HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------
TIỂU LUẬN
MƠN NGOẠI GIAO VĂN HĨA
Đề tài:
NGOẠI GIAO VĂN HĨA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
THÔNG QUA PHIM ẢNH TRUYỀN HÌNH TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 1990- NAY
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S NGÔ THỊ THÚY HIỀN
Người thực hiện: TRỊNH HÀ PHƯƠNG
Hà Nội, tháng 12 – năm 2016
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐÂU.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA
TRUNG QUỐC THỜI CẬN ĐẠI....................................................................4
1.
2.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc............................................4
Chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc...............................6
CHƯƠNG 2. NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM THÔNG QUA PHIM ẢNH TỪ NĂM 1980 – NAY................................
1.
2.
Ngoại giao văn hóa qua phim ảnh....................................................8
Ngoại giao văn hóa Trung Quốc thông qua phim ảnh từ 1990 đến
nay.................................................................................................... 9
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA QUA PHIM
ẢNH CỦA TRUNG QUỐC TỚI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỀ XUẤT............21
1.
2.
Ảnh hưởng của phim truyền hình Trung Quốc đối với Việt Nam...........21
Đè xuất cho Việt Nam.............................................................................22
KẾT LUẬN..........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................
LỜI MỞ ĐẦU
2
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới với xu hướng tồn cầu
hóa, hội nhập và hướng ngoại. Các quốc gia liên kết với nhau trên mọi lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, xã hội, giải trí…Quốc gia nào cũng cố gắng chứng minh
thế mạnh và tiềm lực của mình cho các nước bạn. Q trình đó gọi là quan hệ
quốc tế. Theo Wikipedia, Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học,
nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề tồn cầu giữa các nước thơng qua
những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ
chức phi chính phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC).
Trong quá trình hoạt động Quan hệ quốc tế, ta có một khái niệm nổi bật là
Ngoại giao. Hiểu theo nghĩa đơn giản, Ngoại giao là hoạt động giao tiếp, đàm
phán, thương lượng giữa những người đại diện cho các quốc gia hay tổ chức
quốc tế. Ngoại giao là một nghệ thuật và được thực hiện dưới nhiều hình thức,
trong đó có Ngoại giao văn hóa. Ngoại giao văn hóa chính là hoạt động ngoại
giao thơng qua yếu tố văn hóa, hay cịn gọi là “quyền lực mềm”. Ngoại giao
văn hóa được thực hiện nhằm để cho người dân của các quốc gia nước ngồi
nắm bắt và hiểu được lý tưởng, tính chất của một quốc gia hay một tổ chức,
đồng thời xây dựng hình tượng của quốc gia hay tổ chức đó trong mắt bạn bè
quốc tế.
Hiện nay, Ngoại giao văn hóa là một yếu tố rất được chú trọng trong Ngoại
giao và được các chính phủ trên thế giới sử dụng bới tính chất mềm dẻo, linh
hoạt khác với Ngoại giao chính trị và kinh tế của nó. Các đất nước dù có nền
kinh tế phát triển hay chưa đêu đầu tư cho Ngoại giao văn hóa như một yếu tố
không thể thiêu. Điều căn bản khi thực hiện Ngoại giao văn hóa là đất nước đó
có một nền văn hóa vững chắc, và được chính người dân của mình hiểu sâu
sắc. Một trong những quốc gia không thể không kể đến khi đề cập đến phương
diện này đó là Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời và bề dày lịch sử. Đó
là thế mạnh của Trung Quốc trong việc quảng bá và phát triển nền Ngoại giao
văn hóa. Tại Việt Nam, văn hóa Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi nơi, chiếm
lĩnh trên tồn phương diện: văn hóa, xã hội, giải trí, kinh tế… Tuy nhiên cần
phải nhắc đến vai trò của Trung Quốc trong văn hóa và giải trí Việt Nam. Về ca
nhạc, phim ảnh, ngoài Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn chiếm cảm tình của phần
lớn cơng chúng Việt Nam ở mọi tầng lớp. Đặc biệt, vào những năm 90 của thế
3
kỷ XX, văn hóa Trung Quốc xuất hiện dày đặc dưới hình thức các bộ phim
truyền hình và điện ảnh. Thời kỳ này Trung Quốc thống lĩnh thị trường phim
tại Việt Nam, với sự xuất hiện ở mọi nơi mọi chỗ của dấu ấn các bộ phim
Trung Quốc. Đây cũng là thời kỳ đặt dấu mốc cho sự ảnh hưởng của dịng
phim Trung Quốc tới lĩnh vực giải trí Việt. Vậy do đâu mà phim Trung Quốc
lại có tầm ảnh hưởng đến thế trong đời sống của người dân Việt Nam? Đó là
một câu hỏi lớn mà các nhà ngoại giao văn hóa Việt cần tìm ra câu trả lời và
học tập để áp dụng vào các Chính sách ngoại giao văn hóa Việt.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA
TRUNG QUỐC THỜI CẬN ĐẠI (TỪ NĂM 1949 – NAY)
1.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc
1.1
Đối với thế giới
Trung Quốc, tên chính thức là Cộng hịa nhân dân Trung Hoa (
– Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) là một quốc gia có chủ quyền nằm ở
Đơng Á. Trung Quốc có diện tích lớn thứ 3 thế giới, dân số đơng nhất thế giới
với 1,3 ty người. Đảng cầm quyền của Trung Quốc là Đảng Cộng sản, thủ đô
đặt tại Bắc Kinh.
Thời Cộng hòa nhân dân của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1949. Năm 1912, khi
Tôn Trung Sơn thành lập Chính phủ lâm thời tại Nam Kinh, Trung Quốc bắt
đầu bước vào thời kỳ Trung Hoa Dân quốc. Đây là một thời kỳ hỗn loạn bậc
nhất lịch sử Trung Quốc khi hàng loạt những sự kiện chính trị nối tiếp nhau
xảy ra: sự tranh giành quyền lực giữa các Đảng phái, sự can thiệp của các
cường quốc lớn như Anh, Nhật Bản khiến nhân dân Trung Hoa dưới thời kỳ
này phải chịu thương vong lớn do chiến tranh loạn lạc. Tuy nhiên, dưới giai
đoạn này, Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu lớn về khoa học - kỹ
thuật, sự lớn mạnh về vị thế chính trị trên trường quốc tế. Giai đoạn này chấm
dứt vào năm 1949 khi chính quyền mất vào tay Đảng Cộng Sản do Mao Trạch
Đông lãnh đạo. Sự chuyển giao địa vị chính trị này đánh dấu một bước ngoặt
mới về mọi mặt, trong đó có chính sách ngoại giao.
Trong thời gian đầu mới lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Trung
Quốc duy trì đường lối ngoại giao tích cực nhằm thúc đẩy và phát triển mối
quan hệ với các quốc gia trên thế giới, ngoài ra thúc đẩy phong trào Cách
mạng. Địa vị của Trung Quốc lúc này ngày một tăng cao. Với các động thái đối
ngoại với Triều Tiên, Việt Nam, có thể thấy Trung Quốc có mong muốn thiết
lập quan hệ thân thiết với các nước cùng trong khối XHCN, và tham vọng
muốn thay thế Liên Xô trong việc trở thành “anh cả” trong khối XHCN.
Bắt đầu từ những năm 1980, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa. Đất nước
Trung Quốc có nhiều thay đổi về mặt tích cực, khơng ngừng hướng ra thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới có những biến chuyển
5
bất ngờ. Liên Xô sụp đổ, thế giới kết thúc trật tự 2 cực. Trung Quốc sau đó phải
chịu lệnh trừng phạt đến từ Mỹ, tuy nhiên vẫn duy trì đường lối đối ngoại ổn
định với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thời kỳ này Trung Quốc
vươn mình và có những thay đổi đáng kể, thiết lập nhiều mối liên kết quốc tế.
Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với hơn 150
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vị thế của Trung Quốc trên thế giới ngày một
cao. Hiện tại, Trung Quốc là một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính sách
ngoại giao của Trung Quốc ngày một hung hãn, thể hiện tư tưởng “nước lớn”.
Trung Quốc tham gia vào nhiều cuộc tranh chấp với các nước trong khu vực,
trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, và một số quốc gia khác.
1.2
Đối với Việt Nam
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam từ xưa tới nay vẫn mang tính
chất phức tạp của một mối quan hệ vừa là bạn, vừa là thù. Từ thời kỳ Bắc
thuộc, trải qua 4000 năm lịch sử, chủ đề Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn
luôn là một chủ đề nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi, mà vấn đề gốc rễ đến từ
phía Trung Quốc. Mối quan hệ này trải qua nhiều thăng trầm, biến cố và thay
đổi qua từng thời kỳ, có khi gắn bó, khăng khít, lúc lại căng thẳng đối đầu.
Ngày 18/01/1950, Trung Quốc công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa, chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ giai đoạn này
đến năm 1972, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc diễn ra tốt đẹp, Trung Quốc hỗ
trợ nhiều mặt cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Sau
năm 1972, quan hệ Trung Quốc và Liên Xô xấu đi, Trung Quốc bắt tay với Mỹ
trong cuộc chiến chống Liên Xơ, kéo theo đó là sự căng thẳng trong quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc do lúc này Việt Nam đang ký kết hiệp ước hợp tác và
hữu nghị với Liên Xô. Năm 1979, Trung Quốc cho quân tràn vào Việt Nam và
gây ra “Chiến tranh biên giới” kéo dài 10 năm gây nhiều thương vong cho phía
Việt Nam. Trung Quốc cho rằng đây là một hành động “trừng phạt” Việt Nam
vì đã đem quân sang “xâm lăng Campuchia”, đồng minh trước đó của Trung
Quốc.
Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đặt cơ sở cho việc bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc. Tháng 9/1990, Hội nghị Thành Đô được tổ chức
6
với sự có mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Đỗ Mười và tướng Phạm Văn Đồng chính thức đánh dấu sự bình
thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bức ảnh được cho là chụp tại Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990
Dấu mốc này đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và sự giao
lưu về mọi mặt của hai bên cũng tăng lên đáng kể.Thời kỳ này, Trung Quốc
đẩy mạnh ngoại giao với Việt Nam dưới hình thức ngoại giao văn hóa.
Từ năm 1990 đến nay, Trung Quốc có chính sách ngoại giao riêng biệt
cho Việt Nam. Hai nước tiếp tục có quan hệ sâu rộng trên mọi lĩnh vực như văn
hóa, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các động thái gây
ảnh hưởng đến hịa bình và mối quan hệ giữa hai quốc gia như vụ việc đường
lưỡi bò, tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và gần đây nhất là sự kiện
giàn khoan HD 981.
Chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc
Ngoại giao văn hóa là một khái niệm trong quan hệ quốc tế. Ngoại giao văn
hóa hiểu một cách đơn giản là một loại ngoại giao với quần chúng quốc tế, gây
dựng nên quyền lực mềm bao gồm “trao đổi ý tưởng, thơng tin, nghệ thuật và
các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc các nước nhằm
bồi dưỡng sự hiểu biết lẫn nhau.”. Mục địch của ngoại giao văn hóa là để tăng
2.
7
cường sự hiểu biết của quần chúng quốc tế về lý tưởng, tính chất của một quốc
gia. Bản chất của ngoại giao văn hóa là “bộc lộ tâm hồn của quốc gia”. Ngày
nay trong quan hệ quốc tế, ngoại giao văn hóa là một yếu tố quan trọng, đóng
vai trị không thể thiếu trong các hoạt động ngoại giao, bên cạnh ngoại giao
chính trị và ngoại giao kinh tế.
Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và bề dày lịch sử,
nghĩa là có thừa chất liệu để tạo dựng nên một nền ngoại giao văn hóa sâu sắc
và có tầm ảnh hưởng. Hiện nay, Trung Quốc tiến hành hợp tác giáo dục với 189
quốc gia trên thế giới nhằm triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa. Trung
Quốc đã tiến hành nhiều loại hoạt động và dự án nhẳm quảng bá văn hóa ra các
nước ở mọi khu vực trên thế giới. Trong đó, cộng đồng người Hoa sống tại
nước ngồi đóng góp một phần khơng nhỏ trong q trình này. Ngồi ra, Trung
Quốc xác định Đông Á là mục tiêu để thực hiện các hoạt động nhằm tái thiết
“vành đai văn hóa Đơng Á”.
Là một đất nước có nền văn hóa giao thoa với Trung Quốc, Việt Nam cũng
là mục tiêu quan trọng trong chiến lược giao lưu văn hóa của Trung Quốc.
Ngồi các hoạt động giao lưu văn hóa, các hiệp định hợp tác văn hóa được tổ
chức và ký kết chính thức, thì tại Việt Nam, văn hóa Trung Quốc cũng đi vào
dưới các hình thức tun truyền quảng bá mang tính chất lưu truyền. Trung
Quốc ghi dấu ấn trên mọi lĩnh vực như giải trí: ca nhạc, hội họa, phim ảnh,
truyện sách; xã hội: phong tục, lễ nhạc, trang phục… Những yếu tố này ảnh
hưởng sâu rộng tới người dân Việt và làm cho văn hóa Trung Quốc trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
CHƯƠNG 2. NGOẠI GIAO VĂN HĨA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM THƠNG QUA PHIM ẢNH TỪ NĂM 1980 - NAY
1.
Ngoại giao văn hóa thơng qua phim ảnh
8
Như đã đề cập, ngoại giao văn hóa là một yếu tố không thể thiếu trong
các hoạt động ngoại giao trong quan hệ quốc tế. Bản chất của ngoại giao văn
hóa là quyền lực mềm, và được thực hiện bằng nhiều phương thức như truyện
sách, ca nhạc, phim ảnh. Trong đó, phim điện ảnh và truyền hình là một cách
thức vơ cùng hữu dụng trong việc truyền bá văn hóa bởi đặc tính của nó: thời
lượng dài, đủ để truyền tải tư tưởng của quốc gia.
Nhận thức được tài nguyên văn hóa giàu có của mình, Trung Quốc rất
chú trọng tới việc đẩy mạnh q trình quảng bá văn hóa. Tại Việt Nam, nếu
như nhắc tới âm nhạc thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm của Hàn
Quốc, thì phim ảnh lại là thế mạnh độc quyền của Trung Quốc. Trải qua một
giai đoạn dài phát triển, phim truyền hình Trung Quốc đã ghi đậm dấu ấn trong
lịng người dân Việt Nam, nhất là trong những năm 90 của thế kỷ XX.
9
2.
Ngoại giao văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam thông qua phim ảnh từ
năm 1990 đến nay
2.1. Giai
đoạn 1: từ năm 1990 – 2000
2.1.1 Giai đoạn tiền đề: 1980 - 1990
Năm 1976, sau bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gian khổ và bị
chia cắt, đất nước ta cuối cùng thống nhất với quốc hiệu nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, do vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như
chiến tranh biên giới với Trung Quốc, chiến tranh chống Khmer Đỏ ở Tây
Nam, sự cấm vận của Mỹ, kinh tế nước ta vẫn chưa có nhiều tiến triển. Hình
thức giải trí duy nhất của người dân là xem phim tại các rạp chiếu bóng, và
phim điện ảnh chủ yếu là của Liên Xơ. Do thời kỳ này Trung Quốc thực hiện
chiến tranh biên giới với Việt Nam, trên đất nước Việt Nam rộ lên phong trào
bài trừ Trung Quốc, vì vậy thời kỳ này phim Trung Quốc chưa có chỗ đứng
trong lịng khán giả Việt. Trên màn ảnh, các phim như “Tình yêu và giọt nước
mắt” (Ấn Độ), “Những con chim xanh”, “Adela chưa ăn bữa tối…chiếm cứ
màn ảnh Việt
2.1.2 Từ 1990 – 2000
Năm 1990 đánh dấu mốc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam, Trung
Quốc với sự kiện Hội nghị Thành Đô. Thời điểm này mở ra một giai đoạn mới
trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đồng thời các hạt động ngoại giao văn
10
hóa cũng đa dạng hơn. Về phim ảnh, thời kỳ này là thời kỳ vàng của phim
Trung Quốc tại Việt Nam. Người người xem phim Trung Quốc, nhà nhà xem
phim Trung Quốc. Trung Quốc thống trị thị trường phim ảnh Việt Nam như
một lẽ tất nhiên. Ngoài ra, lúc này nền kinh tế đất nước bắt đầu được nâng cao,
vô tuyến truyền hình xuất hiện. Người dân Việt Nam có một thói quen mới, đó
là ngồi trước màn hình tivi và theo dõi các chương trình truyền hình, thay vì
rạp chiếu bóng như trước đây. Và những chương trình thu hút nhất thời nấy giờ
là những bộ phim Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung
viết trong hồi ký: “(Ngun) Phó Thủ tướng Ngun Cơng Tạn lúc đó cho biết,
phim truyền hình Trung Quốc chiếu vào tối nào thì các cơ quan chính phủ khó
triệu tập hội nghị vào hôm ấy, cho dù là cán bộ cấp cao cũng mong về nhà
đúng giờ để không bỏ dở tập nào. Quan chức của Bộ Văn hóa Việt Nam cho
biết, mỗi khi chiếu phim truyền hình Trung Quốc, người đi bộ trên phố Hà Nội
sẽ giảm rõ rệt, sự cố giao thông cũng giảm tương ứng”.
*Một số bộ phim nổi tiếng
Tây Du Ký (1986)
"Tây Du Kí" bắt nguồn từ một câu chuyện có thật:
Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần
Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn
Độ tìm thầy học đạo. Ơng ra đi từ năm 629 đến
năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17
năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan
11
Đà - một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24
ngựa tải 657 bộ kinh Phật.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng
rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa.
Nhắc đến phim truyền hình Trung Quốc, không thể không nhắc đến Tây
Du Ký. Bộ phim này đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ Việt Nam như một
huyền thoại phim của mọi thời đại. Tây Du Ký vẫn được yêu thích đến ngày
nay và được chiếu lại mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của các khán giả yêu phim
truyền hình.
Thần Điêu Đại Hiệp (1983)
12
Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Kim Dung,
nói về chuyện tình của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ,
cùng những tranh đấu đẫm mãu trên chốn giang hồ. Bộ phim chiếu tại Việt
Nam đã mở ra một thời kỳ có sự lên ngơi của phim truyền hình võ hiệp, kiếm
hiệp.
13
Sau thành cơng của bộ phim, đã có rất nhiều phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp
khác ra đời và cũng trở thành những bộ phim huyền thoại được công chúng
Việt Nam đón nhận.
Bến Thượng Hải (1980)
14
Bộ phim dài 25 tập với sự tham gia của hàng loạt những diễn viên tên
tuổi đã đi vào bảng danh sách những bộ phim để đời trong thế giới phim truyền
hình Trung Quốc. Bến Thượng Hải lấy bối cảnh Thượng Hải thời Trung Hoa
Dân Quốc trước Thế chiến thứ hai với câu chuyện về các mối quan hệ ân oán,
bạn thù của Hứa Văn Cường và Đinh Lực trong thế giới xã hội đen. Bến
Thượng Hải cũng đề cập đến mối tình tay ba đau khổ giữa ba người Hứa Đinh và Phùng Trình Trình.
Khát vọng (1990)
15
Khát vọng là một bộ phim truyền hình dài tập đề cập đến các vấn đề đạo
đức, lối sống trong một gia đình nhiều thế hệ, trải qua những biến cố khắc
nghiệt của lịch sử. Bộ phim do Lỗ Hiểu Oai đạo diễn, ra mắt lần đầu năm 1990
và đã bất ngờ đạt tỉ suất 90,78% lượng khán giả . Bộ phim được chính phủ
Trung Quốc tặng cho Việt Nam và đã gây được tiếng vang ngoài mong đợi.
Sau bộ phim này, Việt Nam mới nhập các phim truyền hình Trung Quốc qua
các kênh thương mại.
Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)
Tam Quốc Diễn Nghĩa phiên bản 1994 là bộ phim huyền thoại đi vào
lịng người xem truyền hình Việt Nam, bằng việc lột tả sâu sắc nguyên bản
16
truyện gốc và diễn xuất thần sầu của dàn diễn viên. Bộ phim được sản xuất
trong 4 năm.
2.2 Giai đoạn từ 2000 - nay
Qua năm 2000. phim truyền hình Trung Quốc khơng cịn sốt như trước,
nhưng vẫn giữ được sức hút đối với khán giả Việt. Thời kỳ này nổi lên một số
bộ phim với cách làm phim mới mẻ dễ gây “nghiện”.
17
Hoàn Châu Cách Cách (2001)
Là bộ phim cổ trang nổi tiếng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ
tcas giả Quỳnh Dao. Bộ phim đã gây nên một cơn sốt phim cổ trang tại Việt
Nam kể cả các bạn nhỏ. Các diễn viên của Hoàn Châu Cách Cách đã trưởng
thành và đạt được vinh quang trong sự nghiệp từ chính bộ phim này.
Tiếu Ngạo Giang Hồ (2001)
18
Là bộ phim truyền hình Trung Quốc do Trương Kỷ Trung sản xuất vào
năm 2001, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung.
Phim do hai diễn viên Lý Á Bằng và Hứa Tình thủ vai chính. Bộ phim là một
tác phẩm kinh điển của thể loại kiếm hiệp Trung Quốc.
Thiên Long Bát Bộ (2003)
19
Thiên Long Bát Bộ được chuyển thể dựa trên tiểu thuyết cùng tên của
nhà văn Kim Dung. Cũng như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ là một
trong bộ phim kinh điển của dòng phim võ hiệp. Phiên bản 2003 được đánh giá
là xuất sắc nhất trong tất cả những phiên bản phim từ trước đến giờ.
* Giai đoạn 10 năm trở lại đây, phim Trung Quốc phải cạnh tranh với các
dòng phim Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đang gây bão tại thị trường phim ở
20
Việt Nam. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật, các bộ phim
dần đi theo hướng phim mạng, tức là phim chiếu online trên mạng internet.
Cơn sốt phim truyền hình chiếu trên tivi vào những khung giờ vàng đã giảm đi,
tuy nhiên phim Trung Quốc vẫn đóng vai trị khơng thể thiếu trong đời sống
của người dân Việt.
Các bộ phim hiện nay thường được dán nhãn “ngơn tình”, tức là có nội
dung chính xoay quanh chủ đề tình yêu và được chuyển thể từ những bộ tiểu
thuyết nổi tiếng.
Bộ Bộ Kinh Tâm (2011)
Sam Sam đến rồi (2013)
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG
CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA
21
QUA PHIM ẢNH CỦA TRUNG QUỐC TỚI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỀ
XUẤT
1.
Ảnh hưởng của phim truyền hình Trung Quốc với Việt Nam
Ta có thể thấy, phim truyền hình Trung Quốc có vai trị khơng hề nhỏ
trong đời sống người dân Việt Nam, nhất là trong thập niên 90. Việc xuất hiện
vơ tuyến truyền hình là một trong những lý do để người dân Việt quây quần
bên gia đình và củng cố mối liên kết gia đình, làng xóm. Nếu như trước đó vào
những năm 1980, thói quen của người dân là cùng tụ họp ở các rạp chiếu bóng,
thì đến năm 1990, truyền hình làm cho người dân có cơ hội để tập trung nhiều
hơn cùng gia đình, làng xóm và bạn bè thân thuộc.
Thêm vào đó, trong bối cảnh những năm đầu mở cửa, đời sống nhân dân bắt
đầu dược cải thiện, các loại hoạt động văn hóa và các loại hình nghệ thuật được
chú ý nhiều hơn do giờ đây nhân dân đã có điều kiện để giải trí. Việc xuất khẩu
phim truyền hình điện ảnh sang Việt Nam của Trung Quốc là một chiến lược
mạnh đánh đúng thời điểm. Phim Trung Quốc đã đáp ứng cơn khát văn hóa của
người dân Việt những năm đầu mở cửa, để thơng qua đi vào lịng người một
cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, cơn sốt phim Trung Quốc những năm 90 là có
thực, rất nhiều người dân Việt Nam chào đón làn sóng phim Trung Quốc với
thái độ tích cực: cảnh tượng người nông dân vừa đi làm hay các thế hệ học sinh
vừa học bài trên lớp vừa bàn tán về các bộ phim tối qua diễn ra thường xuyên,
vô cùng quen thuộc với các thế hệ đã sống qua thời kỳ 1990.
Ngoài ra, nền điện ảnh truyền hình Trung Quốc đã lần đâu tiên lập nên phong
trào các sản phẩm “ăn theo” những bộ phim. Nếu đã trải qua những năm 2000,
2001, hẳn ai cũng còn nhớ chiếc mũ dính hoa của các cơng chúa trong Hồn
Châu Cách Cách bày bán trong các cửa hàng tạp hóa và được những em gái
nhỏ vơ cùng u thích. Hay chiếc mặt nạ bằng giấy hình Tơn Ngộ Khơng, Trư
Bát Giới, gậy Như Ý…Các mẫu mã được làm tỉ mỉ, đẹp đẽ khơng khác gì
trong phim gây nên niềm thích thú ở các em nhỏ. Chiến lược này của Trung
Quốc nhắm thẳng vào tầng lớp nhỏ tuổi trong nhân dân, vốn là lứa tuổi dễ bị
thu hút, dễ yêu thích những thứ mới lạ đã thành cơng ngồi mong đợi. Làn
sóng này cũng đã đánh bật những đồ chơi truyền thống ở các thành phố lớn.
22
Như vậy, chỉ với một loại hình nghệ thuật đó là phim ảnh truyền hình,
Trung Quốc đã truyền bá rộng rãi lối sống và nền văn hóa của mình sang một
quốc gia khác là Việt Nam. Ảnh hưởng của làn sóng này rất lớn, nó lan tỏa đến
mọi thế hệ người dân Việt trong thời kỳ đó, bất kể đó là tầng lớp giàu có hay là
người lao động. Nó đã thay đổi phần nào lối sống của nhân dân Việt Nam bằng
tính chất dễ “cảm”, dễ đi vào lịng người.
2.
Đề xuất cho Việt Nam
Việt Nam cũng là một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hóa lâu đời.
Điều đó có nghĩa chúng ta có đầy đủ chất liệu để tạo nên một cuộc cách mạng
trong ngoại giao văn hóa giống như Trung Quốc. Về lĩnh vực phim ảnh, phim
Việt Nam nhìn chung vẫn chưa thể vượn tầm ra thế giới. Chúng ta có rất nhiều
các thể loại phim tình cảm, hiện đại, tuy nhiên chất lượng cịn chưa cao. Nhìn
chung, hầu như chỉ có một bộ phận khán giả trong nước chấp nhận và theo dõi.
Để thực hiện và đạt thành công trên lĩnh vực phim ảnh như Trung Quốc, ta cần
phát triển hơn nữa chất liệu của các bộ phim. Có thể khai thác các điển cố, các
câu chuyện cổ tích hay truyện dân gian, tư liệu lịch sử làm tư liệu để dựng
phim.
Tấm Cám chuyện chưa kể (2016)
Một bộ phim dựa trên câu
chuyện cổ tích Tấm Cám quen thuộc.
Bộ phim đã được thành cơng nhất
định và tới được với một bộ phận
giới trẻ các nước trong khu vực bằng
tạo hình đẹp, đạo cụ có đầu tư. Tấm
Cám đánh dấu sự khởi sắc của nền
điện ảnh Việt Nam.
23
Ngoài ra, các bộ phim Việt sử dụng trong các chiến dịch quảng bá văn
hóa cần có sự đầu tư hơn nữa về mặt hình ảnh như trang phục, chất lượng ảnh,
bối cảnh quay….Những yếu tố này cần được chú trọng và tìm hiểu ngay khi
bắt tay vào làm phim. Các sinh viên ngành phim ảnh, truyền hình cần khảo sát
về nhu cầu, sở thích của khán giả trong nước và quốc tế khi thực hiện các dự án
phim quảng bá văn hóa.
24
KẾT LUẬN
Ngoại giao văn hóa là một yếu tố khơng thể thiếu trong công cuộc thúc
đẩy và quảng bá văn hóa của một quốc gia cho bạn bè thế giới. Trung Quốc là
đất nước nhiều tiềm năng văn hóa, họ đã thực hiện được việc đưa văn hóa của
ra ngồi thế giới và gây ảnh hưởng sâu sắc, nhất là tới Việt Nam. Trong những
năm 90 của thế kỷ XX, phim Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường phim Việt như
một cơn sốt văn hóa và được người dân đón nhận nhiệt tình. Khơng thể phủ
nhận, Trung Quốc đã làm rất tốt cơng việc truyền bá văn hóa của mình theo
một cách mềm dỏe và đầy rính linh hoạt.
Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, là một quốc gia có nhiều chất
liệu để tạo dựng nên nền ngoại giao văn hóa phát triển. Hiện nay, văn hóa Việt
Nam ít nhiều cũng đã đến được với bạn bè quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa có ảnh
hưởng sâu sắc như một số quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam cần học tập
nhiều những kinh nghiệm đi trước của các nước bạn, nhất là Trung Quốc, quốc
gia đã gây tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam thập kỷ 90 bằng phương thức ngoại
giao văn hóa.
25