Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.61 KB, 57 trang )

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét
đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp huyện Na Hang; phía
Nam giáp huyện Yên Sơn; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây
giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); huyện lỵ đặt tại thị trấn
Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65km về phía Bắc. Tính từ các điểm tận
cùng theo Bắc - Nam, Đông - Tây, chiều rộng của huyện là 75km, chiều dài là
120km. Tổng diện tích toàn huyện là 1.387km
2
, trong đó có 20.345 ha đất nông
nghiệp đang sử dụng (14,7%) và 102.892 ha đất lâm nghiệp (74%).
1.2. Địa hình
Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và
nhiều dãy núi lớn, có sự xen kẽ không đồng đều giữa các núi đá vôi và núi đất,
được hình thành từ vùng núi thấp tiếp giáp với vùng núi cao, tạo nên một hệ
thống đồi núi bao quanh huyện, giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có
diện tích không lớn, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư. Chiêm Hoá
có nhiều dãy núi cao điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt
(1.229m), dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Gioòng (1.229m), dãy
núi phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía Tây có
đỉnh cao là núi Chặm Chu (1.587m).
1.3. Thời tiết, khí hậu
Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa rào tập
trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3mm/tháng, mùa
này thường xảy ra lũ lụt; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3


năm sau, thường có gió mùa đông bắc, sương mù và sương muối, nhiệt độ trung
bình năm là 22,6%, cao nhất là 39,7
0
c và thấp nhất là 4,2
0
c; độ ẩm trung bình là
65% thấp nhất là 42,25%.
Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại
cây trồng vật nuôi như: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược
liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên lượng mưa trong huyện phân bố
không đồng đều . Mùa mưa thường có tình trạng đất đai bị sói mòn, sạt lở gây
ách tắc trì trệ giao thông, mùa khô thường hạn hán thỉnh thoảng nhiệt độ xuống
thấp thường gây băng giá, sương mù, sương muối ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con người.
1.4 Đất đai: do địa hình huyện Chiêm Hoá phức tạp độ cao trung bình từ
90 - 110m, nằm trên nền địa chất có tuổi rất cổ (thuộc cổ sinh và nguyên
sinh).. Đá mẹ là phiến thanh, Sa thạch, đá vôi, đá biến chất, đá cát kết Do địa
hình cao thườg có mây mù, độ âm cao nên thuận lợi cho quá trình tích luỹ
mùa. Sụ hình thành các loại đất cũng như các đặc tính hoá học của đất chịu
ảnh hưởng rất lớn các điều kiện tự nhiên này. Trong huyện có 13 loại đất
thuộc 3 nhóm chính cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa: Nhóm này gồm 4 loại đất chính
+ Đất phù xa được bồi hàng năm
+ Đất phù xa không được bồi hàng năm
+ Đất phù xa có tầng loang lổ đỏ vàng
+ Đất phù xa ngoài suối
- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm này gồm 6 loại đất chính
+ Đất lâu đỏ trên đá vôi
+ Đất đỏ vàng trên đá xét và đá biến chất
+ Đất vàng đỏ trên đát Mác ma axit

+ Đất vàng nhạt trên đá cát
+ Đất lâu vàng trên phù xa cổ
+ Đất vàng biến đổi do trồng lúa nước
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: gồm có 3 loại đất chính
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất
+ Đất mùn vàng nhạt trên núi đá cát
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá Mác ma axit
Nhìn chung với đặt điểm về tài nguyên đất của huyện như trên tương đối
mầu mỡ, phù hợp với phát triển cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, các loại cây
ăn quả như vải, mận, mơ; cây dược liệu như quế, sa nhân,…và cây công
nghiệp lâu năm như chè, cà phê…
1.5 Thuỷ văn, nguồn nước.
Chiêm Hoá có một huyện sông suối lớn, độ dốc cao, hướng xảy khá tập
trung, các con suối, ngòi đều đổ đồn về sông ngâm,bắt nguồn từ Trung Quốc,
sau khi chảy từ Cao Bằng , Na Hang, sông Gâm chảy qua Chiêm Hoá trên mật
độ dài 40 km mà là con đường thuỷ duy nhất nối từ huyện đến tỉnh lỵTuyên
Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn như ngòi Quẵng,
ngòi Đài, ngòi Nhụng …. cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km,
tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ
đời sống, sản xuất của nhân dân và những con đường giao thông,vận tải khá
quan trọng.
Tóm lại, sông suối ở Chiêm Hoá được phân bổ tương đối đồng đều trên
địa bàn, bình quân 1000 ha đất có 130 km suối chảy qua, thuận lợi cho trồng
trọt, chăn nuôi, vận tải đường thuỷ và sinh hoạt, đồng thời là nguồn năng lượng
dồi dào cho thuỷ điện nhỏ.
1.6 Thảm động thực vật.
Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi nên độ che phủ của rừng hiện còn
khoảng 35%. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là song, mây, tre, nhà nứa, …lát,
nghiến, trò trỉ, … và một số cây dược liệu như mộc nhĩ, măng khô,… động vật
rừng có nhiều lóại quý hiếm như lợn rừng, hưu, nai, khỉ,…. và các loại gặm

nhấm chim chóc,…
Tập đoàn cây trồng vật nuôi khá phong phú:
- Cây lương thực: lúa ngô, khoai, sắn, rong, riềng,…
- Cây công nghiệp: chè, cà phê
- Cây ăn quả: cam, quýt, nhãn, vải
- Cây dược liệu: quế, sa nhân
- Cây lấy gỗ: thông, luông, tếch, xoan
- Động vật nuôi: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm
2- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
2.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng đất đai.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 145.575 ha chiếm 20,90% diện tích
tự nhiên của tỉnh. Huyện nằm trong địa hình núi cao, độ dốc lớn. Địa hình phức
tạp, nên quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn hạn chế, quá
trình này thể hiện ở việc sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp ở biểu
sau:
Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hoá năm 2000
Hạng mục Số lượng (Ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 145.575 100
I. Đất đang sản xuất nông nghiệp 11.681 8,02
1. Trồng cây hàng năm 8.794 6,04
2. Trồng cây lâu năm 754 0,51
3. Vườn tạp 1.771 1,24
4. Đất khác 362 0,24
II. Đất lâm nghiệp 90.907 62,44
1. Rừng tự nhiên 82.960 56,98
2. Rừng trồng 7.947 5,45
III. Đất chuyên dùng 1.755 0,51
1. Đất xây dựng 220 0,15
2. Đất giao thông 914 0,62
3. Thuỷ lợi + đất khác 621 0,42

IV. Đất ở 890 0,61
V. Đất chưa sử dụng 40.342 27,71
1. Đồi núi 35.990 24,72
2. Đất có mặt nước 6 0,004
3. Đất khác 4.346 2,98
Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện chiêm Hoá cung cấp.
Do địa hình của huyện có nhiều núi cao độ dốc lớn nên diện tích đất đai
của huyện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp tương đối lớn so với diện
tích đất tự nhiên, chiếm 62,44%. Trong khi đó đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp lại không lớn, đất nông nghiệp 11.681 ha chiếm 8,02% tổng diện
tích tự nhiên của toàn huyện.
Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 912m
2
. Tuy nhiên sự
phân bố lại không đồng đều giữa các xã trong huyện. Một thực tế là tuy diện
tích đất nông nghiệp bình quân đầu người như vậy, nhưng đất đai ở đây đang bị
xói mòn, bạc màu ở những nơi có độ dốc cao, mặt khác nhân dân lại chưa chủ
động được nước tưới tiêu cho cây trồng, trình độ thâm canh nên gặp rất nhiều
khó khăn về sản xuất nông- lâm- nghiệp.
Tuy tiềm năng đấ lâm nghiệp trong huyện còn rất lớn nhưng khả năng khai
thác đưa vào sử dụng lại không cao vì để đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất
người nông dân phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Trong khi trình độ trang bị
khoa học kỹ thuật của người dân lại rất thấp, vốn cho các công trình khai hoang,
định canh, định cư lại không nhiều,...
2.2. Dân số và lao động
2.2.1. Dân số, lao động
Hiện nay toàn huyện có tổng dân số là 128.065 người với 26.415 hộ gia
đình, bao gồm 22 hộ dân tộc anh em cùng chung sống, có 28 xã và 1 thị trấn
với 412 thôn bản, tổ dân phố, trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệt khó
khăn, có số lao động nông nghiệp là 61.123 lao động.

Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2000 tình hình dân số và lao động cho thấy,
lao động của huyện là lao động trẻ khoẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nếu
được đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản của huyện để thoát cảnh đói nghèo.
2.2.2 Tình hình dân tộc
Biểu 2: Tình hình phân bố dân tộc của huyện Chiêm Hoá
Hạng mục
Số hộ Nhân khẩu
Số hộ % Nhân khẩu %
1. Kinh 4715 17,84 14.145 11,04
2. Tày 12.388 46,89 49.552 38,69
3. Dao 6.382 24,16 44.541 34,77
4. Hmông 354 1,34 22.832 2,21
5. Nùng 1.768 6,69 12.376 9,66
6. Hoa 367 1,38 1.835 1,43
7. Khác 468 1,77 2.784 2,17
Tổng số 26.415 100 128.065 100
Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Dân tộc Tày và Dao chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, dân tộc Tày chiếm
46,89%; Dao chiếm 24,16%, sinh sống chủ yếu ở vùng xa và nhiều nhất là ở
xã Hồng Quang, Bình An. Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở vùng núi cao, dân
tộc Kinh sống chủ yếu ở các xã gầ n trung tâm huyện, và ở thị trấn Vĩnh Lộc.
Tỷ lệ dân tộc Kinh còn nhỏ chiếm 17,4% điều này có ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình phát triển kinh tế của huyện vì người dân tộc Kinh có khả năng
nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh, vì vậy họ là những hạt nhân kích thích đồng
bào các dân tộc khác tiến hành sản xuất hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1 Giao thông
Hệ thống giao thông được củng cố và phát triển, hoạt động thực thi dự án
thành phần giao thông chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản và duy tu bảo
dưỡng đường. Xây dựng đường chủ yếu là cải tạo, nâng câp đã hoàn thành đưa

vào sử dụng là 90,03 km (chưa tình đoạn đường Xuân Vân - Kim Bình, đoạn đi
qua Kim Bình đang xây dựng).
Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm và 343/412 thôn bản. Hoàn thành
2 cầu lớn: Cầu Chiêm Hoá, Cầu Quẵng và 1 cầu bản; 80 cầu tạm 358 cống thoát
nước; 14 đoạn kè, đá tràn; Đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy vậy còn 69 thôn
bản chưa có đường ô tô đến trung tâm thôn và các tuyến đường dân sinh từ
trung tâm xã đi đến các bản chủ yếu là do nhân dân tự làm mặt đường rộng từ 1-
2m, nhằm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các bản các xã với
nhau.
Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện, đặc biệt là các tuyến
đường liên xã, liên thôn là đường đất, lắm dốc, nhiều đèo, luôn bị mưa bão, lũ
lụt làm sạt lở, sói mòn, gây không ít khó khăn cho giao thông, vận tải, đặc biệt
là mùa mưa lũ, gây ách tác giao thông, hạn chế rất lớn đến việc vận chuyển vật
tư nông - lâm sản của nhân dân trong huyện.
3.2. Bưu điện
Phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương; 29/29 xã có
thư báo đến trong ngày, 16 xã có điện thoại, 14/29 xã có điểm bưu điện văn hoá
xã, bình quân 0,5 máy điện thoại/100 dân.
3.3. Thuỷ lợi
Từ năm 1994 đến ngày 30/10/2001, hoạt động thành phần thuỷ lợi do dự
án đầu tư là một hoạt động thường xuyên và liên lạc được theo dõi chỉ đạo sát
sao, được cập nhật kịp thời các thông tin nhất là trong việc xây dựng công trình
và hoạt động của nhóm sử dụng nước cũng như việc khai thác, vận hành, duy tu
bảo dưỡng các công trình xây dựng thuỷ lợi để khai thác, vận hành, duy tu bảo
dương các công trình xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo nước tưới.
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đã đóng góp tích cực vào củng cố hạ
tầng cơ sở, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với chủ trương chung
của tỉnh và của huyện. Diện tích tưới tiêu chắc chắn mà các công trình đem lại
đã góp phần tích cực vào việc phát triển lương thực trong mục tiêu chiến lược

của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hậu quả thiên tai và tăng sản lượng, lương
thực, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Chất lượng thiết kế còn thấp, chưa thực hiện việc tham khảo ý kiến của
người hưởng lợi, cho nên đến khi thực thi xây dựng thường có những chỗ liên
lạc không đáng có, không phù hợp tình hình cụ thể của từng công trình, đã vậy
việc chỉnh sửa rất chậm trễ, vì phải qua nhiều khâu lại phải chờ đợi.
3.4. Công trình điện
Hiện nay đường điện 35KV (điện quốc gia) đã được kéo đến 29/29 xã
nhưng nhìn chung trong thôn bản ở các xã vùng sâu vùng xa còn nhiều gia đình
chưa có điều kiện để kéo đường dây đến nhà mặc dù người dân ở đó họ được
nhà nước hỗ trợ 3/4 kinh phí do những người dân ở đó quá nghèo nên họ không
có đủ điều kiện để kéo đường dây điện đến tận nhà. Hiện nay trong toàn huyện
còn có nhiều hộ gia đình vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của
nhân dân.
3.5. Trường học
Hiện nay có 63 trường học với 1.433 lớp/736 phòng học đảm bảo cho học
2 ca, trong đó nhà xây 60, nhà cứng hoá, ngói hoá 601, nhà tre nứa tạm bợ 75,
trang thiết bị gồm 6.932 bộ bàn ghế phục vụ cho 43.361 học sinh đang theo học,
cán bộ giáo viên ở các xã vùng xa vùng cao là 175 người.
Trong toàn huyện đã xoá mù chữ cho 754 người, và hoàn thành phổ cập
trung học cơ sở cho các xã như: Vĩnh Lộc, Phúc Thịnh, Xuân Quang, được phổ
cập vào năm 1998 đạt tỷ lệ so với toàn huyện là 10,3% và năm 1999 đã hoàn
thành phổ cập cho các xã Thổ Bình, Yên Nguyên, Hoà Phú, Kim Bình, Tân
Thịnh,... đã hoàn thành đạt tỷ lệ 37,9% và đến năm 2000, 2001 đã hoàn thành
các xã còn lại đạt tỷ lệ 100%.
Nhìn chung, các cơ sở trường lớp còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học
tập của học sinh, giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đã cũ và còn thiếu
nhiều.
3.6. Y tế
Hiện nay trong huyện có 1 bệnh viện huyện, 4 phòng khám đa khoa khu

vực và có 26 trạm y tế, bệnh viên của huyện và 4 phòng khám đa khoa khu vực
là nhà tầng và các trạm y tế đa phần là nhà cấp 4 và còn có một số thôn bản hiện
nay đang thực hiện, xây dựng trạm y tế thôn nhưng chỉ là nhà tạm bợ và với
tổng số giường bệnh nhân là 265 giường
- Tổng số lần khám chữa bệnh đạt 0,8 - 1 lượt/người/năm.
- Công suất sử dụng giường bệnh đạt > 80% đối với tuyến huyện, > 70%
đối với tuyến phòng khám đa khoa khu vực, > 60% đối với tuyến xã.
Thực hiện nghị quyết 30 của tỉnh uỷ. Đẩy mạnh thực hiện hoá xã hội hoá
công tác y tế và củng cố y tế từ huyện đến cơ sở. Đã lồng ghép được 256 cán bộ
y tế thôn bản, 21 trạm y tế có bác sĩ, 30/31 trạm có vườn thuốc nam.
Trong huyện có tổng số người người mắc bệnh sốt rét là 10.000 người
chiếm 0,42% dân trong huyện, số người mắc bệnh ỉa chảy 8000 người chiếm
0,38% dân trong huyện, số người mắc bệnh nghiện hút là 60 người chiếm
0,25% dân trong huyện. Công tác kế hoạch hoá gia đình mặc dù đã được vận
động nhưng không thường xuyên nên tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất cao nhất là ở
các thôn, bản vùng cao, xa trung tâm xã.
3.7. Công trình nước sinh hoạt
Nguồn nước cho sinh hoạt của huyện chủ yếu là từ các sông suối và mỏ
nước. Chất lượng một số nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn
nước cho nhu cầu sinh hoạt còn khó khăn đặc biệt trong những tháng mùa khô,
đồng bào phải đi gùi, gánh nước rất xa, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở các xã Linh Phú, Trí Phú, Tân Mỹ, Bình
Phú...
Trong những năm qua nhà nước đã đầu tư xây dựng được 15 công trình
cấp nước sinh hoạt cho 4 xã: Linh Phú 3, Tri Phú 2, Bình Phú 5, Tân Mỹ 5 (còn
một số xã chưa được cấp nước sinh hoạt như xã Vinh Quang, Kim Bình...). Đã
xây dựng được 45 bể nước (Linh Phú 10, Trí Phú 10, Bình Phú 13, Tân Mỹ 12).
Đường ống dẫn nước dài 105 km (Tân Mỹ 35km, Tri Phú 17km, Bình Phú
35,km Linh Phú 18km). Đã nâng hệ số sử dụng nước sạch lên 25%.
3.8 Chợ

Hiện nay có 1 chợ ở trung tâm huyện đã được xây dựng kiên cố và được
hoạt động có hiệu quả, duy trì chợ ở xã Hoà Phú, chợ này chỉ là tạm bợ được
làm bằng tre, bằng nứa, ở các xã hầu hết chợ không có nhà cửa mà chỉ là khu
đất trống để trao đổi buôn bán. Nhân dân thường họp chợ vào các ngày thứ 2 và
thứ 5 hàng tuần, chợ ở trung tâm xã còn rất xa các thôn bản, có nơi dân bản phải
đi hàng chục km mới tới chợ, hàng hoá chủ yếu là dầu, mỡ, muối và dụng cụ lao
động. Trong huyện sản xuất chủ yếu là tự cấp, tự túc, quan hệ hàng tiền không
phát triển, nhu cầu mua bán ít.
4. Phong tục tập quán
Xã hội truyền thống của các dân tộc ở đây là xã hội của các cư dân nông
nghiệp với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản,... trong đó chủ yếu
là nghề trồng lúa, trồng ngô. Dân tộc Tày, Nùng chuyên trồng lúa nước sống tập
trung ở những vùng tương đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại, dân tộc Dao,
H’mông vừa canh tác trên các nương dốc đá, vừa làm nương rẫy, cư trú tập
trung ở vùng cao, vùng xa.
Sản xuất độc canh cây lương thực, du canh, du cư, phá rừng làm nương.
Quảng canh và chăn nuôi thả rông là đặc trưng lâu đời (đặc biệt là dân tộc
H’mông). Ý thức tự cấp, tự túc phân phối bình quân và tinh thần đoàn kết tương
trợ lẫn nhau vừa là tâm lý, vừa là tập quán của nhiều dân tộc trong huyện. Tính
cộng đồng ở đây rất cao, những người trưởng họ, trưởng tộc, trưởng bản có
nhiều uy tín trong dân.
5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện
- Đội ngũ cán bộ của huyện: Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm
nhiều năm hoạt động trong ngành, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên do khối
lượng công việc nhiều, địa bàn rộng nên về quản lý còn hạn chế, nhưng cũng có
một số cán bộ huyện chỉ tốt nghiệp cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp, trình
độ đại học còn ít, nên cũng gây khó khăn trong quá trình công tác quản lý kinh
tế - xã hội.
- Đội ngũ cán bộ của xã, bản: hiện nay trình độ cán bộ xã, cơ bản còn thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý. Đa số cán bộ xã chỉ tốt nghiệp

trung học chuyên nghiệp (phổ thông trung học cơ sở) chưa qua lớp đào tạo dài
hạn về quản lý. Bên cạnh đó việc thay đổi cán bộ xã, bản lại diễn ra thường
xuyên.
Tình hình yếu kém của cán bộ huyện, xã, bản là tình trạng chung và khá
phổ biến ở trong huyện, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, sự
yếu kém này thể hiện ở nhiều mặt: trình độ văn hoá, trình độ quản lý, năng lực
chuyên môn... và tâm huyết nghề nghiệp.
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện
Chiêm Hoá
6.1. Những thuận lợi
- Do có tiềm năng lớn vè điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông
nghiệp vừa mang tính đặc thù vừa mang tính đa dạng, cho nên có khả năng phát
triển nhiều nông sản hàng hoá có giá trị như: chè, mía, mận, nhãn, vải...
- Huyện được nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển thông qua các nguồn
vốn thông qua nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và an ninh
quốc phòng.
- Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết tin tưởng vào chủ trương,
đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
- Nhân dân trong huyện có truyền thống văn hoá đặc sắc, mang đậm đà bản
sắc dân tộc, cần cù chịu khó...
6.2. Những khó khăn cơ bản cần giải quyết
- Chiêm Hoá là một huyện vùng cao cách xa tỉnh lỵ, xa các cửa khẩu, bến
cảng và các trung tâm thị trường lớn. Do đó khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng
hoá, hạn chế việc phát triển các loại nông sản tươi sống và nhu cầu vận chuyển lớn.
- Địa hình dốc chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là mùa
mưa thường bị sụt lở gây ách tắc giao thông, hàng năm chi phí tốn kém nhiều để
tu sửa khắc phục...
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn, đời sống vật
chất và tinh thần đồng bào trong huyện còn thấp. Số hộ nghèo đói thiếu ăn
chiếm tỷ lệ lớn. Phần lớn các hộ chưa có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

- Do không có thị trường, sản xuất lạc hậu, manh mún, sản xuất hàng hoá
chỉ mới bắt đầu nhưng chủ yếu dựa vào hỗ trợ của nhà nước.
- Nguồn nước sạch cho nhu cầu ăn và sinh hoạt của đồng bào còn gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa khô, một số xã thiếu nước nghiêm trọng.
- Tuy lực lượng lao động nhiều, nhưng lực lượng lao động có kỹ thuật, có
kiến thức kinh tế còn ít, trình độ dân trí còn thấp. Do đó hạn chế nhiều đến việc
đưa tiến bộ công nghệ vào sản xuất.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN
CHIÊM HOÁ.
A. Tình hình phát triển kinh tế
Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là nghị quyết TW 5,
khoá VII, Nghị quyết TW4, Nghị quyết TW6 khoá VIII và các nghị quyết của
Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khoá XI, XII nhân dân và các dân tộc trong huyện
đã khắc phục khó khăn, phấn đấu tích cực và đã đạt được những thành quả nhất
định trong quá trình phát triển kinh tế thể hiện ở các mặt sau
Biểu 3: Giá trị sản xuất - tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
(Giá cố định năm 1994)
Hạng mục 1998 1999 2000
I. Giá trị sản xuất (tr.đ)
Tổng số 228.547 230.450 246.363
1. Nông - lâm nghiệp 177.096 180.332 182.938
2. Công nghiệp 13.370 10975 18.982
3. Thương mại - dịch vụ 37.721 39.143 44.443
II. Tốc độ tăng trưởng (%) BQN
Tổng số 0.83 6,90 5,74
1. Nông - lâm nghiệp 1,82 1,44 1,63
2. Công nghiệp -20,06 72,95 26,44
3. Thương mại - dịch vụ 3,76 13,54 8,65
III. Cơ cấu (%) 100 100 100
1. Nông - lâm nghiệp 77,48 78,25 74,25

2. Công nghiệp 6,00 4,76 7,70
3. Thương mại - dịch vụ 16,50 16,98 18,03
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp
- Năm 1997 giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 177.096 triệu đồng, năm
1999 tăng lên đạt 246.938 triệu đồng. Qua 2 năm tăng 17.816 triệu đồng, bình
quân mõi năm tăng 8.908 triệu đồng, trong đó ngành nông - lâm nghiệp tăng
5.842 triệu đồng, ngành công nghiệp tăng 5.612 triệu đồng. Như vậy xét về quy
mô thì ngành thương mại dịch vụ có mức tăng cao nhất là 6.722 triệu đồng
chiếm 37,73% mức tăng của toàn ngành trong huyện. Giá trị sản xuất bình quân
một người, một năm của toàn huyện là 1,78 triệu đồng năm1998; 1,79 triệu
đồng năm năm 1999 và 1,92 triệu đồng năm 2000. Nhìn chung mức sống của
huyện còn rất thấp so với các huyện và các khu vực khác, xét về mặt đời sống
văn hoá - xã hội.
Xét về tốc độ tăng trưởng của toàn huyện thì huyện Chiêm Hoá có tốc độ
tăng trưởng còn rất thấp là 5,74%/năm. Trong đó ngành công nghiệp có tốc độ
tăng trưởng cao nhất, vào cao hơn toàn huyện (tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp là 26,44%/năm). Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng cao
là do các chương trình 925 đã được thực hiện trên địa bàn toàn huyện, trong khi
đó ngành nông - lâm nghiệp thì có tốc độ tăng trưởng rất thấp chỉ có
1,63%/năm, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp thấp như vậy là do
thời gian qua huyện Chiêm Hoá đã bị lũ lụt gây thiệt hại rất lớn dẫn đến năng
suất, sản lượng cây trồng; còn ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
bình quân là 8,65%/năm; tốc độ tăng trưởng này hầu như không đổi. Nhìn
chung tốc độ tăng trưởng của các ngành trong toàn huyện năm 2000 cao hơn so
với năm 1998 và thấp hơn so với năm 1999. Đây cũng là những điều mà nhân
dân các dân tộc trên địa bàn toàn huyện cùng các cấp quản lý phải suy ngẫm
làm thế nào để phòng tránh lũ lụt cao hơn, hiệu quả hơn (tránh lũ lụt như năm
2000 - gây ra rất nhiều thiệt hại). Nếu làm được như vậy thì mới có thể thúc đẩy
tốc độ tăng trưởng lên dần dần được, để giảm bớt được những hộ nghèo trong
toàn huyện.

- Xét về cơ cấu kinh tế ta thấy toàn huyện thì ngành nông - lâm nghiệp
chiếm tỷ trọng rất cao và cũng có xu hướng tăng như năm 1999. Tỷ trọng ngành
nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 78,25% tổng giá trị sản lượng, nhưng tỷ trọng
của ngành này ổn định như đến năm 2000 thì tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp
lại giảm xuống còn 74,25% tổng giá trị. Sản lượng ngành công nghiệp cũng có
xu hướng tăng nhưng không ổn định, thể hiện như năm 1999 giảm xuống còn
4,76% tổng giá trị sản lượng và đến năm 2000 lại tăng lên 7,70%, còn ngành
thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm 1998 có 16,50% và đến
năm 2000 thì tăng lên đến 18,30% tổng giá trị sản lượng.
Ngành nông - lâm nghiệp và ngành công nghiệp có tỷ trọng tăng giảm
không ổn định như vậy là do tốc độ tăng trưởng rất thấp, mà thậm chí còn giảm.
Cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá đã có sự chuyển dịch, tuy nhiên sự
chuyển dịch này chưa phù hợp với xu thế chung của cả nước (tăng tỷ trọng
ngành thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và công
nghiệp). Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chưa có hiệu quả.
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế của huyện Chiêm Hoá có kết quả
cao, chưa phát huy được những tiềm năng của huyện trong ngành nông - lâm
nghiệp và công nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện. Tuy
nhiên để đi vào phân tích, đánh giá ta cần đi vào chi tiết cụ thể từng ngành, từng
lĩnh vực trong toàn huyện.
1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp
Biểu 4: Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (giá cố định năm 1994)
(ĐVT:tr.đ)
Hạng mục 1998 1999 2000
Tổng số 147.773 147.139 145.566
1. Trồng trọt 114.636 118.270 116.686
+ Cây lúa 68.677 72.648 72.236
+ Cây lương thực khác 11.373 14.590 12.396
+ Cây ăn quả 2.896 2.411 2.187
+ Rau, đậu và gia vị 4.317 4.980 5.813

+ Sản phẩm phụ khác 4.098 4.052 4.379
+ Cây công nghiệp 23.275 19.589 19.675
2. Chăn nuôi 32.454 28.179 27.408
+ Gia súc 22.341 17.473 15.692
+ Gia cầm 7.491 7.815 8.807
+ Sản phẩm chăn nuôi khác 2.622 2.891 2.909
3. Dịch vụ phục vụ trồng trọt và 683 690 1.472
chăn nuôi
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Trong những năm gần đây huyện Chiêm Hoá đã gặp phải nhiều khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm còn ảnh hưởng, tác động của thời tiết bất
lợi như lũ lụt, lũ quét, gió xoáy... đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
và đời sống của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện.
Từ những thực trạng trên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, và
được sự chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ - UBND huyện và ngành dọc HĐND
tỉnh Tuyên Quang và nhân dân trong huyện đã cố gắng khắc phục khó khăn và
thực hiện phòng tránh lũ lụt, lũ quét, gió xoáy...
Qua biểu 4 trên ta thấy.
* Về quy mô
Năm 1998 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của huyện là 147.773 triệu
đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 32.545 triệu đồng chiếm 77,57% giá trị tổng
sản lượng nông nghiệp, đến năm 2000 đạt 116.686 triệu đồng chiếm 80,16% giá
trị tổng sản lượng nông nghiệp của toàn huyện, bình quân 1 lao động nông
nghiệp đạt 1,87 triệu đồng năm 1998 và 1,90 triệu đồng năm 2000. Chịu ảnh
hưởng rất nặng nề của thời tiết khí hậu, nên quy mô ngành tăng, giảm không ổn
định. Cụ thể như sau:
* Trồng trọt tăng : 2050 triệu đồng, trong đó:
+ Cây lúa tăng : 3559 triệu đồng
+ Cây lương thực khác : 1023 triệu đồng
+ Cây ăn quả giảm : 709 triệu đồng

+ Rau, đậu và gia vị tăng : 1.496 triệu đồng
+ Sản phẩm phụ khác tăn : 281 triệu đồng.
* Chăn nuôi giảm : 5.046 triệu đồng, trong đó:
+ Gia súc giảm : 6.649 triệu đồng
+ Gia cầm tăng : 1.316 triệu đồng
+ Sản phẩm chăn nuôi khác tăng: 287 triệu đồng.
* Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng: 789 triệu đồng.
Biểu 5: Tốc độ phát triển liên hoàn GTTSL - Cơ cấu giá trị sản lượng
nông nghiệp qua các năm của huyện Chiêm Hoá.
(ĐVT: %)
Hạng mục 1998 1999 2000
I. Tốc độ phát triển 99/98 200/99 BQN
Tổng số 99,57 98,93 99,24
1. Trồng trọt 103,17 98,65 100,91
+ Cây lúa 105,78 99,43 102,60
+ Cây lương thực khác 128,28 84,96 106,62
+ Cây ăn quả 83,25 90,70 86,97
+ Rau, đậu và gia vị 15,35 116,72 116,03
+ Sản phẩm phụ khác 109,85 108,07 108,96
+ Cây công nghiệp 84,16 100,43 92,29
2. Chăn nuôi 86,82 97,26 92,04
+ Gia súc 78,21 89,90 84,00
+ Gia cầm 104,32 112,69 108,50
+ Sản phẩm chăn nuôi khác 110,25 100,62 105,43
3. Dịch vụ phục vụ TT và CN 101,02 213,33 157,17
II. Cơ cấu giá trị sản lượng 1998 1999 2000
Tổng số 100 100 100
1. Trồng trọt 77,57 80,37 80,16
+ Cây lúa 46,47 49,37 49,62
+ Cây lương thực khác 7,69 9,91 8,51

+ Cây ăn quả 1,95 1,63 1,50
+ Rau, đậu và gia vị 2,92 3,38 3,99
+ Sản phẩm phụ khác 2,77 2,75 3,00
+ Cây công nghiệp 15,75 13,31 13,51
2. Chăn nuôi 21,96 19,15 18,82
+ Gia súc 15,11 11,87 10,77
+ Gia cầm 5,06 5,31 6,05
+ Sản phẩm chăn nuôi khác 1,77 1,96 1,99
3. Dịch vụ phục vụ TT và CN 0,46 0,41 1,01
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
* Về tốc độ phát triển
Sản xuất nông nghiệp của huyện Chiêm Hoá tăng giảm không ổn định, do
còn chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, nên tốc độ phát triển của
nhiều loại cây trồng, vật nuôi giảm nhiều so với mấy năm trước.
Trong 3 năm 1998-2000 sản xuất nông nghiệp của huyện Chiêm Hoá giảm
0,98 lần, trong khi đó ngành trồng trọt tăng 1,01 lần, chăn nuôi giảm 0,84 lần,
ngành dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng 2,15 lần.
Tính trung bình mỗi năm huyện Chiêm Hoá có tốc độ tăng trưởng của
ngành nông nghiệp là giảm 1,02%. Trong đó ngành trồng trọt tăng 10,79%;
chăn nuôi giảm 8,10%; dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi tăng 20,12%.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không phải giảm qua các
năm, như năm 1998 thì sản xuất nông nghiệp của huyện có mức tăng so với
năm 1997; như ngành trồng trọt 1,03 lần trong đó cây lúa tăng 0,15 lần; rau, đậu
và gia vị tăng 1,15 lần... nhưng chăn nuôi lại giảm 0,84 lần, do các loại cây
trồng và chăn nuôi giảm như vậy nên dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi
tăng cao để giúp cho những người dân phòng tránh ở điều kiện tự nhiên cao hơn
và đó cũng là cách giúp cho đời sống của nhân dân phần nào giảm được tỷ lệ
đói nghèo.
* Về cơ cấu giá trị tổng sản lượng
Trong giá trị tổng sản lượng thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn

nhưng chưa ổn định thể hiện năm 1998 chiếm 77,57%; năm 1999 tăng lên
đến 80,37% và đến năm 2000 lại giảm đi còn chiếm 80,16% giá trị tổng sản
lượng nông nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng giảm qua các
năm, nhưng cũng không phải là toàn ngành không tăng mà như chăn nuôi gia
cầm tăng đáng kể thể hiện năm 1998 chiếm 5,06% và đến năm 2000 chiếm
6,05% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng
nhỏ, như vậy tổng sản lượng nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng
nhỏ, như vậy là do ngành này chưa có sản phẩm hàng hoá, mới chỉ dừng lại ở
mức tự cấp, tự túc, thịt phục vụ nhu cầu tại chỗ. Mức chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp từ năm 1998-2000 là rất chậm, nên trong những năm tới
cần tập trung phát triển chăn nuôi nhằm tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp.
Nhìn tổng thể nông nghiệp toàn huyện năm 1998-2000 có những bước tiến,
nhưng rất chậm. Để đánh giá đầy đủ sâu sắc hơn cần phải xem xét sự phát triển
của nó trên tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp.
1.1. Ngành trồng trọt
Biểu 6: Diện tích và cơ cấu diện tích ngành trồng trọt của huyện Chiêm
Hoá
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
I. Diện tích (ha) DT DT DT
Tổng số 16.909 18.185 17.325
+ Cây lương thực 12.754 14.123 13.494
+ Cây ăn quả 25 228 253
+ Cây công nghiệp 3.456 2.932 2.975
+ Cây khác 674 902 1.098
II. Cơ cấu (%) % % %
Tổng số 100 100 100
+ Cây lương thực 75,42 77,66 75,73
+ Cây ăn quả 0,14 1,25 1,41
+ Cây công nghiệp 20,43 16,12 16,69

+ Cây khác 3,98 4,96 6,15
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Trong 3 năm (1998-2000) tồng diện tích ngành trồng trọt từ 16.909ha
năm 1998 lên 18.185 ha năm 1999, tăng 7,54% so với năm 1998 và đến năm
2000 lại giảm xuống còn 17.825 ha giảm 1,97% so với năm 1999, bình quân
mỗi năm tăng 2,78%, với hệ số sử dụng đất rất thấp 1,6; ruộng đất sử dụng
một vụ là chủ yếu, trình độ thâm canh thấp, đất đai bị biến chất, thoái hoá,
bạc màu rất nhanh (thường từ 3 - 5 vụ).
Cơ cấu diện tích gieo trồng năm 1998 là 75,42% cây lương thực, 0,14%
cây ăn quả, 20,43% cây côngnghiệp, 3,98% cây khác. Năm 2000 cơ cấu diện
tích gieo trồng có bước chuyển biến tích cực hơn, nhưng chưa đồng đều thể hiện
như: cây lương thực 75,73%; cây ăn quả 1,41%; cây công nghiệp 16,6%; cây
khác 6,15%.
Nhìn chung diện tích cây lương thực có tốc độ tăng và chiếm tỷ trọng lớn,
nhưng tốc độ gia tăng không đồng đều qua các năm. Diện tích cây ăn quả đang
được bà con nông dân mở rộng và được chú trọng hơn nên tốc độ tăng cao hơn
so với các loại cây trồng khác và do diện tích loại đất trồng chưa đi vào chuyên
môn hoá, nên diện tích đất trồng các loại cây khác còn tăng cao qua các năm.
1.1.1. Cây lương thực
Diện tích trồng lúa có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1998 diện tích trồng
lúa là 10.394 ha chiếm 81,18% diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện,
năm 2000 diện tích trồng lúa tăng lên 10.911 ha chiếm 80,82% diện tích trồng
cây lương thực của toàn huyện, tính bình quân diện tích trồng lúa tăng
22,81%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đất trồng khoai chuyển sang trồng lúa,
sản lượng lúa thu hoạch được của huyện năm 2000 là 45.148 tấn, tăng 2.225 tấn
so với năm 1998.
Xét về hiệu quả ta thấy năng suất lúa xuân tăng lớn nhất từ 41-48 tạ/ha và
năng suất lúa mùa đạt 41- 42 tạ/ha. Khi so sánh năng suất của các loại cây trong
huyện thì ta nên chú trọng hơn vào năng suất cây lúa, bởi vì toàn huyện thì cây
lúa là cây chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại cây lương thực vì vâỵ nó có

tính chất quyết định một phần của đời sống kinh tế của nhân dân.
Để khắc phục những khó khăn do năng suất chưa cao thì chính quyền
địa phương cần phải triển khai nhanh việc áp dụng các giống lúa lai có năng
suất cao như: tạp giao 1, ải 32, khang dân 18... để thay thế dần giống lúa địa
phương có năng suất, hiệu quả thấp. Ngoài ra cần khẳng định vụ đông là vụ
sản xuất chính của nông nghiệp từ đó khuyến khích nhân dân thâm canh tăng
vụ, có thể là lúa mùa sớm (15/6-25/9). Ngô đông (30/9-30/12)... thâm canh
tăng vụ cần được xét trên lợi thế của huyện để có kế hoạch gieo trồng tránh
gây hiện tượng mất trắng rau thu hoạch.
Biểu 7: Hiện trạng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện Chiêm Hoá
Hạng mục 1998 1999 2000
1. Lúa xuân
- Diện tích (ha) 4.179 4.494 4.642
- Năng suất (tạ/ha) 41.71 43.05 48.74
- Sản lượng (tấn) 17.431 19.347 22.625
2. Lúa mùa
- Diện tích (ha) 6.165 6.165 6.269
- Năng suất (tạ/ha) 41.35 42.27 36,00
- Sản lượng (tấn) 25.492 26.058 22.523
3. Ngô
- Diện tích (ha) 1.586 2.121 1.912
- Năng suất (tạ/ha) 30.59 29,32 31,69
- Sản lượng (tấn) 4.854 6.219 6.059
4. Khoai
- Diện tích (ha) 148 606 160
- Năng suất (tạ/ha) 30,00 32,79 25,00
- Sản lượng (tấn) 443 1.986 400
5. Sắn
- Diện tích (ha) 663 737 516
- Năng suất (tạ/ha) 100 100 100

- Sản lượng (tấn) 6.634 7.370 5.160
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Qua phân tích trên ta thấy lúa là cây lương thực chính của huyện. Tuy
nhiên cây lúa chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, đây là một điều đáng
mừng đối với người dân và là bước đột phá của huyện trong quá trình phá thế
độc canh cây lương thực, mở ra được khả năng thâm canh tăng vụ trong những
năm tới.
Biểu 8: Tốc độ phát triển liên hoàn năng suất - diện tích - sản lượng cây
lương thực của huyện Chiêm Hoá
Đơn vị tính: %
Hạng mục 99/98 2000/1999 BQ
1. Lúa xuân
- Diện tích (ha) 107,53 103,29 157,05
- Năng suất (tạ/ha) 103,21 113,21 108,21
- Sản lượng (tấn) 110,99 116,94 113,96
2. Lúa mùa
- Diện tích (ha) 100,00 101,68 110,84
- Năng suất (tạ/ha) 102,22 85,16 93,69
- Sản lượng (tấn) 102,22 86,43 94,325
3. Ngô
- Diện tích (ha) 133,73 90,14 111,93
- Năng suất (tạ/ha) 95,84 108,08 101,96
- Sản lượng (tấn) 128,12 97,42 112,77
4. Khoai
- Diện tích (ha) 409,45 26,40 217,92
- Năng suất (tạ/ha) 109,3 76,24 92,77
- Sản lượng (tấn) 448,30 20,14 234,22
5. Sắn
- Diện tích (ha) 111,16 70,01 90,58
- Năng suất (tạ/ha) 100,00 100,00 100,00

- Sản lượng (tấn) 111,09 70,01 90,55
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp

×