Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Vấn đề phát triển nội dung số của đài phát thanh và truyền hình vĩnh long (khảo sát tháng 6 2018 đến tháng 6 2019)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

PHAN THỊ HẢI ĐĂNG

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG SỐ CỦA ĐÀI
PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG
(Khảo sát tháng 6/2018 đến tháng 6/2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ HẢI ĐĂNG

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG SỐ CỦA ĐÀI
PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG
(Khảo sát tháng 6/2018 đến tháng 6/2019)

Chuyên ngành Báo chí học Định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01(UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học



Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS ĐINH VĂN HƢỜNG

Vĩnh Long - 2020

TS. TRẦN BẢO KHÁNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS TRẦN
BẢO KHÁNH. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ
hình thức nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Phan Thị Hải Đăng


LỜI CẢM ƠN
"Để hoàn thành đƣợc bài luận văn thạc sĩ này, tơi xin bày tỏ sự cảm
kích đặc biệt tới cố vấn của tôi, Tiến sĩ TRẦN BẢO KHÁNH - ngƣời đã định
hƣớng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, thầy cũng là ngƣời luôn cho tôi những
lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn cũng nhƣ định hƣớng
phát triển sự nghiệp. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy bằng tất cả
tấm lòng và sự biết ơn của mình.

Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cơ trong Viện đào tạo Báo chí và
Truyền thơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học quốc
gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên
ngành trong suốt thời gian học tập để tơi có đƣợc nền tảng kiến thức hỗ trợ
rất lớn cho tơi trong q trình làm luận văn thạc sĩ.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp công tác tại Đài PTTH Vĩnh Long vì
đã ln sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi tham gia và hồn thành
chƣơng trình đào tạo sau đại học, đồng thời cung cấp tƣ liệu cho tơi trong
suốt q trình làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện, đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành
và quý báu của Hội đồng Khoa học để luận văn hồn thiện tốt hơn và có ý
nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Chân thành cảm ơn."

Học viên

Phan Thị Hải Đăng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................... 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13
5. Cơ sở lý luận vàphương pháp nghiên cứu ................................................................... 13
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài .............................................................. 14
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 15

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TRIỂN NỘI DUNG SỐ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH ....................... 16
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................................... 16
1.1.1. Nội dung số ........................................................................................................ 16
1.1.2. Công nghiệp nội dung số ................................................................................... 17
1.1.3. Phát thanh và nội dung số về phát thanh ........................................................... 17
1.1.4. Truyền hình và nội dung số về truyền hình ....................................................... 20
1.2. Quan điểm phát triển nội dung số tại Việt Nam ....................................................... 24
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nội dung số ........................... 24
1.2.2. Phát triển nội dung số dưới góc nhìn từ đài PTTH Vĩnh Long ......................... 26
1.3. Tiêu chuẩn một chương trình để chuyển đổi thành nội dung số ............................... 29
1.3.1.Tiêu chí nội dung ................................................................................................ 29
1.3.2. Tiêu chí hình thức thể hiện ................................................................................ 30
1.3.3. Tiêu chí về cơng nghệ ........................................................................................ 31
1.4.Vai trị của việc phát triển nội dung số ...................................................................... 32
1.4.1. Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền ...................................................... 32
1.4.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu khán giả trên mạng internet.................................... 32
1.4.3 Khả năng đáp ứng hiệu quả kinh tế .................................................................... 34
Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................................... 36

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NỘI DUNG SỐ TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG ............................... 37
2.1.Khái quát chung về vấn đề phát triển nội dung số của Đài Phát thanh và Truyền hình
Vĩnh Long ........................................................................................................................ 37
2.1.1. Bối cảnh ra đời ................................................................................................... 37
2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống nội dung số ........................... 40
2.1.3. Cơng tác lựa chọn, biên tập chương trình trên hệ thống nội dung số ................ 43
2.1.4. Các nền tảng kĩ thuật số mà Đài PTTH Vĩnh Long tham gia phân phối nội dung48
2.2. Khảo sát việc phát triển nội dung số của Đài PTTH Vĩnh Long .............................. 61
2.2.1.Thực trạng nội dung ............................................................................................ 61
2.2.2. Thực trạng hình thức .......................................................................................... 62

2.2.3. Thực trạng về kết cấu ......................................................................................... 64
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế ............................................................................... 70
2.3.1.Thành công ......................................................................................................... 70
2.3.2.Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế ...................................................... 79

1


Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................................... 83

CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
NHẰM PHÁT TRIỂNHIỆU QUẢ NỘI DUNG SỐ Ở ĐÀI PTTH VĨNH
LONG .............................................................................................................. 84
3.1. Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn ............................................................................. 84
3.1.1. Những yêu cầu trong công tác tuyên truyền ...................................................... 84
3.1.2. Những địi hỏi từ các đối tượng cơng chúng chun biệt .................................. 85
3.1.3. Thách thức trong sự phát triển của truyền thông mới ........................................ 86
3.2. Đề xuất các giải pháp ................................................................................................ 87
3.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của việc khai thác các kênh Youtube hiện nay ...... 87
3.2.2.Giải pháp chính sách ........................................................................................... 88
3.2.3. Giải pháp nội dung ............................................................................................. 89
3.2.4.Giải pháp về con người ....................................................................................... 94
3.2.5.Giải pháp công nghệ ........................................................................................... 95
3.3. Một số khuyến nghị .................................................................................................. 96
3.3.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông ............................................................. 96
3.3.2. Đối với Đài Truyền hình Vĩnh Long ................................................................. 96
Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................................... 99

KẾT LUẬN .................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 101


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

:

Công nghệ thông tin

CNNDS

:

Công nghiệp nội dung số

HTV

:

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

OTT

:

Over the top

PTTH


:

Phát thanh - Truyền hình

THVL

:

Đài Truyền hình Vĩnh Long

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam

IPTV

:

Internet Protocol Television

3


DANH MỤC CÁC ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực nội
dung số. Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thơng ........................................................ 26
Ảnh 2.1: Hình vẽ khái qt các kênh phân phối của THVL trên các hạ tầng truyền

dẫn. Nguồn: THVL .................................................................................................... 39
Ảnh 2.2: Sơ đồ quy trình lựa chọn, biên tập của Đài PT&TH Vĩnh Long. Nguồn:
Đài PT&TH Vĩnh Long, năm 2019 ........................................................................... 44
Ảnh 2.3: Giao diện trang Thông tin điện tử của Đài Phát thanh và truyền hình
Vĩnh Long .................................................................................................................. 49
Ảnh 2.4: Giao diện Youtube Việt Nam với một số gợi ý cho ngƣời dùng ................. 53
Ảnh 2.5: Giao diện kênh Youtube VinhlongTV ......................................................... 55
Bảng 2.1: Bảng thống kê thứ hạng của các kênh youtube THVL tính theo lƣợt theo
dõi. Nguồn: Youtube.................................................................................................. 55
Bảng 2.2: Bảng thống kê thứ hạng các kênh youtube THVLtính theo lƣợt xem.
Nguồn: Youtube ......................................................................................................... 56
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số lƣợt xem trên các kênh dailymotion. Nguồn:
Dailymotion ............................................................................................................... 58
Ảnh 2.6: Giao diện Fanpage Facebook THVL, có hiển thị lƣợt like và follow.
Nguồn: Facebook ...................................................................................................... 59
Ảnh 2.7: Giao diện youtube Phim hiển thị các clip liên quan đến phim Lời nguyền
lúc 0 giờ. Nguồn: Youtube......................................................................................... 64
Bảng 2.4: Bảng thống kê các chỉ số của các kênh youtube HTV. Nguồn: Youtube . 66
Ảnh 2.8: Giao diện youtube giải trí của THVL ......................................................... 67
Ảnh 2.9: Giao diện youtube giải trí của HTV. Nguồn Youtube ............................... 68
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh từ Socialblade.com đối với HTV và THVL đối với 2
kênh tiêu biểu là phim và giải trí .............................................................................. 70
Ảnh 2.10: Thống kê số lƣợng chọn thích và khơng thích các video trên kênh THVL
Giải trí. Nguồn Youtube ............................................................................................ 72
Ảnh 2.11: Tỷ lệ độ tuổi và giới tính của ngƣời xem youtube THVL. Nguồn Youtube75
Ảnh 2.12: Top các quốc gia có tỷ lệ ngƣời xem nhiều nhất trên youtube THVL.
Nguồn Youtube .......................................................................................................... 76
Bảng 2.5: Doanh thu tổng hợp của 6 kênh youtube THVL. Nguồn: Từ hệ thống
CMS của các kênh Youtube THVL ............................................................................ 77


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chúng ta đang ở thời điểm mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và
đang diễn ra sâu, rộng trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt của đời sống xã
hội, mọi quốc gia trên thế giới. Một trong ba xu hướng chính thay đổi cách
thức tổ chức và hoạt động của các địa phương, ngành, đơn vị …trong cuộc
cách mạng công nghiệp này là ―Số hóa‖. Riêng với ngành phát thanh truyền
hình, việc ―số hố‖ được thực hiện đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật và nội dung
và là xu thế phát triển tất yếu.
Theo thống kê của Công ty We Are Social, Việt Nam có 96,96 triệu
người thì có đến 64 triệu người sử dụng Internet (chiếm 66% dân số). Mỗi
ngày, người dân Việt Nam dành 6 giờ 42 phút cho internet; trong đó, có 2 giờ
31 phút dành cho việc xem các nội dung chương trình truyền hình qua
internet. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng, Việt Nam là một thị trường đầy
tiềm năng cho các dịch vụ truyền hình trên internet và số hóa là xu hướng tất
yếu của các đài truyền hình.
Thêm vào đó, Internet bùng nổ và có tốc độ tăng trưởng người dùng
chóng mặt qua từng năm. Số liệu tổng kết vào tháng 1/2020 được thực hiện
bởi Hootsuite và We Are Social cho thấy, người dùng kết nối internet tiếp tục
phát triển với tốc độ ấn tượng trên tồn thế giới. Hiện có 4.54 tỷ người dùng
internet, chiếm tỷ lệ 59% dân số trên toàn thế giới[33].
Những con số trên cho thấy, đời sống con người hiện nay ngày càng gắn
chặt vào các thiết bị và ứng dụng công nghệ. Con người hiện đại, đặc biệt tại
các đơ thị lớn, giới trí thức, nghệ sĩ, giới trẻ, viên chức nhà nước hầu như
không thể tách rời các hoạt động của đời sống cá nhân và công việc khỏi các
thiết bị công nghệ và nền tảng số hố. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính,
hoặc mở máy tính bảng, smartphone, người dùng có thể thoả mãn mọi nhu


5


cầu của mình, từ tiếp nhận thơng tin, giao tiếp xã hội, giải trí và thực thi các
nhu cầu cá nhân. Với các điều kiện trên, khán giả khơng có nhu cầu bắt buộc
phải tìm đến các nhà cung cấp truyền thống về mặt thông tin như phát thanh
qua radio, truyền hình xem qua tivi hay đọc báo quan báo giấy. Thách thức
đặt ra với phát thanh, truyền hình, báo chí truyền thống trong thời đại số là
phải làm thế nào để giữ chân khán giả trong xu thế cạnh tranh khốc liệt như
hiện tại?
Truyền hình Vĩnh Long (sau này gọi là THVL) từng là ―ngôi sao‖ trong
hệ thống các cơ quan báo chí và truyền thơng, đặc biệt là trong lĩnh vực cả
nước. Đây là một trong số ít đài ln nằm trong top ―nghìn tỷ‖ về nguồn thu
quảng cáo. Tuy nhiên, khi phạm vi phủ sóng analog khơng cịn là một lợi thế
vì các hạ tầng truyền hình đã phát triển vượt bậc thì một câu hỏi lớn đặt ra là
làm thế nào để đài THVL tiếp tục duy trì vị thế củ mình trong làng truyền
hình. Thay đổi hay là ―chết‖ đó là quyết tâm đối với nhiều cơ quan báo chí
hiện nay, trong đó có THVL.Vậy nên, tháng 11/2014, đài Vĩnh Long tập
trung phát triển kênh Youtube của mình với nội dung là tổng hợp tất cả các
chương trình lên mơi trường Internet. Với bước đi này, Đài Vĩnh Long trở
thành đài truyền hình địa phương đầu tiên gia nhập lĩnh vực giải trí kỹ thuật
số.Trên kênh này, truyền hình Vĩnh Long đăng tải những clip quay lại, được
qua biên tập kỹ càng của các chương trình đã chiếu trên Tivi. Nhờ sức hút sẵn
có của nội dung các chương trình, các clip này thu hút tới hàng triệu - chục
triệu lượt xem, một con số tương tự như những clip của các vlogger nổi tiếng
ở Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, THVL dựa trên phân loại nội dung chương
trình, đã quyết định thành lập thêm 5 kênh youtube chuyên biệt dành cho từng
đối tượng cụ thể gồm: Kênh Youtube THVLGiaiTri, Kênh Youtube

THVLPhim, Kênh Youtube THVLTongHop, Kênh Youtube THVLCaNhac

6


và Kênh Youtube THVLThieuNhi song song với 1 kênh youtube phát thanh,
nâng tổng số kênh hiện tại trên youtube lên con số 7.
Không chỉ dừng lại ở việc phân phối nội dung lên các hạ tầng xuyên biên
giới, vào đầu năm 2018, đài PTTH Vĩnh Long còn cho ra mắt hệ sinh thái số
của riêng mình mang tên THVLi chạy cả trên nền tảng hệ điều hành web,
iOS, Android và smartTV.Bình qn có gần 2 triệu lượt xem/ngày.
Ngồi ra, trang thông tin điện tử của Đài (www.thvl.vn) là nơi cập nhật
hầu hết tất cả các chương trình thời sự, chuyên đề, lịch phát sóng, chương
trình phát thanh. Lượt xem trung bình đạt trên 17 ngàn lượt xem/ngày. Ln
nằm trong top 3 website của các đài truyền hình trong cả nước (Theo Alexa),
trong đó lượng bạn đọc trong nước chiếm khoảng 95%, ngoài nước là khoảng
5%.
Gần đây, đơn vị cũng đưa vào hoạt động của trang fanpage facebook
( như một công cụ hỗ trợ, quảng bá
cho các chương trình của Đài. Đến nay, fanpage có trên 2 triệu người theo dõi
Những thành công bước đầu nêu trên chứng tỏ hướng đi và chiến lược
dài hơi đúng đắn của Đài PTTH Vĩnh Long trong việc giữ chân khán giả và
tạo nguồn thu cho đơn vị trong bối cảnh hiện nay. Nhưng trên thực tế, hoạt
động nội dung số tại Đài THVL chưa bao giờ bao hàm cả lĩnh vực sản xuất,
mà hầu như tất cả đều tập trung vào phân phối. Cách hiểu về kinh doanh nội
dung đơn thuần là phân phối nội dung truyền hình truyền thống lên các nền
tảng số vẫn cịn tồn tại. Trong bối cảnh đó, đề tài ―Vấn đề phát triển nội dung
số của đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long‖ có tính thời sự, rất cần thiết để
nghiên cứu.Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động phát triển nội dung số của
Đài PT&TH Vĩnh Long, tác giả hy vọng sẽ đúc kết được những nội dung cơ

bản về vấn đề nội dung số, nhằm đề xuất những giải pháp để góp một tiếng
nói tâm huyết và trách nhiệm cho sự phát triển của Đài cho xứng với tiềm

7


năng, thế mạnh của một đài truyền hình mạnh về nội dung nhưng cũng gặt hái
được những kết quả kinh doanh trên thị trường nội dung số.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đề tài ―Vấn đề phát triển nội dung số của Đài Phát thanh và
truyền hình Vĩnh Long‖ trong thời gian gần đây đã có một số cơng trình có
liên quan như sau:
2.1. Sách tham khảo, giáo trình có nội dung liên quan đến vấn đề nội
dung số.
Cuốn sách Truyền hình Hiện đại - Những lát cắt 2015 - 2016 của nhóm
tác giả Bùi Chí Trung - Đinh Thị Xn Hịa . Trong cuốn sách này các tác giả
cho thấy thế kỷ XX có nhiều thứ mới mẻ, ý nghĩa và hấp dẫn, trong đó có
truyền hình. Người ta xếp truyền hình là một phát minh đã làm thay đổi căn
bản phương thức tư duy và phương thức sống của con người, góp phần làm
thay đổi thế giới rất nhiều. Sang thế kỷ XXI, với sự ra đời của những phương
thức truyền thông mới mẻ đã làm thay đổi dần cách tiếp nhận thơng tin của
cơng chúng, của khán giả truyền hình. Cơng chúng ngày càng thông minh và
họ cũng muốn được tiếp cận với những sản phẩm truyền hình thơng minh,
hiện đại hơn. Cuốn sách nêu lên những góc nhìn đa chiều về truyền hình hiện
tại, truyền hình truyền thống và đặc biệt chú tâm vào nội dung truyền hình
hiện đại, truyền hình trong tương lai.
Cuốn sách "Một số xu hướng mới của báo chí truyền thơng hiện đại" của
nhóm tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn
Đình Hậu xuất bản năm 2016. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số xu
hướng mới của báo chí truyền thơng hiện nay, với mong muốn đem đến một

cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền
thơng hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và

8


truyền thông. Đặc biệt là ở chương 2 và chương 3, cuốn sách làm rõ đặc tính
và xu hướng của truyền hình và phát thanh hiện đại trên nền tảng internet.
Về đề tài liên quan tới lý luận về truyền hình, tác giảthấy có khá nhiều
sách, giáo trình, luận văn và cả các bài viết khoa học. Các cuốn giáo trình khá
quen thuộc về truyền hình như Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng, Giáo trình
báo chí truyền hình của PGS.TS. Dương Xuân Sơn, cuốn sách Báo chí và
Truyền thông đa phương tiện của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang. Nội
dung của cuốn sách tập trung vào các vấn đề liên quan tới luận văn như: Đặc
trưng của báo chí đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện và ảnh hưởng
xã hội của chúng; xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong kỷ nguyên kỹ
thuật số … Đây đều là những thơng tin hữu ích với tác giả trong quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài của mình.
2.2. Luận văn, bài viết, tham luận có liên quan đến đề tài như:
- Luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vực nội dung số ―Chiến lược phát
triển dịch vụ nội dung số tại các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông trực
tuyến‖ của tác giả Nguyễn Mạnh Hà năm 2011 tại Trường Đại học Ngoại
thương. Tuy nhiên, đề tài này chỉ đề cập đến doanh nghiệp kinh doanh phát
hành game trong và ngoài nước và dịch vụ trên điện thoại di động.
- Luận văn thạc sĩ Báo chí học của Trần Lê Trúc Hà (bảo vệ năm 2014,
Học viện Báo chí và Tun truyền) có tiêu đề: ―Vấn đề ứng dụng đa phương
tiện trong sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở các đài phát thanh và
truyền hình miền Đông Nam Bộ‖. Luận văn nêu lên những ưu điểm, hạn chế
của việc ứng dụng các phương thức đa phương tiện trong việc sản xuất
chương trình Thời sự truyền hình ở một số Đài PTTH Miền đơng Nam bộ;

đồng thời đề xuất các giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm cải thiện chất
lượng chương trình thời sự truyền hình đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe
và đa dạng của công chúng hiện đại.

9


- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Đơng Hải Hà (thực hiện năm 2015
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) với đề tài: ―Thực trạng và những vấn
đề đặt ra đối với kênh truyền hình VTCTUBE của đài truyền hình kỹ thuật số
VTC (Khảo sát từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014)‖. Luận văn này tập trung
khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trong cơng tác lựa chọn, biên tập
chương trình và chất lượng của kênh VTCTube. Tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của kênh truyền hình này, đáp ứng u
cầu về thơng tin, tun truyền, giải trí của cơngchúng trong bối cảnh mới.
- Cùng nghiên cứu về một phần trong lĩnh vực nội dung số có Luận văn
Thạc sĩ Báo chí học của Ngơ Quang Tùng (bảo vệ năm 2015, tại Học viện
Báo chí và Tun truyền) có tiêu đề: ―Chất lượng chương trình truyền hình
trên hệ thống MobileTV của truyền hình Viettel". Luận văn khảo sát, phân
tích, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế, nguyên nhân dẫn tới thành
cơng, hạn chế của chương trình. Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trên Mobile TV
- Luận văn ―Các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ
truyền hình internet (IPTV)-NextTV của cơng ty truyền hình Viettel‖ của tác
giả Đặng Thị Ngọc Bích, bảo vệ năm 2016 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn ―Truyền hình Việt Nam với vấn đề quản lý fanpage hiện nay‖
Khảo sát các trang Fanpage:Trung tâm tin tức VTV24 của Đài truyền hình
Việt Nam; VTC1- Tin tức của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC;VNEWS Truyền hình Thơng tấn của Trung tâm Truyền hình Thơng tấn từ tháng
06/2016 đến tháng 07/2017) của tác giả Nguyễn Anh Hiển bảo vệ tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2017. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý

luận về quản lý Fanpage của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng; đánh
giá thực trạng hoạt động quản lý Fanpage của các Đài truyền hình và Trung
tâm truyền hình ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của thực
10


trạng đó cũng như đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động
trang Fanpage trên Facebook của truyền hình Việt Nam.
- Luận văn ―Phát triển sản phẩm truyền hình đa giao diện (Multi-screen)
tại đài truyền hình TP.HCM (Khảo sát năm 2017) của tác giả Nguyễn Thị
Đào Trưng, bảo vệ năm 2017 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền TPHCM.
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh sản
phẩm truyền hình đa giao diện multi-screen của Đài Truyền hình Thành phố
Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh
sản phẩm này, theo quy trình thống nhất quản lý nội dung, kĩ thuật và kinh tế.
- Luận văn ―Dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay‖ của tác
giả Đào Thị Huyền Trang, bảo vệ năm 2019 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn hệ thống cơ sở hóa các lý luận, các thực tiễn về truyền hình IPTV
tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cịn cung cấp những luận cứ
khoa học, dẫn chứng từ các kết quả nghiên cứu khảo sát để làm rõ vai trị của
truyền hình IPTV trong ngành truyền hình tại Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ ―Sản xuất nội dung số tại Đài Truyền hình Kỹ thuật
số VTC dưới góc nhìn kinh tế truyền thông‖ của tác giả Nguyễn Tuyết
Nhung, bảo vệ năm 2019 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Luận văn đã chỉ ra được, đổi mới sản xuất và kinh doanh sản phẩm số tại Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC là một nhu cầu tất yếu, nhất là trong bối cảnh
phát triển và thay đổi mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ảnh hưởng ngày
càng lớn tới đời sống của con người hiện nay. Luận văn cũng đề ra các giải
pháp để góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh nội dung số hiệu quả tại
Đài VTC, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế của Đài VTC so với các đối thủ

cạnh tranh khác …
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đều liên quan đến lĩnh vực
nội dung số. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá chỉ tập trung ở một khía

11


cạnh, một bộ phận cấu thành của nội dung số hoặc ở một đơn vị thực hiện nội
dung số khác khơng phải là THVL. Vì vậy, tác giả sẽ kế thừa, tiếp thu kiến
thức có được từ các bài viết, cơng trình nghiên cứu kể trên và qua trực tiếp
làm nghề phân tích, đúc kết thành hệ thống lý luận và thực tiễn, góp phần có
thêm kênh thơng tin để những ai quan tâm đến lĩnh vực phát triển nội dung số
tại đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long có thêm nguồn tư liệu để nghiên
cứu, ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng phát triển nội dung số
tại Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long, luận văn đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển hơn nữa lĩnh vực này cho Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh
Long trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí nói chung, vấn đề nội
dung số tại Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long nói riêng.
- Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển
nội dung số tại Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long, đặc biệt làm nổi bật
quá trình hình thành, phát triển và thành tựu đã đạt được cuả đơn vị trong thời
gian vừa qua. Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu và khuyết điểm về nội dung
và hình thức các chương trình.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa lĩnh vực nội
dung số của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long.

12


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển nội dung số của
Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát việc phát triển nội dung số tại
Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6
năm 2019
5. Cơ sở lý luận vàphƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của
chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, thơng tin và truyền
thông; các lý thuyết như: Lý thuyết thông tin và truyền thơng; Lý thuyết báo
chí học; Luật học; Tâm lý học; Xã hội học truyền thông đại chúng...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tập hợp, đọc, lập phiếu để
tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan niệm
của các nhà nghiên cứu, từ đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận. Đây là cơ sở
để tác giả hình thành nội dung chương 1 của luận văn.
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn
giải, quy nạp: Tác giả lập phiếu khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân
tích, diễn giải quy nạp trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động nội
dung số tại Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long dựa trên các tiêu chí lý

thuyết đặt ra để có được các kết quả phân tích trong luận văn. Các kết quả
khảo sát là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động lĩnh vực nội dung số ở
chương 2 và đưa ra các giải pháp, kiến nghị tại chương 3 của luận văn.

13


- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xác định rõ nội dung, mục đích,
đối tượng phỏng vấn; đưa ra các câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện cuộc
phỏng vấn nhằm lấy ý kiến từ lãnh đạo phòng, ban chịu trách nhiệm về lĩnh
vực nội dung số của Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi để thu thập thơng
tin cuả cơng chúng xem chương trình trên các hạ tầng số. Phát 200 phiếu hỏi
bằng công cụ phiếu điều tra, lấy ý kiến của Google Form. Đối tượng của mẫu
được tác giả xác định là nhóm khan giả trẻ tuổi, trung bình từ 15-35 tuổi, có
trình độ và khả năng sử dụng internet. Phương pháp sử dụng là chọn mẫu
thuận tiện
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ hơn về ―Vấn đề phát triển nội dung số của Đài Phát
thanh truyền hình Vĩnh Long‖, từ đó đi vào nhận diện tìm hiểu vấn đề, giúp
điều chỉnh, lựa chọn nội dung, hình thức truyền tải thơng tin hợp lý để nâng
cao hiệu quả hoạt động.
6.2. Giá trị thực tiễn
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu hoạt động phát triển nội dung số là đòi
hỏi cấp thiết, đúng lúc, kịp thời và thiết thực, phục vụ đắc lực cho cơng tác
lãnh đạo của các cơ quan báo chí nói chung và Đài Phát thanh truyền hình
Vĩnh Long nói riêng. Luận văn đóng góp một phần về mặt lý luận trong việc
nhận diện hoạt động phát triển nội dung số, đưa ra các tiêu chí đánh giá, yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại Đài Phát thanh truyền hình. Luận văn

cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo về báo chí và
truyền thơng, nhất là về vấn đề phát triển nội dung số của các Đài Phát thanh
truyền hình tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

14


Từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động lĩnh vực nội dung số tại một cơ
quan báo chí cụ thể, luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí
đã, đang và sẽ thực hiện hoạt động này trong tương lai. Từ đó, giúp các cơ
quan báo chí có thể vận dụng, tổ chức thực hiện có hiệu quả vấn đề nội dung
số tại đơn vị mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Mục lục,
nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về phát triển nội dung số trong
lĩnh vực truyền hình
Chương 2: Thực trạng phát triển nội dung số của Đài Phát thanh truyền hình
Vĩnh Long
Chương 3: Vấn đề đặt ra và một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển
hiệu quả nội dung số ở Đài PTTH Vĩnh Long
Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo các chƣơng nói trên

15


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN NỘI DUNG SỐ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Nội dung số

Nội dung số là khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại bùng nổ
thông tin hiện nay. Tuy nhiên, hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về
khái niệm này.
Theo Từ điển tiếng Việt, ―nội dung‖ là mặt bên trong của sự vật, cái
được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện [29, tr. 950]. Cịn ―số hóa‖ nghĩa là
chuyển cách biểu diễn tín hiệu (âm thanh, hình ảnh, xung điện…) sang dạng
số [29, tr. 1108]. Như vậy có thể hiểu, nội dung số là nội dung tồn tại dưới
dạng dữ liệu số mà người dùng có thể đọc, nghe, xem và tải về được bằng
thiết bị điện tử
Theo Liên minh viễn thông thế giới (ITU), khái niệm nội dung số hiện
nay rất rộng lớn, bao gồm tất cả các hình thức text (chữ), đồ họa, hình ảnh,
nhạc, video, streamlive và thực tế ảo, thực tế tăng cường và tất cả nội dung
này được phân phối bởi tất cả người dùng Internet cũng như các tổ chức,
doanh nghiệp.
Khái niệm về nội dung số cũng được trình bày trong một số văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua.
Khoản 11, điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định sản phẩm nội
dung số là ―sản phẩm nội dung, thơng tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh,
âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi
trường mạng‖. [25]
Sau khi tham khảo qua một số định nghĩa về nội dung số, có thể rút ra
một định nghĩa riêng được sử dụng trong luận văn này. ―Nội dung số‖ trong
lĩnh vực truyền hình là tất cả những sản phẩm như video, âm thanh, hình ảnh

16


được truyền tải và lưu trữ trong môi trường internet. Khi tham gia vào lĩnh
vực nội dung số, các đài truyền hình, sau khi đã phát sóng những sản phẩm
của mình trên các kênh sóng thì cịn phân phối chúng sang môi trường

internet với đối tượng khán giả và cách thức tiếp cận khác hẳn so với truyền
hình truyền thống.
1.1.2. Công nghiệp nội dung số
Xét về lý luận và thực tiễn, việc triển khai sản xuất, cung cấp và kinh
doanh các dịch vụ nội dung số ở mức chuyên sâu và đạt được quy mơ lớn sẽ
hình thành nên ngành công nghiệp nội dung số.
Tại hội thảo "WTO - cơ hội và thách thức cho công nghiệp, công nghệ
thông tin – truyền thông Việt Nam‖ năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông
cho rằng: ―Công nghiệp nội dung số (CNNDS) là ngành giao thoa giữa 3
nhóm ngành: cơng nghệ thơng tin (CNTT), viễn thông và ngành sản xuất nội
dung. Công nghiệp nội dung số là ngành thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ,
phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và dịch vụ liên quan. Nó bao
gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung
giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội
dung cho mạng di động, giải trí số (trị chơi trực tuyến, trò chơi tương tác),
thương mại điện tử…‖.[2]
1.1.3. Phát thanh và nội dung số về phát thanh
* Khái niệm phát thanh
Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền thanh, truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của
đối tượng tiếp nhận [29, tr.75]
Theo Từ điển Tiếng Việt, phát thanh là phát và truyền đi âm thanh bằng
song vô tuyến điện [29, tr987]

17


Phát thanh sử dụng phương tiện chuyển tải thông tin duy nhất là âm
thanh tổng hợp gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính
giác đối tượng tiếp nhận. Có thể mơ hình hóa phương thức tác động của báo

phát thanh:
S ↔ M ↔ C ↔ R ↔ E và E → S
Đây là mơ hình truyền thơng chung nhất. Trong lĩnh vực phát thanh, có
thể diễn giải ngắn gọn quy trình này như sau: Thơng qua kênh phát thanh (C:
Chanel), một thông điệp (M: message) sẽ được chuyển tải từ nguồn phát (S:
Source) đến người nghe (R: Receiver). Thơng điệp sẽ có tác động (E: Effect)
đến người tiếp nhận và họ có thể phản hồi, tác động trở lại đối với nguồn
phát.
Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, phát thanh khơng chỉ phát
sóng bằng kỹ thuật sóng điện từ, mà cịn phát sóng qua vệ tinh, phát trên
mạng internet.
Trong tương quan so sánh với cách thức thơng tin của các loại hình báo
chí khác như báo in, truyền hình, báo mạng, phát thanh có những đặc thù nổi
bật là chỉ tiếp nhận bằng thính giác. Thính giả có thể vừa làm việc, vừa nghe
đài. Bằng phương thức sử dụng âm thanh tổng hợp để đưa thơng tin trực tiếp
tới tai người nghe, phát thanh có khả năng kích thích trí tưởng tượng vĩ
đại của thính giả. Nhưng phương thức tiếp nhận lời nói bằng thính giác cũng
vấp phải những hạn chế nhất định. Trước hết là tính thoảng qua của thơng
tin. Cũng vì tính thoảng qua, nên mật độ thông tin đọng lại trong tâm trí người
nghe khơng nhiều. Theo điều tra của Đài Phát thanh Mat-xcơ-va: Nếu nói 1-3
phút, người nghe tiếp nhận 100% lượng thông tin; từ 4-5 phút: 80%, và từ 6-8
phút: chỉ còn 60% [7, tr.21].Thứ hai, dòng tin phát thanh dễ bị đứt đoạn, gãy
khúc do người nghe dễ bị xao nhãng. Thứ ba, thính giả chỉ có thể tiếp nhận
được thơng tin với cách nói và tốc độ nói phù hợp. Nếu nhà báo nói quá

18


nhanh hay q chậm, nếu cách nói khơng truyền cảm, lôi cuốn, nếu từ ngữ sử
dụng không đúng, không hay, thì tai thính giả sẽ ―đóng‖ lại.

* Nội dung số về phát thanh
Khi xu hướng số hóa phát triển mạnh, các đài phát thanh hiện nay cũng
đã và đang chuyển đổi sang cơng nghệ số và coi đó là xu hướng tất yếu từ
khâu thu thập thông tin đến khâu sản xuất chương trình, truyền âm, khống
chế, lưu trữ âm thanh, truyền dẫn và phát sóng... giúp nâng cao hiệu quả lao
động, chất lượng công việc và chất lượng phục vụ.
Khi Internet và mạng xã hội phát triển, phát thanh đã phát huy những
lợi thế để thực hiện những phương thức phát sóng trực tuyến, on-demand,
podcast, livestream... tạo ra những ―đài phát thanh không cần ăng-ten‖, đáp
ứng nhu cầu nghe theo yêu cầu, nghe bất cứ lúc nào, nghe bất cứ cái gì và có
thể ―nhìn‖ thấy phát thanh... Các đài phát thanh cũng đã tạo ứng dụng (APP)
trên điện thoại thông minh để công chúng chỉ một cái ―click‖ có thể nghe
được chương trình của các đài phát thanh... khơng giới hạn về địa lý, thời
gian, văn hóa hay ngơn ngữ.
Xu hướng này sẽ cịn một thời gian nữa mới có thể bùng nổ trên thế
giới và sẽ tập trung trước tiên ở các thị trường báo chí phát triển vốn đã có
nền tảng hạ tầng cơng nghệ tốt, nhưng phát thanh truyền thống bắt buộc phải
hướng đến công nghệ số, áp dụng công nghệ số để mở rộng diện phủ sóng,
thu hút thêm các thành phần thính giả trẻ vốn gắn chặt với thiết bị công nghệ,
tăng chất lượng phục vụ cộng đồng và giảm chi phí hoạt động. Phát thanh
khơng chỉ cịn giới hạn trong việc nghe đài trên các làn sóng FM mà cịn phải
là tương tác trên web và trên mạng xã hội. Việc phát triển theo xu hướng này
cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo hướng đa nền tảng, trong đó nền tảng
di động là ưu tiên bởi trong năm 2016, các nền tảng di động (điện thoại thơng
minh, máy tính bảng) chính thức vượt qua máy vi tính để bàn để trở thành

19


cơng cụ truy cập internetlớn nhất của người dùng internettồn cầu (51,3%

truy cập internetqua điện thoại thông minh và máy tính bảng và 48,7% qua
máy tính để bàn).
1.1.4. Truyền hình và nội dung số về truyền hình
* Khái niệm truyền hình
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và
tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ ―Tele‖ có nghĩa là ''ở xa'' cịn ―videre‖ là
''thấy được'', cịn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại
―Televidere‖ có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là ―Television‖, tiếng
Pháp là ―Television‖, tiếng Nga gọi là ―Tелевидение‖. Như vậy, dù có phát
triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một
nghĩa.
Theo Từ điển Tiếng Việt, truyền hình là truyền hình ảnh, thường có
cả âm thanh đi xa [29, tr 1346]
Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải thì truyền hình là quá trình biến đổi
từ năng lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng
điện, nguồn tín hiệu điện được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến
đổi thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem vì vậy mà
thu nhận được hình ảnh.
Xét về mặt nội dung, truyền hình là loại hình truyền thơng mà thơng
điệp được truyền trong khơng gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho
người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.
Với hình ảnh chân thực và âm thanh sống động, truyền hình là một
phương tiện truyền thông đại chúng chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế kỷ XX.
Trên thế giới, hình ảnh gia đình gồm cha mẹ, con cái cùng nhau tụ tập quanh
chiếc tivi để cùng xem truyền hình trở nên khá quen thuộc, được tái hiện
trong nhiều ấn phẩm quảng bá về truyền hình. Truyền hình cuối thế kỷ XX đã

20



giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu thơng tin, giải trí, nâng cao
văn hóa, trải nghiệm thế giới của đại chúng và được xem là vị thống sối của
các phương tiện truyền thơng.
Nội dung số của truyền hình
Theo tác giả cuốn Truyền hình hiện đại – Những lát cắt 2015-2016,
Truyền hình số là việc truyền dẫn âm thanh và hình ảnh được phát bằng
những tín hiệu đã được mã hóa, đối lập hồn tồn với truyền hình analog.
Trong khi truyền hình analog được truyền tín hiệu qua dây cáp hoặc ăng ten
thì muốn xem truyền hình số, khán giả phải có bộ giải mã riêng. Truyền hình
số là một cơng nghệ tiên tiến có khả năng cung cấp số lượng kênh truyền hình
lớn hơn với chất lượng cao hơn và nội dung chuyên biệt hơn rất nhiều. Rất
nhiều quốc gia trên thế giới đã thay thế truyền hình analog thơng thường bằng
truyền hình số. Đây được coi là xu hướng phát triển tất yếu của truyền hình
trên tồn thế giới. [40, trang21]
Theo Bộ thơng tin và Truyền thơng, truyền hình số là cơng nghệ truyền
hình mới cho phép truyền 20 kênh truyền hình với chất lượng hình ảnh và âm
thanh cao hơn trên một kênh tần số (cơng nghệ truyền hình tương tự chỉ cho
phép truyền được một kênh chương trình có chất lượng hạn chế. Trong truyền
hình số, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được truyền dẫn, phát sóng dưới dạng
dịng dữ liệu số đã được xử lý. Truyền hình số sử dụng phương thức phát
sóng mặt đất được gọi là truyền hình số mặt đất [4]
Truyền hình số có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ
hồn tồn hiên tượng nhiễu – vốn là nhược điểm của truyền hình analog thơng
thường, loại bỏ ảnh hưởng của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng
nhiễu phát ra máy vi tính, mơ tơ điện, sấm sét…[40, trang23]
Theo ơng Phan Quang Tuấn, Phó tổng giám đốc SCTV, số hóa truyền
hình là một xu hướng tất yếu, bởi khi nhu cầu thưởng thức truyền hình của

21



×