Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.3 KB, 30 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN
2.1. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KBNN TỚI NĂM 2020.
Theo quyết định Số: 138/2008/QĐ-TT, ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tướng Chính Phủ về chiến lược phát triển KBNN tới năm 2020 với những nội dung như
sau
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững
chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại
hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ
ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ
Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý
các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến
năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ
thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.
2.1.2. Nội dung Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
2.1.2.1. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước
a) Gắn kết quản lý quỹ với quy trình quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự
toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách
công tác kế toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính;
b) Thống nhất quản lý các quỹ tài chính nhà nước theo hướng phản ánh và hạch
toán kế toán đầy đủ trong hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; các khoản
thu, chi của các quỹ tài chính nhà nước đều được thực hiện thông qua tài khoản thanh
toán tập trung của Kho bạc Nhà nước;
c) Hiện đại hoá quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hướng
đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối
tượng nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy
trình quản lý thu ngân sách nhà nước với các phương thức thu nộp thuế hiện đại, bảo
đảm xử lý dữ liệu thu ngân sách nhà nước theo thời gian thực thu;


d) Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở xây
dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
quản lý ngân sách và kho bạc; thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm
vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước
theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc
quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan
chủ quản, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; có chế tài xử
phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà
nước;
Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước,
bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi
ngân sách nhà nước phát sinh ở trong và ngoài nước;
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn
giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy
trình kiểm soát chi điện tử;
đ) Đổi mới công tác thống kê thu, chi quỹ ngân sách nhà nước; xác định rõ nội
dung các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán
công và thống kê tài chính Chính phủ theo mẫu của IMF.
2.1.2.2. Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ
a) Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ Kho bạc Nhà nước nhằm quản lý ngân quỹ
Kho bạc Nhà nước an toàn và hiệu quả; thực hiện mô hình thanh toán tập trung theo
hướng Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tập trung tại Ngân hàng Nhà nước
Trung ương để quản lý tập trung ngân quỹ của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước; phát
triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ;
b) Thực hiện tốt vai trò quản lý nợ thông qua kế toán đầy đủ, toàn diện qua Kho
bạc Nhà nước các khoản nợ, nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ và chính quyền các

cấp (bao gồm cả nợ trong nước, ngoài nước) theo nguyên tắc, thông lệ quốc tế;
Đổi mới cơ chế, phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng hiện đại,
công khai, minh bạch và hoạt động theo nguyên tắc thị trường; gắn với sự phát triển của
thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu
khu vực và quốc tế.
c) Thực hiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ, quản lý nợ Chính phủ với
chức năng cơ bản là xây dựng các kế hoạch huy động vốn ngắn hạn và trung hạn, tổ
chức huy động vốn trên thị trường, thực hiện quản lý ngân quỹ và luồng tiền, đầu tư
ngân quỹ; thực hiện thanh toán, hạch toán, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến
công tác quản lý nợ Chính phủ và quản lý ngân quỹ.
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
2.1.2.3. Công tác kế toán nhà nước
a) Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn
tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh
bạch;
b) Phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả
đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu ngân
sách nhà nước cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích;
c) Thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán nhà nước, xây dựng chuẩn mực kế toán
nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công;
d) ghiên cứu, xây dựng mô hình Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng tổng kế
toán nhà nước, theo hướng: là thành viên của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc gia;
tổng hợp, xử lý dữ liệu kế toán từ tất cả các đơn vị thực hiện hệ thống kế toán nhà nước;
chịu trách nhiệm công bố và cung cấp các số liệu kế toán, tình hình tài chính nhà nước;
lưu trữ cơ sở dữ liệu kế toán tập trung.
2.1.2.4. Hệ thống thanh toán
a) Hiện đại hóa công tác thanh toán của Kho bạc Nhà nước trên nền tảng công nghệ
thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm

dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác; tham gia hệ thống thanh
toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử
với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế. Đến năm 2020, về cơ bản Kho bạc Nhà
nước không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt;
b) Nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình thanh toán tập trung, theo hướng mọi
giao dịch của ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước đều được thực hiện qua
tài khoản thanh toán tập trung.
2.1.2.5. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi
mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển
của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; xây dựng hệ
thống chỉ tiêu giám sát và hệ thống quản lý rủi ro nhằm cảnh báo sớm mọi rủi ro trong
hoạt động Kho bạc Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm
chính sách, chế độ của Nhà nước;
b) Chuyển đổi mô hình kiểm tra, kiểm soát sang mô hình kiểm tra, kiểm toán nội
bộ, bảo đảm nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đủ thẩm quyền cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường trong hoạt động Kho bạc Nhà
nước.
2.1.2.6. Công nghệ thông tin
a) Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin Kho bạc Nhà nước, trong đó lấy
hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu
cầu cải cách quản lý tài chính - ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào
hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo hướng tập trung và tích hợp với hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc;
b) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công

nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống
thông tin Kho bạc Nhà nước; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ;
c) Tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững
chắc; trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tư, như: cơ cấu và chất
lượng thiết bị, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị; tăng cường sử dụng các
nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá, ;
d) Thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ, tài sản
và các hoạt động nghiệp vụ khác của Kho bạc Nhà nước để cung cấp thông tin cho cơ
sở dữ liệu quốc gia và phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính - ngân sách;
đ) Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt
động của Kho bạc Nhà nước, hình thành Kho bạc điện tử.
2.1.2.7. Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tinh gọn, hiện đại, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước tại
trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây
dựng cơ chế, chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, đặc biệt là
việc hình thành một số Kho bạc Nhà nước hoạt động theo chức năng (Kho bạc Nhà
nước thực hiện quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
tổng kế toán nhà nước, . . ). Cơ cấu lại các Kho bạc Nhà nước địa phương theo hướng
thành lập một số Kho bạc Nhà nước khu vực, có lộ trình bố trí lại Kho bạc Nhà nước
theo địa giới hành chính. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước, bảo
đảm thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính
nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước;
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
b) Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính
chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước; chú
trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu
ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực

Kho bạc Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản
lý mới của Kho bạc Nhà nước; thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng
công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật
chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ
chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng
nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà
nước theo chức trách và nhiệm vụ.
2.1.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế
a) Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động Kho bạc
Nhà nước như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện
liên kết các nền tài chính trong khu vực;
b) Triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đã ký kết; phát triển các dự án,
chương trình hợp tác song phương của Kho bạc Nhà nước với Kho bạc các nước và các
tổ chức quốc tế về tài chính và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
2.1.3. Mô hình SWOT khi đầu tư phát triển hệ thống KBNN.
Điểm mạnh: Việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành KBNN được thực
hiện theo một quy trình thống nhất từ trên xuống. Việc thành lập ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng được thực hiện ngay tại đơn vị, đo chủ đầu tư tự thành lập do đó việc quản
lý dự án sẽ được dễ dàng hơn, do các điều kiện gần công trình, sát với hoàn cảnh điều
kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tại địa phương do đó sẽ gần với công trình, dễ
theo dõi công trình, nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót và sai phạm trong quá
trình thực hiện công trình, nhanh chóng có những biện pháp khắc phục những biến động
đột xuất khi cần thiết
Điểm yếu: Do đặc thù hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động rất khó khăn và
phức tạp, có nhiều biến động, chịu nhiều rủi ro. Đặc biệt đối với hoạt động đầu tư phát
triển nội ngành KBNN không chỉ thực hiện đầu tư tại một đơn vị cụ thể, một công trình
dư án. Mà việc thực hiện ở đây được diễn ra trên phạm vi cả nước với một khối lượng
công trình rất lớn để phục vụ nhu cầu ngày càng cấp thiết của các KB địa phương. Do
đó việc quản lý quá trình đầu tư xây dựng nội ngành là một nhiệm vụ rất khó khăn. Yêu

Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
cầu phải có một đội ngũ cán bộ quản lý về ĐTXDCB đủ tài và đủ tầm. Nhưng nhìn
chung đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, có trách nhiệm… trong việc quản lý
đầu tư của ngành còn yếu và còn thiếu.
Bên cạnh đó, có thể nói việc thành lập ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập
tại đơn vị có những điểm mạnh đồng thời bên cạnh đó cũng có những điểm yếu riêng.
Thực tế hoạt động cho thấy các cán bộ trong ban quản lý dự án tại các đơn vị thực hiện
phần nhiều còn thiếu kinh nghiệp quản lý, không phù hợp với chuyên môn trong giám
sát kỹ thuật. Việc thành lập ban quản lý tại đơn vị thực hiện cũng dẫn tới một số tiêu
cực, có thể do vô tình ( do thiếu trình độ ) hay cố ý mà việc sử dụng nguyên vật liệu
cho thực hiện công trình không đúng với chủng loại và chất lượng như trong thiết kế kỹ
thuật. Mà các cán bộ đơn vị KBNN trung ương không trực tiếp kiểm tra xem xét được,
họ chỉ nhận báo cáo về nhu cầu vốn và tình hình thực hiện ở cấp dưới do đó gây thất
thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, chất lượng công trình không đảm bảo.
Thách thức: Việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng một nguồn vốn rất lớn
cho mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động thực hiện dự án. Do đó việc đầu tư
nói chung và đầu tư phát triển KBNN phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của nền
kinh tế thị trường. Tình hình biến động thì trường dẫn tới giá cả nguyên vật liệu cũng
thay đổi thường xuyên gây khó khăn trong vấn đề quản lý, điều chỉnh nguồn vốn và dự
toán vốn cho các công trình. Sự biến động của nền kinh tế trong thời gian sắp tới là một
thách thức rất lớn đặt ra với ngành Tài chính nói chung và việc đầu tư xây dựng cơ bản
nội ngành nói riêng.
Bên cạnh đó, việc không ổn định trong cơ chế chính sách, quy định… của nhà
nước cũng là một thách thức rất lớn đặt ra đối với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất
nội ngành. Đặt ra cho bộ phận quản lý phải nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được những
thay đổi và có những thay đổi linh hoạt cho phù hợp
Mặt khác, trong thời gian tới hệ thống KBNN sẽ thực hiện hệ thống TABMIS.
KBNN tập trung các nguồn lực, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai

hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Do đó hoạt động đầu tư
xây dựng cơ sở nội ngành phải đi theo để đáp ứng cơ sở vật chất cho việc thực hiện dự
án mới này. Việc xây dựng cơ sở vật chất nội ngành phải đi theo bổ sung vào các công
trình đã và đang xây dựng, đối với các công trình đã xây dựng thì phải bổ sung thêm,
đối với các công trình đang thực hiện thì phải thay đổi lại hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp.
Đó cũng là một thách thức đặt ra đối với việc quản lý đầu tư xây dựng sao cho đáp ứng
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
nhanh và kịp thời cơ sở hạ tầng cần thiết cho dự án để dự án tiến hành trong điều kiện
thuận lợi nhất, đồng thời vẫn tiết kiệm được nguồn vốn của hoạt động XDCB.
Cơ hội: Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Tài chính trong thời gian qua
cũng có đạt được những kết quả to lớn và sự phát triển vượt bậc. Do đó ngành tài chính
dành nhiều sự quan tâm tới việc đầu tư tới việc đầu tư phát triển cơ sở vật cho ngành
Kho bạc để góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện những nhiệm vụ
của Đảng và Nhà nước giao cho ngành tài chính trong giai đoạn tới.Do đó cùng với sự
phát triển của nền kinh tế đất nước và của toàn ngành Tài chính việc đầu tư XDCB nội
ngành KBNN sẽ có nhiều cơ hội phát triển và đạt được những kết quả ngày càng cao
trong xây dựng cơ bản.
Từ việc xác định mô hình SWOT khi đầu tư phát triển hệ thống KBNN ta thấy
để hoạt động đầu tư nội ngành thực sự có hiệu quả thì công tác quản lý đầu tư nội ngành
cần đảm bảo phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, có những chuẩn bị
đối phó với những thách thức và tận dụng được những thời cơ và cơ hội sắp tới. Trên cơ
sở phân tích mô hình SWOT về đầu tư phát triển hệ thống KBNN ta thấy để hoạt động
đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất cần tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý dự án cả ở cấp trung ương và địa phương, đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ cả tài
và tâm. Trong quá trình thực hiện đầu tư thì nên tổ chức lựa chọn các nhà thầu thay cho
việc chủ đầu tư tự thực hiện góp phần chuyên môn hóa trong thực hiện đầu tư. Đồng
thời KBNN cần xây dựng một mạng lưới các nhà thầu chuyên nghiệp đảm bảo xây dựng
kịp thời các công trình trên phạm vi cả nước.

2.2. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
NỘI NGÀNH KBNN TỚI NĂM 2020.
2.2.1. Mục tiêu phát triển đầu tư cơ sở vật chất nội ngành
Sau khi rà soát, tổng hợp trong toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước đã có Văn bản số
1194/KBNN-TVQT ngày 14/7/2009 về việc trình Bộ duyệt quy hoạch đầu tư XDCB hệ
thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Thực hiện Công văn số 13717/BTC-KHTC
ngày 28/9/2009 của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước xin báo cáo thêm như sau:
Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch đầu tư XDCB hệ thống Kho bạc Nhà nước theo hướng đầu tư tập
trung, dứt điểm, không dàn trải; đảm bảo đến năm 2015 trụ sở làm việc và giao dịch của
các đơn vị Kho bạc Nhà nước được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện tích và điều
kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính nhằm hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị được giao.
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
2.2.2. Nội dung chiến lược phát triển cơ sở vật chất KBNN tới năm 2020
Thực hiện mục tiêu phát triển chung của toàn ngành kho bạc và định hướng phát
triển kinh tế xã hội tới năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2020 của đất nước
về chính sách tiền tệ, tín dụng đã được đại hội đảng lần thứ X chỉ rõ: Xây dựng đồng bộ
thế chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới chính sách quản lý tài chính nhằm tiếp tục khơi thông, giải phóng và phân bổ
hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Với mục tiêu xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển
ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy,
gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức
năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước. Việc phát triển hệ thống KBNN
được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện
tử.
Nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN phải

đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với định hướng và mục tiêu phát
triển của toàn ngành KBNN. Do đó cần phải xây dựng chiến lược phát triển cơ sở vật
chất của toàn ngành cho từng giai đoạn.
2.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch
- Tập trung bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm các công trình đang xây dựng
dở dang, chuyển tiếp từ 2009 sang năm 2010.
- Đầu tư xây dựng trụ sở các đơn vị Kho bạc Nhà nước mới thành lập nhưng
chưa có trụ sở làm việc (mới thành lập do chia tách địa giới hành chính; đang thuê, đang
làm việc tạm tại trụ sở đơn vị khác; di chuyển trụ sở theo quy hoạch của địa phương, . . .
)
- Đầu tư xây dựng mới đối với các đơn vị Kho bạc Nhà nước dự kiến thành lập
do chia tách địa giới hành chính trong giai đoạn 2010 - 2015.
- Đầu tư xây dựng mới trụ sở các đơn vị Kho bạc Nhà nước diện tích sử dụng
giao dịch, làm việc hiện có còn thiếu nhưng không cải tạo mở rộng được (ưu tiên các
thành phố trực thuộc trung ương và các tỉnh có thu, chi ngân sách hàng năm lớn).
- Đầu tư cải tạo mở rộng các đơn vị Kho bạc Nhà nước có diện tích giao dịch,
làm việc < 70% diện tích sử dụng theo định mức tiêu chuẩn.
Nguyên tắc cụ thể:
- Đầu tư xây dựng mới với các trường hợp:
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
+ Các đơn vị chưa có trụ sở làm việc: mới thành lập, đang thuê; làm việc chung
với các đơn vị….
+ Các đơn vị đã đầu tư xây dựng từ 2004 trở về trước, có quy mô nhà chính <
60% quy mô định mức tiêu chuẩn nhưng không có điều kiện mở rộng: do đất hẹp, kết
cấu không cho phép cải tạo mở rộng.
+ Các đơn vị phải di chuyển: do thay đổi quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành
chính; thiên tai…
- Đầu tư cải tạo mở rộng với các trường hợp:

+ Chỉ đưa vào quy hoạch đầu tư cải tạo mở rộng các công trình nhà làm việc
chính có quy mô diện tích < 70% quy mô định mức theo tiêu chuẩn.
+ Hoàn chỉnh các các hạng mục phụ trợ: nhà phụ, sân đường, tường rào, cổng,
bể cứu hoả, gara xe, trạm điện và các hạng mục phụ trợ khác.
- Không đưa vào quy hoạch các công trình sau:
+ Đã đầu tư xây dựng mới, đầu tư cải tạo mở rộng từ năm 2005 đến nay.
-Thứ tự ưu tiên:
Trước tiên, bố trí đủ vốn để hoàn thành các công trình dở dang chuyển tiếp từ
2009 sang 2010. Sau đó tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước bố trí vốn
đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Công trình trọng điểm.
+ Các đơn vị mới thành lập, chưa có trụ sở làm việc
+ Các công trình chuẩn bị đầu tư đã được duyệt trong Kế hoạch điều chỉnh XCB
năm 2009 (đang trình Bộ)
+ Hoàn chỉnh KBNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW
+ Quận huyện thuộc KBNN các TP trực thuộc TW.
+ Các KBNN huyện, thị xã còn lại.
2.2.2.2. Quy mô xây dựng quy hoạch
Các căn cứ
Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan
Nhà nước, đơn vị sự nghiệp
Quyết định số 3856/QĐ-BTC ngày 11/12/2007 của Bộ Tài Chính về việc quy định định
mức sử dụng diện tích phụ trợ phục vụ các nhiệm vụ đặc thù của trụ sở hệ thống Tổng
cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải quan;
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
Văn bản số 101/KBNN-TVQT ngày 17/01/2008 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng

dẫn phân cấp và thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong nội bộ hệ
thống Kho bạc Nhà nước;
Quy mô quy hoạch
Quy mô quy hoạch (gồm cả diện tích làm việc và diện tích phụ trợ) được Kho bạc
Nhà nước xây dựng trên cơ sở định mức theo quy định và biên chế tổ chức của hệ
thống, cụ thể:
a. Trụ sở cấp tỉnh (gồm 3 cấp):
+ Cấp 1: Trụ sở KBNN; Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng:
Được xác định riêng, tuỳ thuộc vào đặc thù của tường tỉnh cụ thể.
+ Cấp 2: Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng, cửa khẩu : 4. 100 m
2
sàn
+ Cấp 3: Các tỉnh thuộc trung du, miền núi, vùng sâu : 3. 700 m
2
sàn
b. Trụ sở cấp Quận, huyện (gồm 4 cấp):
+ Cấp 1: Quận, huyện thuộc TP trực thuộc TW và TP thuộc tỉnh:
- Quận thuộc Hà Nội, TP HCM : 1.800 - 1.900 m
2
sàn
- Huyện thuộc Hà Nội, TP HCM : 1.500 m
2
sàn
- Quận thuộc Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ : 1.500 m
2
sàn
- Huyện thuộc Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ : 1.100 m
2
sàn
+ Cấp 2: KBNN TP, thị xã trực thuộc tỉnh : 1.500 m

2
sàn
+ Cấp 3: Đồng bằng và trung tâm phát triển : 1.100 m
2
sàn
+ Cấp 4: trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa:
- Huyện trung du : 900 m
2
sàn.
- Huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa : 800 m
2
sàn.
Các công trình trụ sở Kho bạc Nhà nước tỉnh kiêm cả KBNN thị xã (TP) thì tính cộng
thêm quy mô.
Quy mô tính toán này là quy mô tiêu chuẩn chung để xây dựng quy hoạch. Trong quá
trình rà soát, xây dựng quy hoạch có tính đến đặc thù cụ thể của từng đơn vị để tăng
hoặc giảm cho phù hợp với thực tế.
2.2.2.3. Suất đầu tư xây dựng quy hoạch
Suất đầu tư để tính Tổng mức đầu tư khi xây dựng quy hoạch được căn cứ theo
mặt bằng giá hiện tại, được áp dụng với các loại hình tương tự được Kho bạc Nhà nước
phê duyệt tổng mức đầu tư (hoặc điều chỉnh tổng mức đầu tư) trong thời gian vừa qua.
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
Kho bạc Nhà nước có phân chia ra các loại hình tương tự nhau để có suất đầu tư tương
ứng:
- Công trình trọng điểm: 12.000.000 trđ/m
2
sàn.
- Trụ sở cấp tỉnh:

+ Xây dựng mới : 10.000.000 đ/m
2
sàn.
+ Cải tạo, mở rộng : 7.000.000 đ/m
2
sàn.
- Trụ sở cấp quận, huyện:
+ Xây mới tại các thành phố lớn : 10.000.000 đ/m
2
sàn.
+ Xây mới tại đồng bằng, vùng núi : 8.000.000 đ/m
2
sàn
+ Cải tạo mở rộng : 5.000.000 đ/m
2
sàn
Suất đầu tư này chỉ là chỉ tiêu ước lượng để có căn cứ xác định tổng mức đầu tư
trong Quy hoạch. Tuy đã tính theo mặt bằng hiện tại và có tính đến phần thiết bị đưa
vào dự án (điều hoà, thang máy), trong điều hành thực tế, cũng như trong khi lập kế
hoạch đầu tư hàng năm sẽ căn cứ vào mặt bằng giá từng thời điểm cụ thể theo quy định
của Nhà nước (tổng mức đầu tư, TKKT-TDT được duỵêt của từng dự án cụ thể) để bố
trí.
Suất đầu tư này chưa tính đến chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Các trường
hợp có phát sinh đền bù GPMB, sẽ tính riêng và cộng thêm vào tổng mức đầu tư.
Với việc xây dựng chiến lược cụ thể phát triển cơ sở vật chất KBNN tới năm
2020, sẽ làm căn cứ lập Kế hoạch đầu tư XDCB chính thức năm 2010 và các năm tiếp
theo; đảm bảo điều kiện làm việc và giao dịch; an toàn tiền và tài sản Nhà nước, tạo
điều kiện cho hệ thống Kho bạc Nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: T. S. Nguyễn Hồng Minh
2.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KBNN
Để thực hiện được các mục tiêu và chiến lược phát triển của toàn ngành KBNN,
cũng như mục tiêu của việc phát triển cơ sở vật chất KBNN để nhanh chóng đưa hệ
thống KBNN từng bước hiện đại hóa, đưa KBNN thành hệ thống kho bạc điện tử. Từ
việc xây dựng chiến lược phát triển, cần phải có các giải pháp cụ thể để tăng cường hiệu
quả của hoạt động đầu tư phát triển.
Từ việc phân tích các nguyên nhân và hạn chế của việc đầu tư phát triển hệ thống
KBNN, đề tài nghiên cứu xin trình bày một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế
trên như sau:
2.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
Hệ thống chính sách này cần được quy định rõ ràng, thống nhất và đồng bộ do
những cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu tư rộng, liên quan tới
nhiều lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đấu thầu, thuế, môi trường…Bên cạnh đó những
cơ chế chính sách phải có những nghiên cứu mang tính dài hạn, ốn định lâu dài nhưng
cũng phải thay đổi với tình hình thực tế, có tính linh hoạt cao.
Xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm tạo môi trường và hành lang
cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống KBNN. Trong công tác xây dựng cơ chế chính
sách cần có sự tham mưu lấy ý kiến của đông đảo các cấp, các ngành, các đơn vi có liên
quan để đưa ra các quy định thống nhất hợp lý và phù hợp với việc đầu tư phát triển hệ
thống KBNN các cấp, đặc biệt là những ý kiến của phía các KBNN cấp dưới, những cơ
quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của
địa phương mình. Như vậy, chính sách đưa ra sẽ trở nên khách quan và chính xác hơn,
hạn chế những thiều sót không đáng có mà khi đưa vào thực tế mới phát hiện ra đồng
thời sẽ hạn chế được số lần sửa đổi, bổ sung các quy định mới trong các văn bản pháp
luật. Nếu các văn bản đã ban hành bổ sung sửa đổi cần quy định rõ thời gian có hiệu lực
của văn bản, đối tượng áp dụng, để tránh tình trạng chồng chéo về mặt thời gian giữa
các văn bản hay tình trạng một dự án được quản lý bởi cả văn bản cũ và văn bản mới.
Đi kèm với việc ban hành Luật thì cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng

dẫn kịp thời để các đơn vị có liên quan có căn cứ, cơ sở thực hiện một cách rõ ràng, đầy
đủ, đúng pháp luật. Cần hạn chế tình trạng Luật ra đời trong thời gian dài nhưng không
có văn bản hướng dẫn, các đơn vị lúng túng trong quá trình thực hiện và không có biện
pháp sử lý khắc phục những thiếu sót kịp thời.
Sinh viên: Lê Thị Quyến Lớp: Kinh tế đầu tư 48A

×