Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.98 KB, 14 trang )

Chuyên đề thực tập 1 Khoa Ngân hàng - Tài chính
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của Sở
Trước hết, ta xem xét định hướng hoạt động của Sở trong năm 2008:
Nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý,
coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng
Sở giao dịch trở thành đơn vị ngân hàng kiểu mẫu, với đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp và tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tâm vì sự thành đạt của
khách hàng. Cụ thể:
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam
và các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
- Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008:
+ Nguồn vốn 12.800 tỷ đồng, tăng 1.810 tỷ (tăng 16,5%) so với năm 2007
+ Dư nợ cho vay 5.700 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ (tăng 35%) so với năm 2007
+ Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 1% tổng dư nợ
+ Tài chính kinh doanh có lãi, đủ quỹ tiền lương, thưởng theo quy định
Đối với quy trình phân tích tín dụng Sở vẫn phải giữ nguyên chính sách
tín dụng để các khoản vay phải được thẩm định kiểm tra chặt chẽ. Các cán bộ
tín dụng tích cực mở rộng mạng lưới và tìm kiểm khách hàng để lợi nhuận từ
hoạt động tín dụng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong tổng lợi nhuận của Sở.
Ngoài ra, Sở sẽ chú trọng hơn đến tín dụng với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro hơn so với hiện nay
khi tỷ trọng cho vay trong dài hạn đang chiếm số lượng nhiều hơn. Bên cạnh
đó, Sở cũng khai thác tối đa thị trường cho vay tiêu dùng, tìm kiếm và mở
rộng cho vay đối với các dự án kinh tế.
Nguyễn Thị Hiền Anh Tài chính doanh nghiệp 46 A
1
1
Chuyên đề thực tập 2 Khoa Ngân hàng - Tài chính


Về chất lượng thông tin khách hàng, đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, vấn đề thông tin liên quan thường có chất lượng không cao nên cán bộ
phân tích cần được đào tạo thêm để có thể khai thác triệt để thị trường này,
đem lại lợi nhuận tốt hơn cho Sở.
Trước biến động của thị trường tài chính năm 2008 và sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng lớn cũng như nhiều Ngân hàng mới
xuất hiện, bên cạnh việc mở rộng tìm kiếm khách hàng, cán bộ tín dụng cũng
phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, bảo đảm sự an toàn cho hoạt động kinh
doanh của Sở.
Thẩm định phải đứng trên quan điểm của người vay, nhận xét đánh giá
đúng khả năng, phương án kinh doanh khả thi có lợi cho khách hàng, đặc biệt
là khả năng chi trả vốn vay tại Ngân hàng.
Sau khi khoản vay được giải ngân, cán bộ tín dụng cũng cần giám sát
chặt chẽ để có những xử lý kịp thời khi có bất kì dấu hiệu nào xấu, đưa ra các
biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho mình, tránh tình trạng khi doanh nghiệp
phá sản thì Sở mới biết.
Với những định hướng hoạt động như trên, chất lượng phân tích tín dụng
rõ ràng cần phải được nâng cao hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu hội nhập
của nền kinh tế, đặc biệt trong thời đại ngày nay Việt Nam đã tham gia vào
sân chung của toàn thế giới WTO.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng:
3.2.1. Thực hiện đầy đủ quy trình phân tích tín dụng với mọi khách hàng để
đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và không phát sinh nợ quá hạn
Việc chấp hành đầy đủ quy trình phân tích tín dụng nghĩa là phân tích
cặn kẽ, chi tiết về khách hàng và phương án sử dụng vốn, về thị trường sản
phẩm, tình hình tài chính của khách hàng… từ đó hiểu rõ về khách hàng và dự
Nguyễn Thị Hiền Anh Tài chính doanh nghiệp 46 A
2
2
Chuyên đề thực tập 3 Khoa Ngân hàng - Tài chính

đoán các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi
vốn của khách hàng và khả năng thanh toán cho khách hàng.
Về phương diện kỹ thuật, hiện nay tại Sở chưa có nhiều cán bộ tín dụng
am hiểu về mặt kỹ thuật của những dự án vay vốn nên Sở có thể cử cán bộ đi
học hoặc thuê các chuyên gia về thẩm định. Việc tự thẩm định này đảm bảo
tính khách quan vì hầu hết các báo cáo do khách hàng cung cấp đều không
chính xác hoặc khách hàng cố ý làm số liệu đẹp để vay vốn. Kết quả thẩm
định còn được đem ra so sánh với chi phí thực tế phát sinh để biết hiệu quả sử
dụng vốn vay của Ngân hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phân tích .
Vấn đề thông tin là vô cùng quan trọng, nó tác động lớn đến kết quả
phân tích, tới chất lượng phân tích. Thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực
là cơ sở để cán bộ tín dụng phân tích và đưa ra kết luận đúng đắn, giúp Sở
nắm bắt được những diễn biến của môi trường kinh doanh của thị trường
trong nước và quốc tế cũng như thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế
của Nhà nước. Từ đó, Sở sẽ đề ra các biện pháp xử lý kịp thời dự đoán, đề
phòng được những thiệt hại có thể xảy ra.Vì vậy, nâng cao chất lượng thông
tin phục vụ cho việc phân tích tín dụng là việc Sở giao dịch cần thực hiện
trong thời gian tới.
Để nguồn thông tin về doanh nghiệp được đảm bảo, Sở cần có những
văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết về những nội dung và thông tin mà
khách hàng phải cung cấp cho Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh
đó cán bộ tín dụng cần thường xuyên giám sát tình hình khách hàng, tăng
cường phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với khách hàng để kiểm tra đối chiếu
thông tin, nhận biết kịp thời các dấu hiệu phản ánh tình tình tài chính của
khách hàng.
Nguyễn Thị Hiền Anh Tài chính doanh nghiệp 46 A
3
3
Chuyên đề thực tập 4 Khoa Ngân hàng - Tài chính

Để nâng cao chất lượng thông tin, cán bộ tín dụng cần thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau chứ không chỉ tập trung phân tích những thông tin do doanh
nghiệp cung cấp. Đối với thông tin do doanh nghiệp cung cấp cần có báo cáo
tài chính của ba năm gần nhất, khuyến khích khách hàng kiểm toán báo cáo
tài chính của mình để nâng cao độ tin cậy. Khi khoản vay đã được giải ngân,
cán bộ tín dụng nên yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo hàng tháng hàng
quý về tình hình họat động kinh doanh, tình hình sử dụng nợ vay. Sở cũng cần
tăng cường thu thập thông tin từ những doanh nghiệp khác cùng kinh doanh
lĩnh vực với khách hàng để từ đó có được sự so sánh cần thiết.
Bên cạnh đó, Sở cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thiết
lập các phần mềm để quản lý thông tin khách hàng để thống kê, nghiên cứu,
lưu trữ thông tin để phục vụ cho việc phân tích đánh giá khách hàng từ những
lần vay sau. Khi cần thiết, Sở có thể mua thông tin để có được chất lượng
thông tin tốt. Ngoài ra việc tăng cường hợp tác trao đổi thông tin với các ngân
hàng thương mại khác cũng là một cách để Sở có thêm nguồn thông tin nhằm
giảm thiểu rủi ro
3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tín dụng:
Như ở phần trước, cán bộ tín dụng tại Sở mới chỉ phân tích tín dụng
bằng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh. Sau khi cán bộ tín dụng tính
được các tỷ số tài chính sẽ đem so sánh với các tiêu chuẩn của Sở và chỉ trong
một số trường hợp mới được so sánh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh
vực hay so sánh với tương quan ngành. Để làm được như vậy, Sở phải xây
dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đi
đôi với việc xây dựng hệ thống này cũng phải thường xuyên cập nhật thông
tin, những biến động trong thị trường của các ngành này.Có như vậy mới sử
dụng hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng.
Nguyễn Thị Hiền Anh Tài chính doanh nghiệp 46 A
4
4
Chuyên đề thực tập 5 Khoa Ngân hàng - Tài chính

Hai phương pháp trên có ưu điểm là dễ thực hiện nhưng để đánh giá
chính xác hơn, nâng cao chất lượng phân tích cần có sự kết hợp sử dụng
phương pháp phân tích DUPONT, phương pháp này sẽ cho thấy tác động
tương hỗ của tỷ số tài chính tới tỷ số tổng hợp ROA, ROE. Bản chất của
phương pháp phân tích tài chính DUPONT là tách các tỷ số tổng hợp ROA,
ROE thành tích của chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả với nhau, giúp
cán bộ tín dụng thấy được mức độ ảnh hưởng của các chỉ số thành phần đến
chỉ tiêu tổng hợp. Cụ thể:
• Tách ROA:
TNST TNST DT
ROA = -------- = -------- x --------- = PM xAU
TS DT TS
Trong đó: - PM là doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế
trong doanh nghiệp. PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và chi
phí có hiệu quả.
- AU là hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
• Tách ROE:
TNST TNST TS
ROE = -------- = -------- x --------- = ROE x EM
VCSH TS VCSH
Trong đó: - EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, phản ánh mức độ huy
động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Khi EM tăng chứng tỏ doanh
nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Khi ROE tăng do ROA thì việc tăng
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp rõ ràng tác động là tăng doanh lợi
của chủ sở hữu. Và trong trường hợp có biến động ngược lại, cán bộ tín dụng
có thể đưa ra những phân tích đánh giá để đi đến kết luận về các nhân tố ảnh
hưởng, góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng.
Nguyễn Thị Hiền Anh Tài chính doanh nghiệp 46 A
5
5

×