Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE THAM KHAO TOT NGHIEP TRUNG HOC PHO THONG NAM 2009Mon thi LICH SU Trung hoc pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.36 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG
<b>TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN</b>


<b>ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>
<b>NĂM 2009</b>


<b>Môn thi: LỊCH SỬ - Trung học phổ thông </b>
<i>Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề</i>


<b>I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH </b><i>(7,0 điểm)</i>


<b>Câu I </b><i>(4,0 điểm) </i>


Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925.


<b>Câu II </b><i>(3,0 điểm) </i>


Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về
Đơng Dương.


<b>II. PHẦN RIÊNG </b><i>(3,0 điểm)</i>


<i>Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một câu dành cho chương trình đó (câu III.a</i>
<i>hoặc câu III.b)</i>


<b>Câu III.a. Theo chương trình chuẩn</b><i> (3,0 điểm)</i>


Trình bày những biểu hiện của mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh
lạnh.


<b>Câu III.b. Theo chương trình nâng cao</b><i> (3,0 điểm)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đáp án và thang điểm</b>


<b>Đáp án</b> <b>Điểm</b>


<b>I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH </b><i>(7,0 điểm)</i>


<b>Câu I</b>


<b>(4,0đ) </b> <b>Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919đến năm 1925</b>


- Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp - Nguyễn Ái Quốc gởi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của
nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết
của dân tộc Việt Nam.


0,50
- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất


<i>những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Lênin ...</i>
đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của
Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập
và tự do của nhân dân Việt Nam.


0,50
- Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu toàn


quốc làn thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua.
Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành


lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng
sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp.


0,50


- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của
Angiêri, Marốc, Tuynidi ... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để
tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người cùng khổ do Người
làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội. Người
viết bài cho các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án
chế độ thực dân Pháp.


0,50


- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc
tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)...


0,50
- Ngày 11- 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu… mở lớp


huấn luyện, đào tạo cán bộ.


- Tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn giác ngộ một số thanh
niên tích cực trong Tâm Tâm xã, lập ra Cộng sản Đoàn.


0,50
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng



thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh
đánh đổ đế quốc và tay sai.


- Ngày 21-6-1925 Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng
lập, ra số báo đầu tiên.


0,50
- Tại Quảng Châu, ngày 09-7-1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số


nhà yêu nước Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a v.v… lập ra Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức ở Á Đông với tôn chỉ cùng làm cách mạng,
đánh đổ đế quốc.


0,50


<b>Câu II</b>


<b>(3,0đ)</b> <b>Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương</b>
<i><b>a) Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cả ba nước
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; cam kết không can thiệp vào công việc
nội bộ của ba nước.


0,25
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên tồn


Đơng Dương. 0,25


+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết chuyển quân, chuyển


giao khu vực.


0,25
- Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh


Pháp tập kết ở hai miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến
quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.


0,25
- Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và


Phong-xa-lì 0,25


- Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, khơng có


vùng tập kết. 0,25


+ Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên qn sự, vũ khí nước ngồi
vào các nước Đơng Dương; các nước ngồi khơng được đặt căn cứ
qn sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia
bất cứ Khối Liên minh quân sự nào …


0,25
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong


cả nước được tổ chức vào tháng 7-1956. 0,25


+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thuộc về những người
kí Hiệp định và những người kế tục họ.



0,25


<i><b>b) Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ</b></i>


+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân các nước Đông Dương, được các cường quốc cùng các
nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.


0,25
+ Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân


ta. 0,25


+ Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về
nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến


tranh xâm lược Đơng Dương. 0,25


<b>II. PHẦN RIÊNG </b><i>(3,0 điểm)</i>


<b>Câu III.a. Theo chương trình chuẩn</b><i> (3,0 điểm)</i>


<b>Trình bày những biểu hiện của mâu thuẫn Đơng - Tây và sự khởi</b>
<b>đầu của chiến tranh lạnh.</b>


- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xơ
chủ trương duy trì hịa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả
của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ
ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi
phong trào cách mạng, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.



0,50
- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xơ, gây


nên cuộc chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại
Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947. Trong dó Tổng thống Mĩ khẳng định:
Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị
viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ, biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ thành căn cứ tiền phương chống
Liên Xô và các nước Đông Âu.


0,50


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khoảng 17 tỉ USD, Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị
tàn phá sau chiến tranh nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên
minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.


0,50
- Ngày 4-4-1949, tại Oa-sinh-tơn, Mĩ và 11 nước phương Tây đã kí


Hiệp định Bắc Đại Tây Dương, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự của các phương Tây
do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu.


0,50
- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng


tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội
chủ nghĩa. Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu dã thành lập


Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va, một liên minh chính trị- quân sự mang
tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa. châu Âu.


0,50
- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va đã đánh dấu


sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến trạnh lạnh đã bao trùm


thế giới. 0,50


<b>Câu III.b. Theo chương trình nâng cao</b> (3,0 điểm)


<b>Sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hiệp</b>
<b>quốc</b>


<i><b>a) Sự thành lập</b></i>


- Từ tháng 2-1945, Hội nghị Ianta đã đưa ra quyết định thành lập tổ
chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hịa bình và an ninh thế giới.


0.25
- Sau quá trình chuẩn bị, từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, Hội nghị


quốc tế họp tại Xan-Phran-xi-xcô với sự tham gia của đại biểu 50
nước để thông qua Bản Hiến chương, tuyên bố thành lập tổ chức Liên
Hiệp quốc.


0.50
- Ngày 24-10-1945 với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành



viên, Bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 0.25


<i><b>b) Mục đích của tổ chức Liên Hiệp quốc</b></i>


- Duy trì hịa bình và an ninh thế giới 0.25


- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. 0.25
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng


nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 0.25


<i><b>c) Nguyên tắc hoạt động</b></i>


- Bình đẳng của quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các
dân tộc.


0.25
- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 0.25
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 0.25
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình. 0.25
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xơ, Mĩ,


Anh, Pháp và Trung Quốc).


0.25


</div>

<!--links-->

×