 Mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố
đông dân cư…
Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ
trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ
cần được tiếp tục triển khai cho năm 2008 và các năm tiếp theo.
Giai đoạn 2005-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển
khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT
thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín
dụng trong giai đoạn này bao gồm:
 Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt
động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.
 Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có

độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh
doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng
tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho
vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.
 Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị
trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều
biến động về thị trường, giá cả.
Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc
tế, NHTMCP NTVN chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong năm 2008
và các năm tiếp theo (~30% cho năm 2008); đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng
đã tăng ~34%.
♦ Diễn biến tăng trưởng tín dụng
Biều đồ 1: Tình hình dư nợ của NHNT 2001 - 2007
Nguồn: Báo cáo kiểm toán của NHTMCP NTVN
Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng: các hoạt động tín dụng cốt lõi của NH
các năm gần đây đều tăng trưởng tốt. Tình hình dư nợ từ 2001-2007, tăng từ
16.476 tỉ đồng lên 90.774 tỉ đồng với các đặc điểm như sau:
Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh
tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ
có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách
hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm
khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.
Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ.
Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài
hạn.
2.1.3.4. Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng
Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động

ngân hàng của tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), số liệu về phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro (tính riêng cho Công ty thành lập theo Luật Tổ
chức tín dụng tại Việt Nam gồm NHNT và Công ty cho thuê tài
chính NHNT) đến ngày 31/12/2007 được trình bày chi tiết tại bảng sau:
Bảng 3: Chất lượng hoạt động tín dụng của NHNT giai đoạn 2005-
2007
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng dư nợ 61.043.981 67.742.519 90.774.288
Các khoản NQH 1.145.846 808.721
989.439
trong đó:
− NQH dưới 181 ngày 566.909 398.872
− NQH từ 181 đến 360 ngày 189.736 128.416
− Nợ khó đòi 389.201 281.433
Các khoản NQH có tài sản đảm bảo 648.117 262.684
Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ 1,88% 1,19%
1.09%
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (theo Quyết định
493) 3,44% 2,28%
2.22%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của NHTMCP NTVN
Bảng 4: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
tại thời điểm 31/12/2007 theo Quyết định 493 của NHNN
Đơn vị: triệu VND
Nhóm nợ Giá trị của các
DPRR cụ thể
phải
DPRR chung
phải

Tổng DPRR
phải
khoản nợ* trích lập trích lập trích lập trích lập
Nhóm 1 107.751.917
Nhóm 2 6.114.950 216.831
Nhóm 3 343.941 43.659
Nhóm 4 473.63 188.983 860.133 1.871.569
Nhóm 5 806.433 561961
Tổng cộng 115.490.873 1.011.436 860.133 1.871.569
Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN
Ghi chú: (*) bao gồm nợ nội bảng và cam kết ngoại bảng.
Như vậy, nếu theo tiêu chí phân loại nợ theo Quyết định 493, nợ xấu của
NHNT (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là 1.624.004 triệu
VND, chiếm 2,22% tổng dư nợ nội bảng tính đến 30/11/2007.
Tổng số dự phòng rủi ro NHNT phải trích lập tính đến thời điểm
31/12/2007 là 1.871.569 triệu VND (trong đó 1.011.436 triệu VND là dự
phòng cụ thể và 860.133 triệu VND dự phòng chung). Số dư dự phòng rủi ro
NHNT đã trích lập tính đến ngày 31/12/2007 là 1.568.616 triệu VND. Năm
2007, NHNT đã trích đủ dự phòng rủi ro cụ thể theo yêu cầu và trích được
64,78% quỹ dự phòng rủi ro chung (theo quy định của NHNN, trong vòng 5
năm, kể từ ngày Quyết định 493 có hiệu lực (tháng 5/2005), tổ chức tín dụng
phải thực hiện trích lập đủ số dự phòng chung).
NHNT đã sử dụng dự phòng để xử lý tổng số rủi ro luỹ kế từ năm 1996
đến ngày 31/12/2007 khoảng 4.467 tỷ VND. Trong đó, nợ tín dụng 4.195 tỷ
VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ VND. Sau
khi xử lý nợ tín dụng bằng dự phòng, NHNT đã xây dựng phương án thu hồi
nợ và tích cực tận thu cho Ngân hàng.
2.1.3.5. Hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà
NHTMCP NTVN luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn

ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục
tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu qua NHTMCP NTVN.
Bảng 5: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT 2004-2006
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Giá trị Thị phần
*
Giá trị Thị phần
*
Giá trị Thị phần
*
DSTT XK 6,968 26,3% 9,375 28,9% 12,7 32%
DSTT NK 9,414 29,5% 11,583 31,3% 10,1 22,8%
Nguồn: Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ghi chú: (*) thị phần so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2006 đạt gần 22,8 tỷ
USD, tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ
yếu qua NHNT là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà
NHNT chiếm thị phần thanh toán lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc

×