Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
MƠN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Đề tài:
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI

Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Thị Quế

Người thực hiện: TRỊNH HÀ PHƯƠNG

Hà Nội, tháng 6 – năm 2017


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản – Nhật Bổnlà một quốc gia hải đảo Đơng Á. Nằm trên
biển Thái Bình Dương, điều kiện tự nhiên của Nhật Bản thua kém các quốc gia
trong khu vực rất nhiều: khoảng 70 – 80% diện tích Nhật Bản là đồi núi, khơng
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn; nhiều
thiên tai như động đất, sóng thần xảy ra hàng năm...Với điều kiện khách quan
như vậy, Nhật Bản gặp cơ số những khó khăn và thách thức. Thế nhưng giờ đây,
Nhật Bản đang là cường quốc lớn thứ ba thế giới với GDP trên đầu người là
40,090 USD vào năm 2017 1.
Sự thành công của Nhật Bản bắt nguồn từ chiến lược đối ngoại của những người


đứng đầu đất nước qua nhiều thế kỷ. Đầu tiên là cuộc duy tân của Thiên hoàng
Minh Trị vào giữa thế kỷ 19: Nhật Bản mở cửa triệt để với phương Tây, đẩy
mạnh công nghiệp hóa. Trải qua các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ
hai, Nhật Bản lại tiếp tục đưa ra các đường lối chiến lược với mục tiêu cao nhất
là phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, tiêu biểu là chiến lược
trong quan hệ với Mỹ thông qua Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Như vậy, những
thành tựu mà Nhật Bản đạt được đến ngày nay có sự ảnh hưởng to lớn của chiến
lược quan hệ quốc tế đối với các quốc gia.

1 Wikipedia: “Nhật Bản”

2


Đông Nam Á (ĐNA) là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm
ở phía nam Trung Quốc, phía đơng Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047
km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei cũng có
chỗ ở Papua New Guinea2. ĐNA có một vị trí chiến lược quan trọng trong quan
hệ quốc tế, là con đường nối liền các nước Đông Á với Tây Âu và Châu Phi. Vì
đặc điểm này, hiện nay ĐNA nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia lớn
và là một khu vực nóng của thế giới.
Đối với Nhật Bản, ĐNA là một thị trường màu mỡ, tiềm năng để hợp tác cũng
như gia tăng vai trò chính trị của mình trong khu vực. Qua nhiều thế kỷ, quan hệ
giữa Nhật Bản và ĐNA dần trở nên chặt chẽ hơn. Thời điểm chính xác đánh dấu
sự chuyển biến trong mối quan hệ này là vào khoảng cuối thế kỷ XX, do đường
lối chiến lược của Nhật Bản đối với Đông Nam Á bắt đầu thay đổi.
Bài nghiên cứu này đề cập đến những diễn biến cũng như nội dung của
chiến lược ĐNA của Nhật Bản vào giai đoạn đầu thế kỷ XXI, khoảng 30 năm
sau thời điểm trên, cụ thể là thập niên đầu thế kỷ XXI (từ năm 2000 - 2010).

Thơng qua nghiên cứu các chính sách chiến lược, ta rút ra quan điểm của cường
quốc này đối với khu vực ĐNA để có hướng đi phù hợp trong hợp tác quan hệ
quốc tế lâu dài; cũng như học tập kinh nghiệm xây dựng chiến lược của Nhật
Bản để áp dụng hợp lý vào thực tiễn Việt Nam.

2 Wikipedia: “Đông Nam Á”

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT
BẢN THỜI KỲ ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ NĂM 2000 – 2010)
1. Bối cảnh Nhật Bản thời kỳ đầu thế kỷ XXI
Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với chiến thắng của phe
Đồng minh, Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề từ 2 quả bom nguyên tử ném xuống
Hiroshima và Nagasaki. Vì vậy, mục tiêu cao nhất thời điểm này là tập trung
phát triển kinh tế để khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Năm 1951, Nhật ký hiệp
ước liên minh với Mỹ, chủ trương dựa vào Mỹ để khôi phục nền kinh tế đã mất.
Kể từ đó, khoảng thời gian từ năm 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản không
ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng “thần kì” và từng bước trở thành cường
quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Sang đến thế kỷ XXI, Nhật Bản lâm vào hậu khủng hoảng của thời kỳ
kinh tế bong bóng 1990. Hậu quả mà sự kiện này để lại cho nền kinh tế Nhật
Bản là sự trì trệ kéo dài, mức tăng trường kinh tế ì ạch so với các năm trước.
Năm 2001, tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản vẫn tăng cao, xuất khẩu và nhập khẩu
đồng loạt giảm mạnh, mức tăng trưởng giảm xuống còn -0,6%, nền kinh tế
khủng hoảng nặng nề. Cuối năm 2001, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thực hiện
các cải cách để khôi phục nền kinh tế, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn chưa
rõ rệt. Đến giữa năm 2002, kinh tế Nhật Bản có dấu hiện chớm nở của sự phục
hồi. Giai đoạn từ 2002 – 2007, nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu, Nhật Bản lại tiếp tục lâm vào suy thoái nghiêm trọng. Thời kỳ này lạm
phát, phá sản và thất nghiệp tại Nhật xảy ra hàng loạt. Chất lượng đời sống xã

4


hội đi xuống kèm theo đó là sự đi xuống của nền giáo dục và văn hóa. Ngồi ra,
do sự già hóa dân số và tỉ lệ sinh thấp kỷ lục, Nhật Bản trở nên thiếu thốn nguồn
nhân lực trầm trọng, gây nên một nghịch lý song hành: thất nghiệp và thiếu hụt
nhân lực cùng gia tăng. Thêm vào đó, giá cả thị trường tại Nhật cũng bất ổn
định, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm. Thời kỳ này là thời kỳ đen tối nhất của
nền kinh tế Nhật kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2, kéo dài đến năm 2009.
Từ năm 2009 đến nay, Nhật Bản bắt đầu có những tín hiệu phục hồi. Sản xuất
cơng nghiệp bắt đầu tăng trưởng trở lại, xuất khẩu tăng mạnh, thị trường chứng
khốn cũng dần có những chuyển biến. Các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp
bước đầu được giải quyết, xã hội Nhật dần dần ổn định. Tuy nhiên, sự tăng
trưởng này được các chuyên gia nhận định là không bền vững và còn gặp nhiều
thách thức.
Trên đây là 3 giai đoạn của nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu của
thế kỷ XXI. Nhìn chung, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ khó khăn do sự kiện
vỡ bong bóng kinh tế năm 1990 và khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 mang
lại. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản lúc này là khôi phục nền kinh tế và
đưa nó trở lại đúng quỹ đạo ban đầu. Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang có dấu
hiệu khơi phục, song vẫn cịn rất bấp bênh và thiếu bền vững. Những điều kiện
này ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các quốc gia có
quan hệ hợp tác – những quốc gia mà Nhật Bản coi là thị trường của mình.
2. Chiến lược đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ đầu thế kỷ XXI
Do bối cảnh kinh tế của quốc gia thời kỳ này, Nhật Bản đã thiết lập những
chiến lược trong cả kinh tế, quân sự và văn hóa. Với Mỹ, Nhật Bản tiếp tục duy

trì mối quan hệ hợp tác hữu nghị theo Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật năm 1951,
vốn là xương sống trong chính sách đối ngoại của Nhật. Theo đó, Nhật Bản xây
5


dựng quốc phòng ở mức tối thiểu như đã cam kết với Mỹ, xây dựng các chính
sách phù hợp với chiến lược toàn cầu ở Mỹ. Về kinh tế, Nhật Bản coi Mỹ là bạn
hàng số một. Vào năm 2001, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đã đạt
184,29 tỉ USD vào năm 2001, trong đó Nhật Bản xuất siêu 58,11 tỉ USD. Hướng
đi này đã cho Nhật Bản một chỗ dựa vững chắc để phát triển nhưng vẫn đảm
bảo được vị thế cũng như độc lập. Việc liên minh với Mỹ đã tạo điều kiện cho
Nhật tập trung đẩy mạnh nền kinh tế đang bị yếu mòn trong khoảng thời gian
đầu thế kỷ XXI.
Về phía các nước phương Tây, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ kinh tế
hơn là các hỗ trợ về quân sự và chính trị. Thời điểm này, Nhật chủ trương gây
dựng nền kinh tế dựa trên xuất khẩu hàng hóa, vì vậy phương Tây vốn là một thị
trường lớn đương nhiên trở thành bạn hàng quan trọng của Nhật Bản. Nhật
khẳng định rằng khu vực này có sự ưu tiên về mặt kinh tế đứng thứ 3 sau Mỹ và
các nước Đông Á. Khoảng thời gian cuối thập kỷ, Nhật và Tây Âu cũng bắt đầu
thiết lập những hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thắt chặt hơn trong quan hệ hai
bên.
Ở Châu Á, Nhật Bản vẫn là một chú rồng dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó
khăn. Thời này Nhật Bản chủ trương theo đuổi mối quan hệ mới với Châu Á dựa
trên thương mại. Sau sự kiện bình thường hóa quan hệ Nhật – Trung năm 1972,
Trung Quốc mau chóng trở thành bạn hàng lớn của Nhật Bản. Cả hai nước trở
thành đối tác quan trọng của nhau trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, mối quan
hệ của cả hai còn khúc mắc với nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhất là vấn
đề lãnh thổ. Ở Nhật xuất hiện thuyết “Trung Quốc đe dọa” với nỗi lo sợ rằng
Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc về kinh tế lẫn quân sự, gây ảnh hưởng
đến các quốc gia xung quanh. Do vậy, Nhật Bản dần có những sự quan tâm nhất

định đối với các quốc gia ĐNA. Tại đây, Nhật thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh
6


tế cũng như chính trị, đồng thời đẩy mạnh giao lưu giữa hai khu vực. Đến cuối
thập kỷ đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản và ĐNA đã đạt được những kết quả nhất định
trong mối quan hệ hợp tác chiến lược.
Nói chung, vào đầu thế kỷ XXI, chiến lược của Nhật Bản đối với các
quốc gia khác đều nhắm đến mục tiêu cao nhất là khôi phục nền kinh tế, đồng
thời duy trì vị thế vốn có của mình trong khu vực. Đối với Mỹ và phương Tây,
chiến lược đối ngoại của Nhật khơng có thay đổi gì đáng kể. Tuy nhiên, tại Châu
Á, Nhật có sự điều chỉnh chiến lược thích hợp. Do bối cảnh địa chính trị tại
Châu Á có biến động, mà chủ yếu là sự vươn lên của Trung Quốc, Nhật đã cố
gắng tìm ra một hướng đi để giải quyết vấn đề này. Mà chiến lược đó chính là
tăng cường mối quan hệ với khu vực ĐNA.

7


CHƯƠNG 2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.

Các khái niệm liên quan
Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách
để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau
nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động
được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và
các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.3
Theo Từ điển Hán Việt trích dẫn, chiến (/) là chiến tranh, tranh đua, thi đua.

Lược () là mưu sách, kế hoạch. Vậy hiểu đơn giản, chiến lược là mưu sách, kế
hoạch thiết lập trong chiến tranh. Trong quan hệ quốc tế, mọi lĩnh vực kinh tế,
quân sự, văn hóa đều có sự tranh đua và đối đầu khắc nghiệt, vì vậy có thể được
coi là một “chiến trường”, sinh ra khái niệm mới cho chiến lược là cách thức
hành động, mưu lược, chính sách, kế hoạch trong mọi lĩnh vực. Trong bài
nghiên cứu này, chiến lược có ý nghĩa là cách thức, đường lối của một quốc gia
đối ngoại với một quốc gia khác.
Sự điều chỉnh chiến lược là động thái sửa đổi, thay đổi chiến lược đối với
một thực thể nào đó. Ví dụ như sự điều chỉnh của Mỹ đối với Việt Nam là việc
Mỹ điều chỉnh các chính sách đối ngoại, kinh tế, quân sự trong mối quan hệ với
Việt Nam. Trong quan hệ quốc tế, bối cảnh của các quốc gia có sự thay đổi và
biến chuyển từng giờ, từng ngày. Vì vậy, chiến lược của mỗi quốc gia cũng cần
phải có sự điều chỉnh cho phù hợp dựa trên tiêu chí điều kiện của quốc gia đó và
mối quan hệ với đối tượng của chiến lược.

3 Wikipedia: “Chiến lược”

8


2.

Tổng quan về chiến lược của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á qua
các thời kỳ
Mối quan hệ của Nhật Bản và ĐNA đã tồn tại trong một khoảng thời gian
dài, bắt đầu từ khoảng thế kỷ XVI với những chuyến mở rộng giao thương từ
Nhật Bản xuống ĐNA. Thời cận đại, tuy chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức nhưng hai bên vẫn có những nhận thức lẫn nhau. Cuối thế kỷ XIX, trí thức
Nhật và các nước ĐNA có sự đề cập đến phía kia trong các tác phẩm và cơng
trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên nhìn chung giai đoạn này hai bên vẫn

chưa có sự giao lưu nào đáng kể do bối cảnh nội tại cũng như quốc tế thời bấy
giờ.
Sang đến đầu thế kỷ XX, thương mại giữa Nhật Bản và ĐNA đã có bước tiến. Tỉ
lệ xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản với ĐNA đạt được những con số đáng
kể. Thời gian này Nhật Bản đang là cường quốc số một Châu Á, cịn ĐNA lại
đang chìm trong ách đơ hộ của các nước phương Tây, vì vậy mối quan hệ hợp
tác chính thức vẫn chưa được thiết lập mà chỉ dừng lại ở sự ảnh hưởng và ghi
nhận lẫn nhau trên phương diện tư tưởng của các nhà trí thức cũng như trao đổi
hàng hóa thương mại.
Vào năm 1927, Nhật bắt đầu có sự thay đổi trong cái nhìn đối với ĐNA, được
thấy rõ ràng qua kế hoạch bành trướng xâm lược Châu Á của Thủ tướng
Fumimaro Konoe với khẩu hiệu “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Nhật
muốn thâu tóm ĐNA cùng với Trung Quốc để từ đó làm bá chủ tồn Châu Á. Vì
vậy, Nhật đã đứng vào cùng hàng ngũ với Đức, Ý để tạo nên phe Trục phát xít
đối đầu với phe Đồng minh, làm bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Nhật
tiến hành xâm lược các nước ĐNA trong đó có Việt Nam, mà nạn đói 1945 với
hơn 2 triệu người chết là kết quả của sự kiện này.
9


Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản dần bình thường hóa quan hệ với ĐNA
bằng những chính sách bồi thường sau chiến tranh và thiết lập mối quan hệ kinh
tế. Tiếp theo thời kỳ này là sự thành lập của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á), gây nên một bước ngoặt trong mối quan hệ hai bên. Từ đó đến
nay, quan hệ dần dần đi vào quỹ đạo và càng được thắt chặt.
Như vậy ta có thể thấy, Nhật Bản bắt đầu có sự quan tâm đến khu vực
ĐNA rõ ràng nhất là sau khi chiêu bài “Khối thịnh vượng Đại Đông Á” ra đời.
Thời điểm này Nhật đối với ĐNA là sự khát khao của một nước lớn muốn nuốt
trọn con cá nhỏ để giành được lợi ích cũng như vị thế. Quan điểm của Nhật là
đánh chiếm và xâm lược ĐNA một cách tàn bạo hòng biến ĐNA thành thuộc

địa, vơ vét của cải và tài nguyên thiên nhiên.
Sau đó Nhật Bản thua cuộc trong cuộc chiến tranh và bị tước đi toàn bộ các
vùng thuộc địa. Nhật Bản ký kết hiệp ước liên minh năm 1951 với Mỹ và trở
thành con bài của Mỹ ở Châu Á. Do kinh tế bị tàn phá nặng nề, Nhật Bản đặt
mục tiêu khôi phục lại điều kiện trước đây và chỉ tập trung thực hiện mục tiêu
này, phó mặc quốc phịng cho Mỹ. Nhật thực hiện khơi phục kinh tế bằng cách
tìm kiếm thị trường mới - ĐNA. Với chiến lược bành trướng kinh tế, Nhật Bản
đầu tư mạnh vào các nước ĐNA, đồng thời tìm cách khai thác tài nguyên ở khu
vực này. Khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ bùng nổ tại Việt Nam, Nhật Bản
thể hiện quan điểm ủng hộ Mỹ và lợi dụng cơ hội để được lợi về phần mình.
Nhìn chung, giai đoạn 1945 – 1970, Nhật chủ trương phát triển kinh tế tại ĐNA
với phần lợi nhiều hơn về mình.
Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á ASEAN được thành lập. Nhật
tiếp tục thực hiện chiến lược bành trướng kinh tế và thiết lập quan hệ chính thức
với ASEAN vào năm 1973. Thời kỳ này tại ĐNA, bối cảnh kinh tế và chính trị
10


của các nước bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Các quốc gia ĐNA
hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa nền kinh tế. Đồng thời, xu hướng quốc tế cũng trở
nên hịa hỗn và bước vào thời kỳ hịa bình ổn định. Những yếu tố này tạo điều
kiện cho Nhật Bản thúc đẩy mối quan hệ sâu rộng hơn với ĐNA.
Thế kỷ XXI mở ra một thời kỳ tồn cầu hóa và xu hướng hịa bình, giải quyết
tranh chấp bằng đối thoại với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ giữa
các nước vì vậy có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, tình hình quốc tế vẫn
còn nhiều khúc mắc cũng như mâu thuẫn. Do xu thế tồn cầu hóa ràng buộc lẫn
nhau giữa các khu vực, giờ đây mâu thuẫn trở nên dễ ảnh hưởng tới những quốc
gia láng giềng hơn. Vì vậy mỗi quốc gia cần phải có chiến lược để đối phó với
những mối đe dọa đó. Nhật Bản cũng vậy, nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần phải
có mối quan hệ với đối tác Châu Á, Nhật đã tiến hành đẩy mạnh hợp tác với

ASEAN – ĐNA, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cịn mở rộng về chính trị,
văn hóa.
Chiến lược và quan điểm của Nhật Bản đối với ĐNA có sự thay đổi theo
từng thời kỳ. Từ khởi điểm là xâm chiếm và đô hộ, Nhật đã từng bước thiết đặt
mối quan hệ đối tác với khu vực ASEAN. Tuy nhiên, sự chuyển biến mạnh mẽ
nhất trong chiến lược ĐNA của Nhật Bản là vào thời gian đầu thế kỷ XXI, khi
bối cảnh thế giới và những yếu tố bên ngoài tác động làm cho Nhật phải điều
chỉnh chiến lược của mình.
3.

Sự điều chỉnh chiến lược đối với ĐNA đầu thế kỷ XXI
Mối quan hệ của Nhật Bản và ĐNA được cải thiện vào năm 1977 với học
thuyết Fukuda đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong chiến lược đối ngoại
Nhật Bản. Học thuyết Fukuda bắt nguồn từ Tổng thống Nhật Bản Takeo Fukuda
vào tháng 8 năm 1977 khi ông đến thăm ĐNA và đã đưa ra chính sách ngoại
11


giao mới với khu vực này sau chiến tranh Việt Nam, gồm 3 phương châm: Nhật
Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn; xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh
vực; hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng
hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương. Đây là học thuyết cho thấy sự chú ý
bước đầu của Nhật Bản đối với khu vực ĐNA. Tiếp theo là học thuyết
Hashimoto vào năm 1997 dựa trên 3 điều: tăng cường đối thoại cấp nguyên thủ;
hợp tác văn hoá đa dạng theo hướng chung sống và kế thừa truyền thống; cùng
nhau đối phó với những vấn đề tồn cầu như mơi trường, khủng bố…
Như vậy vào cuối thế kỷ XX, tại Nhật Bản đã xuất hiện nhiều các học thuyết của
các nguyên thủ quốc gia về ĐNA. Hầu hết các vị lãnh đạo đều có một quan điểm
chung đó là coi trọng ĐNA hơn và muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác cũng
như trao đổi kinh tế, văn hóa. Đây là một bước ngoặt sau thời kỳ đối đầu ở Thế

chiến 2, chứng minh Nhật Bản muốn cải thiện hình ảnh của mình tại các nước
ĐNA. Tóm lại, bắt đầu từ cuối thế kỷ XX, Nhật đã có ý muốn đẩy mạnh quan hệ
với ĐNA mà mục đích chủ yếu là phát triển kinh tế và thiết lập quan hệ chính
trị.
Đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản có những điều chỉnh to lớn về chiến lược tại
khu vực ĐNA. Nhìn chung, Nhật có xu hướng muốn tiến gần ĐNA hơn và xây
dựng một mối quan hệ chiến lược chặt chẽ lâu dài.
3.1 Nguyên nhân của sự điều chỉnh chiến lược
30 năm sau ngày thành lập, ASEAN ngày càng lớn mạnh nhờ tập hợp đầy
đủ các quốc gia trong khu vực và đạt được những uy tín nhất định trên trường
quốc tế. Đây là cơ sở để mối quan hệ giữa Nhật Bản và khu vực ĐNA ngày càng
được thắt chặt. Thêm vào đó, tình hình chính trị trong khu vực có những biến

12


động nhất định khiến cho Nhật Bản xem xét về việc quan hệ sâu sắc hơn với
ĐNA.
ĐNA là một khu vực có tầm quan trọng cao trong khu vực, cả về chính trị lẫn
kinh tế, là cửa ngõ nối liền Đơng Tây. Ngày càng có nhiều nước lớn chú ý đến
ĐNA như Mỹ, Anh. Việc liên kết với Đông Nam Á sẽ giúp Nhật Bản có ưu thế
trong việc khai thác những thuận lợi tại khu vực này.
Vào đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc từng bước vươn lên mạnh mẽ và trở thành một
cường quốc ở Châu Á. Về kinh tế, Trung Quốc giữ vị trí thứ 3 thế giới sau Nhật
Bản và được dự đốn sẽ sốn ngơi Nhật Bản, lời tiên đoán này đã được chứng
minh vào những năm sau đó. Đặc biệt, về quân sự, Trung Quốc khơng ngừng
thực hiện các hoạt động mang tính chất “bành trướng” gây tranh cãi trong khu
vực. Với Nhật Bản, vấn đề nổi cộm là sự tranh chấp quần đảo Senkaku khiến
cho mối quan hệ hai bên ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhiều chuyên gia cho rằng, vì
những sự kiện này, việc Trung Quốc ngày một trỗi dậy hùng mạnh đã tạo nên

một mối lo sợ cho Nhật Bản. Do đó. Nhật hướng đến ĐNA như một đối tượng
có cùng mối quan tâm chung: tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Liên kết với
ASEAN, Nhật sẽ có một đồng minh quan trọng trong khu vực, đảm bảo giữ gìn
vị thế đang bị Trung Quốc đe dọa của mình.
Mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi địi hỏi Nhật phải tìm kiếm một thị trường
mới để thay thế Trung Quốc. Lúc này Nhật rất cần một thị trường rộng lớn,
nhiều tài nguyên, mức tiêu thụ cao và ĐNA đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này.
Vì vậy hợp tác kinh tế giữa 2 bên trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Ngồi ra,
Nhật và ĐNA cũng có những mối quan tâm chung về các lĩnh vực khác như an
ninh, năng lượng, môi trường…

13


Thêm vào đó, dưới sự ảnh hưởng của xu hướng tồn cầu hóa khuyến khích các
quốc gia và vùng lãnh thổ thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược, việc thay đổi
hướng đi của Nhật Bản được coi là một điều tất yếu xảy ra trong bối cảnh quan
hệ quốc tế.
3.2

Diễn biến

Bắt đầu từ khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã tiến hành
những động thái cho thấy ý muốn liên kết quan hệ với ĐNA. Bằng việc ký kết
những hiệp ước hịa bình và chính sách đền bù sau chiến tranh, Nhật Bản muốn
xây dựng lại hình ảnh của mình tại ĐNA để đặt nền móng cho một mối quan hệ
hịa hảo hơn. Tiếp theo đó là sự ra đời của Học thuyết Hashimoto sau Học thuyết
Fukuda về việc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao tồn diện giữa hai bên.
Tiếp theo đó là tun bố của Tổng thống Koizumi vào năm 2002 khi ông
thực hiện chuyến viếng thăm các nước ĐNA: “Nhật Bản và ASEAN của Đông

Á: Quan hệ đối tác cởi mở và thẳng thắn, trên cơ sở đối tác bình đẳng và tin
tưởng lẫn nhau”. Thời điểm này Nhật bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế giữa
đôi bên mà yếu tố đáng kể đén nhất là chính sách ODA. Có 4/5 nước nhận viện
trợ ODA cao nhất từ Nhật Bản thuộc khu vực ĐNA là Indonesia, Phillipin, Thái
Lan và Việt Nam. Đây là một chiến lược rất khôn khéo của Nhật Bản, có lợi cho
cả đơi bên: thơng qua việc hỗ trợ vốn, hình ảnh của Nhật Bản sẽ được nâng cao
trong khu vực như một người bạn “hào phóng” và đầy tốt bụng, ngược lại các
nước ĐNA cũng nhận được viện trợ để thực hiện phát triển quốc gia.
Về văn hóa, Nhật Bản thực hiện chiến lược ngoại giao văn hóa và sức mạnh
mềm thông qua việc tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm văn hóa Nhật Bản đến
các ĐNA như phim ảnh, âm nhạc...Lối đi này đánh vào bộ phận công chúng

14


nhân dân với mục tiêu gây ảnh hưởng một cách mềm dẻo. gia tăng thiện cảm đối
với công chúng bằng “hình tượng Nhật Bản”.
Về chính trị, Nhật Bản đóng góp vào việc giữ gìn trật tự an ninh khu vực bằng
những nỗ lực đối thoại hịa bình, kiềm chế xung đột trong các vấn đề Trung
Quốc, Campuchia…
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản tháng 11/2002, Nhật Bản
và ĐNA đã nhất trí chọn năm 2003 làm “Năm trao đổi ASEAN – Nhật Bản”.
Với sự kiện này, mối quan hệ giữa đôi bên càng trở nên gắn chặt và khăng khít.
Năm trao đổi ASEAN – Nhật Bản diễn ra với nhiều hoạt động giao lưu trao đổi
văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch…Năm 2007, Nhật Bản tăng cường hợp tác
với ĐNA trên khía cạnh giáo dục bằng cách xây dựng các quỹ học bổng cho sinh
viên ĐNA. Giai đoạn 2008 – 2009, Nhật Bản chìm trong suy thối kinh tế tuy
nhiên vẫn tiếp tục duy trì viện trợ ODA cho các nước ĐNA.
Riêng đối với Việt Nam, Nhật Bản có một sự quan tâm đặc biệt và dường
như có xu hướng tập trung vào Việt Nam so với các quốc gia ĐNA khác. Từ

năm 1994, số viện trợ mà Nhật Bản dành cho Việt Nam bắt đầu tăng cường đáng
kể. Năm 1999, Nhật Bản thi hành chính sách tối huệ quốc cho Việt Nam và
ngược lại. Năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia rót vốn đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam với con số 78 triệu USD 4. Năm 2009, dù đang trong
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, số vốn ODA của Nhật dành cho Việt Nam là
khoảng hơn 5 tỉ USD. Cuối năm 2009, Nhật cam kết dành cho Việt Nam số vốn
vay ODA kỷ lục 8 tỷ USD, trong đó có 1,4 tỷ USD là vốn vay khơng hồn lại.
Ngồi ra, Nhật Bản cịn thi hành các chính sách hỗ trợ Việt Nam trên một
số lĩnh vuẹc khác như du lịch, hợp tác lao động, văn hóa giáo dục. Hiện nay,
4 Wikipeia: “Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam”

15


Nhật Bản khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy nhất của Nhật
Bản.

16


CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA
NHẬT BẢN VỚI ĐÔNG NAM Á THỜI KỲ ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.

Tác động đối với Nhật Bản
Tác động rõ rệt nhất của sự điều chỉnh chiến lược này đối với Nhật Bản là
việc gia tăng vị thế chính trị. Việc đẩy mạnh quan hệ với ĐNA giúp Nhật Bản
tăng cường vị thế của mình trong khu vực này cũng như tại Châu Á, khẳng định
rằng ngoài sức mạnh về kinh tế, Nhật Bản cũng dần có vai trị trong chính trị và
quân sự.

*Ý nghĩa của sự điều chỉnh chiến lược đối với Nhật Bản:
Thế kỷ XXI, Nhật Bản trăn trở trong việc tìm kiếm chiến lược gây dựng
đất nước. Đó là việc lựa chọn giữa tiếp tục làm một quốc gia phi quân sự đứng
đằng sau Mỹ hay thay đổi để trở thành một quốc gia bình thường như các nước
láng giềng. Việc chủ động thúc đầy mối quan hệ với khu vực ĐNA cho thấy
Nhật muốn giành lại vị thế chính trị vốn có của mình trong q khứ, đồng thời
muốn trở nên mạnh mẽ trong các vấn đề chính trị. Điều này chứng minh Nhật
đang dần quyết đốn hơn trên lĩnh vực an ninh, đủ sức để chống trả lại các mối
đe dọa từ bên ngoài.

2.

Tác động với khu vực
Việc Nhật đang dần chiếm ưu thế chính trị tại Châu Á ảnh hưởng lớn đến
bối cảnh chính trị khu vực. Như vậy là ngồi Trung Quốc, đã có một quốc gia
khác có khả năng sánh ngang tầm về mặt quân sự. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này
còn rất yếu ớt do sức mạnh quá lớn của Trung Quốc.
Nhận thấy sự lớn mạnh từng ngày của Nhật Bản cũng là một mối đe dọa,
Trung Quốc đã có những động thái đáp trả, gây nên tranh giành trong khu vực.
17


Việc tranh chấp quần đảo Senkaku của hai quốc gia đã có từ lâu đời, tuy nhiên
do những sự kiện này mà càng được đẩy lên cao trào.
Với ĐNA, sự điều chỉnh là một yếu tố nhìn chung có lợi. Nhật Bản là một
cường quốc trong khu vực, vì vậy thiết lập mối quan hệ với quốc gia này sẽ đạt
được nhiều lợi ích, mà lợi ích đầu tiên phải kể đến là ưu thế về mặt kinh tế.
3.

Tác động đối với Việt Nam

Ảnh hưởng của sự điều chỉnh chiến lược với Việt Nam cũng được thể hiện
rõ nhất ở khía cạnh kinh tế. Số vốn ODA mà Nhật Bản rót vào Việt Nam đã góp
phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam trong suốt
giai đoạn sau chiến tranh. Các doanh nghiệp, thị trường buôn bán mở cửa, ngành
dịch vụ, du lịch…đều được hỗ trợ nhờ sự kiện này. Ngoài ra, việc quan hệ với
Nhật cịn giúp Việt Nam có thêm một đối tác nữa, mở rộng quan hệ ngoại giao
vốn đang rất cần thiết trong thời điểm đó.
*Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:
Việt Nam có thể học hỏi nhiều điều từ chiến lược của Nhật Bản với ĐNA
thời kỳ này. Đầu tiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của nền kinh tế đối với các
mối quan hệ trong quan hệ quốc tế. Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế,
trong chiến lược đối ngoại, Nhật tận dụng triệt để ưu thế này. Điều đó cho thấy,
muốn gây dựng một nền tảng phát triển vững chắc trong cục diện chính trị, cần
phải có một nền kinh tế khỏe manh. Thứ hai, cần xem xét kĩ lưỡng các mối quan
hệ và bối cảnh quốc tế, để từ đó có chiến lược đúng hướng và kịp thời. Thứ ba,
vận dụng đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực bao gồm cả văn hóa nghệ thuật để
gây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

18


Quan hệ với Nhật Bản là một thuận lợi lớn cho Việt Nam. Chúng ta cần
tận dụng ưu thế này để phát triển đất nước hơn nữa, đẩy mạnh giao lưu hợp tác
giữa hai bên. Tuy nhiên, luôn phải tỉnh táo để đối phó với các trường hợp
phương hại tới lợi ích đất nước rất có thể xảy ra. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy của tất cả các nước” 5 nhưng bảo vệ lợi ích quốc gia vẫn là mục
tiêu tối thượng.

5 Đại hội Đảng lần thứ IX, năm 2001


19


KẾT LUẬN
Quan hệ Nhật Bản – ĐNA xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 16 khi Nhật
Bản thực hiện các cuộc giao thương xuống khu vực này. Đó là mối quan hệ giao
thương buôn bán đơn thuần chứ chưa có mối liên hệ chính thức. Tuy nhiên, nó
cũng chứng minh sự liên quan giữa hai khu vực từ thời điểm khá sớm trong tiến
trình lịch sử thế giới trung – cận đại.
Tiến vào thời cận đại, Nhật Bản và ĐNA đã có những mối ràng buộc chặt chẽ
trong tổng quan mối quan hệ của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế
giới. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, do quan điểm sai lầm của chế độ phát xít
mà Nhật Bản đã trở thành ách đơ hộ của các nước ĐNA, gây nên làn sóng phản
đối Nhật Bản mãnh liệt từ nhân dân các quốc gia này. Mối quan hệ giữa hai khu
vực đối đầu và có đấu tranh gay gắt vì những tội ác mà phát xít Nhật gây ra tại
ĐNA.
Năm 1945, Thế chiến 2 kết thúc với sự thua cuộc của phe Đồng minh. Nhật
buộc phải ký Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật và sống dưới sự quản lí của Mỹ. Nhật
phó mặc qn sự cho Mỹ và tập trung gây dựng lại nên kinh tế đã bị phương hại
nghiêm trọng sau chiến tranh.
Sau chiến tranh, Nhật là nước có động thái điều chỉnh mối quan hệ với
ĐNA sớm nhất và rõ nét nhất. Đầu tiên là các chính sách nhằm bình thường hóa
quan hệ và nối lại hịa bình. Tiếp theo là việc ủng hộ hàng tỷ USD vốn vay hỗ
trợ cho các nước ĐNA nhằm tăng cường phát triển họp tác kinh tế hai bên. Sau
nữa là sự tham gia vào các vấn đề quân sự, chính trị trong khu vực. Việc điều
chỉnh của Nhật xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế nội tại trong nước Nhật và các
nguyên nhân khách quan đến từ bối cảnh địa chính trị Châu Á cũng như thế giới
thời kỳ này. Bước chuyển biến mới trong quan hệ Nhật Bản – ĐNA có ý nghĩa
to lớn đối với tình hình quan hệ quốc tế trong khu vực.
20



Sự điều chỉnh chiến lược của Nhật Bản đối với ĐNA vào thời kỳ đầu thế
kỷ XXI đã đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp của hai bên hiện nay. Đối với
Việt Nam, sự kiện này cũng là một điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ sâu
rộng hơn nữa với Nhật Bản. Dự đoán trong tương lai, Nhật Bản sẽ chú trọng hơn
nữa vào khu vực ASEAN với nhiều chính sách có lợi trên mọi lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa…

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận án Sự chuyển biến vai trị chính trị của Nhật Bản ở Đơng Nam Á
giai đoạn 1991 - 2006, 2012 – Hoàng Minh Hằng – Học viện Khoa học Xã hội
2. Luận văn Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại (từ cuối thế kỷ
XIX – 1945) – Trần Thị Hương 3. Luận án Về quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á sau chiến
tranh thế giới thứ 2 (1945-1975) – Dương Lan Hải – Viện Sử học 1991
4. Những thay đổi trong chính sách an ninh – quốc phòng của Nhật Bản từ
Chiến tranh lạnh - nay dưới cơ chế an ninh chiến lược Nhật Mỹ - Nguyễn
Ngọc Dung - TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 15 – 2009.
5. Các trang web:
- Nghiên cứu quốc tế />- Thơng tin Nhật Bản Net />- Wikipedia:


/>



%A3c

/> /> />


%ADt_B%E1%BA%A3n_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam

22



×