Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.41 KB, 33 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH
I. Tình hình huy động vốn:
1. Công tác huy động vốn của Ngân hàng:
Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền
kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự
nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Trong hoạt động ngân hàng, vốn được xem là yếu tố
đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển. Từ những vấn đề
trên, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành đã đẩy mạnh công tác huy
động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi
tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm bậc thang có tặng
khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây
chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Riêng công tác huy động vốn bằng ngoại tệ, đây là nghiệp vụ mới được áp dụng
thực hiện trong năm 2004, nhưng kết quả ban đầu tương đối khả quan và được ban lãnh
đạo ngân hàng đánh giá là có tiềm năng.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Vốn huy động 57.400 64,53 66.390 53,64 85.090 57,64
Vốn điều chuyển 31.550 35,47 57.380 46,36 62.540 42,36
Tổng nguồn vốn 88.950 100,00 123.770 100,00 147.630 100,00
Nguồn: Phòng tín dụng
Qua ba năm, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng. Trong đó, vốn huy động luôn


chiếm tỷ trọng cao, một phần là do ngân hàng có những chính sách phù hợp với điều
kiện và đặc điểm của người dân nơi đây, đồng thời, hiện nay ý thức tiết kiệm của người
dân ngày càng được phát huy hơn. Vì vậy, nguồn vốn điều chuyển đến ngân hàng chiếm
tỷ trọng không lớn đến tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy
động của ngân hàng là tương đối hiệu quả.
Ngoài ra, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành cũng
rất quan tâm chú trọng đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy động thêm vốn cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Đồng
Tháp, trong năm 2005, tỷ lệ thu dịch vụ của ngân hàng đạt 3% trên tổng thu, và cải
thiện cơ cấu nguồn thu trong tổng thu, kích thích tăng trưởng tỷ lệ thu hàng năm 25%
đến 30%.
2. Kết quả huy động vốn qua các năm:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn qua ba năm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
TG không kỳ hạn
các TCTD
13.840 11.510 12.160 -16,84 5,65
TG không kỳ hạn 1.360 9.240 4.190 579,41 -54,65
TG có kỳ hạn 42.200 45.640 68.740 8,15 50,61
Trong đó:
-Dưới 12 tháng
1.160 1.490 2.690 28,45 80,54
-Từ 12 tháng –
24 tháng
41.040 44.150 66.050 7,58 49,60
Nguồn vốn nhận
UTĐT
120 590 730 391,67 23,73

Tổng cộng 57.400 66.390 85.090 15,66 28,17
Nguồn: Phòng tín dụng
Qua ba năm, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên, sự tăng nhanh của nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ
hạn. Cụ thể như sau:
- Trong năm 2004 tiền gửi có kỳ hạn đạt 45.640 triệu đồng, tăng 8,15% so với năm
2003, chiếm tỷ trọng 68,75% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2003 chiếm tỷ trọng
là 73,52%). Trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.490 triệu đồng, tăng 28,45% so với năm
2003, chiếm tỷ trọng 3,27% trong tổng vốn huy động có kỳ hạn (năm 2003 chiếm tỷ
trọng là 2,75%)
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 44.150 triệu đồng, tăng
7,58% so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng 96,73% trong tổng nguồn vốn huy động có
kỳ hạn (năm 2003 chiếm tỷ trọng là 97,25%)
- Trong năm 2005, tiền gửi có kỳ hạn đạt 68.740 triệu đồng, tăng 50,61% so với
năm 2004, chiếm tỷ trọng 80,79%, trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 2.690 triệu đồng, tăng 80,54% so với năm
2004, chiếm tỷ trọng là 3,91% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 66.050 triệu đồng, tăng
49,60% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng là 96,09% trong tổng nguồn vốn huy động có
kỳ hạn.
Còn tiền gửi không kỳ hạn thì lại biến động không ổn định. Trong năm 2004, tiền
gửi không kỳ hạn đạt 20.750 triệu đồng, tăng 36,51%, chiếm tỷ trọng 31,25% (năm
2003 chiếm tỷ trọng là 26,48%). Trong năm 2005 thì tiền gửi không kỳ hạn lại giảm
21,20% (chỉ đạt 16.350 triệu đồng), chiếm tỷ trọng 19,21%. Nguyên nhân của sự thiếu
ổn định này là do loại tiền gửi này thường là của những doanh nghiệp, của các tổ chức
kinh tế đang hoạt động trên địa bàn huyện, khi các tổ chức này tạm thời thừa vốn thì họ
đến gửi tiền tại ngân hàng để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn của họ, và họ sẽ gửi
dưới hình thức không kỳ hạn, vì như vậy để khi họ có nhu cầu về vốn trở lại thì họ có
thể rút tiền bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu về vốn của họ.

Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, có được
thành tựu khả quan như vậy là do ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành có được
những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh
lãi khi đến hạn (có cơ hội trúng thưởng vàng 3 chữ A), tặng quà khuyến mãi khách
hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn. So với các đối thủ cạnh tranh khác
thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành có biểu lãi suất
huy động khá linh hoạt, được thể hiện qua bảng 4:
Bảng 4: Lãi suất huy động của NHN
o
&PTNT huyện Châu Thành
Đến ngày 06/02/2006
Kỳ hạn Nội tệ (% tháng) Ngoại tệ (% năm)
TG dân cư TG pháp nhân TG dân cư TG pháp nhân
TG không kỳ hạn 0,25 0,20 1,25 0,50
TG có kỳ hạn
Trả lãi trước
Kỳ hạn 3 tháng 0,61 0,56
Kỳ hạn 6 tháng 0,62 0,59
Kỳ hạn 9 tháng 0,65 0,62
Kỳ hạn 12 tháng 0,67 0,65
Kỳ hạn 13 tháng 0,72 0,66
Kỳ hạn 18 tháng 0,80 0,68
Kỳ hạn 24 tháng 0,82 0,70
Trả lãi hàng tháng
Kỳ hạn 3 tháng 0,62
Kỳ hạn 6 tháng 0,63
Kỳ hạn 9 tháng 0,67
Kỳ hạn 12 tháng 0,68
Kỳ hạn 13 tháng 0,77
Kỳ hạn 18 tháng 0,81

Kỳ hạn 24 tháng 0,83
Trả lãi bậc thang
Kỳ hạn 3 tháng 0,25
Kỳ hạn 6 tháng 0,63
Kỳ hạn 9 tháng 0,65
Kỳ hạn 12 tháng 069
Kỳ hạn 18 tháng 0,70
Kỳ hạn 24 tháng 0,85
Trả lãi đến hạn
Kỳ hạn 1 tháng 0,50 0,30
Kỳ hạn 2 tháng 0,55
Kỳ hạn 3 tháng 0,64 0,58 3,00 1,00
Kỳ hạn 6 tháng 0,65 0,63 3,50 1,20
Kỳ hạn 9 tháng 069 0,65 4,00 1,40
Kỳ hạn 12 tháng 0,70 0,69 4,20 1,50
Kỳ hạn 13 tháng 0,80 0,70 4,30
Kỳ hạn 18 tháng 0,83 0,72 4,40
Kỳ hạn 24 tháng 0,85 0,75 4,50
Nguồn: Phòng tín dụng Bảng 5: Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đối với cá nhân
Đến ngày 06/02/2006
ĐVT: %/tháng
Loại tiền gửi VND
Ngân hàng Vĩnh Long NHNo
Đồng
Tháp
NHCT NHĐT NHPT nhà
ĐBSCL
NHNN
TG không kỳ hạn 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
TG có kỳ hạn

Trả lãi trước
Kỳ hạn 03 tháng 0.53 0.58 0.62 0.58
Kỳ hạn 04 tháng 0.63
Kỳ hạn 06 tháng 0,55 0,61 0,64 0,61
Kỳ hạn 09 tháng 0,66 0,63
Kỳ hạn 12 tháng 0,63 0,67 0,66
Kỳ hạn 13 tháng 0,68 0,68
Kỳ hạn 24 tháng 0,69 0,72
Trả lãi hàng tháng
Kỳ hạn 03 tháng 0,59
Kỳ hạn 06 tháng 0,61 0,63
Kỳ hạn 09 tháng 0,64 0,65
Kỳ hạn 12 tháng 0,68 0,67
Trả lãi hàng quý
Kỳ hạn 03 tháng
Kỳ hạn 06 tháng 0,66
Kỳ hạn 09 tháng 0,69
Kỳ hạn 12 tháng 0,70
Kỳ hạn 13 tháng 0,72
Kỳ hạn 24 tháng 0,73
Trả lãi hàng năm
Kỳ hạn 24 tháng 0,70
Kỳ hạn 24 tháng 0,71
Trả lãi đến hạn
Kỳ hạn 01 tháng 0,38 0,35 0,40
Kỳ hạn 02 tháng 0,43 0,40 0,45
Kỳ hạn 03 tháng 0,60 0,60 0,60 0,60
Kỳ hạn 06 tháng 0,65 0,63 0,65 0,65 0,65
Kỳ hạn 09 tháng 0,67 0,68 0,67 0,68
Kỳ hạn 12 tháng 0,70 0,68 0,69 0,70 0,70

Kỳ hạn 13 tháng 0,70 0,72
Kỳ hạn 18 tháng 0,70 0,76
Kỳ hạn 24 tháng 0,71 0,71 0,74 0,81
Kỳ hạn 36 tháng 0,72
TG góp hàng tháng
Kỳ hạn 12 tháng 0,58 0,63
Kỳ hạn 24 tháng 0,65 0,66
Nguồn: Phòng tín dụng
Nhìn chung, lãi suất huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Châu Thành luôn
bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động của các đối thủ khác ở tất cả các hình thức huy
động.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngân hàng có
mức lãi suất linh động, hấp dẫn, hay vì những chương trình khuyến mãi…, nếu vì
những yếu tố đó thì có lẽ các đối thủ cạnh tranh cũng đã áp dụng, thậm chí áp dụng khá
hiệu quả. Điều mà họ quan tâm ở đây chính là thái độ và phong cách phục vụ của đội
ngũ nhân viên, những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại phòng tiết kiệm, cùng
toàn thể cán bộ ngân hàng đã tích cực nghiên cứu và khai thác tối đa mọi nguồn vốn
còn nhàn rỗi trong dân cư, cũng như trong các tổ chức kinh tế khác, chỉ cho họ thấy
được những lợi ích của họ khi đến với ngân hàng.
Như vậy ngân hàng hiện đang huy động vốn với các hình thức như tiền gửi tiết
kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang tặng quà khuyến
mãi bằng tiền, và tiền gửi tiết kiệm dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, trong mỗi hình thức
huy động có các điều kiện được ngân hàng quy định phù hợp với lợi ích của ngân hàng
và của cả phía khách hàng đến gửi tiền, đây chính là những ưu diểm cơ bản của ngân
hàng mà các đối thủ khác chưa áp dụng, điều này sẽ là cơ sở để ngân hàng huy động
vốn tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạng ngân hàng sử dụng vốn của cấp trên
điều chuyển, vì như vậy sẽ làm cho tính tự chủ của ngân hàng trong việc sử dụng vốn sẽ
giảm xuống, do ngân hàng phải chịu khoản phí cao hơn mức lãi suất huy động thông
thường.
II. Hoạt động cho vay tại ngân hàng:

Hiện nay, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu
Thành áp dụng mức lãi suất cho vay là 1,15%/tháng đối với cho vay ngắn hạn (nếu vay
từ 100 triệu đồng trở lên là 1,10%), và 1,25%/tháng đối với cho vay trung hạn, mức lãi
suất này được áp dụng tại ngân hàng từ ngày 14/4/2005 và được áp dụng cho mọi thành
phần kinh tế. Hiện tại thì ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn. Kết quả cụ thể
như sau:
1. Doanh số cho vay:
Bảng 6: Doanh số cho vay qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Đối tượng
Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
I. Ngắn hạn 94.420 136.210 190.940 44,26 40,18
Trồng trọt 61.200 54.000 39.700 -11,65 -26,48
Chăn nuôi 10.400 53.000 107.100 409,62 102,08
Cầm đồ 16.300 12.300 24.400 -24,54 98,37
Kinh doanh 6.300 16.800 19.700 166,67 17,26
CV tiêu dùng 220 110 40 -50,00 -63,64
II. Trung hạn 9.510 16.630 13.450 74,87 -19,12
Cho vay SXNN 190 240 120 26,32 -50,00
Xây dựng nhà ở 1.100 790 1.090 -28,18 37,97
Cho vay khác 520 3.080 2.470 492,31 -19,80
Cho vay tiêu dùng 7.700 9.500 7.470 23,38 -21,37
Cho vay DATCNT 3.020 2.300 -23,84
Tổng cộng (I+II) 103.930 152.840 204.390 47,06 33,73
Nguồn: Phòng tín dụng
Biểu đồ doanh số cho vay
2003 2004 2005
Theo số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt
qua các năm. Cụ thể là trong năm 2004 tăng 48.990 triệu đồng, tăng 47,06% so với năm

2003. Đồng thời, năm 2005, tổng doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng so với
năm 2004 là 51.550 triệu đồng, tương ứng tăng 33,73%. Cụ thể hơn như sau:
1.1. Doanh số cho vay đối với các ngành nghề:
Bảng 7: Doanh số cho vay theo ngành nghề
ĐVT: Triệu đồng
Thời hạn
Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
1.Ngắn hạn 94.420 136.210 190.940 44,26 40,18
Nông nghiệp 71.600 107.000 146.800 49,44 37,20
Kinh doanh -
dịch vụ
16.520 29.100 44.100 76,15 51,55
Ngành khác 220 110 40 -50,00 -63,64
2.Trung hạn 9.510 16.630 13.450 74,87 -19,12
Nông nghiệp 190 3.260 2.420 1615,79 -25,77
Ngành khác 9.320 13.370 11.030 43,45 -17,50
Tổng cộng 103.930 152.840 204.390 47,06 33,73
Nguồn: Phòng tín dụng
1.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn:
Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 136.210 triệu đồng, tăng 44,26% so với
năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 89,12% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng giảm
1,73% so với năm 2003. Tuy nhiên, trong năm 2005, doanh số cho vay của ngân hàng
có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong
năm đạt 190.940 triệu đồng, tăng 40,18% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 93,42%, tỷ
trọng tăng 4,30% so với năm 2004. Cụ thể trong các ngành nghề:
+ Trong nông nghiệp:
- Năm 2004, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp đạt 107.000 triệu đồng,
tăng 49,44% so với doanh số cho vay năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 78,55% trong
tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành, tăng 2,72% so với tỷ trọng doanh số cho

vay đối với ngành nông nghiệp trong năm 2003.
- Đến năm 2005, doanh số cho vay đối với đối tượng này tiếp tục tăng lên và đạt
146.800 triệu đồng, tăng 39.800 triệu đồng, tương ứng tăng 37,20% so với năm 2004,
tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với năm 2004 là 1,67%, chỉ chiếm 76,88% trong cơ cấu
doanh số theo ngành.
Như vậy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp trong ba năm qua
tăng trưởng khá tốt, mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu có thay đổi nhưng nhìn chung là
không thay đổi nhiều, do đặc thù nền kinh tế của khu vực là nông nghiệp, và vì thế mà
tỷ trọng doanh số cho vay của nó luôn chiếm phần lớn. Trong đó, đối với những món
vay thực hiện phương án chăn nuôi luôn tăng liên tục qua ba năm và luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu
+ Kinh doanh - dịch vụ:
- Đối với đối tượng là những người kinh doanh dịch vụ thì trong năm 2004, doanh
số cho vay đạt 29.100 triệu đồng, tăng 76,15% so với doanh số cho vay năm 2003, và
chiếm tỷ trọng là 21,36% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành, tăng
3,86% so với tỷ trọng trong năm 2003.
- Đến năm 2005 thì doanh số cho vay của ngành đạt 44.100 triệu đồng, tăng
51,55% so với doanh số cho vay ngắn hạn của ngành trong năm 2004, và chiếm tỷ trọng
là 23,10%, tăng 1,74% so với tỷ trọng trọng năm 2004.
Đối tượng kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp và các
hộ kinh doanh nhỏ. Trong thời gian qua, đối tượng này đã có sự phát triển về mặt số
lượng, vì vậy doanh số cho vay đối với họ đã có sự tăng lên đáng kể, điều này cũng phù
hợp với tình hình phát triển chung của xã hội.
+ Đối với các ngành nghề khác:
- Trong năm 2004, doanh số cho vay đối với đối tượng này đạt 110 triệu đồng,
giảm 50% so với doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành của năm 2003, và chiếm tỷ
trọng là 0,08%, giảm 0,15% so với tỷ trọng trong năm 2003.
- Trong năm 205 vừa qua thì doanh số cho vay của đối tượng này lại tiếp tục giảm,
chỉ còn 40 triệu đồng, giảm 70 triệu đồng, tương ứng đã giảm 63,64% so với doanh số
cho vay ngắn hạn theo ngành của năm 2004, và tỷ trọng lúc này chỉ còn 0,02% trong cơ

cấu.
Nhìn chung, doanh số cho vay của các ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong
doanh số cho vay ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng phần nào
phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên, cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành khác mang lại cho ngân
hàng thông qua hoạt động tín dụng.
1.1.2. Doanh số cho vay trung hạn:
Trong ba năm qua thì doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng
khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tuy nhiên thời gian gần đây thì hình thức cho vay
này cũng được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và đầu tư đúng mức, cụ thể như sau:
năm 2004 16.630 triệu đồng, tăng 74,87% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 10,88%
trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng tăng 1,73% so với năm 2003. Doanh số cho vay
trung hạn trong năm 2005 thì lại giảm, chỉ đạt 13.450 triệu đồng, giảm 19,12% so với
năm 2004, trong cơ cấu tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay trung hạn cũng
giảm 4,30% so với năm 2004, chỉ đạt 6,58%.
+ Đối với ngành nông nghiệp:
- Trong năm 2004 thì cho vay trung hạn đối với ngành nông nghiệp có sự tăng
trưởng cao, đạt 3.260 triệu đồng, tăng 1615,79% so với doanh số cho vay trung hạn đối
với ngành nông nghiệp, và chiếm tỷ trọng là 19,6% trong tổng doanh số cho vay trung
hạn của ngành, tăng 17,6% so với tỷ trọng năm 2003.
- Sang năm 2005 thì doanh số cho vay của ngành đã giảm lại, và có xu hướng ổn
định hơn, đạt 2.420 triệu đồng, giảm 25,77% so với doanh số cho vay trung hạn đối với
ngành nông nghiệp trong năm 2004, lúc này tỷ trọng chiếm 17,99% trong cơ cấu cho
vay trung hạn theo ngành, giảm 1,61% so với tỷ trọng năm 2004.
Như vậy, cho vay trung hạn trong nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là
cho vay đối với những hộ cải tạo vườn tạp, hoặc những dự án, phương án sản xuất có
chu kỳ lâu dài, nhưng những phương án, dự án này là không nhiều và tính khả thi của
nó lại không cao, vì vậy doanh số cho vay cũng không cao.
+ Đối với các ngành khác:
- Năm 2004, doanh số cho vay trung hạn đối với các ngành khác là tương đối cao,

đạt 13.370 triệu đồng, tăng 43,45% so với doanh số cho vay trung hạn theo ngành năm
2003, và chiếm tỷ trọng là 80,4% trong tổng doanh số cho vay trung hạn theo ngành,
giảm 17,6% so với tỷ trọng trong năm 2003.
- Đến năm 2005 thì doanh số cho vay đối với đối tượng này đã giảm, chỉ còn
11.030 triệu đồng, giảm17,5% so với doanh số cho vay trung hạn của ngành trong năm
2004, và chiếm tỷ trọng là 82%, tăng 1,6% so với tỷ trọng năm 2004.
Như vậy, trái với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn có cơ
cấu là nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, còn các ngành nghề khác lại chiếm tỷ trọng rất
lớn, nguyên nhân là do đối tượng áp dụng đối với cho vay trung hạn thường là những
thành phần kinh tế có thu nhập tuơng đối ổn định như, thường là cho vay để mua sắm
vật dụng dùng trong gia đình và các mục đích khác.
1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Bảng 8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Đối tượng
Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
1. Ngắn hạn 94.420 136.210 190.940 44,26 40,18
Doanh nghiệp 6.300 16.800 19.700 166,67 17,26
Hộ gia đình, cá
nhân
87.900 119.300 171.200 35,72 43,50
Đối tuợng khác 220 110 40 -50,00 -63,64
2. Trung hạn 9.510 16.630 13.450 74,87 -19,12
Hộ gia đình, cá
nhân
1.290 4.050 3.510 213,95 -13,33
CBCNV 7.700 9.500 7.470 23,38 -21,37
XKLĐ 520 3.080 2.470 492,31 -19,81
Tổng cộng 103.930 152.840 204.390 47,06 33,73

Nguồn: Phòng tín dụng
1.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn:
+ Đối với doanh nghiệp:
- Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2004 đạt 16.800 triệu đồng,
tăng 166,67% so với doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2003, và
chiếm tỷ trọng là 12,33% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng, tăng
5,66% so với tỷ trọng năm 2003.
- Năm 2005 thì doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 19.700 triệu đồng, tăng
17,26% so với doanh số trong năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 10,32%, tỷ trọng đã giảm
đi 2,01% so với tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế trong năm
2004.
Nhìn chung, doanh số cho vay đối với đối tượng này có xu hướng ổn định trong ba
năm gần đây, nguyên nhân là do đây thường là những khách hàng lâu năm của ngân
hàng, mặt khác, các doanh nghiệp khác khi hoạt động, chủ yếu có nhu cầu về vốn thì số
vốn cung cấp cho họ thường là không nhỏ, vì vậy, họ thường tìm những nguồn vốn có
lãi suất tương đối thấp, điều này, họ có thể chọn lựa được những nhà cấp vốn có mức
lãi suất cho vay thấp để vay. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng, vì
nó chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Trong năm 2004, doanh số cho vay theo đối tượng đạt 119.300 triệu đồng, tăng
35,72% so với doanh số cho vay năm 2003, chiếm tỷ trọng là 87,58% trong tổng doanh
số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế, giảm 5,51% so với tỷ trọng trong năm
2003.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ gia đình, cá nhân trong năm 2005 tiếp tục tăng
43,5% so với năm 2004 và đạt 171.200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 89,66%, tăng
2,08% so với tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế trong năm
2004.
Cũng như cho vay theo ngành thì doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, đối
với các hộ gia đình, cá nhân thì doanh số cho vay tăng lên chủ yếu là do các hộ tham gia
vào việc chăn nuôi hoặc trồng trọt, nhằm mở rộng sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh

tế hộ, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác phát sinh trong cuộc sống.
+ Đối với các đối tượng khác:
Các đối tượng khác này chủ yếu là những cá nhân, pháp nhân thuộc các thành
phần, ngành nghề kinh tế khác như đã phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề,
những đối tượng này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh số cho vay nên nó
không ảnh hưởng nhiều đến tình hình doanh số chung của ngân hàng. Tuy nhiên, đã là
khách hàng của ngân hàng thì cho dù là đối tượng nào đi nữa thì đó vẫn là một phần cấu
thành nên hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng đi đúng hướng và đi đúng
đích.
1.2.2. Doanh số cho vay trung hạn:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này trong năm 2004 tăng 213,95%
so với năm 2003, đạt 4.050 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng là 24,35% trong tổng doanh số
cho vay trung hạn, tăng 10,79% so với tỷ trọng năm 2003.
- Đến năm 2005, doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này đã giảm
13,33% so với năm 2004, chỉ đạt 3.510 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng là 26,1% trong cơ
cấu doanh số cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế, tăng 1,75% so với tỷ trọng
trong năm 2004.
Như vậy, tình trạng doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng đối với hộ gia đình,
cá nhân cũng diễn ra tương tự như đối với đối tượng này trong cho vay ngắn hạn, tuy
nhiên, những món vay trung hạn này thường là những món vay dùng để thực hiện các
dự án có chu kỳ dài, phục vụ cho đời sống hàng ngày của các hộ, nhằm ổn định xã hội.
+ Đối với cán bộ công nhân viên:
- Trong năm 2004, doanh số cho vay trung hạn đối với cán bộ công nhân viên đạt
9.500 triệu đồng, tăng 23,38% so với doanh số cho vay năm 2003, chiếm 57,12% trong
tổng doanh số cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế, giảm đi đáng so với tỷ trọng
trong năm 2003, giảm 23,85%.
- Đến năm 2005 thì doanh số cho vay đối với đối tượng này giảm 21,37% so với
năm 2004, năm 2005 chỉ đạt 7.470 triệu đồng, chiếm 55,54% trong cơ cấu cho vay
trung hạn theo thành phần kinh tế, giảm 1,58% so với năm 2004.

Sự tăng trưởng doanh số không đều và giảm tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho
vay theo đối tượng cho thấy, trong ba năm qua thì đối tượng cán bộ công nhân viên
chức đến vay tại ngân hàng đã được giữ mức ổn định, một phần là do đối tượng này đã
được khai thác khá tốt, mặt khác, thu nhập của họ đã có phần được cải thiện nên việc
tạm thời thiếu vốn thường ít xảy ra trong những năm gần đây.
+ Đối với đối tượng xuất khẩu lao động:
- Trong năm 2004, việc đi lao động ở nước ngoài diễn ra khá phổ biến trong thanh
niên, vì vậy doanh số cho vay đối với họ cũng tăng lên rất cao, tăng 492,31% so với
năm 2003, đạt 3.080 triệu đồng, và chiếm 18,52% trong tổng doanh số cho vay trung
hạn theo thành phần kinh tế, tăng 13,05% so với tỷ trọng của năm 2003.
- Doanh số cho vay trung hạn đối với xuất khẩu lao động đến năm 2005 đã giảm
19,81% so với năm 2004, đạt 2.470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,36%, giảm 0,16%
trong tổng doanh số cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế.
Nhìn chung, đối tượng đi lao động nước ngoài là những khách hàng tương đối
không ảnh hưởng nhiều đến doanh số cho vay của ngân hàng, vì ngoài ngân hàng, đối
tượng này còn chịu sự giám sát của nhiều ban ngành khác, nên ngân hàng khó chủ động
được việc tìm những hợp đồng mới trong công tác cho vay. Vì vậy, doanh số cho vay
cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với những gì đã đạt được trong những năm gần đây,
thực tế đã cho thấy, NHNo&PTNT huyện Châu Thành thực sự trở thành chỗ dựa khá
vững chắc đối với đối tượng này, và với ngân hàng, đối tượng này cũng góp phần tăng
thêm nguồn thu, góp phần tăng tính linh hoạt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Như vậy doanh số cho vay của ngân hàng trong ba năm qua đối với các ngành
nghề và các thành phần kinh tế hầu hết đều tăng, chỉ có cho vay đối với tiêu dùng và

×