Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.02 KB, 36 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY
KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ.
I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ.
Để xác định được phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế và xoá
đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá theo tinh thần nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh Tuyên Quang cần phải theo suốt một số quan điểm sau :
1.Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo
nhu cầu thị trường.
Sản xuất quyết định đời sống, sản xuất cùng phát triển thì đời sống
xã hội ngày càng cao, sản xuất lạc hậu chậm phát triển thì việc thoả mãn
nhu cầu sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phát triển
sản xuất gắn với nâng cao đời sống nhân dân thì phải gắn với thị trường,
lấy thị trường làm điểm gốc, điểm xuất phát cho các dự án, và đề án phát
triển kinh tế. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp trong huyện trong
những năm qua đã có ước đầu hướng về thị trường nhưngchưa thật sự với
đầyđủ ý nghĩa của nó. Sản xuất hướng về thị trường một cách thực sự phải
được thể hiện trong các phương diện sau :
-Sản xuất phải nhằm để bán là chính, mục tiêu để bán sẽ chi phối
toàn bộ tính toán và hành động của người sản xuất.
- Sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở nắm bắt và khai thác được
nhu cầu chỉ tiêu, sở thích và trào lưu tiêu dùng.
- Sản xuất phải phát huy được lợi thế của huyện để nâng cao tính
cạnh tranh trên thị trường.
2.Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi
thế và nguồn lực một cách hiệu quả.
Đây là tiền đề quan trọng để tăng quy mô sản phẩm và tăng hiệu quả
sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy cần phải căn cứ vào nguồn lực của
1
huyện để xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển từng
ngành nghề, từng cây con cụ thể, có tính đến yêu cầu khắt khe của thị


trường và khả năng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá sao cho vừa co thể
khai thác được cơ hội của thị trường, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng vừa lợi
dụng được lợi thế của huyện, lấy hiệu quả kinh doanh làm đích.
3.Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương
trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa ra cộng đồng
bằng các nguồn tài chính của nhà nước, các tổ chức tài trợ trong và
ngoài nước.
Chú trọng biện pháp phòng ngừa, tăng cường phẩm chất tư cách của
cán bộ, nhân viên tham gia triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo
công khai hoá các nội dung, quy mô tài chính và chế độ thu chi của các
hoạt động trong chương trình và đặc biệt là mở rộng khả năng kiểm tra,
giám sát của cộng đồng người nghèo trong quá trình triển khai. Xây dựng
các công trình, khỗ trự trực tiếp cho người nghèo, tạo dụng cho họ có ý
thức quản lý, bảo trì các công trình đã được xây dựng phục vụ lợi ích chung
của chính những người nghèo.
Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, toàn xã
hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, tuỳ thuộc rất nhiều
vào sự tự vươn lên của người nghèo. Xoá đói giảm nghèo phải được coi là
sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng người nghèo, bởi vì để
thoát khỏi cảnh nghèo đói chính phần lớn là nhờ vào sự nỗ lực của bản
thân người nghèo.
Nhà nước cần trợ giúp biết cách tự thoát nghèo và tránh tình trạng tái
nghèo đói khi gặp bất lợi của điều kiện tự nhiên. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật
chất trực tiếp thì việc hướng dẫn người nghèo sản xuất, phát triển kinh tế
theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành
công nhanh và lâu bền.
4.Phát triền kinh tế đi đôi với thực hiện xoá đói giảm nghèo bền
vững.
2
Gắn xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp nông

thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với
các chương trình mục tiêu quốc gia và an ninh xã hội. Xác định rõ vùng
trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu
quả.
Gắn xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy
chế dan chủ ở cơ sở. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, xã nghèo
tiếp cận với các dịch vụ xã hôi cơ bản.
II.PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ.
Căn cứ vào thực trạng, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện những
quan điểm về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của huyện cho đến
nưm 2005 và 2010 như sau :
1.Phương hướng
Với mức thắng lợi đã giành được trong những năm gần dây có ý
nghĩa rất quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, tiềm năng
về tài nguyên và lao động phong phú, nhân dân các dân tộc cần cù, tin
tưởng vào lãnh đạo của Đảng. Với những chính sách và cơ chế mới đúng
đắn sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển trong thời gian tới.
Đồng thời chúng ta cũng phải đang đối mặt với khó khăn, thách thức
lớn đó là tình trạng thấp kém về phát triển kinh tế, số hộ đói nghèo chiếm
tỷ lệ cao. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải thực sự có quyết tâm cao,
tận dụng mọi tiềm năng để phát huy hết nội lực và tranh thủ vốn, trí tuệ,
công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phụ vụ sự nghiệp
3
công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thực hiện công cuộc
xoá đói giảm nghèo.
2.Mục tiêu
2.1-Mục tiêu tổng quát.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
trong huyện, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tập trung

phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các
dân tộc, tạo điều kiện để đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc
hậu, chậm phát triển hoà nhập vào sự phát triển chung của tỉnh.
Xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân, tăng nhanh
số hộ khá giầu, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng nhanh thu nhập của
các tầng lớp dân cư nhất là 15 xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế
- Phát huy thế mạnh của toàn huyện về nghề rừng, cây công nghiệp,
câyăn quả và chăn nuôi đàn gia súc, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi theo hướng sản xuất nông lâm sản hàng hoá.
-Đưa diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản xuất nông nghiệp
năm 2005 là 7.036 ha, năm 2010 tăng lên 10.036 ha.
-Nâng cao diện tích trồng lúa lên 9.429 ha năm 2005 và năm 2010 là
12.429ha và nâng hệ số sử dụng ruộng đất lên 2,5 lần năm 2005 và 2,7 lần
năm 2010.
-Trồng mới : 2164 ha cây ăn quả.
-Nâng cao quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình
-Thu nhập thực tế bình quân đầu người đến năm 2005 là 400.000
đồng/người/tháng- và năm 2010 là 600.000 đồng/người/tháng.
-Lương thực bình quân 598 kg/người/năm (bình quân nhân khẩu
nông nghiệp 690 kg/người/tháng)
4
2.2.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
*Về giảm tỷ lệ đói nghèo tăng tỷ lệ hộ khá, giầu
-Phấn đấu đến năm 2005 giảm 40% tỷ lệ hộ nghèo và đến cuối năm
2010 giảm 60% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000.
-Tăng tỷ lệ hộ giàu lên15%, hộ khá 25% năm 2005 và 20% hộ giầu,
30% hộ khá năm 2010, đồng thời ngăn ngừa hộ tái đói nghèo.
*Xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc

thiểu số.
-Thực hiện xoá đói nghèo và bảo tồn văn hoá và sự đa dạng của các
dân tộc thiểu số. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã miền núi và các xã nghèo
xuống gần bằng tỷ lệ bình quân của cả tỉnh.
- Chú trọng xoá mù đối với từng dân tộc; đảm bảo giao quyền sử
dụng đất cho cá nhân và tập thể cho đại bộ phận người dân tộc thiểu số.
Đầu tư trồng 8098 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ tái sinh 45.407 ha rừng,
nâng diện tích tự nhiên từ 145.575 ha năm 2000 lên 231.567 ha năm 2010.
Nâng độ che phủ lên đạt 75%, hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, tránh hiện
tượng thiếu nước vào mùa khô, hạn chế sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ,…
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong những
năm tới, xuất phát từ bối cảnh kinh tế xã hội của huyện chiêm hoá luận văn
đề xuất một số giải pháp sau.
1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu
kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng
hoá.
Để đạt được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng
bào các dân tộc ở huyện Chiêm Hoá, đưa kinh tế của huyện này thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển , một yêu càu khách quan cấp thiết đặt
5
ra là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng
hoá,từng bước hình thành các vùng, tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá,
các tụ điểm thương mại dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các khu sản
xuất tiểu thủ công nghiệp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nâng
cao năng suất cây lương thực để từng bước phát thế độc canh cây lương
thực chuyển sang hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị

trường và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của huyện. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm tính thuần nông, phát triển mạnh ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được
cân nhắc và triển khai đồng bộ 2 căn cứ chính sau : Lợi thế về sản xuất và
khả năng về thị trường của sản phẩm. Từ 2 căn cứ trên quá trình chuyển
dịch sẽ tạo việc làm ổn định lâu dài cho gần 2000 lao động trong huỵên.
-Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng, mở rộng mạng lưới
thông tin, tuyên truyền, đẩy mạnh giáo dục y tế cho 29 xã,thị trấn và 412
thôn bản.
-Tốc độ tăng dân số giảm 1,5 % năm 2000 xuống còn 1,2% năm
2005 và 1,0% năm 2010.
* Về môi trường
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hoá dựa
vào các nguyên tắc sau :
*Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
-Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và
môi trường, với khả năng canh tác của vùng.
-Tập đoàn cây con lựa chọn phải có vai trò quyết định trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
6
-Tập đoàn cây con phải lựa chọn phải có khả năng phát triển tập
trung quy mô lớn đủ sức cung cấp cho việc hình thành các khu công nghiệp
chế biến tập trung trong tương lai.
- Các cây con được lựa chọn phải góp phần nâng cao hiệu quả chi
phí nghiên cứu phát triền, đầu tư và chi phí marketing.
*Đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành, cùng kinh tế trong huyện.
- Phát triển sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN, thực hiện
mục tiêu dân giầu, các vùng mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải phù hợp với đường lối xây

dựng và phát triển kinh tế của huyện, tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải tạo ra những điều kiện thuận
lơị sử dụng có hiệu quả những yếu tố nguồn lực.
Từ những nguyên tắc và căn cứ vào khả năng và điều kiện của các
vùng kinh tế trên chúng ta có thể lựa chọn ở cách ngành nông-lâm nghiệp
theo hướng sau : Mục tiêu trước mắt và lâu dài là tập trung vào sản xuất
nông-lâm kết hợp, từng bước nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng
nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa như : Bình An, Hồng Quang, Linh Phú,
Tri Phú, … phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm ; chú trọng tuyển
chọn giống, chọn lọc và nhân thuần chủng giống trâu tốt ở huyện Móng cái
hoá đàn lợn nái nền, cải tạo giống gia cầm, tổ chức củng cố và xây dựng
các trạm truyền tinh lợn lò ấp trứng có năng suất cao ở các xã Minh Quang,
Yên Nguyên, Phú Bình, Hà Lang, Kim Bình và thị trấn Vĩnh Lộc để cung
cấp giống cho người chăn nuôi ; xây dựng các cụm chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm quy mô nhỏ tại trung tâm cụm xã, thường xuyên kiểm tra dịch
bệnh, tiêm phòng đầy đủ, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp mạng lưới thú y
cho cơ sở. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả ,cải tạo vườn tạp để
phát triển cây ăn quả- nhất là cây nhãn, vải. Đối với ngành tiểu thủ công
nghiệp thì cần tập trung vào sản xuất công cụ cải thiện và vật liệu xây
dựng, sản xuất đồ dùng phục vụ gia đình trường học. Đối với thương mại-
dịch vụ thì hình thành các khu cụm thương mại dịch vụ ở trung tâm các xã.
7
Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế quốc doanh,
kinh tế tập thể và cá thể, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển.
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần chú trọng các giải pháp
sau :
Một là : thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông,
gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết giúp đỡ từng hộ nghèo có kế hoạch
sản xuất một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của hộ.
Hai là : đặc biệt chú ý phát triển kinh tế VAC theo điều kiện từng

khu vực, từng tiểu vùng, từng hộ gia đình. Từ đó có thể lựa chọn mô hình
phát triển kinh tế hộ theo hướng chủ yếu sau : Mô hình sản xuất lương thực
và vườn đồi; mô hình vườn đồi, mô hình nông lâm kết hợp. Khắc phục tình
trạng vườn, ao, chuồng trồng khá phổ biến giữa các vùng trong huyện.
Ba là : Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với
cả 3 mô hình :
- Những hộ đã có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành hộ làm nghề
tiểu thủ công nghiệp
- Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết mùa vụ.
- Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm
nghề.
2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội.
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá. Nhìn một cách tổng quát, thực
trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém về số lượng, về
trình độ và cơ cấu cũng như hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hệ thống đường
giao thông và hệ thống chợ, hệ thống các đầu mối giao lưu hàng hoá. Điều
đó làm cản trở đối với sự phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu hàng hoá
đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ sử dụng lao động
trong huyện, đối với việc nâng cao trình độ nghề nghiệp và trình độ dân trí
của huyện. Bởi vậy việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
8
huyện Chiêm Hoá là một trong những giải pháp cơ bản, trước mắt cũng
như lâu dài.
Thực tế cho thấy việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực tham gia do xây dựng cơ sở hạ tầng
phải theo phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dùng quỹ đất để
tạo vốn kêu gọi nhân dân bỏ vốn đầu tư và cùng chịu trách nhiệm tu sửa,
bảo quản.
Trong thời gian tới quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

của huyện Chiêm Hoá cần phải thực hiện theo những nội dung cơ bản sau :
Một là : Phải có quy hoạch tổng thể chung cho huyện, cho các xã về
những cơ sở quan trọng. Trên quy hoạch tổng thể của huyện cần thực hiện
xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông; các đầu mối giao lưu hàng
hoá theo thứ tự ưu tiên, nơi nào chưa có, nơi nào có vị trí quan trọng và
tiềm năng lớn về sản xuất hàng hoá thì được ưu tiên xây dựng trước, các
nơi khác sẽ được thực hiện xây dựng sau nhưng không quá 2 năm của
chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huỵện, các thôn bản
trong các xã chưa có đường giao thông nên cần được xây dựng ngay tuyến
huyện liên xã cần được nâng cấp hệ thống đường giao thông. Các công
trình có tính chất xã hội như y tế, giáo dục thì được đầu tư xây dựng khi đã
hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng có tính sản xuất kinh tế, quá trình
xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện cần phải tận dụng hết tài nguyên lao
động, vốn, nguyên liệu tại chỗ và tạo thu nhập cho người dân ở trong
huyện.
Hai là : Đối với chính sách đầu tư và cải tạo vốn đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng.
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc vốn dài hạn, thu hồi vốn
lâu do những hệ thống công trình lớn và vừa do vốn nhà nước, vốn của các
tổ chức quốc tế và phi chính phủ là chủ yếu. Vốn ở cá xã nhân dân đóng
góp đầu tư xây dựng các công trình thuộc nội bộ trong các xã , thôn bản
9
như : kênh mương thuỷ lợi, đường dân sinh liên thôn, bản có sự hỗ trợ của
nhà nước theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”
Nhà nước thực hiện cho vay trung và dài hạn xây dựng kết cấu hạ
tầng với mức lãi suất thấp bằng 1/10 hoặc 1/15 lãi suất vốn vay ngắn hạn
hoặc trung hạn hoặc không lãi. Thời gian vay tuỳ từng loại công trình.
Để tăng cường cho ngân sách các xã , trong việc kết cấu cơ sở hạ
tầng. Nhà nước có cơ chế chính sách để lại toàn bộ thuỷ lợi phí và thuế sản
xuất kinh doanh nông nghiệp.

Ba là :Chính quyền tỉnh, huyện cần có chính sách khuyến khích các
tổ chức, cá nhan góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua việc
phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công trái .. .của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo.
3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện, từng bước phù hợp
với cơ chế thị trường, thực hiện giao đất giao rừng cho nhân dân gắn
với việc định canh, định cư đồng bào các dân tộc, đảm bảo ổn định sản
xuất và đời sống dân cư.
Thực tế đã khảng định muốn sử dụng đất đai có hiệu quả thì “đất
phải có chủ”. Vì vậy sau chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ chính trị về
giao khoán ruộng đất đến nhóm người lao động, mà thực tế là gắn trách
nhiệm và quyền lợi của người lao động với quá trình sử dụng đất - đã tạo ra
động lực thúc đẩy sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Trong luật đất đai được
chủ tịch nước công bố ngày 24-7-1993 đã ghi rõ “Nhà nước giao đất cho
các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị xã hội hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài”. “Hộ gia đình có nhận được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế cấp quyền sử dụng đất “ (điều 1
và 3, chương I, luật đất đai 1993)
Tuy nhiên trong những năm qua khi thực hiện chính sách ruộng đất
có những hạn chế nhất định và đã nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ
ruộng đất ở huyện. Đó là :
10
- Mâu thuẫn giữa tích tụ tập trung ruộng đất để thúc đẩy kinh doanh,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất với quy mô ruộng đất của nông dân quá
nhỏ bé, phân tán và manh mún (thông thường mỗi hộ nông dân trong huyện
có từ 8- 10 mẫu ruộng)
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong huyện
với việc nông dân bị trói buộc vào ruộng đất .
- Mâu thuẫn giữa quy mô hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức

lao động của huyện tương đối rồi dào, với tình trạng lấn chiếm, sử dụng
ruộng đất lãng phí, không đúng mục đích ngày càng nhiều.
- Mâu thuẫn giữa việc thực hiện tốt quá trình cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để thực hiện chức năng quản lý, giám sát, điều chỉnh
của nhà nước với quy mô ruộng đất của hộ nông dân quá nhỏ bé phân tán
và lệ phí cấp giấy chứng nhận quá cao.
-Mâu thuẫn giữa quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng ruộng đất của
hộ nông dân với trình độ và phong tục tập quán sản xuất của họ.
Việc giải quyết đúng đắn các mối quan hệ ruộng đất có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc giải phóng chính bản thân ruộng đất ra khỏi các ràng
buộc phi kinh tế vận động trong môi trường kinh tế hàng hoá, đồng thời nó
góp phần tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội và xoá đói giảm
nghèo. Giải quyết mối quan hệ trong huyện cần phải dựa vào những quan
điểm sau :
-Phải giải quyết thoả đáng các quan hệ ruộng đất phát minh và vận
động trong huyện.
-Giải phóng đất đai, sức lao động và sức sản xuất khác, đảm bảo
cho việc chuyển sản xuất nông nghiệp từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng
hoá đảm bảo hiệu quả.
-ổn định việc sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho nông dân yên tâm
đầu tư thâm canh, phát triển kinh tế hộ.
11
-Đảm bảo đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện, ngăn ngừa tình
trạng tranh chấp ruộng đất, góp phần ổn định kinh tế của huyện.
Để đảm bảo những yêu cầu trên trong tình hình hiện nay cũng như
những năm tới cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau :
Một là : Chính quyền tỉnh, huyện quy hoạch từng vùng, điều chỉnh
và thu hồi đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích cho các hộ
nghèo thiếu đất không có đất sản xuất. Thực hiện giao đất giao rừng cho
các hộ nông dân tự nguyện, có khả năng về lao động, tiền vốn và quản lý

dề hộ khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ, diện tích giao khoán trồng theo điều
kiện của từng vùng, từng hộ gia đình, không giao khoán bình quân. Việc
giao khoán đất rừng phải giải quyết tốt quy luật lợi ích giữa nhà nước với
người lao động với các xã, thôn, (bản). Người nhận đất, nhận rừng phải
được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và thực hiện theo 5 quyền hạn theo
quy định của luật đất đai. Người nông dân nhận khoán rừng phải được nhà
nước hỗ trợ vốn thông qua các dự án 327, 747, 661 và được hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng.
Hai là : chính quyền tỉnh, huyện có kế hoạch quy hoạch và xây dựng
các khu định cư các hộ du canh, du cư ở các thôn (bản) xã. Thông thường
bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi phân phối cho những hộ
nông dân không thiếu đất, du canh du cư. Công việc định canh định cư
đòihỏi phải phân định những tiêu chuẩn, nguyên tắc phân loại những hộ đủ
tư cách để sử dụng một khu vực sinh sống và sản xuất. Quy mô sản xuất
phải phù hợp với điều kiện, đất đai, khí hậu, cây trồng của khu định cư,
với số lượng vốn cần cho mỗi đối tượng định cư.
Ba là : Di chuyển dân cư sống du canh du cư từ rừng đặc dụng và
một số khu rừng phòng hộ đầu nguồn để hình thành các khu dân cư mới ở
những vùng mới khai hoang theo quy hoạch mô hình làng bản văn hoá mới.
Thực hiện khai hoang mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, khai thác hết
tiềm năng đất đai của khu định canh định cư mới.
Công tác khai hoang cần theo hướng sau :
12
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện có khả
năng về vốn, có năng lực sản xuất đầu tư khai hoang để sản xuất kinh
doanh. Trước hết ưu tiên cho các hộ nông dân trong huyện. Nhà nước thực
hiện hỗ trợ đầu tư từ đó một mặt có thể sẽ tạo thêm việc làm cho một số
hộ nông dân không có ruộng đất , thiếu ruộng đất, mặt khác các hộ nông
dân có khả năng về vốn, có năng lực sản xuất, có thể cùng với sự hỗ trợ
đầu tư của Nhà nước để đầu tư khai hoang chuyển nhượng lại ruộng đất

đang sử dụng cho các hộ thiếu ruộng đất, không có ruộng đất mà họ thiết
tha và có khả năng làm nông-lâm nghiệp.
- Nhà nước khai hoang và giao đất cho các hộ nông dân thiếu ruộng
đất , không có ruộng đất mà có nguyện vọng thiết tha mong muốn có
ruộng đất và có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp. Đồng thời phải kết
hợp với việc khuyến khích các hộ có vốn, có sức lao động, có khả năng
sản xuất nông lâm nghiệp đến đầu tư và lập nghiệp tại vùng đất khai
hoang. Đặc biệt là khuyến khích thanh niên trong và ngoài vùng đến lập
nghiệp, định cư tại nơi khai hoang.
Bốn là : UBND tỉnh, huyện giao cho các đơn vị nông lâm trường,
quốc doanh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn có đất rừng quản lý
thuộc địa bàn của huyện có trách nhiệm tiếp nhận đồng bào không có ruộng
đất, thiếu ruộng đất, đồng bào du canh du cư và giao khoán cho hộ sản xuất
nông-lâm kết hợp giúp đỡ họ về tư liệu sản xuất chính, thực hiện các hình
thức chuyển giao công nghệ.
Năm là :Trong thời gian tới chính sách ruộng đất cần phải tập trung
giải quyết một số vấn đề sau :
- Nhanh chóng thực hiện giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
ruộng đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân theo hướng chỉ giao một
lần, khuyến khích các hộ mới tách chuyển sang làm ngành khác hoặc đi tới
các vùng đất mới khai hoang.
13
- Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể để thể chế hoá 5 quyền của người
sử dụng đất theo luật đất đai. (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất)
- Cần nghiên cứu để xác định quy mô ruộng đất hợp lý cho mỗi loại
hộ nông dân đồng thời ký dài hạn để xác định hợp lý. Mức hạn điền có thể
được thay đổi tuỳ thuộc vào từng tiểu vùng, từng loại đất, từng đối tựơng
mục tiêu sản xuất.
-Ưu tiên cấp đất cho các hộ nông dân, cá nhân xây dựng các cơ sở

sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông lâm nghiệp và trả tiền thuê đất
trong nhiều năm.
Tóm lại : giải quyết tốt mối quan hệ ruộng đất, sử dụng hợp lý có
hiệu quả quỹ đất hiện có là cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp
và kinh tế huyện Chiêm Hoá. Việc giải quyết quan hệ đó yêu cầu : một
mặt phải tiếp tục đổi mới bổ sung và hoàn thiện các chính sách đất đai, mặt
khác giải quyết đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế xã hội nhằm làm cho
quan hệ ruộng đất vận động phù hợp với cơ chế kinh tế mới, tác động tích
cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ cho hộ nông dân.
Để đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả tiến tới ứng dụng và
chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau :
Một là : Nghiên cứu, hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân
nhằm mục đích :
- Dạy cho chủ hộ nông dân biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch làm ăn.
- Để Dảng và Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã họi các cấp có cơ sở
giúp đỡ, kiểm tra theo kế hoạch làm ăn.
- Để có cơ sở hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô.
14

×