Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VẤN ĐỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.56 KB, 22 trang )

VẤN ĐỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Bảo hiểm xã hội
1.1. Khái niệm về BHXH
Đất nước ta đã qua 4 ngàn năm dựng xây. Nhiều giai đoạn cách mạng trải
qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm sóc đời sống của người lao động.
Sự quan tâm đó được thể hiện bằng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước. Do vậy đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện.
Cùng với sự phát triển của sản xuất; xã hội; chế độ tiền lương, tiền thưởng và
các phúc lợi tập thể khác được nâng cao cho người lao động: Trong đó có chế
độ BHXH và hiện nay dự án về luật BHXH đang được chuẩn bị để trình Quốc
hội phê chuẩn.
BHXH được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do đau ốm, thai sản, tai
nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa
trên cơ sở một quỹ "quỹ BHXH" do dự đóng góp của các bên tham gia. BHXH
có sự bảo tồn của Nhà nước theo pháp luật quy định, nhằm đảm bảo an toàn cho
người lao động và gia đình họ, bảo đảm an sinh xã hội.
Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế thấp kém, lại
trải qua hậu quả của 2 cuộc kháng chiến lâu dài, vấn đề việc làm của người lao
động chưa được giải quyết đầy đủ.
Bệnh tật và tai nạn do chiến tranh để lại vẫn còn, do vậy chưa đủ điều kiện
thực hiện chế độ BHXH cho nhân dân. Phúc lợi công cộng còn hạn chế, đời
sống của nhân dân lao động nói chung còn có nhiều khó khăn, vì vậy xây dựng
chế độ BHXH đối với người lao động là tất yếu khách quan.
Lực lượng lao động của nước ta dồi dào với những đặc điểm riêng: lao
động nông nghiệp rất lớn, họ trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, có nhiều
cống hiến cho đất nước, do đó chính sách BHXH phải quán triệt phương châm:
Mọi đãi ngộ về BHXH là nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết về vật chất
và tinh thần cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp hiểm nghèo.
Mức đãi ngộ cho mỗi người phải dựa theo nguyên tắc "Hưởng theo lao động" có
chú ý tới mức độ cống hiến, thành tích, thời gian công tác nhiều hay ít để tránh


tình trạng bình quân. Ngoài ra cần có sự ưu đãi với những người làm nghề đặc
biệt nặng nhọc có hại đến sức khoẻ.
Những đại ngộ về BHXH nói chung phải thấp hơn tiền lương khi đang làm
việc, nhưng mức trợ cấp thấp nhất cũng được bảo đảm bằng một mức sinh hoạt
tối thiểu. Mức đãi ngộ cao hay thấp, phạm vi thi hành rộng ha hẹp phải phù hợp
với trình độ kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cách
mạng theo xu hướng tăng dần.
BHXH là một nhiệm vụ xã hội phức tạp, khó khăn, liên quan đến đời sống
của hàng triệu người lao động nên cần phải thận trọng và có một thể chế rõ ràng
về BHXH.
Trong điều kiện hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang trong quá trình
phát triển cả về tổ chức, cơ chế, điều hành và những chính sách chế độ hiện
đang còn khá nhiều các quy định tạm thời, chế độ chinh sách còn nhiều bất cập,
vì vậy hoàn thiện thể chế BHXH là một yêu cầu tất yếu.
1.2. Vai trò của BHXH.
Trong cuộc sống của mỗi người muốn tồn tại và phát triển trước hết con
người phải ăn, mặc, ở và đi lại,... Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó con người
phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, có đầy
đủ thu nhập và điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại có rất nhiều trường hợp
khó khăn bất lợi, có nhiều phát sinh gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của họ.
Chẳng hạn bị rủi ro vì ốm đau, tai nạn lao động,... khi gặp những rủi ro này,
không vì thế mà các nhu cầu cần thiết của họ mất đi ngược lại nhiều nhu cầu
còn tăng thêm hoặc xuất hiện nhu cầu mới.
Bởi vậy, con người đã tìm ra một phương pháp: hạn chế hay san sẻ rủi ro
khi người lao động không may gặp phải đó là tham gia BHXH nói chung đối
với mọi người nhất là tham gia BHXH nói riêng đối với người lao động.
Như vậy BHXH ra đời và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được đối
với người lao động và người sử dụng lao động nói chung, đồng thời đây là một
chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia bởi vì:

Thứ nhất: Với người lao động:
BHXH đã giúp người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi họ
gặp khó khăn do mất, hay giảm thu nhập. Khi chưa có BHXH, người lao động
gặp rất nhiều khó khăn, khi có rủi ro xảy ra như đau ốm, thai sản, tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp,... lúc này người lao động không làm việc được và
họ không có lương, do vậy cuộc sống của họ đã khó khăn, lại càng khó khăn
hơn. Nhưng nhờ có BHXH mà họ có thể bù đắp một phần thu nhập của họ khi
bị mất hoặc giảm do không làm việc, chính vì vậy mà cuộc sống của người lao
động bớt đi khó khăn và ổn định hơn.
Thứ hai: Với người sử dụng lao động.
BHXH là tấm lá chắn giúp người sử dụng lao động trong sản xuất, kinh
doanh ổn định hơn. Nghĩa là BHXH đã giúp họ chi trả những khoản tiền lớn khi
người lao động không may gặp phải rủi ro hoặc ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, mắc bệnh nghề nghiệp,... Điều này làm cho người sử dụng lao động yên
tâm hơn khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời
không ảnh hưởng đến tài chính của người sử dụng lao động. Do đó người sử
dụng lao động yên tâm lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Những điều nhìn nhận ở đây là người sử dụng lao động đã tham gia đóng
BHXH cho người lao động theo tỷ lệ % quỹ lương của mình vào quỹ BHXH
(15%).
Thứ ba: Với Nhà nước và xã hội.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua các chính
sách này Nhà nước thực hiện quyền được tham gia BHXH của người lao động
đồng thời BHXH cũng góp phần ổn định đời sống về vật chất cũng như về tinh
thần của người lao động khi họ không may gặp phải rủi ro ốm đau, tai sản,...
Tuy nhiên về mặt xã hội, BHXH là nguồn cổ vũ động viên lớn đối với người lao
động cũng như người sử dụng lao động, giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo
ra nhiều của cải cho xã hội.
Như vậy BHXH góp phần đảm bảo cho cả người sử dụng lao động, người
lao động và cả xã hội, đây là mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Vì vậy nó

giúp cho nền kinh tế ổn định và bền vững, tạo điều kiện phát triển cho đất nước
ở những giai đoạn tiếp theo.
1.3. Nguyên tắc và chức năng của BHXH.
Nguyên tắc của BHXH.
BHXH là một hoạt động bảo hiểm nên nó cũng có những nguyên tắc cơ
bản sau:
Tất cả người lao động đều có quyền được hưởng BHXH và BHXH không
chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển và tiến bộ xã hội. Quyền được bảo hiểm là một trong những biểu hiện
cụ thể của quyền con người. Nhưng bảo hiểm không phải là cái có sẵn, nên
trước mắt phải tìm cách tạo ra nó. Ở mỗi nước khi muốn xây dựng được hệ
thống bảo hiểm xã hội thì đầu tiên Nhà nước phải tạo điều kiện về môi trường
về kinh tế - xã hội, về chính sách và pháp luật, về cơ chế quản lý. Đồng thời
người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện trách nhiệm đóng góp
tài chính của mình vào quỹ BHXH. Không có sự đóng góp này thì chính sách
BHXH khó thực hiện. Vì vậy, thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính xây
dựng quỹ BHXH là điều kiện cơ bản để người lao động có quyền được hưởng
các chế độ đãi ngộ thích hợp.
Biểu hiện cụ thể quyền được hưởng BHXH của người lao động là họ được
hưởng trợ cấp BHXH theo chế độ quy định. Các chế độ này gắn với tan nạn rủi
ro xảy ra đối với người lao động làm giảm hoặc mất nguồn sinh sống của họ.
Đây là điều kiện cần để họ được hưởng BHXH, còn điều kiện đủ là họ phải
tham gia đóng BHXH theo quy định.
Nhà nước, người sử dụng lao động phải thực hiện chính sách BHXH cho
người lao động, đồng thời người lao động cũng phải tự thấy rõ trách nhiệm của
mình đóng góp cho quỹ BHXH đó là sự hài hoà giữa các lợi ích.
Nhìn chung trong mối quan hệ ba bên của BHXH, Nhà nước có vai trò
quan trọng trong quản lý vĩ mô. Với vai trò này, Nhà nước có trong tay nhiều
tiềm năng vật chất, nhiều công cụ cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhất
là trong việc giải quyết hậu quả không mong muốn, những rủi ro tai nạn của

người lao động. Trong những trường hợp này nếu không có BHXH thì Nhà
nước phải chi ngân sách để giúp đỡ người lao động dưới các hình thức khác. Sự
giúp đỡ này sẽ không làm cho đời sống của người lao động ổn định mà còn ảnh
hưởng đến ngay cả sự phát triển của sản xuất.
Đối với người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh
doanh, thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư về trang thiết bị máy móc, công nghệ
hiện đại cần chăm lo đời sống của người lao động mà mình sử dụng. Khi người
lao động làm việc bình thường, người sử dụng lao động phải trả lương cho họ,
khi họ không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,
người sử dụng lao động phải có trách nhiệm BHXH cho họ.
Trong nhiều trường hợp rủi ro, có rất không ít trường hợp gắn liền với quá
trình lao động. Như vậy muốn đảm bảo cho người lao động yên tâm, tích cực
lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, người sử dụng lao động phải thực
hiện nghĩa vụ của mình là đóng BHXH cho người lao động. Còn đối với người
lao động không may gặp phải rủi ro, họ phải chấp nhận rủi ro này. Nhưng để
san sẽ rủi ro này, họ phải tham gia BHXH cho chính bản thân mình, tức họ phải
tham gia cùng với người sử dụng lao động đóng BHXH theo quy định của Bộ
Luật lao động.
Mức hưởng BHXH thấp hơn mức lương khi họ đang làm việc, nhưng phải
đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được hưởng BHXH. Trợ cấp BHXH nói
ở đây là loại trợ cấp thay thế thu nhập, khi người lao động bị ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, hưu trí tuổi già,...
Như chúng ta đã biết thu nhập là khoản tiền lương mà người lao động được
hưởng để họ tái sản xuất sức lao động, tức là giúp người lao động có điều kiện
sức khoẻ bình thường để họ lao động. Trong thực tế cuộc sống luôn luôn có
những rủi ro bất ngờ không lường trước được, do vậy khi bị ốm đau, thai sản,
TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,... người lao động không đủ điều kiện sức khoẻ để
lao động, mà trước đó họ có tham gia BHXH thì họ được hưởng trợ cấp BHXH.
Tuy nhiên mức trợ cấp này không thể bằng mức lương khi họ đang làm việc vì
nếu vậy họ có thể tìm mọi cách để nhận trợ cấp BHXH. Do vậy mức trợ cấp

BHXH phải thấp hơn mức tiền lương khi đang làm việc và mức lương thấp nhất
cũng bằng mức lương tối thiểu, nhằm bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho người lao
động khi họ không may gặp rủi ro.
BHXH được thực hiện trên cơ sở lấy số đông bù số ít? Bất cứ người lao
động nào khi tham gia BHXH đều phải đóng phí số phí này được dựa trên tỷ lệ
phần trăm tiền lương của người lao động làm căn cứ để tính mức đóng. Tuy
nhiên để được hưởng trợ cấp BHXH không phải ai cũng được hưởng ngay, mặc
dù họ đã tham gia BHXH từ lâu hoặc mới tham gia. Tuy nhiên họ cũng được
nhận trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,... Điều này thể hiện
được quy luật (Lấy số đông bù số ít) tức là số tiền của hầu hết những người lao
động đóng vào quỹ BHXH, dùng để chi trả cho một số người khi bị ốm đau,
thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, số còn lại để tăng trưởng quỹ, giảm bớt
một số kinh phí cho ngân sách Nhà nước cấp. Như vậy ngoài những chế độ trên
người lao động có đủ điều kiện nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 15 năm
đóng BHXH trở lên được hưởng chế độ hưu trí khi họ về già.
BHXH vừa mang tính chất bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện. Để đảm
bảo cho lúc tuổi già và khi mất sức lao động tạm thời, người lao động có mức
sống ổn định ở mức bình thường hoặc tối thiểu nhất, BHXH đã quy định về
nguyên tắc hình thức bắt buộc để đảm bảo quy luật số lớn và có hệ số an toàn
cao. Song do quy luật số lớn chi phối nên BHXH phải tận dụng triệt để nguyên
tắc tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện tiến tới Bảo hiểm toàn dân đang trong quá
trình hình thành. Điều đang quan tâm ở đây là sự an toàn về nguồn vốn và thực
thi chính sách. Muốn bảo đảm được điều này tất yếu Nhà nước phải ban hành
những văn bản cụ thể trong từng giai đoạn để người lao động yên tâm và tin
tưởng đóng BHXH.
- Người lao động tham gia BHXH có quyền được hưởng các chế độ về
BHXH theo quy định của Nhà nước. Do vậy, giữa quyền lợi, nghĩa vụ trách
nhiệm giữa người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH bảo đảm
công bằng, dân chủ.
Chức năng của BHXH.

Chức năng là sự khái quát của nhiệm vụ cơ bản, là hoạt động đặc trưng và
phổ quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trong một
phạm vi nhất định của xã hội. BHXH có các chức năng sau:
- Góp phần bảo đảm, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ,
khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham
gia BHXH.
Sự phân phối này cụ thể là phân phối loại thu nhập những người lao động
trẻ và lao động già yếu, giữa những người lao động đang làm việc và người lao
động đã nghỉ hưu, giữa những người lao động độc thân và người lao động có
thân nhân phải nuôi dưỡng; giữa một bên là những người thường xuyên đóng
BHXH nhưng chưa gặp rủi ro nên chưa được hưởng và một bên là những người
đóng BHXH nhưng gặp phải rủi ro được quỹ BHXH chi trả trợ cấp trước. Lúc
này số tiền đóng BHXH của mọi người được chuyển cho một số ít người gặp rủi
ro. Ngoài ra còn có sự phân phối lại thu nhập giữa những người có thu nhập cao
và những người có thu nhập thấp thông qua sự chuyển giao tiền và sự đóng góp
của những người có mức lương cao sang những người có mức lương thấp.
- Gắn lợi ích của người lao động với chủ sử dụng lao động và Nhà nước.
Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá
vì nếu không có các chế độ chính sách BHXH do Nhà nước quy định, thì doanh
nghiệp vì một lý doa nào đó phải ngừng sản xuất, giải thể, hoặc phá sản, do đó
người lao động sẽ bị mất việc làm và các nguồn thu nhập. Hoặc không được sự
trợ giúp nào để bảo đảm ổn định cuộc sống tạm thời. Do vậy lợi ích của hai bên
giữa người sử dụng và người lao động được bảo đảm thông qua sự đóng góp
của mỗi bên cùng với sự trợ giúp của Nhà nước.
- Đảm bảo an toàn xã hội.
Thông qua phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo không gian và thời
gian. BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho một số người trong xã hội, đồng
thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của người lao động khi tham
gia bảo hiểm với tổng dự trữ ít nhất. Đối với Nhà nước việc chi trả trợ cấp vào

quỹ bảo hiểm là phần chi ít nhất, nhưng nó lại giải quyết được khâu rủi ro, khó
khăn cho người lao động và gia đình họ góp phần ổn định sản xuất, ổn định kinh
tế chính trị và an toàn xã hội. Đây là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ người
lao động nào, giúp họ yên tâm hơn trong lao động sản xuất.

×