GIÁO ÁN MƠN TIẾNG VIỆT LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
TẬP ĐỌC
KIẾN EM ĐI HỌC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
Hiểu nội dung câu chuyện vui: Kiến em rất buồn vì thầy giáo chế chữ kiến q nhỏ,
thầy khơng đọc được. Thì ra thầy giáo của kiến em là thầy voi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, máy chiếu.
Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Thầy giáo; trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn HS rất thích
thầy giáo của mình?
B. DẠY BÀI MỚI
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. Chọn 1 trong 2 cách
a) Nghe hát hoặc hát bài Ngày đầu tiên đi học (Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện).
b) Thảo luận nhóm: Nói về ngày đầu tiên em đi học:
Ngày đầu tiên em đến trường là ngày nào? Ấn tượng rõ nhất của ngày đầu em đến
trường là ai, là cái gì? Ấn tượng đó là vui hay buồn? Về nhà em đã kể những gì cho
người thân nghe về ngày đầu đi học?
GV nhận xét khích lệ, khơng kết luận đúng sai.
1.2. Giới thiệu bài
Các em sẽ đọc câu chuyện về ngày đầu đến trường của một chú kiến. Chú kiến trong
truyện này rất thích đi học. Bố mẹ mua cho kiến mọi thứ để chú đến trường.
HS quan sát tranh: Tranh vẽ kiến và cặp sách. Trong tranh, kiến bé tí tẹo, cịn thầy giáo
voi to khổng lồ. Thầy voi đeo kính, nằm rạp xuống mặt đất, giương kính hiển vi lên soi
thứ gì đó dưới đất. Khơng rõ có chuyện gì xảy ra mà ngày đầu từ trường trở về, kiến
rất buồn.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng kể chậm, nhẹ nhàng. Lời kiến anh ân cần, lời kiến em buồn tủi.
Kết thúc truyện, GV bình luận: Thì ra thầy giáo của kiến là thầy voi. Voi thì q to.
Kiến thì q bé. Thảo nào thầy bảo khơng đọc được chữ của kiến.
b) Luyện đọc từ ngữ: buồn lắm, ồ lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên,...
c) Luyện đọc câu
GV: Bài đọc có mấy câu? (11 câu).
HS đọc vỡ từng câu.
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). GV sửa lỗi phát âm cho HS. Nhắc HS nghỉ
hơi đúng ở câu: Thầy nằm sát đất, giường kính lên / cũng khơng đọc được.
TIẾT 2
d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 6 câu); thi đọc cả bài (theo cặp / tơ). Cuối cùng, 1 HS
đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các phương án trả lời.
HS suy nghĩ, chọn ý trả lời đúng, ý mình thích.
GV (câu hỏi 1): Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn? /HS: Vì thầy chê chữ kiến
em nhỏ q.
GV (câu hỏi 2): Nếu em là kiến anh, em sẽ làm gì? / HS có thể chọn ý bất kì. VD: HS
1 (chọn ý a): Nói với mẹ xin chuyển kiến em sang lớp của thầy kiến.
GV (nêu lại câu hỏi 2, mời HS 2). / HS 2 (có thể chọn ý b): Khun em đừng buồn vì
thầy là voi thì khơng đọc được chữ của kiến.
GV (nêu lại câu hỏi 2, mời HS 3) / HS 3 (có thể nêu ý kiến khác). VD: Nói với kiến
em: Anh sẽ dẫn em đến học lớp cơ giáo ong. Cơ giáo ong chắc chắn sẽ đọc được chữ
của em. Rồi em sẽ thấy đi học rất vui thơi.
* Có thể tổ chức cho HS lớp 1 tập tranh luận theo câu hỏi 2, vì 2 phương án trả lời mà
SGK nêu ra đều có lý; ngồi ra, HS cịn có thể đưa ra phương án khác.
Các bước tiến hành như sau: .
GV đọc và giải thích YC của BT: Mỗi người có thể đưa ra cách giải quyết của mình.
Cần trao đổi, tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời thuyết phục nhau, làm
sáng tỏ vấn đề.
Hình thành các nhóm theo 3 gợi ý của SGK: Nhóm đề nghị chuyển kiến em đến một
lớp phù hợp hơn; Nhóm an ủi kiến em đừng buồn; Nhóm có ý kiến khác. Có thể tập
hợp nhóm như sau: một HS giơ tấm biển ghi ý kiến (ví dụ: Chuyển lớp, An ủi hay Ý
kiến khác), HS tán thành ý kiến nào thì ngồi vào nhóm ấy.
Các nhóm trao đổi, lập luận để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, phản bác ý kiến của
nhóm bạn. GV tơn trọng quan điểm riêng của HS, hướng dẫn và giúp đỡ từng nhóm.
Các nhóm cử đại diện tham gia tranh luận. Có thể tổ chức tranh luận theo cách sau:
+ Trước hết, đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Ví dụ, nhóm đề nghị
Chuyển lớp có thể lập luận: “Kiến thì phải học lớp của kiến. Thầy kiến đọc được chữ
kiến thì mới giúp kiến em tiến bộ được”.Nhóm An ủi lập luận: "Nên động viên để kiến
em tự tin. Kiến em học cùng các lồi khác thì sẽ biết thêm nhiều điều mới lạ”.Nhóm
thứ 3 có thể nói: “Nên đề nghị nhà trường mua máy chiếu hắt để phóng to chữ của
kiến em”.
+ Đại diện của nhóm có ý kiến khác biệt tranh luận. Ví dụ, nhóm Chuyển lớp tranh
luận với nhóm An ủi: “Dù thầy voi quan tâm đến kiến thì thấy cũng khơng đọc được
chữ của kiến, do đó khơng giúp kiến em tiến bộ được”. Nhóm An ủi tranh luận với
nhóm Chuyển lớp: “Chưa chắc đã có lớp học riêng của kiến; hoặc có nhưng lớp ấy
xa”.
Sau mỗi cuộc tranh luận, cả lớp cùng GV nhận xét, đánh giá. GV phát hiện, biểu
dương những ý kiến hay để khuyến khích HS phát huy sự tự tin và năng lực lập luận.
GV (câu hỏi 3): Nói lời kiến em xin phép mẹ cho chuyển sang lớp của thầy kiến. (VD:
“Mẹ ơi, con xin phép mẹ cho con chuyển sang lớp của thầy giáo kiến nhé. Vì thầy giáo
voi khơng đọc được chữ của con”./ “Mẹ ơi, mẹ xin phép thầy giáo voi cho con chuyển
sang lớp của thầy giáo kiến nhé. Thầy giáo kiến mới đọc được chữ của con mẹ ạ”./...).
2.3. Luyện đọc lại (theo vai)
1 tốp (3 HS) làm mẫu: đọc theo 3 vai (người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em).
2 tốp thi đọc truyện theo vai. GV khen tốp đọc hay. Tiêu chí: (1) Mỗi bạn đều đọc
đúng vai, đúng lượt lời. (2) Đọc đúng từ, câu. (3) Đọc rõ ràng, biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dị
Chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người thân.
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết tơ chữ viết hoa C theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
Viết đúng các từ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ q, thầy chê bằng
kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí: đưa
bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu (hoặc bảng phụ) để chiếu / viết mẫu chữ viết hoa C đặt trong khung chữ;
từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
1 HS cầm que chỉ, tơ đúng quy trình viết chữ viết hoa B đã học.
GV kiểm tra HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
GV chiếu lên bảng chữ in hoa C (hoặc gắn bìa chữ in hoa C), hỏi HS: Đây là mẫu chữ
gì? / HS: Đây là mẫu chữ in hoa C.
GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ C in hoa và viết hoa. Hơm nay, các em sẽ học tơ
chữ viết hoa C (chỉ khác C in hoa ở các nét uốn mềm mại) và luyện viết các từ ngữ, câu
ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Tơ chữ viết hoa C
GV dùng máy chiếu hoặc bìa chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách
tơ chữ (kết hợp mơ tả và cầm que chỉ “tơ” theo từng nét để HS theo dõi): Chữ viết hoa
C gồm 1 nét có sự kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau. Đặt
bút trên ĐK 6, tơ nét cong dưới rồi chuyển hướng tơ tiếp nét cong trái, tạo vịng xoắn to
ở đầu chữ, phần cuối nét lượn vào trong.
HS tơ chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
HS đọc từ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ): buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ q...
GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái (b, h, k: cao 2,5 li; q: cao 2 li);
khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu
thanh.
HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, hồn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dị
GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
Dặn HS hồn thiện bưu thiếp đã làm và khơng qn mang đến lớp để tham gia trưng
bày bưu thiếp trong tiết tới.