Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.5 KB, 38 trang )

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH
1. Vài nét về kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuần nông, dân số đông, lực lượng lao
động nông nghiệp dồi dào, đời sống của nhân dân nói chung là còn nhiều khó
khăn; Qua hai cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, con em Thái
Bình đã đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Hoà
bình Đảng bộ và nhân dân Thái Bình một lòng một dạ, đoàn kết, xây dựng quê
hương ngày càng phát triển. Những cánh đồng lúa, những làng dệt, làng may,
những làng sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu, hàng mỹ nghệ cao xuất khẩu
ngày càng nhiều. Nằm ở châu thổ sông Hồng. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng
duy nhất trong cả nước không có một ngọn núi, quả đồi, cụm rừng, làng mạc
đan xen đồng ruộng, vườn tược với những con đê bao quanh Thái Bình có diện
tích 1537 km
2
, dân số 1.785.600 người, là tỉnh đất hẹp người đông, mật độ gần
1.200 người/km
2
- chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Từ xa xưa
khi nói về Thái Bình là nói đến một vùng quê lúa, nơi trồng ra thóc gạo nổi
tiếng. Người nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mong
kiếm lấy đủ miếng ăn. Song nhiều năm mất mùa vì bị đói. Năm 1945 do giặc
nhiều đã có 28 vạn người chết đói (gần bằng 1/3 dân số toàn tỉnh).
Sau cách mạng tháng 8 thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch kính yêu.
Thái Bình cùng quân dân cả nước tập trung sức để chống giặc đói, diệt giặc dốt,
khắc phục thiên tai dịch hoạ, trong bom trong đạn đất vẫn sinh sôi, lúa vẫn lên
xanh tốt đã làm nên những mốc son lịch sử trở thành "Quê hương 5 tấn, 10 tân,
12 tấn". Một thời thóc thừa, quân vượt mức.
Hơn 20 năm đổi mới thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thái Bình đã
có những bước đột phá đáng kể, là tỉnh đi đầu trong xây dựng cơ sở hạ tầng
điện, đường, trường, trạm làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thêm khởi sắc.
Năng suất lúa vượt lên đỉnh cao mới trên 12tấn/ha/năm, vượt qua mốc sản


lượng 1 triệu tấn lương thực/năm. Thực hiện đường lối của Đảng về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày nay Thái Bình không còn là một tỉnh thuần nông.
Nền công nghiệp đang phát triển, thu hút hàng vạn lao động chuyên nghiệp có
kỹ thuật cao, hàng năm sản xuất ra giá trị sản lượng chiếm phần đáng kể trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh phục phụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đời sống của nhân dân
ngày càng cải thiện và nâng cao. Lương thực bình quân đầu người đạt 600 kg
thuộc loại cao ở các tỉnh phía Bắc. Hiện Thái Bình có 99,5% số hộ dùng điện
thắp sáng 87,7% có nhà kiên cố và bán kiên cố. (Tỷ lệ này cả nước là 60%).
Về địa lý hành chính - tỉnh Thái Bình gồm 8 huyện và một thị xã.
Mỗi địa bạn huyện, thị xã đều có thế mạnh riêng. Các vùng lúa, đầm tôm,
làng nghề được phát huy. Hệ thống trường học, đường nhựa, trạm xá, nối liền
giữa các địa phương trong tỉnh được hoàn thiện.
Con em Thái Bình giàu lòng yêu nước, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ
nhiệm vụ nào khi Đảng gọi. Nhân dân Thái Bình sống ở khắp mọi miền của đất
nước với tinh thần lao động cần cù, trí thông minh, luôn luôn phát huy được bản
chất của người Thái Bình và được các địa phương ghi nhận. Do những nét đặc
thù riêng về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, con người Thái Bình cũng có
sắc thái riêng. Sau những năm dài công tác, học tập, lao động sản xuất ở địa
phương trong cả nước; khu tuổi già đều có nguyện vọng trở về quê hương sinh
sống, về với cuội nguồn, với làng xóm. Do vậy đối tượng hưởng chế độ chính
sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thái Bình rất đông, cao nhất có lúc gần 9 đến 10
vạn. Hiện nay đối tượng đang quản lý và chi trả chế độ BHXH là gần 7 vạn; đây
là một khối lượng công việc không nhỏ.
2. Vài nét về BHXH tỉnh Thái Bình
Trước nhu cầu tham gia BHXH của người lao động ngày càng tăng lên,
cần nâng cao biện pháp quản lý đối tượng tham gia BHXH và xét hưởng trợ cấp
cho đối tượng tham gia bảo hiểm. Trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp cách
mạng trong giai đoạn mới, ngày 16 tháng 02 năm 2000 Chính phủ đã ban hành
Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 tổ
chức; Bảo hiểm do Bộ LĐTB - XH và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản

lý trước đây là một tổ chức mới BHXH Việt Nam. Đây là biện pháp nhằm thực
hiện cơ chế quản lý thống nhất BHXH từ Trung ương xuống địa phương theo
tinh thần này BHXH tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ
ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Trên cơ sở
hợp nhất tổ chức Bảo hiểm do Liên đoàn lao động tỉnh quản lý, và BHXH thuộc
sở LĐTB - XH Thái Bình.
Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động BHXH tỉnh Thái Bình đã thực
hiện nhiều nhiệm vụ của mình.
2.1. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động
a. Tổ chức bộ máy hoạt động
Theo các quy định trong Điều lệ BHXH, BHXH tỉnh Thái Bình đã tiến
hành tổ chức bộ máy hoạt động của mình theo quy định tại Nghị định 19/CP và
Quyết định 606/TTg của Chính phủ, dưới sự quản lý và điều hành củ BHXH
Việt Nam.
BHXH Thái Bình bao gồm:
5 phòng nghiệp vụ và BHXH 8 huyện, thị xã.
* Các phòng nghiệp vụ chính là:
- Phòng quản lý thu BHXH
- Phòng quản lý chế độ chính sách
- Phòng Kiểm tra - pháp chế
- Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Phòng Tổ chức - Hành chính
* BHXH các huyện, thị xã gồm:
- BHXH thị xã Thái Bình
- BHXH huyện Kiến Xương
- BHXH huyện Tiền Hải
- BHXH huyện Vũ Thư
- BHXH huyện Đông Hưng
- BHXH huyện Hưng Hà
- BHXH huyện Quỳnh Phụ

- BHXH huyện Thái Thuỵ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ và của BHXH huyện, thị xã
do BHXH tỉnh trực tiếp quy định theo khu vực địa lý hành chính, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền cùng cấp.
Thực hiện thu - chi và giải quyết chế độ BHXH cho người lao động theo
quy định của BHXH Việt Nam và của Nhà nước.
BHXH tỉnh thường xuyên quan hệ và xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh và một số ngành chức năng của tỉnh để lãnh đạo chỉ đạo thực hiện
tốt chế độ BHXH ở địa phương.
2.2. Một số kết quả thực hiện công tác BHXH ở tỉnh Thái Bình
Qua hơn 10 năm tổ chức và thực hiện, BHXH tỉnh Thái Bình đã đạt được
những kết quả sau:
- Số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, quản lý đi vào nề nếp.
Bảng 3: Tổng hợp số lao động tham gia BHXH
Loại hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
DNNN 11.239 14.425 15.044 16.011 21.556 22.613 24.420 24.596
HCSN 24.122 25.500 26.200 26.100 26.547 26.602 26.120 28.109
DNNQD 121 127 321 323 527 657
Tổng cộng 35.361 40.046 41.421 42.431 48.426 49.742 53.147 53.371
Như vậy, ở tỉnh Thái Bình số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng;
đặc biệt là số lao động ở các doanh nghiệp nhà nước, ở khu vực hành chính sự
nghiệp... Số người về hưu tương ứng với số tuyển dụng mới, chủ yếu là ngành
giáo dục; Đối tượng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực tế có hơn 1000
đơn vị, nhưng mới chỉ tham gia rất ít; Số lao động còn đông, chưa tham gia
BHXH, điều này đặt ra yêu cầu là các ngành, các cấp, cùng với BHXH phải có
biện pháp chỉ đạo hữu hiệu, yêu cầu các chủ sử dụng lao động phải tham gia
BHXH theo quy định của nhà nước. Đồng thời có những biện pháp cần thiết để
xử lý những đơn vị trốn nộp BHXH.
- Công tác quản lý, thu - chi cũng có sự chuyển biến rõ rệt. BHXH tỉnh căn
cứ vào quy định Thông tư số 58/TC năm 2000 của Bộ Tài chính và các căn bản

hướng dẫn của BHXH Việt Nam phân cấp thu BHXH cho các huyện, thị xã
theo địa bàn quản lý. Kết quả thu BHXH đi vào nề nếp; người lao động, chủ sử
dụng lao động thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia
BHXH. Nhiều đơn vị đưa vào danh hiệu thi đua hàng năm về hoạt động chuyên
môn, công tác Đảng. Do vậy hiệu quả công tác thu đã có tiến bộ rõ rệt. Số nợ
đọng (BHXH) đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp Nhà
nước do không có việc làm, người lao động không có lương, do vay tồn đọng về
BHXH lớn.
Hàng năm chưa quyết toán được đã tới hàng tỷ đồng.
- Chi BHXH cho đối tượng hưởng BHXH, BHXH tỉnh Thái Bình đã căn
cứ vào quy định của Nhà nước để quản lý nguồn quỹ, chủ động áp dụng phương
pháp chi trả trực tiếp cho từng đối tượng, theo phương châm đúng kỳ, đủ số, an
toàn và trân trọng.
+ Nguồn kinh phí:
* Do Trung ương cấp từ ngân sách Nhà nước.
* Quỹ BHXH
Kết quả thực hiện qua các năm như sau:
Bảng 4: Tình hình thu - chi BHXH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Thu BHXH Chi BHXH
2000 7.690 46.297
2001 25.703 179.298
2002 32.286 211.459
2003 35.910 210.605
2004 39.163 204.315
2005 51.522 266.951
2006 63.531 320.194
2/2007 18.064 132.983
Bảng trên cho chúng ta thấy: Số thu qua các năm đều có biểu hiện tăng theo xu hướng năm sau cao hơn
năm trước; Trong đó năm 2000 (BHXH tỉnh mới ra đời thực hiện thu - chi từ 6 tháng năm 2000), số chi b cũng

khá cao. Nhưng chi BHXH ở Thái Bình có nét khác so với các địa phương khác đó là số người được giải quyết
theo quy định tại Nghị định 12/CP; 45/CP; 93/CP tương đối ổn định. Sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi,
tiền lương, tiền thưởng phúc lợi tập thể tăng; Khối HSCN tiền lương ổn định đặc biệt là khối giáo dục, y tế. Bên
cạnh đó có chế độ tiền bục giảng (đứng lớp), trực ca ở các bệnh viện... Do đó nguồn thu nhập của người lao
động cao hơn, ổn định hơn so với trước; Số kinh phí chi tăng cùng với nhà nước công bố thay đổi mức lương tối
thiểu, vì vậy tiền lương hưu cũng điều chỉnh tăng. Nhưng nguồn chi vẫn chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp
chiếm tỷ trọng lớn hơn 80% tổng số chi BHXH.
Căn cứ vào tình hình thu - chi BHXH tỉnh Thái Bình đã xác định được
mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH: Cán bộ công chức 477.770
đồng/tháng, cán bộ xã phường 240.858 đồng/ tháng.
Phương pháp chi trả:
- Chi ngắn hạn (ốm đau, thai sản, TNLĐ)
Thực hiện chi qua đơn vị. Chủ sử dụng lao động căn cứ vào chứng từ - hồ
sơ BHXH tỉnh, huyện, thị xã duyệt, tiến hành chi trả trợ cấp BHXH cùng với
tiền lương của người lao động.
- Chi dài hạn, toàn cấp tỉnh áp dụng mô hình chi trả trực tiếp cho đối
tượng. Định kỳ hàng tháng từ ngày 20 trở đi BHXH các huyện, thị xã thực hiện
chi trả thông qua phương pháp này các đối tượng hưởng phấn khởi, tin tưởng,
công tác quản lý tài chính chặt chẽ, không bị thất thoát. Tình trạng chết, vướng
mắc phát hiệp kịp thời, thực hiện trợ cấp, tạm ngừng chi trả theo quy định.
Tất cả các kiến nghị của đối tượng về chính sách BHXH được tỉnh thường
xuyên quan tâm, căn cứ vào quy định của Nhà nước của BHXH Việt Nam để
kịp thời xử lý và giải quyết dứt điểm. Các đối tượng hưởng không đúng chế độ
chính sách bị loại dần ra từ đó tạo được niềm tin đối với cán bộ và nhân dân ở
địa phương.
Như vậy kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, BHXH tỉnh
Thái Bình đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên tất cả các mặt công tác, trong
đó công tác xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH luôn luôn đảm bảo kịp
thời, chặt chẽ đúng quy định: Thực hiện cơ chế 1 cửa. BHXH huyện, thị xã,
BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ ngày 6 hàng tháng sau khi hồ sơ thẩm định ở

Trung ương - BHXH tỉnh thực hiện chi trả kịp thời, vào tháng sau đó. Điều này
đã khắc phục tình trạng người lao động khi nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH,
khi tiền lương không còn, được hưởng ngay trợ cấp BHXH để đảm bảo cuộc
sống ổn định. Do vậy ngành BHXH đã chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm giữa
cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động và người lao động ngày càng tăng
cường.
Tuy nhiên qua công tác tổ chức và thực hiện, BHXH tỉnh Thái Bình còn
bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục và bổ sung, nhằm mục đích ngày càng
hoàn thiện và đạt hiệu quả công tác cao hơn:
+ Sự chuyển đổi chính sách giữa cũ và mới còn nhiều bất cập nên việc
đóng BHXH và hưởng chế độ và bảo hiểm vẫn còn một số vướng mắc về thời
gian đóng và thời gian hưởng.
+ Việc quy định của chính sách đối với đối tượng tham gia còn hạn chế.
Hiện nay, mới thực hiện BHXH bắt buộc đối với khối cơ quan, doanh nghiệp
Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ tham gia còn ít. Họ chưa
thực hiện được BHXH, tự nguyện cho người lao động. Do vậy số đối tượng
tham gia mới chiếm khoảng 1/4 so với tổng số lao động của cả tỉnh.
+ Vẫn còn lồng ghép giữa chế độ BHXH với các chế độ ưu đãi đối với
người có công với cách mạng ở Nghị định 28/CP.
+ Mối quan hệ ba bên Nhà nước, người lao động, chủ sử dụng lao động
chưa được xác định rõ ràng.
+ Do chưa có luật về BHXH nên việc tham gia chưa được coi là nghĩa vụ,
quyền lợi, trách nhiệm của người lao động. Chủ sử dụng lao động do vậy họ
chưa tham gia một cách tự giác và chưa đóng BHXH đầy đủ.
+ Quy chế quản lý tài chính với quỹ BHXH chưa được thể chế hoá cùng
với việc sử dụng nguồn quỹ bị hạn chế do đó gây ảnh hưởng đến việc bảo tồn
và tăng trưởng nguồn quỹ.
+ Đội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh Thái Bình chưa được đồng đều. Một số
cán bộ chưa được đào tạo, mới tuyển dụng, do đó năng lực quản lý đặc biệt là

kinh nghiệm thực tế còn hạn chế.
- Việc tuyên truyền về BHXH chưa tiến hành thường xuyên nên một số
doanh nghiệp, đơn vị,... còn chây lỳ không tham gia đóng BHXH cho người lao
động.
Từ những vấn đề trên: BHXH tỉnh Thái Bình căn cứ vào Chỉ thị số 15/CT
ngày 26 tháng 5 năm 2002 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BHXH
trong thời gian tới: cụ thể hoá chương trình, định hướng công tác trong thời gian
tới như sau:
* Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, chế độ chính sách.
* Đẩy mạnh công tác tổ chức để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
* Mở rộng đối tượng tham gia BHXH đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh nơi có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
* Nghiên cứu và kiến nghị cùng các cơ quan quản lý, ban hành chế độ
chính sách, xây dựng và hoàn thiện dự thảo luật BHXH trình Quốc hội thông
qua trong thời gian tới.
* Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao để đáp ứng
yêu cầu mới của đất nước: CNH - HĐH.
* Xây dựng chương trình và có đề án cụ thể đưa các ứng dụng tin học vào
công tác quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, công tác quản
lý quỹ, lưu trữ hồ sơ đối tượng BHXH.
3. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình.
3.1. Tình hình chế độ hưu trí trước năm 1993.
- Nghị định 218/CP
Như chúng ta đã biết BHXH ra đời gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà
nước Việt Nam từ năm 1945. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng
và Nhà nước ta đã ban hành các sắc lệnh về các chế độ BHXH nói chung và bảo
hiểm hưu trí nói riêng cho công nhân viên chức Nhà nước. Điều này được thể
hiện trong Hiến pháp năm 1946 và 1954 về việc thừa nhận cán bộ công nhân
viên chức Nhà nước có quyền được tham gia và hưởng trợ cấp BHXH. Quyền
này được cụ thể hoá qua việc ban hành Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 12 năm

1961 của Chính phủ. Nghị định này quy định rõ 6 chế độ về BHXH (ốm đau,
thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, MSLĐ, hưu trí, tử tuất). Ở các chế độ này
chế độ BHXH hưu trí được quy định như sau:
a. Điều kiện hưởng.
- Về tuổi đời. Độ tuổi công nhân viên chức nghỉ hưu theo quy định đủ 60
tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ (nếu làm công việc bình thường) và 55
tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ (nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại).
Ngoài ra còn có quy định với công việc bình thường khi về hưu có thời gian
công tác từ 25 năm công tác đối với nam, 20 năm công tác đối với nữ, nếu có cả
thời gian công tác liên tục trong 5 năm, đối với công việc nặng nhọc, độc hại thì
giảm 5 năm tuổi đời so với quy định này.
Nghị định này còn quy định đối với công nhân viên chức Nhà nước được
hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí với điều kiện:
+ Công nhân viên chức Nhà nước có đủ tuổi đời về hưu nhưng chưa đủ
thời gian công tác nói chung, nếu có thời gian công tác liên tục đủ 15 năm.
+ Đối với nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, ốm yếu không có khả năng lao
động, nếu có thời gian công tác liên tục đủ 25 năm.
b. Mức hưởng lương hưu.
+ Người lao động công tác liên tục 5 năm đầu là 45% từ năm thứ 6 trở đi
đến năm thứ 10, mỗi năm thêm 1%, từ năm thứ 11 trở đi mỗi năm tăng thêm
2%. Nhưng mức lương hưu không quá 75% lương chính trước khi nghỉ hưu.
- Nếu công nhân viên chức là anh hùng lao động, anh hùng quân đội nhân
dân Việt Nam thì được hưởng thêm khoản phụ cấp ưu đãi (phần trợ cấp ngoài
lương hưu). Từ 5% - 25% lương chính hàng tháng tuỳ từng người.
- Mức sinh hoạt thấp nhất tại thời điểm lúc này là 22 (đồng), nếu mức
hưởng lương hưu thấp hơn mức này thì được nâng lên bằng mức này.
- Nếu công nhân viên chức Nhà nước có thêm trợ cấp thương tật ngoài trợ
cấp hưu trí ra hàng tháng họ còn được trợ cấp thêm 10%.
- Ngoài ra, họ còn được trợ cấp 1 tháng lương kể cả phụ cấp và trợ cấp con
cái (nếu có). Khi họ đang hưởng lương hưu.

Nhận xét:
- Ưu điểm:
Việc ban hành điều lệ BHXH tạm thời về BHXH là một bước ngoặt lớn
trong sự nghiệp BHXH ở nước ta. Lần đầu tiên quyền lợi của người lao động
được quy định thống nhất, trong chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và bảo
hiểm hưu trí nói riêng. Điều lệ ra đời đã giải quyết được mức đóng, mức hưởng
cụ thể.
Những người có công với cách mạng được quan tâm hơn, biểu hiện cụ thể
qua chế độ trợ cấp ưu đãi, và họ được chăm sóc nuôi dưỡng nếu họ sống cô đơn,
không có nơi nương tựa.
- Những tồn tại
Việc quy định về thời gian công tác liên tục với thời gian công tác nói
chung là không phù hợp. Trong thực tế có những người có thời gian công tác
nói chung trên 25 năm, nhưng họ lại không có thời gian công tác liên tục vì một
lý do nào đó. Khi họ đủ tuổi về hưu lại không được hưởng lương hưu.
- Việc quy định mức hưởng lương hưu tối thiểu trong 5 năm công tác liên
tục được hưởng 45% là không hợp lý. Nếu cán bộ công nhân, viên chức có đủ
điều kiện về thời gian công tác và đủ tuổi đời theo quy định, thì cách tính mức
lương hưu của họ như thế nào, nếu họ không có thời gian công tác liên tục trong
5 năm.
- Việc ghép hai chế độ giữa trợ cấp ưu đãi và trợ cấp hưu trí để chi trả
lương hưu là không hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng gánh nặng
cho ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn thu BHXH rất hạn chế so với tổng chi
trả cho chế độ bảo hiểm hưu trí ở tỉnh Thái Bình ngân sách Nhà nước hàng năm
phải chi hơn 80% tổng số kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ hưu
trí. Do vậy để hoàn thiện hơn chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí cần được sửa
đổi và bổ sung cho phù hợp. Trước sự thay đổi và phát triển của đất nước phải
hoàn thiện về chế độ chính sách BHXH. Nhà nước ta đã ban hành các văn bản
pháp quy về BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng cho phù hợp với
điều kiện về kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng.

- Nghị định 236/HĐBT.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mức sống của
người lao động đã từng bước được nâng cao. Mức sống của người về hưu cũng
tăng theo. Trước tình hình này, điều lệ tạm thời về BHXH không còn phù hợp
với tình hình mới. Do vậy trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 nhằm sửa đổi bổ sung,
hoàn thiện hơn về chế độ chính sách BHXH.
Cùng với sự thay đổi này chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được thay đổi và
những thay đổi đó được thể hiện như sau:
a. Điều kiện hưởng.
- Về tuổi đời nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi, nếu làm việc ở điều kiện bình thường
trong đó: nếu tham gia lực lượng vũ trang về tuổi đời 55 tuổi đối với nam, 50
tuổi đối với nữ, thời gian công tác tính cả quy đổi - đủ 30 năm công tác đối với
nam, 25 năm đối với nữ thì được nghỉ hưu.
- Công nhân viên chức và quân nhân, nếu làm các việc nặng nhọc, độc hại
mất sức lao động từ 61% trở lên đủ và thời gian đang đóng BHXH theo quy
định thì cũng được nghỉ hưu.
- Thời gian tham gia BHXH là thời gian công tác của công nhân viên chức
và quân nhân khi đủ tuổi về hưu (đối với nam, nữ và từng ngành nghề).
- Thời gian công tác ở giai đoạn này còn được dùng làm hệ số quy đổi như
(1 + 2, 1 + 4, 1 + 6) tuỳ từng điều kiện công việc cụ thể và thời gian tham gia.
b. Mức hưởng lương hưu.
Lương hưu hàng tháng làm căn cứ đối với nam 30 năm, nữ 25 năm công
tác được hưởng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) ngoài ra cứ
thêm 1 năm công tác thì được tính thêm 1% tiền lương, nhưng mức hưởng tối
đa là 95% lương chính và phụ cấp.
- Nếu là cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Theo Quyết định 128/QĐ - HĐBT mỗi tham niên hoạt động được trợ cấp hàng
tháng là 20 (đồng), ngoài ra đối với những người này không có lương hưu thì

được hưởng sinh hoạt phí là 220 đồng (nếu họ hoạt động từ năm 1935) và 160
đồng nếu họ hoạt động từ năm 1936 về sau. Mức hưởng được điều chỉnh theo
từng thời điểm khi Nhà nước công bố, thay đổi mức lương tối thiểu.
- Nếu công nhân viên chức, quân nhân là anh hùng lao động, anh hùng
quân đội nghỉ hưu, hoặc mất sức lao động thì được trợ cấp thêm 5% tiền lương
và phụ cấp thâm niên để tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.
Từ khi ban hành Nghị định 236/NĐ - HĐBT về các chế độ chính sách
BHXH cùng với công tác tổ chức và thực hiện các chế độ chính sách BHXH nói
chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
đối với các chế độ bảo hiểm hưu trí được thực hiện như sau:
Bảng 5: Số người được hưởng chế độ hưu trí (1989 - 1993)
Năm
Tổng số HC HQ
Số người Số người
Tăng so với năm
trước
Tỷ lệ
%
Số người
Tăng so với năm
trước
Tỷ lệ %
1989 51.674 41.972 503 1,2 10.640 107 1,01
1990 53.707 42.104 1.936 4,6 10.820 238 2,2
1991 56.474 45.314 2.188 4,83 11.400 353 3,1
1992 58.589 47.368 4.817 10,17 12.300 418 3,4
1993 63.786 52.936 5.965 11,27 13.100 510 3,9
Các số liệu trên cho thấy, số người được hưởng chế độ chính sách hưu trí ở
tỉnh Thái Bình hàng năm tăng lên. Mức tăng qua các năm 1989 - 1993 là không
đều, cụ thể tốc độ tăng lớn nhất là ở năm 1991 - 1992 (số tăng tuyệt đối là 4.817

người chiếm 10,17%). Trong khi đó hàng năm số người bước vào độ tuổi lao
động xấp xỉ vạn một người cùng với nó số người về hưu chiếm 16% so với lực
lượng lao động tăng nên hàng năm (báo cáo tổng kết công tác năm Sở Lao động
thương bình và xã hội năm 1993).
Mặt khác, tốc độ về hưu ngày càng tăng. Từ năm 1989 đến năm 1993 tăng
lên 12.112 người. Sự tăng lên này là do tác động của các Quyết định số
176/HĐBT ngày 9 tháng 10 năm 1989 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 12
tháng 4 năm 1991 về việc tinh giảm biên chế và sắp xếp lại lao động đối với
công nhân viên chức. Do vậy, số người về hưu tăng lên khá nhanh. Có những
người có đủ số năm công tác và số năm công tác quy đổi, mặc dù chưa đủ tuổi
cũng được nghỉ hưu vì từ năm 1991 số người về hưu đột ngột tăng lên. Đây là
những ảnh hưởng của việc nghỉ "hưu non", "hưu chui". Ngoài ra đây là gánh
nặng cho ngân sách Nhà nước, trong khi tỷ lệ thu so với tỷ lệ chi cho các chế độ
BHXH, cụ thể trong năm 1991 là 15,07% và ngân sách Nhà nước cấp ở đây
84,93%.
Kết quả trên phản ánh là: chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí vẫn còn một
số tồn tại được thể hiện như sau:
- Chế độ đãi ngộ giữa nam và nữ không công bằng trước hết là ở chế độ
mất sức lao động. Nếu như chưa đủ thời gian công tác theo quy định khi về hưu
vẫn được hưởng 54% tiền lương đối với nam, trong khi nữ không thay đổi.
- Việc tính thời gian quy đổi ở đây gây nên nhiều sự bất hợp lý, bất cập. Ví
dụ, có người về hưu có thời gian công tác chỉ hơn 1 vài năm so với tuổi đời hay
nói cách khác họ dường như đi làm công tác khi mới 10 tuổi. Đây cũng là mặt
tiêu cực nhằm khai tăng thời gian công tác và tuổi đời bằng nhiều hình thức
khác nhau có thể do quen biết,... Trên thực tế ta thấy, khi được về hưu sớm
trước tuổi, những người này được hưởng lương hưu tháng đến hết đời. Trong
khi đó có thể người khác cao tuổi hơn, thời gian công tác ít hơn nghỉ chế đọ
MSLĐ bị cắt khi hết 1/2 thời gian công tác "Kể cả quy đổi theo Quyết định số
60/QĐ-HĐBT" của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ. Mức trợ cấp tối đa là
95% ở đây là quá cao, nếu về lâu dài dễ dẫn đến việc Nhà nước luôn phải bù

thiếu.
- Vẫn còn hiện tượng lồng ghép giữa hai chế độ trợ cấp ưu đãi và lương
hưu để tính lương hưu hàng tháng.
- Việc giải quyết chế độ MSLĐ còn rườm rà và phức tạp làm ảnh hưởng
đến chế độ hưu trí. Cụ thể nhiều người đúng ra là phải về MSLĐ, song họ đã
chờ đợi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng vì nếu họ được hưởng chế độ hưu
trí và được cấp sổ hưu thì họ yên tâm hưởng trợ cấp đến suốt đời, đây là vấn đề
cần quan tâm và giải quyết cụ thể.
- Để thấy rõ được sự tác động của việc xét duyệt hưởng đối với chế độ hưu
trí với việc chi trả cho đối tượng ở chế độ này. Ta xem xét biểu sau:
Bảng 6: Cơ cấu người nghỉ hưu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tỷ lệ chung
Trong đó Tỷ lệ theo giới tính
Nam Nữ Nam Nữ
<45 16,25 6,28 9,97 9,51 29,33
45 - 49 24,74 14,56 10,18 22,07 29,33
50 - 54 25,57 18,13 7,44 27,47 21,88
55 - 59 19,97 24,29 5,68 21,66 16,69
>60 13,4 12,73 0,74 19,29 2,11
100 100 100 100 100
Từ bảng trên ta thấy tuổi nghỉ hưu, nhiều nhất là ở nhóm tuổi 50 đến 54
tuổi - chiếm 25,57% so với số người về hưu ở các độ tuổi. Trong đó nam chiếm
18,13%, nữ chiếm 7,44%. Mặc khác số người về hưu trong nhóm tuổi 45 - 49
tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 24,74%. Trên thực tế sự tác động của Nghị định
236/NĐ - HĐBT quy định nam đủ 30 năm, nữ đủ 25 năm công tác có quy đổi
thì số người về hưu trước tuổi cũng còn chiếm 9,26%. Nếu tính riêng cho từng
giới tính số lao động nam về hưu dưới 30 năm công tác chiếm 18,47% nữ lao

×