Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tu tuong Ho Chi Minh ve xay dung nen van hoa Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.24 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam</b>


Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, người
anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà Người còn là một nhà văn hoá lỗi lạc, một danh nhân văn
hoá thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm sâu sắc
đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố nói riêng là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố vẫn ln là một điểm tựa
tinh thần vững chắc. Đồng thời, với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã
và đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.


<i>Nền văn hoá Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh có những đặc trưng cơ bản sau đây: </i>
<b>1. Thấm đẫm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước, xã hội</b>
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại”. Quan điểm này tiếp tục tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “xây dựng
một nền văn hố Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Theo Hồ Chí Minh, nền văn
hố Việt Nam là nền văn hố có gốc rễ, cội nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc, thể hiện tâm hồn,
cốt cách, bản sắc của con người Việt Nam. Nền văn hoá ấy kế thừa truyền thống văn hoá của dân tộc
ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống u nước thương nịi, tinh
thần đồn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần
cù sáng tạo trong lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong
chống giặc ngoại xâm... Những truyền thống ấy không những phải được giữ gìn mà cịn phải được
phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng nền văn hố hiện nay. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi
trọng cơng tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[1]. Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân
tộc, phải lột cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta”. Người phê
phán mọi biểu hiện tơn sùng văn hố ngoại. Theo Người, càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin
bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hố tốt đẹp của cha ơng bấy nhiêu. Người địi
hỏi phải giữ gìn và phát huy những vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực


trong đời sống tinh thần của nhân dân vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán, loại bỏ
các tập tục cổ hủ lạc hậu. Với quan điểm dân tộc hiện đại, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để phục vụ sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hố phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình
thức”[2]; “Con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa
về nội dung và dân tộc về hình thức[3]. Nền văn hố mà chúng ta xây dựng là một nền văn hoá
“mở”. Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thống dân tộc, mặt khác nó tự làm
giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho nền văn hoá mới ở Việt
Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, vừa bắt
nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh
mà nhân loại đã đạt được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vì thế Người coi văn hố nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em nghệ sỹ là những chiến sỹ trên
mặt trận ấy. Người khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do. Văn
nghệ sĩ muốn có tự do thì phải tham gia cách mạng”[4]. Để làm trịn nhiệm vụ, chiến sỹ nghệ thuật
cần có lập trường vững, tư tưởng đúng... Về sáng tác, thì cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống
của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta,
đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”[5]. Người viết tiếp: “Trong sự nghiệp vĩ đại
kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta, văn hoá gánh một phần rất quan trọng”[6]. “Văn hố cũng như
chính trị, kinh tế và tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do. Ngòi bút của các bạn cũng là
những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phị chính trừ tà, mà anh chị em văn hố và trí thức phải làm
cũng như là những chiến sỹ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và
độc lập cho Tổ quốc”[7]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln coi trọng sự nghiệp xây dựng văn hố của
nước nhà, và nhiều lần Người đã nói rằng: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải
chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố”. Tư tưởng đó của
Người thể hiện rõ quan điểm duy vật, phát triển toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.



<b>3. Sâu sắc tính nhân dân (tính đại chúng) Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái văn hố mới này cần phải có</b>
tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Nay nước ta


đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hố hợp với khoa học và hợp
với cả nguyện vọng của nhân dân”[8]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hố mới bắt nguồn từ
trong nhân dânsẽ “ln ln tìm tịi những con đường để làm sao có thể kể một cách chân thật hơn,
chân thành hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và suy nghĩ của nhân dân”[9]. Người luôn
uốn nắn, phê bình lối nói, lối viết và lối sáng tác xa rời nhân dân, khơng phù hợp với trình độ và thị
hiếu thẩm mỹ của nhân dân. Đồng thời, Người đề cao vai trị sáng tạo văn hố nghệ thuật của nhân
dân và coi những sáng tác của nhân dân như “những viên ngọc quý”. Người thường căn dặn những
người làm cơng tác văn hố, nghệ thuật phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, hiểu được tâm tư tình cảm,
nguyện vọng, thị hiếu... của nhân dân để từ đó các sáng tác của mình phục vụ được nhân dân một
cách tốt nhất. Tư tưởng đó của Người thể hiện quan điểm vì con người, coi con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.


</div>

<!--links-->

×