Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.46 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>BẢN THAM LUẬN</b>
<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO</b>
<b>ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH</b>
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành cơng việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển
cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập
với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thơng vẫn cịn
nhiều hạn chế:
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa
mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo
của nhiều giáo viên. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ
năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng
vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, cơng bằng;
việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình
trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về
ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn
đề kiểm tra nên các bài kiểm tra cịn nặng tính chủ quan của người dạy.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là khơng rèn luyện được tính trung thực trong
thi cử, kiểm tra, nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và
năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn
hạn chế.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích
cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí
tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới
quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển
năng lực xã hội
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Giáo viên cần phải:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp
đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các
hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo
kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để HS biết cách
đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có,
biết cách suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
<i>“Tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.</i>
Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt
chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tịi kiến thức mới. Lớp học trở
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy
học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học (đánh giá
<i>tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá</i>
thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi
điều chỉnh q trình dạy học (đánh giá quá trình);
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của
người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, …
sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú
trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo
Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh khơng chỉ đánh giá kết quả mà
chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng
lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, đánh giá theo năng lực là đánh giá
kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.