Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.87 KB, 23 trang )

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng
nhất trong nền kinh tế. Với sự hiện hữu của ngân hàng, chúng ta có thể nhận
được những khoản vay trả góp để thanh toán cho việc mua sắm những tiện nghi
trong gia đình hay để trang trải học phí, đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh…
Bên cạnh đó ngân hàng cũng là địa chỉ tin cậy nếu như chúng ta muốn nhận
được sự tư vấn về đầu tư, kinh doanh chứng khoán…hay sử dụng các dịch vụ
bảo hiểm, bảo lãnh, những dịch vụ ngân hàng hiện đại như homebanking,
phonebanking....Có thể nói ngân hàng với hệ thống chân rết len lỏi đến tất cả
mọi nơi trên thế giới có thể tác động đến sự phát triển của mọi lĩnh vực trong
một nền kinh tế.
Ngày nay, hoạt động ngân hàng không ngừng phát triển, sự phát triển ấy
có thể nhận thấy trên tất cả các phương diện, từ sự mở rộng mạng lưới cho đến
sự ra đời của rất nhiều sản phẩm dịch vụ mới…Tuy nhiên, càng ngày ngân hàng
càng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thực tế là, rất
nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm các công ty chứng khoán,
công ty bảo hiểm, công ty kinh doanh bất động sản…đều đang cố gắng cung
cấp những dịch vụ ngân hàng. Để đối phó, ngân hàng cũng mở rộng phạm vi
cung cấp dịch vụ của mình, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng
khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm… Vì vậy để có thể phân biệt ngân hàng
với các tổ chức tài chính khác thì cách tiếp cận thận trọng nhất có thể xem xét là
trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp.
Bằng cách tiếp cận này thì có thể hiểu:
Ngân hàng thương mại là loại tổ chức tài chính cung cấp một danh mục
các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tại Việt Nam, theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi năm


2004: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Hiểu một cách đơn giản nhất, cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho
khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một
khoảng thời gian xác định.
Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay
trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân
hàng đã cho vay trong kỳ. Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn
cho vay vào thời điểm cuối kỳ.
Khả năng cho vay của ngân hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàng
được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Nhà nước kỳ
vọng ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của địa phương thông qua việc cung
cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng ở
một mức lãi suất hợp lý. Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối liên hệ mật
thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho
vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh
tế.
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay thường chiếm quá
nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 1/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng
thời, rủi ro của hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các
khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về mặt tài chính của một ngân hàng thường
phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ đúng nguyên tắc tín dụng, chính sách
tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến
của nền kinh tế…
1.1.3 Đối tượng cho vay của NHTM.

Ngân hàng xem xét cho vay các đối tượng sau:
• Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế
giá trị gia tăng và các khoản chi phí để thực hiện các dự án đầu tư, phương án
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống…
• Nhu cầu tài chính của khách hàng: Số tiền thuế xuất khẩu,
nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng đối với lô hàng nhập khẩu…
• Các đối tượng cho vay khác như: Cho vay góp vốn thành lập
công ty liên doanh; Cho vay trả lãi tiền vay trong thời hạn thi công...
1.2Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ
1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1 Khái niệm
Ở mỗi nước khác nhau quan niệm về DNV&N cũng khác nhau. Nhưng
hiểu một cách chung nhất thì DNV&N là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ
bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
Trong thực tế, phần lớn các nước đều sử dụng hai tiêu thức vốn điều lệ và
số lao động thường xuyên để xác định DNV&N. Chúng ta có thể thấy rõ tiêu
thức phân loại của các nước thông qua bảng sau đây:
Bảng 1.1. Tiêu thức xác định DNV&N tại một số quốc gia
Nước Số lao động Tổng vốn Doanh thu
Thái lan < 100 < 20 triệu Baht
Indonesia < 100 0.6 tỷ Rupi < 2 tỷ Rupi
Hàn Quốc < 300 trong công nghiệp, xây
dựng.
< 200 trong thương mại, dịch vụ
<0.6 triệu USD
0.25 triệu USD < 1.4 triệu USD
Đài Loan < 300 trong công nghiệp, xây
dựng.

< 50 trong thương mại, dịch vụ
1.4 triệu USD
< 1.4 triệu USD
Nhật Bản < 100 trong bán buôn.
< 50 trong bán lẻ.
< 30 triệu yên.
< 10 triệu yên
Canada < 500 trong công nghiệp, dịch vụ < 20 triệu đô la Canada
(Nguồn: Kỷ yếu khoa học, dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N ở
Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia HCM, Hà Nội, 1996)
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001:
“DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động
trung bình hằng năm không quá 300 người”.
Với tiêu thức xác định DNV&N này thì ở Việt Nam hiện nay có khoảng
80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm các DNV&N và trong khu vực
kinh tế tư nhân, các DNV&N chiếm khoảng 97% về vốn và khoảng 99% về lao
động.
1.2.1.2 Phân loại.
DNV&N có thể được chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là doanh
nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là
doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số
lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến
300 lao động.
Một cách phân loại khác được các NHTM Việt Nam sử dụng hiện nay để
có thể dễ dàng hơn cho việc đánh giá, xếp hạng, quản lý khách hàng doanh
nghiệp là phân loại theo ngành nghề kinh doanh. Theo tiêu thức này thì
DNV&N được chia thành 4 loại:
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành

nông, lâm, ngư nghiệp.
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành
thương mại, dịch vụ.
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành
xây dựng.
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành
công nghiệp.
1.2.1.3 Vai trò của DNV&N
Ở mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia hay lãnh thổ khác nhau, các DNV&N
có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai
trò tương đồng như sau:
• Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm
Các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số
doanh nghiệp. Vì vậy đóng góp của của họ này vào tổng sản lượng và việc tạo
việc làm là rất lớn. Ngay như ở Mỹ - một đất nước mà ở đó có những cái tên
như Microsoft, IBM hay Ford nổi tiếng toàn cầu – các DNV&N vẫn đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng. Điều này thể hiện ở con số 40% GDP của nước Mỹ là
nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc khu vực này.
Theo số liệu thống kê của các nước Châu Á cũng cho thấy tỷ trọng thu
hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở các nước này cũng rất
đáng kể. Các DNV&N thường chiếm khoảng 81% - 98% tổng số doanh nghiệp
trong cả nước, thu hút 30-60% lao động và tạo ra 20-40% giá trị gia tăng trong
nền kinh tế.
Bảng 1.2 Khả năng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các
DNV&N
Nước Thu hút lao động Giá trị gia tăng
Singapore 35.2% 26.6%
Malaisia 47.8% 36.4%
Hàn Quốc 37.2% 21.1%

Nhật Bản 35.2% 38*%
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2007 cho
thấy, các DNV&N hiện chiếm 96% trong tổng số gần 250 nghìn doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh và hoạt động theo luật doanh nghiệp; 99% số lượng cơ sở
sản xuất kinh doanh của cả nước, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp
(chiếm khoảng 25% tổng số lao động trong cả nước) đồng thời cũng đóng góp
đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạt động
phân phối (bán lẻ) của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 80%).
• Góp phần ổn định nền kinh tế
Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu của những
doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép
nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, các DNV&N được ví như là thanh giảm
sốc cho nền kinh tế.
• Tác nhân giúp cho nền kinh tế năng động hơn
Vì có quy mô nhỏ về vốn và lao động, nên các DNV&N dễ điều chỉnh
(xét về mặt lý thuyết) hoạt động của mình. Khi ngành nghề kinh doanh mà
doanh nghiệp đang hoạt động gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp có thể nhanh
chóng chuyển hướng kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh, cơ cấu sản
phẩm…Mặt khác, do quy mô nhỏ nên tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt
động của doanh nghiệp thường cao, khả năng thu hồi vốn nhanh chóng góp
phần đáng kể trong việc tạo nên một nền kinh tế năng động.
• Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng
Các DNV&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được
dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, đây là cơ sở hình thành nên
ngành công nghiệp phụ trợ có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành công
nghiệp chính. Ví dụ: Có thể kể đến những tập đoàn lớn như Boeing hay
Microsoft, những tập đoàn này cũng không thể hoạt động đơn lẻ mà phải có sự
hợp tác với các công ty có quy mô vừa và nhỏ trong việc sản xuất phụ kiện phụ
trợ cho sản phẩm chính.
• Là trụ cột của kinh tế địa phương

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế
lớn của đất nước, thì DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và chính là
người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách của địa phương, vào sản lượng và
tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các DNV&N còn đóng vai
trò quan trọng trong việc góp phần gìn giữ và phát triển những làng nghề truyền
thống, tích tụ vốn là cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn.
1.2.1.4 Đặc điểm của DNV&N
• Quy mô nhỏ về cả vốn và số lượng lao động
Một cuộc điều tra quy mô được Cục phát triển DNV&N (thuộc Bộ Kế
hoạch và đầu tư) tiến hành năm 2005 với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh
nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy: gần 50% số doanh nghiệp có mức
vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và
90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.
Và cho đến năm 2007, trong số 250 nghìn doanh nghiệp vẫn có đến 40%
số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.
Do có quy mô nhỏ bé về cả vốn và lao động nên các DNV&N còn có
hàng loạt các đặc điểm sau:
o Vì quy mô đầu tư vốn ban đầu nhỏ nên thời gian thu hồi vốn của
các DNV&N nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao.
o Các doanh nghiệp rất nhanh nhạy đối với những thay đổi của thị
trường, dễ dàng chuyển đổi loại hình kinh doanh cũng như cơ cấu sản
phẩm. Đây là một lợi thế của các DNV&N so với các doanh nghiệp lớn.
o Tuy vậy, chính quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất của
các DNV&N lại khá cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản
phẩm thấp và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các DNV&N rất
khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài.
• Loại hình kinh doanh đa dạng
Các DNV&N tham gia kinh doanh với mọi hình thức trong mọi ngành
nghề khác nhau vì vậy có thể xen vào tất cả các “khe” của thị trường, phục vụ

mọi nhu cầu phát sinh của nền kinh tế, lấp vào khoảng trống của các doanh
nghiệp lớn, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng.
• Bộ máy tổ chức gọn nhẹ
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, cơ chế quản lý linh hoạt, các DNV&N có
thể áp dụng được nhiều mô hình quản lý khác nhau góp phần làm giảm thiểu chi
phí quản lý, giảm thủ tục hành chính và dễ dàng chuyển đổi hình thức kinh
doanh.
• Hạn chế về vốn
Hạn chế về vốn là đặc điểm chung của đại đa số các DNV&N. Trong khi
các doanh nghiệp lớn có khả năng thu hút vốn bằng nhiều cách khác nhau như:
phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng…thì các DNV&N lại chỉ loay
hoay trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Một mặt vì những khó khăn, trở ngại
trong việc tiếp xúc với nguồn vốn vay. Mặt khác thường là các DNV&N không
đủ điều kiện để tham gia thu hút vốn trên thị trường chứng khoán.
• Thiếu minh bạch trong việc xác định tài sản cá
nhân và tài sản pháp nhân
Rất nhiều DNV&N, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, tài sản pháp
nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm
định, đánh giá về năng lực thực sự của doanh nghiệp. Nguyên nhân của hiện
tượng này chính là do trình độ học vấn và sự kém hiểu biết cán bộ quản lý
doanh nghiệp.
• Hệ thống báo cáo tài chính không có hoặc thiếu
minh bạch
Các DNV&N thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân
chủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và
phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp không đầy đủ, thiếu chính xác
và minh bạch. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường được xây dựng
chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Doanh nghiệp không xác định
được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy nếu nộp đơn xin vay vốn ngân hàng cũng
không thể tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai.

• Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thấp
Một thực trạng phổ biến trong các DNV&N hiện nay là hệ thống máy
móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với
ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ
đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với
20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với
định mức tiêu chuẩn của thế giới.
Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với
các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao
và năng suất thấp.
• Đội ngũ lao động thiếu trình độ
Một trong những khó khăn hiện nay của các DNV&N gặp phải là thiếu
đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Có thể nói trình độ học vấn của cả
người lao động và của chủ các DNV&N là rất thấp.
Theo thống kê năm 2006, trong số hơn 25% lao động có chuyên môn thì
chỉ 6% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ
Đại học cũng chỉ khoảng 2%. Về cơ bản, đội ngũ này mới được hình thành
những năm 90, còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu
biết về công nghệ và thị trường. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu
hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ
chuyên môn cho người lao động.
Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết
tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội
nhập hiện nay.
1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay DNV&N
1.2.2.1 Đối với DNV&N
Thứ nhất, vốn vay NHTM là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và
phát triển của các DNV&N. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh
thông tin, nhân lực và công nghệ, một trong những nhu cầu không thể thiếu của

×