Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƢỜNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý

TP.HCM - 2016


1

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn
vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện đề
tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và Chuyên viên UBND Tỉnh Bình
Thuận, các Sở, Ban, Ngành tại Tỉnh Bình Thuận đặc biệt là Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch, Cục Thống kê Bình Thuận và các đơn vị, cơng ty du lịch tại khu vực
Phan Thiết đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thơng tin và hỗ trợ thu
thập số liệu để tơi hồn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể những người đã đóng
góp ý kiến, giúp đỡ tơi trong q trong q trình thu thập, tìm kiếm nguồn tài liệu
cũng như sự ủng hộ, động viên của mọi gười trong thời gian qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn !
Tác giả đề tài



2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SVHTTDL: Sở văn háo thể thao và du lịch
NICs: Các nƣớc mới cơng nghiệp hóa
KTXH: kinh tế xã hội
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
WTO: Tổ chƣa du lịch thế giới
MICE: loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thƣởng, hội họp và
triển lãm.
SXKD: Sản xuất kinh doanh


4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH 1.1: CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
HÌNH 2.1: BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH THUẬN
HÌNH 2.2 CÁC TRƢỜNG HỢP TỔ CHỨC HOẠT DỘNG DU LỊCH BÌNH
THUẬN
HÌNH 2.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TỈNH BÌNH
THUẬN
HÌNH 2.4 BẢN ĐỒ KHÁCH QUỐC TẾ
HÌNH 2.5 ĐỒ THỊ CƠ CẤU LAO ĐỘNG BÌNH THUẬN CHIA THEO

TRÌNH ĐỘ
HÌNH 3.1: HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO LƢỢNG KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020
HÌNH 3.2: HẢI ĐĂNG KÊ GÀ- BÌNH THUẬN
HÌNH 3.3: RESORT MŨI NÉ- BÌNH THUẬN
HÌNH 3.4: LỄ HỘI THẢ DIỀU BIỂN TẠI MŨI NÉ- BÌNH THUẬN
HÌNH 3.5: DU LỊCH THỂ THAO TRÊN BIỂN HỨA HẸN THU HÚT
KHÁCH ĐẾN BÌNH THUẬN


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu Bình Thuận
Bảng 2.2 số di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng của bình thuận so với cả nƣớc
Bảng 2.3: những quan cảnh tiêu biểu của Bình Thuận
Bảng 2.4 Lễ hội tiêu biểu Bình Thuận
Bảng 2.5 các hình thức tổ chức hoạt động du lịch tiêu biểu Bình Thuận
Bảng 2.6
Bảng 2.7 Những hàng hóa đặc sản Bình Thuận
Bảng 2.8: cơ cấu số lƣợng lƣợt khách quốc tế theo nƣớc qua các năm
Bảng 2.9 Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu
Bảng 2.10 Bảng cơ cấu lao động du lịch Bình Thuận chia theo trình độ
Bảng 3.1: hiện trạng và dự báo tổng số khách quốc tế đến các khu vực trên thế
giới giai đoạn 2025
Bảng 3.2: dự báo lƣợng khách đến bình thuận năm 2025
Bảng 3.3: dự báo số lƣợng buồng, phòng cần sự dụng đến năm 2025
Bảng 3.4: dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch bình thuận 2016-2025
Bảng 3.5: dự báo về doanh thu du lịch



6

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 148/2004/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/08/2004).
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Kế hoạch phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2013 – 2020.
- Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) và Văn kiện
Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XIII, (nhiệm kỳ 2015-2020).
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
- Các số liệu về hiện trạng và xu thế tăng trưởng của dịng khách du lịch đến
Bình Thuận, các tính tốn dự báo ngành, các dự án đầu tư và chuẩn bị đầu tư trong
ngành du lịch tại Bình Thuận v.v…

--- & ---


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện
tƣợng phổ biến trong đời sống nhân loại và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn
thế giới đạt 940 triệu lƣợt khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn
30% xuất khẩu dịch vụ thƣơng mại của thế giới (UNWTO, 2011b). Theo dự báo
đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công nghiệp” chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong những ngành xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Sự đóng góp của du lịch
vào GDP dự kiến sẽ tăng từ 9,2% năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020.
Tại Việt Nam, du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan
trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng của
nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Bình Thuận là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, nổi tiếng với cát nóng, nắng và gió,
nhƣng từ những bất lợi này Bình Thuận đã tận dụng thành lợi thế để phát triển;
ngày nay nói đến Bình Thuận ngƣời ta thƣờng biết đến với biển xanh, cát trắng,
nắng vàng…với lợi thế về điều kiện tự nhiên nhƣ vậy, Binh Thuận có thể phát triển
thành trung tâm của du lịch nghỉ dƣỡng của Việt Nam và khu vực.
Sự phát triển của du lịch Bình Thuận trong những năm qua đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Bình Thuận theo hƣớng tiến bộ,
giải quyết nhiều cơng ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch phát triển
đã làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, nhất là các vùng ven biển, góp phần
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở các vùng du lịch, gìn giữ, tơn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế du lịch
Bình Thuận vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng; q trình phát triển gặp khơng ít khó
khăn, trở ngại, đó là: Định hướng và cơng tác quy hoạch phát triển ngành không
theo kịp yêu cầu phát triển; thiếu chiến lược quảng bá thương hiệu; Chất lượng


8

dịch vụ và chất lượng sản phẩm du lịch chưa nhiều, thiếu chuyên nghiệp; Ý thức
chấp hành các quy định về kinh doanh du lịch của một số doanh nghiệp, người dân
chưa cao; Nguồn nhân lực ngành du lịch thiếu, yếu, triển khai nhiều dự án đầu tư
chậm; Vệ sinh môi trường ở một số khu du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú chưa
tốt....

Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để phát triển du lịch của tỉnh một
cách bền vững? còn những tiềm năng nào chƣa khai thác? Phƣơng thức thực hiện
nhƣ thế nào để đạt mục tiêu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh?...
Do vậy, vấn đề đặt ra yêu cầu là phải phát triển mạnh ngành du lịch, để du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc tìm các giải pháp phát triển du
lịch là vấn đề bức xúc, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài đối với kinh tế
Bình Thuận. Đó là cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Giải
pháp phát triển du lịch Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2025"
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Tổng quan, lựa chọn đƣợc phƣơng pháp luận, cơ sở khoa học phục vụ cho
việc đánh giá, lƣợng giá sơ bộ việc phát triển du lịch Bình Thuận gắn với các yếu tố
kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng.
- Đề xuất các phƣơng án, định hƣớng thích hợp nhằm phát triển du lịch Bình
Thuận gắn với bảo vệ mơi trƣờng, giảm thiểu những tác động tiêu cực do phát triển
du lịch Bình Thuận gây nên nhằm làm cho du lịch Bình Thuận phát triển bền vững
hơn.
2.2

Mục tiêu cụ thể
1. Xác định các luận cứ khoa học về phát triển du lịch tại tỉnh Bình Thuận.
2. Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận thời gian qua.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng về phát triển du lịch Bình Thuận.
4. Đề xuất các biện pháp và chính sách nhằm hƣớng việc phát triển du lịch

Bình Thuận theo hƣớng bền vững.


9


3 Phạm vi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu và giải đáp các vấn đề đã đặt ra, phạm vi nghiên
cứu của đề tài:
3.1 Về nội dung:
Dựa trên việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận và các yếu tố
ảnh hƣởng đến phát triển du lịch Bình Thuận. Đề tài đã đề xuất định hƣớng và một
số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Bình Thuận nhằm làm cho du lịch Bình
Thuận phát triển có hiệu quả và bền vững hơn.
3.2 Về không gian và thời gian
* Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch Bình Thuận
* Về thời gian:
- Thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp về tiềm năng và thực trạng phát triển
du lịch sinh thái đƣợc thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2015. Một số tài liệu
sơ cấp đƣợc thu thập đến đầu năm 2016.
- Các nội dung định hƣớng và một số giải pháp phát triển du lịch tại Bình
Thuận đƣợc đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020 và 2025.


10

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1 Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch
1.1.1

Khái quát quá trình phát triển của hoạt động du lịch
Trƣớc thế kỷ XIX “du lịch” chỉ là hiện tƣợng lẻ tẻ của một số ngƣời thuộc


tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự
lo lấy việc đi lại và ăn ở của mình. Vì vậy, vào thời kỳ đó ngƣời ta coi du lịch nhƣ
là một hiện tƣợng nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con ngƣời.
Nhiều học giả cho rằng: hoạt động du lịch chỉ có thể hình thành khi xã hội đã
bƣớc ra khỏi giai đoạn hái lƣợm, khả năng tích luỹ lƣơng ăn là một trong những yếu
tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch theo nghĩa sơ đẳng nhất. Đến thời
kỳ Trung đại, hoạt động du lịch có những lúc phát triển nhanh nhƣng có những giai
đoạn bị chững lại do ảnh hƣởng của những cuộc chiến tranh liên miên. Cho đến
những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của lồi ngƣời, mà điển hình là cuộc hành
trình của Marco Polo, Christopher Columbus, Vassco de Gama… đã thực sự mở ra
một giai đoạn mới cho hoạt động này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới ở
thời kỳ sau đó, đặc biệt là sự ra đời những phát minh có ý nghĩa nhảy vọt về giao thông
vận tải nhƣ đầu máy hơi nƣớc do James Watt chế tạo năm 1784; loại xe chạy trên
đƣờng ray ở Đức vào thế kỷ 17; chiếc ô tô đầu tiên ra đời năm 1885; chiếc “máy bay”
đầu tiên do hai anh em nhà Wright chế tạo năm 1903 v.v… đã đƣa du lịch bƣớc sang
một trang mới, hứa hẹn một tƣơng lai phát triển cho ngành du lịch (Nguyễn Văn Đính
và Trần Thị Minh Hịa, 2006).
Từ năm 1950 đến nay, khi thế giới bƣớc vào kỷ ngun khoa học cơng nghệ
và sau đó là nền kinh tế tri thức. Hoạt động du lịch đã phát triển cả về nội dung lẫn
hình thức. Du lịch thế giới đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trƣởng bình quân về
khách tăng 3,4%/năm (giai đoạn 2000 – 2010), về thu nhập tăng 11,8%/năm (từ 1950
đến 2010) và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế thế
giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 khách du lịch
quốc tế trên toàn cầu đạt gần 940 triệu lƣợt khách thể hiện tại bảng 1.1, thu nhập từ du


11

lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm gần 30% sản lƣợng xuất khẩu của thế giới (khoảng 1000 tỷ
USD) và đã thu hút hàng triệu lao động trên thế giới (UNWTO, 2011a và 2011b).

Bảng 1.1: Lƣợng khách và doanh thu từ du lịch thế giới (1950 – 2010)
Năm Lƣợng khách
Doanh thu
Năm
Lƣợng
Doanh thu
(tr.lƣợt)

(Tỷ USD)

khách

(Tỷ USD)

(tr.lƣợt)
1950

25,28

2,01

2003

694,10

473,40

1960

69,29


6,87

2004

764,50

545,20

1970

146,24

19,35

2005

806,30

594,56

1980

287,91

102,37

2006

847,00


625,03

1990

424,35

267,45

2007

903,00

834,20

2000

696,80

477.00

2008

924,00

844,05

2001

692,50


463,60

2009

890,00

825,00

2002

735,20

515,00

2010

940,00

919.00

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)

Theo đánh giá của Hiệp hội Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC), đến năm
2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công nghiệp” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
những ngành xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Sự đóng góp của du lịch vào GDP dự
kiến sẽ tăng từ 9,3% năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020 (WTTC, 2010) .
Du lịch phát triển đem lại một lợi ích to lớn, nó tác động đến tất cả các
mặt của đời sống xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa, tác động
đến nhiều ngành kinh tế khác nhƣ: Giao thơng vận tải, xây dựng, nơng nghiệp,

Bưu chính viễn thơng v.v…Do đó ngày nay rất nhiều các quốc gia quan tâm đến
sự phát triển của hoạt động du lịch. Xu hƣớng phát triển du lịch ngày nay là
hƣớng về thiên nhiên và văn hóa. Trong đó, việc phát triển du lịch sinh thái
(DLST) ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp xã hội,
đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách.
1.1.2 Khái niệm du lịch
Vào năm 1963, với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại Hội nghị


12

Liên hiệp quốc về du lịch họp ở Roma các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về
du lịch nhƣ sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngồi nƣớc họ với mục địch hồ bình. Nơi họ đến lƣu trú
không phải là nơi làm việc của họ” (dẫn theo Trƣơng Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998).
Còn tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada 6/1991: “ Du
lịch là hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi ngồi mơi trƣờng thƣờng xuyên (nơi
ở thƣờng xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
đựơc các tổ chức du lịch quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để
tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (dẫn theo Nguyễn
Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa, 2006).
Nhìn chung: Có nhiều khái niệm về du lịch, tuy nhiên để phản ánh mối
quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu một
cách khái quát khái niệm du lịch nhƣ sau “Du lịch là tổng thể những hiện tượng, mối
quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh
doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu
hút và lưu giữ khách du lịch” (Trƣơng Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998).
1.1.3 Các loại hình du lịch
Trong hoạt động du lịch, tùy theo đối tƣợng, mục đích chuyến đi của du khách

hay dựa vào đặc điểm địa lý điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác; ngƣời ta thƣờng
chia du lịch thành nhiều loại hình cụ thể nhƣ:
- Theo mục đích chuyến đi: Ngƣời ta thƣờng ta phân chia
+ Du lịch thuần túy: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng; Du lịch sinh
thái; du lịch khám phá v.v.
+ Du lịch kết hợp: Du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu học tập; du lịch hội
nghị, hội thảo; Du lịch kinh doanh; du lịch chữa bệnh v.v.
- Phân chia theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Nhƣ du lịch biển; du lịch
núi; du lịch đô thị; du lịch nông thôn v.v.
- Phân chia theo phương tiện giao thông: Du lịch tàu biển; du lịch tàu hỏa;


13

du lịch xe đạp; du lịch ô tô v.v…Phân loại theo lãnh thổ: gồm: du lịch quốc tế đến –
inbound tourist; du lịch quốc tế đi – outbound tourist; du lịch nội địa
Ngồi ra cịn rất nhiều cách phân chia khác nhƣ: Phân loại theo loại hình lƣu trú;
phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo độ dài chuyến đi... Tuy nhiên, một cách
phân chia khá phổ biến thƣờng hay đƣợc nhắc đến là cách phân chia dựa vào tính chất
hoạt động du lịch nhƣ: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch MICE v.v. Ngồi ra,
ngƣời ta cịn có thể chia nhỏ hơn các chun đề, loại hình du lịch trên nhƣ trong du lịch
văn hóa có thể lại đƣợc chia thành: Du lịch nghiên cứu văn hóa ẩm thực, nghiên cứu
văn hóa lịch sử, nghệ thuật…của một đất nƣớc hoặc của một vùng miền v.v…
Tóm lại: Có thể có nhiều cách phân chia loại hình du lịch dựa trên nhiều tiêu
chí khác nhau. Tuy nhiên, bên canh du lịch văn hóa; du lịch sinh thái đƣợc xem là
loại hình du lịch phát triển khá nhanh và ngày cành trở nên phổ biến trên thế giới
1.1.4. Phát triển du lịch
“Phát triển” là cụm từ đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Phát triển đƣợc
hiểu là một quá trình vận động đi lên: “phát triển là một q trình lâu dài, ln thay đổi
và xu hƣớng thay đổi theo hƣớng ngày càng hoàn thiện” (Đinh Phi Hổ và cộng sự,

2008) [21, 94]. Trong hoạt động kinh tế, khái niệm phát triển kinh tế đƣợc hiểu “là quá
trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) [32, 21].
Là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế, phát triển du lịch cũng bao gồm nội hàm
là sự biến đổi cả số lƣợng lẫn chất lƣợng theo hƣớng tốt hơn, tiến bộ hơn. Nói một cách
khác, việc phát triển du lịch không chỉ là sự là sự phát triển về kinh tế trong hoạt động
này mà còn phải hài hòa với các mục tiêu về xã hội và môi trƣờng. Cũng nhƣ các lĩnh
vực khác, việc phát triển hoạt động “đƣợc giới hạn cụ thể bởi quá trình nhắm tới những
mục tiêu cơ bản của phát triển” (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2008) [21, 94]. Đối với du
lịch, các mục tiêu cơ bản của quá trình phát triển du lịch hƣớng đến, bao gồm:
- Đẩy mạnh hoạt động, duy trì đƣợc tăng trƣởng kinh tế ổn định trong dài hạn.
- Đem lại giá trị hƣởng thụ ngày càng cao cho du khách, góp phần cải thiện điều
kiện sống, nâng cao phúc lợi cho ngƣời dân tại các khu vực có tổ chức du lịch.
- Bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo toàn các tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh


14

thái; Giới thiệu đƣợc bản sắc và giá trị văn hóa bản địa độc đáo riêng đến nhiều
ngƣời, và giữ gìn đƣợc bản sắc đó.
Phát triển du lịch đang là mục tiêu của nhiều vùng nhiều quốc gia, tuy nhiên để
thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này, ngày nay ngƣời ta hiểu việc phát triển du lịch
không tách rời với phát triển bền vững, nghĩa là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
của phát triển bền vững. Hiệu quả việc phát triển du lịch phải đƣợc xem xét ở các khía
cạnh kinh tế, xã hội và mơi trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của du lịch “là sự
khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển” (Western, D., 1993) [102].
1.2. Những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
1.2.1. Phát triển bền vững (Sustainable development, development durable)
Hoạt động phát triển là áp lực của cuộc sống, là qui luật tất yếu của sự tiến
hóa. Trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội có hai mặt: Một mặt giúp cho cải
thiện chất lƣợng môi trƣờng sống, giúp con ngƣời có cuộc sống đầy đủ hơn về vật

chất, phong phú về văn hóa…Mặt khác là đã tạo ra hàng loạt các vấn đề nhƣ khan
hiếm, cạn kiệt tài ngun, mơi trƣờng bị ơ nhiễm và suy thối về chất lƣợng…
Nhƣng phát triển nhƣ thế nào để con ngƣời của thế hệ hiện tại và tƣơng lai
có đƣợc cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất và tinh thần phong phú. Tại Hội nghị
quốc tế của Liên Hiệp Quốc về môi trƣờng sống tại Stockhome năm 1972 đã nêu
lên sự đe dọa của môi trƣờng đối với cuộc sống của toàn nhân loại. Hội nghị nguyên thủ
các quốc gia của 170 nƣớc họp tháng 6 năm 1992 tai Rio de Janeiro (Brazil) đã lấy” phát
triển bền vững làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI”.
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới – IUNC (1980) đƣa ra quan
điểm” phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài
nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó khăn
trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) (1990) thì:"Phát
triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không
làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai"


15

Định nghĩa trên có hai thành phần quan trọng là nhu cầu của con ngƣời và
giới hạn của môi trƣờng. Nhu cầu của con ngƣời gồm thức ăn, nƣớc sạch, nơi
nƣơng náu và y phục cũng nhƣ những thứ góp phần cho chất lƣợng cuộc sống con
ngƣời ngày càng tốt hơn. Sự giới hạn là đề cập đến mức chịu đựng tối thiểu của mơi
trƣờng tự nhiên thích hợp với những nhu cầu hiện tại và tƣơng lai.
Tại hội nghị về” Mơi trƣờng tồn cầu” Rio 92 và Rio 92+5 đƣợc các nhà
khoa học bổ sung thêm là “phát triển bền vững đƣợc hình thành trong sự hịa nhập,
xen cài và thỏa hiệp của ba hệ thống tƣơng tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ môi
trƣờng” (dẫn theo Nguyễn Văn Hóa, 2008: 41)
Ở Việt Nam, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần VIII (1996) cũng đã
khẳng định: “bảo vệ môi trƣờng sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự

nhiên nhƣ một bộ phận không thể tách rời của phát triển bền vững”.
Phát triển bền vững là xu hƣớng phát triển tất yếu của tồn cầu, phát triển
phải gắn với bền vững vì nếu chỉ phát triển thì chƣa đủ. Phát triển bền vững là phát
triển để cải thiện nâng cao sức khỏe giáo dục và phúc lợi xã hội. Phát triển bền vững là
tạo sự công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trƣớc, hiện tại và tƣơng lai. Phát
triển bền vững luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau:
- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện
điều kiện sống.
- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dƣỡng, nhà cửa..
- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con ngƣời, sự tự do chính trị, an ninh..
- Yếu tố văn hố: Giới thiệu đƣợc bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều
ngƣời, và giữ gìn đƣợc bản sắc đó.
- Yếu tố sinh thái: Ƣu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho cuộc sống con ngƣời.
Bảng 2.1: Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững
CÁC NGUYÊN TẮC
Nguyên tắc này là phát triển để đạt

CÁC MỤC ĐÍCH
- Những nhu cầu thiết yếu


16

PHÁT

mục tiêu chính yếu thoả mãn những

TRIỂN nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa


- Thúc đẩy tăng trƣởng lại
- Nền kinh tế địa phƣơng bền

phƣơng

vững

Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự

- Phát triển hệ sinh thái

LÂU

phát triển” và “ Mơi trƣờng” phải

- Đa dạng sinh học

DÀI

tƣơng hợp giữ gìn, bảo vệ và lâu dài

- Tái tạo những tài nguyên có

những nguồn sống và tơn trọng sức

thể tái tạo hoặc không tái tạo

chịu đựng của môi trƣờng sinh thái

đƣợc


Nguyên tắc này đòi hỏi sự hợp lý, sự

- Sự cảm nhận nhƣ nhau giữa

CÔNG

cân bằng trong việc sử dụng những

các thế hệ

MINH

nguồn tài nguyên tự nhiên nói chung

- Giữa các thế hệ

(giữa hiện tại và tƣơng lai)

- Giữa các quốc gia
- Trong khi ra quyết định

Nguyên tắc này hổ trợ phát triển bền

- Kinh tế và môi trƣờng

vững, không làm thay đổi các giá trị,

-Những sự thay đổi các giá trị


ĐẠO

thái độ và những hành vi. Thiết lập-

- Những sự thay đổi hành động

ĐỨC

đề ra các chính sách, kinh tế xã

- Đạo đức nói chung

hội,mơi trƣờng; kể cả hành vi của
ngƣời dân nói chung
Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO
Nhìn chung: Những quan điểm đã đƣợc đƣa ra ở trên về phát triển bền vững phải
đƣợc thực hiện từ lúc lập kế hoạch hành động, khai thác cho nhu cầu của con ngƣời hiện
tại và mai sau nhƣng không làm xâm hại đến môi trƣờng sông của con ngƣời.
2.1.2. Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh, là
ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, ảnh hƣởng đến
đời sống xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng ở nhiều
vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức đƣợc rằng nếu phát triển không có kế
hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi


17

đó xét trên tồn xã hội, cái lợi thu đƣợc khơng đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả
của nó. Từ thực tế đó, ngƣời ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới đó là ''phát triển du

lịch bền vững".
Tính bền vững của du lịch đƣợc xác định là khả năng sử dụng các nguồn tài
nguyên du lịch vẫn đảm bảo khả năng phục hồi và tái tạo chính các nguồn tài nguyên này
đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài. Nhƣ vậy, từ khi hoạt động khai thác, chúng ta phải
nắm bắt đƣợc các quy luật tự nhiên, tính tốn trƣớc các khả năng có thể làm biến đổi tài
nguyên này để có thể sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có.
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch, mục tiêu trƣớc
mắt là: phát triển du lịch có trách nhiệm với mơi trƣờng và tiếp cận theo hƣớng bền
vững. Để phát triển du lịch bền vững phải nắm bắt đƣợc quy luật phục hồi của các tài
nguyên du lịch, trong khi khai thác tài nguyên du lịch chúng ta phải tính đến sức chứa
của khu du lịch, điểm du lịch nhằm đảm bảo cho sự tái tạo của tài nguyên đó đƣợc liên
tục cùng với các biện pháp khác tác động từ phía con ngƣời cho việc bảo tồn và tôn tạo
tài nguyên.
Hội đồng Thế giới Lữ hành & Du lịch (WTTC), Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) năm 1999 đã đƣa ra định nghĩa về du lịch bền vững:
“Là loại hình du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại của du khách và của những
vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tƣơng lai.Du lịch bền vững
dẫn tới một phƣơng thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế,
xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn đƣợc sự trọn vẹn của văn hóa và mơi trƣờng sống.”
(UNWTO, 2001)
Để du lịch phát triển bền vững, cần dựa vào những cách thức tiêu dùng khác nhau
của du khách, ngày nay ngƣời ta đang khuyến khích các hình thức nhƣ: du lịch có trách
nhiệm, du lịch đúng đắn v.v
Phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trƣờng
sinh thái. Nó bảo đảm cho sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ không làm tổn hại
đến các tài ngun, mơi trƣờng và các giá trị văn hố - xã hội trong một thời gian dài.
1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội:
1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế



18

Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy, du lịch đã mang lại nguồn thu
đáng kể; góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp,
nông nghiệp, thủy sản v.v..., thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phƣơng và
quốc gia. Hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng quy mơ của du lịch là lớn.
Theo tính tốn của Hội đồng Du lịch lữ hành thế giới (WTTC), thu nhập của du lịch
bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2015 là 7,2 nghìn tỷ USD, tăng
5,4% so với năm trƣớc, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp
trực tiếp và gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm,
ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu (WTTC,
2015). Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành
xuất khẩu tại chỗ. ở rất nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở
thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái
Bình Dƣơng (PATA), hàng năm khách du lịch đem lại thu nhập cho khu vực châu á
- Thái Bình Dƣơng khoảng 35 tỷ USD (UNWTO, 2016).
Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lƣợng lớn nơng sản thực
phẩm dƣới dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ... Nhờ vậy, các địa phƣơng hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu
đƣợc ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đƣờng du lịch có
lợi hơn nhiều so với con đƣờng ngoại thƣơng. Do khách phải đến trực tiếp quốc gia
mình đi du lịch và một phần lớn đối tƣợng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lƣu trú,
ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đƣờng du lịch là
xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thƣơng khơng làm đƣợc. Ngồi ra, đối
tƣợng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lƣu niệm
v.v.... là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đƣờng ngoại thƣơng, đồng thời
tiết kiệm đƣợc các chi phí về lƣu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao
hụt do xuất khẩu.
Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Với sự gia tăng thu
nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh toán của

mỗi quốc gia. Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của


19

vùng du lịch, của một đất nƣớc. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi
và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và
của đất nƣớc. Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế của
nhiều nƣớc ngày càng tăng. Chẳng hạn, Mỹ luôn là nƣớc đứng đầu thế giới về thu
nhập từ du lịch quốc tế. Năm 2010, ngành du lịch nƣớc này mang lại nguồn thu là
70,4 tỷ USD, thì đến năm 2015 đã lên tới 90 tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha,
năm 2010 thu đƣợc 38,4 tỷ USD, thì năm 2015 con số này lên đến 58,4 tỷ USD.
Pháp năm 2010 thu đƣợc 43,2 tỷ USD, năm 2015 thu đƣợc 63,5 tỷ USD (UNWTO,
2010).
Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cƣ ở vùng du lịch mặc dù chỉ
gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, không làm thay
đổi tổng số nhƣ tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát triển của du lịch nội địa
lại sử dụng đƣợc triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời
sống của nhân dân địa phƣơng đƣợc sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du
lịch, huy động đƣợc tiền nhàn rỗi của nhân dân, đồng thời cũng là một trong những
hình thức tái sản xuất sức lao động của con ngƣời, lại vừa là biện pháp để nâng cao
kiến thức, giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho nhân dân lao động, càng làm tăng thêm
tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.
1.3.2. Về mặt xã hội
- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các
loại hình hay chương trình du lịch
Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần đáng kể
giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lƣợng lao động rất lớn, nâng cao mức sống
của ngƣời dân. Đối với nhiều ngƣời, du lịch đƣợc nhìn nhận nhƣ một nghề kinh
doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hƣớng chuyển đổi hay chuyển hƣớng sang kinh

doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi ngƣời trau dồi, bổ sung các kiến thức cần
thiết nhƣ ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử v.v...Theo tính tốn của các chun
gia du lịch, cứ một việc làm trực tiếp trong ngành du lịch sẽ tạo ra từ 1,2 - 3,3 việc
làm của ngành khác (Nguyễn Văn Hóa, 2008: 14).


20

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm tài nguyên thiên nhiên
(TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương
Để phát triển hoạt động du lich không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà
cần phải có sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch. Hoạt động
du lịch càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sá, hệ
thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trƣờng học... tại các điểm tài ngun thiên
nhiên càng cao. Những cơng trình trên khơng những chỉ phục vụ khách du lịch mà
cịn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho cộng đồng địa
phƣơng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng nơng thôn trong
trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay ở nƣớc ta
- Góp phần xóa dói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cộng đồng
Phát triển du lịch góp phần ngăn cản luồng di dân tự do từ nông thôn lên thành
phố vì du lịch đã tạo điều kiện để ngƣời nơng dân kiếm đƣợc việc làm ngay trên quê
hƣơng của mình bằng các nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch. Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân
trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát
triển du lịch sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một
vùng, của một quốc gia ngày càng văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hậu quả
đầu tiên về mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh và gia tăng các tệ
nạn xã hội nhƣ mại dâm, cờ bạc, ma túy… nếu không có sự quản lý chặt chẽ.
1.3.3. Về mặt văn hóa
- Bảo tồn, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa và nâng cao đời sống văn

hóa tính thần của cộng đồng
Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hóa truyền thống riêng, đƣợc hun
đúc từ bao đời. Sự phát triển hoạt động du lịch đã góp phần khôi phục, phát triển
nghề thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng v.v... thơng qua
nguồn thu từ du lịch. Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lƣu văn hóa
giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng.


21

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số cơng trình
kiến trúc nhƣ đền đài, miếu, chùa, cung điện đƣợc cứu khỏi sự sụp đổ. Những
loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ tuồng, chèo, ca Huế, múa cung đình có nguy
cơ bị mai một, lãng qn nhờ có du lịch nay đã đƣợc khơi phục và phát triển.
Nhƣng sự phát triển du lịch cũng đã kéo theo cả những nền văn hóa của các nƣớc
khác thơng qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống trái với thuần
phong mỹ tục, làm xói mịn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phƣơng, dân tộc…
- Góp phần vào việc hướng thiện con người, căm ghét cái ác và chống chiến tranh
Du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để các dân tộc giao lƣu văn
hóa với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại càng phát triển
càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc
phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa nhân loại, nâng cao
trí thức của con ngƣời. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn muốn đƣợc thâm nhập vào
các hoạt động văn hóa của địa phƣơng và con ngƣời địa phƣơng.
Trên cơ sở tìm hiểu, khám phá những nét độc đáo của văn hóa dân tộc đã góp
phần giúp du khách hiểu và có trách nhiệm hơn với mơi trƣờng đang sống. Từ đó,
tạo cho họ có những cảm nhận về cuộc sống trở nên nhân bản hơn. Trên giác độ
này, du lịch đã góp phần vào việc hƣớng thiện con ngƣời, căm ghét cái ác và chống
chiến tranh...
Cũng chính nhờ có du lịch mà cuộc sống cộng đồng trở nên sơi động hơn, các

nền văn hóa có điều kiện hịa nhập với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần
của con ngƣời trở nên phong phú hơn. Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp
nhằm chấn hƣng, bảo tồn, bảo tàng, phát triển những tài sản văn hóa quốc gia, sẽ
khơi phục và phát triển các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các loại hình nghệ
thuật truyền thống, các nghề thủ cơng mỹ nghệ...
1.3.4. Về mơi trường
- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và tăng giá trị của các tài nguyên văn
hóa, thiên nhiên, các khu bảo tồn, vườn quốc gia.


22

Xu hƣớng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà
không quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát triển du lịch có tác dụng
thúc đẩy cải tạo mơi trƣờng, làm cho cảnh quan, môi trƣờng sinh thái xanh, sạch,
đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia...
Là điều kiện tốt để bảo vệ các lồi động, thực vật q hiếm, bảo vệ mơi trƣờng. Bên
cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm hủy hoại, phá vỡ hệ sinh
thái môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm
cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên…Vấn đề đặt ra cho ngƣời lãnh đạo,
ngƣời quản lý, ngƣời kinh doanh là phải có chiến lƣợc phát triển du lịch đúng đắn
để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu
cực do phát triển du lịch đem lại.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong
việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên
Du lịch là ngành hoạt động địi hỏi mơi trƣờng và khoảng không rất lớn, là
yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hóa và mơi trƣờng là ngun liệu thơ của
ngành công nghiệp du lịch. Việc phát triển du lich theo đúng hƣớng sẽ tạo ra sự
quản lý và sử dụng chặt chẽ, khơng để xảy ra tình trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài

ngun vì mục đích kinh tế. Nó giúp giáo dục ngƣời đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ
cho việc bảo tồn và việc trao quyền cho các cộng đồng địa phƣơng và thúc đẩy sự
tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con ngƣời
1.4. Vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm, nhằm làm
cho cuộc sống con ngƣời ngày càng thịnh vƣợng về vật chất và văn minh về tinh
thần. Để đạt đƣợc mục tiêu cao đẹp đó, cần phải có sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ
của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp dân cƣ nhằm khai thác và sử dụng
có hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề là chiến lƣợc


23

rất quan trọng. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba ngành lớn là nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận
cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. “Sự
phát triển của ngành du lịch một mặt cho phép khai thác tiềm năng du lịch, tăng thu
nhập, tạo việc làm cho dân cƣ … Mặt khác, sự phát triển của ngành du lịch cịn góp
phần mở rộng giao lƣu, phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy,
phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ đƣợc coi là một trong những nội dung cụ thể
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian trƣớc mắt” (Nguyễn Văn Lƣu,

1998: 301)
Nhƣ vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch với vị trí là một ngành dịch
vụ sẽ kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất nhƣ sản xuất cơng
nghiệp, nơng nghiệp, góp phần hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, nâng cao đời sống nhân dân. Khi nền kinh tế phát triển lại tạo điều kiện
về chất kỹ thuật thúc đẩy du lịch phát triển mạnh hơn nữa .
1.5 Các nhân tố tác động đến phát triển ngành du lịch

1.4.1 Các nguồn lực về du lịch
Các nguồn lực du lịch là những tác nhân rất quan trọng tác động mạnh đến
phát triển du lịch. Có nhiều nguồn lực du lịch, dƣới đây là một số nguồn lực du lịch
chủ yếu.
Một là, nguồn lực thiên nhiên: Nguồn lực này bao gồm vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, rừng, núi, bờ biển, vịnh, hang động, sông, thác nƣớc,
suối, mơi trƣờng sinh thái... Cụ thể đó là sự thuận lợi do vị trí địa lý mang lại nhƣ
thơng thƣơng với các nƣớc dễ dàng, có đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hàng không là
trung tâm của những vùng kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Đây là một
nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài ngun tự nhiên thì
quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút đƣợc nhiều khách du lịch đến tham quan.
Hai là, nguồn lực nhân văn bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa,
thể hiện bằng hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tập qn, lễ
hội, các món ăn uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của


24

các tộc ngƣời mang bản sắc độc đáo còn lƣu giữ đƣợc đến ngày nay. Những nguồn
lực ấy đƣợc phân loại theo chiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện
đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với Kim tự tháp nổi tiếng; nền văn hóa
Hy Lạp cổ đại với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hóa nghệ thuật, tốn học, vật lý,
hóa học v.v..., có vai trị rất quan trọng đối với phát triển du lịch.
Ba là, dân cƣ và lao động là một nguồn lực để phát triển du lịch, bao gồm hai
yếu tố chính là ngƣời làm ra sản phẩm du lịch và ngƣời tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Thời gian nhàn rỗi và mức sống, thu nhập của ngƣời dân là điều kiện quan trọng
nhất tạo nên khối lƣợng khách du lịch. Điều kiện này phụ thuộc vào chế độ làm
việc, vào sức sản xuất, phát triển sản xuất cũng nhƣ thu nhập của ngƣời dân mỗi
quốc gia. Các chuyên gia du lịch cho rằng, ở các nƣớc kinh tế phát triển, khi thu
nhập của ngƣời dân tăng 1%, thì chi phí cho du lịch tăng 1,5%. Dân cƣ và lao động

là nguồn cung cấp lao động cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Thực tế cho thấy
việc phục vụ một khách du lịch có thể tạo ra việc làm cho 3-5 lao động (UNWTO,
2010). Với một tỷ lệ đó, rõ ràng một nƣớc muốn phát triển du lịch, phải có thị
trƣờng sức lao động tƣơng ứng. Trình độ văn hóa của ngƣời dân cũng góp phần vào
phát triển du lịch. Con ngƣời thân thiện, hiền hòa, mến khách, ứng xử văn minh lịch
sự, tạo nhiều thiện cảm cho du khách, khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp về đất
nƣớc, con ngƣời của điểm đến cho những ngƣời thân quen, có thể tạo thành làn
sóng du lịch mới. Phần lớn những ngƣời khách tham gia vào hành trình du lịch, đều
là ngƣời có trình độ văn hóa, nhất là những ngƣời đi du lịch nƣớc ngồi. Ngƣời có
trình độ văn hóa càng cao, thì nhu cầu đòi hỏi đi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất
lƣợng dịch vụ càng phải hoàn thiện và đa dạng.
Bốn là, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Đây là một nguồn lực, một
điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ sở
vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch, ngƣợc lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ
thuật và kết cấu hạ tầng bao gồm:


×