Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.48 KB, 27 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Vài nét về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát
triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi
hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân
hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Từ 3500 năm trước công nguyên trở về trước, có rất ít tư liệu về hoạt động của
một cái gì mang tính chất giống như ngân hàng. Thời gian này cho đến năm
1800 BC, nghĩa là trước cuộc chiến tranh thành Troa (1500 – 1000 năm BC), tư
liệu cho biết là đã có một vài hoạt động mang tính chất khá tương tự như một số
hoạt động của ngân hàng. Lịch sử gọi đây là “giai đoạn của ngân hàng sơ khai”,
nó ra đời khi các thiết chế tổ chức xã hội bắt đầu hình thành. Ngân hàng vào
thời gian này chưa có tên. Hoạt động của ngân hàng sơ khai này gồm có: bảo
quản, giữ hộ tiền và đổi tiền hưởng hoa hồng. Nhà thờ thường có quyền thế và
thợ vàng trở thành những nơi cất giữ tài sản của cải cho công chúng. Hoạt động
của chúng mang hình thích như những “tiệm cầm đồ”. Ngân hàng sơ khai với
những bản quyết toán đơn giản trong đó, dự trữ cuối kỳ luôn luôn bằng tổng các
khoản ký gửi, được gọi là trung tính trong cung ứng tiền, vì không có một đồng
tiền mới nào được tạo ra từ hoạt động ngân hàng. Dự trữ tiền mặt trong kho như
thế gọi là dự trữ 100%. Ngân hàng ở các giai đoạn sau không dự trữ (reservers)
đến mức thế.
Một cách thụ động theo sự thúc đẩy của nhu cầu thương mại và trao đổi,
các ngân hàng hoạt động như trên cho đến thời La Mã. Năm 323 trước công
nguyên sau cái chết của Alexander Macedoine, đế quốc Hy Lạp tan rã mở ra
thời kì La Mã thống trị Hy Lạp về mặt quân sự và chính trị, nhưng lại bị người
Hy Lạp với đời sống và tổ chức xã hội cao hơn đồng hoá về mặt văn hoá. Người
ta gọi đây là thời kỳ “Hy Lạp hoá”, người La Mã mang văn hoá Hy Lạp về đế
quốc của họ củng cố vào văn hoá bản địa. Nghệ thuật ngân hàng sơ khai cũng
được mang theo về La Mã và trước Thiên Chúa giáng sinh hoạt động này được


gọi là “Ngân hàng”. Tên gọi đó được tiếp tục giữ và phát triển cho đến ngày
nay. Từ ngân hàng (Bank) xuất phát từ chữ La tinh là Bancus – Bancus là chiếc
bàn dài, có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đớ
sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. Cả tên gọi
và hoạt động ngân hàng bắt đầu phát triển từ đế quốc La Mã cho đến thế kỷ thứ
V sau công nguyên.
Trong vòng năm thế kỷ - từ thế kỷ thứ V cho đến thế kỷ thứ X, nhiều hoạt
động mới được áp dụng khiến cho ngân hàng vào thế kỷ X đã rất tiến bộ so với
ngân hàng sơ khai và người ta gọi đây là “ giai đoạn phát triển thứ hai” của lịch
sử phát triển ngân hàng. Có những bước tiến về mặt nghiệp vụ ngân hàng: Ngân
hàng bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ qua số liệu tài khoản.
Ngân hàng áp dụng phương pháp bù trừ, và nghiệp vụ giải ngân , tức là chuyển
tiền từ nơi này đi nơi khác cũng được áp dụng...
Ngân hàng đã bước vào giai đoạn ba gắn khá chặt với việc tạo ra “tiền
ngân hàng”. Ngân hàng từ thế kỷ XVII đã có cách tạo ra tiền của nó và dự trữ là
mối dây liên quan đến chu trình này. Các chứng thư do ngân hàng phát ra (như
Séc ngày nay) từ xa xưa đã được chấp nhận như phương tiện thanh toán trong
giao dịch và trao đổi. Ngân hàng thời Trung cổ hay ngân hàng Amsterdam
(1609 – 1891) vào thế kỷ XVII với việc phát ra 100 tiền ngân hàng thay thế cho
việc cất kỹ 100 tiền vàng do nhà nước đúc ra lưu hành, không tạo thêm được
đồng tiền nào vào nền kinh tế. Việc cất tiền mặt như thế gọi là “dự trữ tiền mặt
100%”. Ngân hàng hoạt động như thế gọi là có “tác động trung tính” đối với
lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
Một ngân hàng vào cuối thế kỷ XVII không hành động như thế. Nó tạo ra
tiền và kể cả rủi ro khi nó không giữ đủ 100 đồng của khách hàng đã gửi trong
kho, mà tìm cách cho vay một ít. Vì tiền ngân hàng từ đầu thế kỷ XVII đã được
chấp nhận trong thanh toán như là tiền mặt, quá trình tạo tiền ngân hàng ảnh
hưởng sâu sắc tới tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế.
Từ năm 1609 – 1694 các ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có
hiệu lực pháp lý như nhau trong lưu thông. Tình trạng được phát hành tiền ngân

hàng bị lạm dụng. Các Nhà nước bắt đầu có ý thức “can thiệp vào hoạt động
ngân hàng” để hạn chế việc phát hành. Chỉ sau khi Chính phủ giới hạn quyền
phát hành tiền tệ về một ngân hàng vào cuối thế kỷ XVII, khoảng cách giữa các
ngân hàng bắt đầu phát sinh: đó là việc chỉ có một ngân hàng duy nhất được
phát hành tiền, trong khi những ngân hàng còn lại thì không. Từ đó, các ngân
hàng còn lại chỉ làm nhiệm vụ những “trung gian tài chính” giữa những người
cho vay và những người vay tiền trong nền kinh tế, trong khi ngân hàng độc
quyền phát hành đã trở thành Ngân hàng Trung ương, nó hoàn toàn biệt lập với
công chúng. Mọi hoạt động của nó đều thông qua những định chế trung gian và
Chính phủ để lan ra công chúng. Từ nguyên nhân này, những ngân hàng còn lại
trong nền kinh tế được gọi là “ngân hàng trung gian”.
1.1.2. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12
tháng 12 năm 2007, định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn
định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền
gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động của ngân hàng vì khái
niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc
hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà Nước định nghĩa: “Hoạt
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán”.
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình

thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng thương mại sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh
thu lợi nhuận. Các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
- Hoạt động cấp tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các
hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,
cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi,
và cho vay theo hạn mức tín dụng, và hạn mức tín dụng dự phòng…Trong các
hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng
lớn nhất.
- Góp vốn mua cổ phần
Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,
mua cổ phần các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn,
mua cổ phần và liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng
liên doanh.
- Tham gia thị trường tiền tệ
Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị
trường tiền tệ.
- Kinh doanh ngoại hối
Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công
ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị
trường quốc tế.

1.1.3.3. Hoạt động trung gian
Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các dịch vụ
bao gồm: dịch vụ thanh toán, uỷ thác và nhận uỷ thác, cung ứng dịch vụ bảo
hiểm và tư vấn tài chính.
- Dịch vụ thanh toán
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua
ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và
ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua
Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại
Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi
dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài
khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở
của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán của NHTM bao gồm các hoạt
động sau:
+) Cung cấp các phương tiện thanh toán.
+) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+) Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác nhau theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
+) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
+) Thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng.
+) Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
+) Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
- Uỷ thác và nhận uỷ thác
Ngân hàng thương mại được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý.

- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập
công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của
pháp luật.
- Tư vấn tài chính
Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ
cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn
trực thuộc ngân hàng.
1.1.4. Vai trò của Ngân hàng thương mại
1.1.4.1. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập
và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh
nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức
huy động vốn khác nhau, tuy nhiên vốn vay ngân hàng là một trong những
nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp mà
còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các
doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương
mại cung cấp. Không có một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc
không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững
chắc trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay
ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh,
đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của
doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp
thông qua các dịch vụ thanh toán: dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế,
dịch vụ thu hộ, chi hộ…giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi
phí, đặc biệt trong thanh toán xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và cớ sự
phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
1.1.4.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính

quan trọng nhất. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu
dùng, hầu hết các doanh nghiệp và kể cả các cơ quan chính quyền. Ngân hàng
còn là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Trên
thực tế, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội, vai trò của ngân hàng ngày càng lớn, thể hiện qua:
- Vai trò thực thi chính sách tiền tệ: Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về
Ngân hàng Trung ương; để thực thi các chính sách tiền tệ đó phải sử dụng các
công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín
dụng...Chính các Ngân hàng thương mại là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp
của những công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp
các tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối
trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách ti tiền tệ đến khu vực phi
ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua Ngân hàng thương mại và
các định chế tài chính trung gian khác, tình hình, sản lượng, giá cả, công ăn việc
làm, nhu cầu tiền mặt...của nền kinh tế được phản hồi về cho Ngân hàng Trung
ương để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có những chính sách điều tiết
thích hợp với từng tình hình cụ thể. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ
chức và các chủ thể kinh tế. Trong quá trình hoạt động đó, ngân hàng thương
mại thực hiện vai trò tham gia điều tiết kinh tế vi mô đối với nền kinh tế thông
qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan hệ giữa ngân hàng thương
mại đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, thanh toán
không dùng tiền mặt... đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được
bình thường. Vai trò điều tiết nền kinh tế vi mô của ngân hàng Thương mại
được thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút khối lượng tiền mặt từ trong nền kinh
tế vào Ngân hàng thương mại, đồng thời ngân hàng thương mại cũng cung ứng
tiền mặt theo nhu cầu khi các doanh nghiệp rút tiền mặt từ tài khoản của mình
để trả lương cho công nhân viên chức, trả tiền mua nguyên vật liệu, thu mua
hàng hoá..., khi công chúng rút tiền gởi để chi dùng cho những nhu cầu của
mình. Quá trình thu nhận và cung ứng khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế đã

tạo ra mối quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ trong từng khu
vực.
Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và tiền tệ, ngân
hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác, trong nền kinh tế.
Đây là những dịch vụ trung gian, tạo cho ngân hàng thương mại những nguồn
lợi đáng kể, góp phần tăng thêm các khoản thu nhập cho ngân hàng thương mại,
đồng thời cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và
thoả mãn các yêu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh
tế. Với tư cách là trung gian thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương
mại đã giúp các chủ thể tham gia thanh toán, tiết kiệm chi phí trong mua bán
hàng hoá, cung ứng và tiếp nhận các dịch vụ, tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp
cho doanh nghiệp thu hồi tiền bán hàng nhanh để tiếp tục quá trình luân chuyển
vốn tiếp theo, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp..., từ đó đảm bảo
quyền lợi của người mua và người bán, đảm bảo an toàn và đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn, góp phần tạo nên văn hoá tiền tệ cho xã hội.
- Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền
của Ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô thuộc
về Ngân hàng Trung ương. Chức năng này thể hiện trên hai mặt:
Thứ nhất, tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và soạn
thảo chính sách tiền tệ. Với chức năng và vai trò của mình, Ngân hàng Trung
ương có đủ điều kiện thiết lập một kế hoạch tổng thể về việc phân bổ, sử dụng
các nguồn lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, từ đó Ngân hàng Trung ương trở
thành một trong những trung tâm điều độ, mà sự phát triển của nền kinh tế phụ
thuộc rất lớn vào trung tâm điều độ này. Chính sách tiền tệ là loại công cụ của
chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và quy
luật vận động của nó. Nhưng Ngân hàng Trung ương không trực tiếp giao dịch
với công chúng, do đó phải dựa vào thông tin phản hồi từ các định chế tài chính
trung gian để làm căn cứ soạn thảo chính sách tiền tệ. Như vậy, rõ ràng là nếu
không có hệ thống Ngân hàng thương mại cung cấp, thì việc hoạch định chiến

lược và soạn thảo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sẽ không hoàn
hảo.
Thứ hai, chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ Ngân hàng Trung
ương, lan ra đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động dây
chuyền của hệ thống ngân hàng trung gian và các tổ chức tài chính trong nước.
Như vậy, nếu không có sự chấp hành của hệ thống ngân hàng trung gian thì mục
đích và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sẽ không thực hiện được.
Trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử
dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, mà trước hết là
trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Các công cụ này là những thao tác hoạt
động của Ngân hàng Trung ương. Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của
Ngân hàng Trung ương đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ của
chính sách tiền tệ đã vạch ra.
Sự điều tiết tiền tệ (bao gồm chính sách tiền tệ và các công cụ của nó) có
thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh tế
quốc gia từ vĩ mô đến vi mô. Một nội dung quan trọng của điều tiết tiền tệ là
điều hoà khối tiền tệ. Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc
tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một khả năng kỳ bí
của hệ thống ngân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định
tiền tệ. Do việc phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, nên có việc phân
chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung ương (giấy bạc hay tiền mặt) và tiền
ngân hàng (tiền ghi sổ, bút tệ). Tiền trung ương là tiền do Ngân hàng Trung
ương độc quyền phát hành. Tiền ngân hàng là tiền do các ngân hàng thương mại
tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền trên các
khoản thanh toán sec. Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự

×