Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

458 Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP.HCM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.04 KB, 77 trang )


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở chọn đề tài:
Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp những thuận
lợi, có đầy đủ thu nhập và những điều kiện sinh sống bình thường, trái lại có
nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh rủi ro xảy ra làm cho con người bò giảm,
mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như ốm đau, tai nạn, mất người
nuôi dưỡng, tuổi già v.v…
Khi rơi vào những trường hợp bò giảm hoặc mất khả năng lao động nói
trên các nhu cầu cuộc sống không vì thế mà mất đi. Trái lại có cái còn tăng lên
thậm chí có thể xuất hiện thêm nhu cầu mới như khi ốm đau phải cần được chữa
trò ăn uống đủ chất; hoặc khi tuổi già phải cần nguồn thu nhập để giải quyết các
nhu cầu cơ bản cho cuộc sống. Bởi vậy muốn tồn tại con người và xã hội loài
người luôn luôn tìm ra các biện pháp thích hợp để giải quyết. Một trong các biện
pháp đó là san sẻ rủi ro của số đông người tham gia cho số ít dưới hình thức bảo
hiểm, trong đó có BHXH.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên
trong xã hội điều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần
thiết phải tiến hành cho người lao động. Vì vậy BHXH đã trở thành nhu cầu và
quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách
quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn Nhân
quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu:
“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được
hưởng BHXH”.
Theo công ứơc 102/ILO ngày 28/06/1952 của tổ chức Lao động quốc tế
BHXH gồm các chế độ sau đây:

2




- Chăm sóc y tế.
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp tàn tật.
- Trợ cấp gia đình.
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Trợ cấp tử tuất.
- Trợ cấp tuổi già (hưu trí).
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày
2/9/1945), Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách BHXH. Qua nhiều lần cải cách
hệ thống BHXH Việt Nam có các chế độ sau đây:
- Chăm sóc y tế.
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tai nại lao động- bệnh nghề nghiệp
- Nghỉ dưỡng sức.
- Trợ cấp tàn tật (trợ cấp mất sức lao động).
- Trợ cấp tử tuất.
- Trợ cấp tuổi già(hưu trí).
Một trong các chế độ BHXH quan trọng với nhiều người tham gia và
nhiều người được hưởng là chế độ hưu trí. Tuy nhiên do chính sách BHXH nói
chung và chế độ hưu trí nói riêng chưa hoàn thiện vì vậy theo các chuyên gia thì
nguy cơ mất cân đối giữa thu và chi đối với chế độ hưu trí là điều không thể
tránh khỏi nếu ngay từ bây giờ không có những cải cách thích hợp.

3



Theo tài liệu công bố của y ban các vấn đề xã hội thuộc Quốc Hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam, cùng với tăng đối tượng tham gia BHXH
và điều chỉnh tăng tiền lương, số thu quỹ BHXH hàng năm cũng tăng khá nhanh.
Theo qui đònh về BHXH, kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu, nghỉ mất sức và
tiền tuất từ trước tháng 10/1995 do ngân sách Nhà nước bảo đảm, còn quỹ
BHXH chỉ phải chi trả lương hưu và các loại trợ cấp BHXH cho các đối tượng
nghỉ hưởng chế độ hưu, mất sức và tử tuất từ 01/10/1995 về sau. Về nguyên tắc,
thì sau 15 năm kể từ năm 1995 mới có đối tượng hưởng chế độ hưu và tử tuất
đầu tiên, tuy nhiên thực tế ngay sau khi tách ra khỏi ngân sách, quỹ BHXH đã
phải chi trả chế độ hưu và tiền tuất và số chi này ngày càng tăng cao. Năm 2002,
quỹ BHXH đã phải chi trả lương hưu và trợ cấp cho 244.467 đối tượng, đến năm
2003 đối tượng hưởng trợ cấp do quỹ BHXH chi trả đã là 304.757 người, tăng
24,7% so với năm 2002. Mức hưởng BHXH bình quân hàng năm cũng tăng khá
nhanh, năm 2003 so với năm 2002 tăng 23,3%. Tỷ trọng kinh phí do quỹ BHXH
chi trả so với tổng số quỹ thu được hàng năm ngày càng tăng, năm 2002 chiếm
37,1% và đến năm 2003 đã chiếm tới 39,4%. Mặc dù đang có số tồn quỹ BHXH
khoảng gần 35.000 tỷ đồng nhưng với tỷ trọng thu-chi vào các năm sau. theo tính
toán của các chuyên gia, với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn với tiền
lương như hiện nay, nếu không có những thay đổi về chế độ thu, chi BHXH hợp
lý và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ có hiệu quả cao thì đến khoảng năm 2030
quỹ BHXH sẽ có nguy cơ vỡ.
Theo chúng tôi có các nguyên nhân gây mất cân đối quỹ BHXH trong
tương lai gồm:
- Đóng ngắn, hưởng dài, tuổi nghỉ hưu thấp
Chính sách BHXH ở nước ta đã thực hiện theo nguyên tắc đóng-hưởng,
nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục thực hiện một số chính sách xã hội trong giai

4



đoạn chuyển đổi. Việc quy đònh mức đóng bằng 15% quỹ lương và sau 30 năm
làm việc đối với nam, 25 năm đối với nữ sẽ được hưởng 75% mức lương bình
quân của 5 năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu, xét về khía cạnh kinh tế là chưa
phù hợp. Bởi nếu một người lao động đóng BHXH trong suốt 30 năm thì số tiền
đóng góp của người đó, kể cả ước tính tăng trưởng là 6%/ năm thì cũng chỉ đủ
chi lương hưu cho bản thân người đó được khoảng 6-8 năm, trong khi đó bình
quân số năm hưởng lương hưu hiện nay khoảng 15 năm. Quy đònh này đáp ứng
được yêu cầu thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nhưng đã ảnh hưởng đến khả
năng cân đối lâu dài của quỹ BHXH. Hiện nay việc mở rộng và tăng đối tượng
tham gia BHXH sẽ tăng nguồn thu song cũng sẽ đồng nghóa với tình trạng 15
năm tới số lượng đối tượng được hưởng và số tiền chi trả BHXH tăng lên, như
vậy có thể kéo dài thời gian mất cân đối quỹ, nhưng khi đã mất cân đối thì tình
hình sẽ rất nghiêm trọng.
- Còn đan xen giữa chính sách hưu trí với chính sách xã hội khác
Bên cạnh đó những năm qua do việc thực hiện một số chính sách xã hội
như: giảm tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, nơi có nhiều khó khăn; tinh giản biên chế khu vực hành chính sự nghiệp,
sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, cho về hưu trước tuổi một số đối tượng, bình
quân tuổi nghỉ hưu từ năm 1995 đến nay là 51,5 tuổi và một số chính sách xã hội
khác đã làm giảm nguồn thu và tăng chi trả từ quỹ BHXH.
- Chưa có nguồn bổ sung cho số công nhân viên chức nhà nước tham gia
BHXH trước tháng 1 năm 1995 và về hưu sau năm 1995.
Năm 1995, quỹ BHXH tách ra khỏi ngân sách, tự hạch toán cân đối thu-
chi, tuy nhiên vẫn còn khoảng 2,9 triệu cán bộ, công nhân, công chức trong khu
vực Nhà nước đã tham gia BHXH theo cơ chế cũ được bình quân chưa có nguồn

5



bổ sung, vì vậy hiện tại vẫn phải dùng quỹ BHXH để chi trả mà lẽ ra trách
nhiệm đó thuộc về Nhà nước, ước tính số tiền này vài chục ngàn tỷ đồng.
- Hoạt động đầu tư sinh lời quỹ nhàn rỗi chưa hiệu quả.
Việc bảo đảm cân đối thu-chi của quỹ BHXH là bảo tồn và tăng trưởng
quỹ, song hiện tại quỹ BHXH Nhàn rỗi năm 2002 là 25.507 tỷ đồng, năm 2003
là gần 35.000 tỷ đồng, lại chưa được đầu tư vào những dự án mang lại hiệu quả
cao, ít rủi ro, mà chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay hoặc mua công trái, trái
phiếu nên lãi thu được không nhiều. Năm 2002 thu lại 1.606 tỷ đồng (tỷ lệ lãi
suất 7,3%/năm), năm 2003 thu lại 1.911 tỷ đồng (tỷ lệ lãi suất là 6,6%/năm).
Nếu trừ chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm (năm 2002: 4%; năm 2003:3%) thì
tốc độ tăng trưởng quỹ chỉ còn 3,3% trong năm 2002 và 3,6% trong năm 2003.
Mức tăng này là thấp quá so với tính toán, hoạch đònh chính sách ban đầu (năm
1991) là 10%-12%/năm. Nếu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 10% thì quỹ
BHXH không còn tỷ tăng trưởng.
Xuất phát từ thực trạng trên Ủy ban các vấn đề xã hội kiến nghò Quốc Hội
sớm thông qua Luật BHXH và khi thông qua luật, pháp lệnh có ảnh hưởng đến
cân đối thu-chi quỹ BHXH thì phải tính toán bố trí ngân sách để bảo đảm việc
thực hiện; bố trí nguồn ngân sách đóng bù 14 năm tiền BHXH của 2,9 triệu cán
bộ, công nhân viên chức Nhà nứơc và lực lượng vũ trang đã làm việc trước năm
1995 nay chuyển sang hưởng BHXH theo cơ chế mới.
Trước thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp
nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP.Hồ Chí Minh”. Sở dó chọn TP. Hồ Chí
Minh thực hiện đề tài vì đây là đòa phương có số lượng đối tượng tham gia chế
độ hưu trí đông nhất.
2. Mục tiêu của đề tài:

6


- Phân tích thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại TP. Hồ Chí Minh từ

1995 đến nay.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chế độ hưu trí tại
TP.Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là người lao động cán bộ viên chức Nhà nước tham
gia đóng phí BHXH (phần hưu trí) và những người đang hưởng chế độ hưu trí tại
TP. Hồ Chí Minh).
Phạm vi nghiên cứu là số người tham gia, số đơn vò tham gia, số tiền đóng
vào chế độ hưu trí; số đối tượng hưởng, số tiền chi lương hưu từ 1995 đến nay tại
TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với các phương pháp cơ bản sau: Phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lòch sử, các phương pháp thống kê phân tích so sánh
tổng hợp, áp dụng thuật toán tài chính để xác đònh cân đối giữa thu chi chế độ
hưu trí dựa vào nhóm người tham gia chế độ hưu trí chiếm tỉ lệ đông tại TP. Hồ
Chí Minh.
Nguồn tài liệu được sử dụng: sách giáo khoa, các tài liệu, các tạp chí có
liên quan đến chế độ hưu trí, nguồn tài liệu từ cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH
TP.Hồ Chí Minh, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến chế độ hưu trí của sở
thương binh xã hội TP.HCM và trung tâm khoa học xã hội TP.HCM.
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đều quan tâm cải cách chế độ hưu
trí để bảo đảm cân đối tài chính cho chế độ này trong dài hạn. Thậm chí các
quốc gia đã phát triển có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện chế độ hưu trí như
Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển… cũng thường xuyên đưa ra các giải pháp để hoàn

7


thiện chế độ hưu trí của họ. Gần đây các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi

thuộc Đông Âu cũ cũng đang tích cực thực hiện cải cách chế độ hưu trí. Đặc biệt
Trung Quốc một quốc gia có thể chế chính trò giống Việt Nam đã tích cực cải
cách chế độ hưu trí từ 1997 đến nay. Đối với Việt Nam mặc dù chế độ hưu trí đã
được áp dụng vào những năm sau khi thành lập nứơc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa nhưng do hoàn cảnh phải trải qua các cuộc chiến tranh và sau đó chính sách
BHXH nói chung chế độ hưu trí nói riêng bò ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp. Việc
thực hiện cơ chế muốn hưởng BHXH phải tham gia đóng phí chỉ thật sự bắt đầu
từ năm 1995 đến nay. Do chưa có kinh nghiệm, do thiếu nguồn nhân lực có
chuyên môn sâu về lónh vực BHXH vì vậy chưa tính toán, dự báo chính xác cân
đối giữa thu-chi đối với chế độ hưu trí. Vì vậy khi chọn đề tài chúng tôi mong
muốn đóng góp ý kiến của mình cho việc cải cách chế độ hưu trí ở Tp.Hồ Chí
Minh nói riêng và BHXH nói chung trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách BHXH và chế độ
hưu trí.
Chương 2: Phân tích thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại TP HCM
Chương3: Các giải pháp, kiến nghò nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại
TP.HCM.







8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ.


1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, chế độ hưu trí.
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm:
Khái niệm đầy đủ về bảo hiểm bao gồm sự hình thành một quỹ bảo hiểm,
sự hoán chuyển rủi ro, sự kết hợp tham gia của số đông các đơn vò đối tượng
riêng lẻ và độc lập, chòu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương
tác.
- Khái niệm 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít. (Dennis Kessler, Disque No17-Jan-Mars-1994)
- Khái niệm 2: Bảo hiểm là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết
hợp một số lượng đầy đủ các đơn vò đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn
thất cộng đồng và có thể dự tính được. (Nguyễn Phong, bài giảng bảo hiểm Đại
học tài chính, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Bảo việt Hồ Chí Minh-1998,
trang14).

1.1.2. Khái niệm bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bò mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội có sự bảo hộ
của Nhà nước theo pháp luật nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động
và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội (theo từ điển bách
khoa tiếng Việt tập1).


9



1.1.3. Khái niệm chế độ hưu trí:
Chế độ hưu trí là một trong các chế độ BHXH nhằm trả thu nhập thay thế
cho người lao động khi họ đủ điều kiện tuổi đời và thời gian đóng BHXH.
1.2 Khái quát chung về lòch sử hình thành, phát triển hệ thống BHXH nói
chung và chế độ hưu trí nói riêng:
1.2.1 Sơ lược lòch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội trên
thế giới:
Ở thời cổ đại: Ở thời kỳ này, sự tương trợ lẫn nhau mang tính tự phát, theo
bản năng và mới được thể hiện trong phạm vi cộng đồng nhỏ giữa anh chò em
cùng gia đình, thân tộc, giữa các thành viên cùng bộ lạc, thôn xóm.
Đến giai đoạn có phân công lao động, sản xuất xã hội phát triển hơn, quan
hệ xã hội, quan hệ tác động lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cùng
phát triển hơn... Ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt người dân nông thôn di
cư ra thành thò. Trong khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, một số nghiệp
đoàn thợ thù công ra đời. Tình đoàn kết tương thân những người làm thuê nảy nở
dần. Ở một số nước Châu u, nhiều quỹ tương trợ được thành lập:ở Anh năm 1973
có hội “Bằng hữu” giúp hội viên trong các trường hợp bò ốm đau, thương tật.
Nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển đã xuất hiện việc thuê
mướn công nhân:
- Lúc đầu giới chủ cam kết sẽ trả công lao động cho giới thợ dựa vào kết
quả lao động. Có làm thì có hưởng, không làm thì không hưởng.
- Dần dần giới chủ đã cam kết sẽ trợ cấp cho giới thợ một khoản thu nhập
nhất đònh khi họ gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn. Trong thực tế nhiều khi
các trường hợp rủi ro không xảy ra nên giới chủ không chi một khoản tiền nào.
Tuy nhiên có những lúc, những nơi rủi ro xảy ra dồn dập và nếu thực hiện đúng
cam kết thì giới chủ phải trợ cấp số tiền lớn. Vì vậy họ đã không thực hiện đúng

10



cam kết. Mâu thuẫn giữa giới thợ giới chủ xảy ra, xuất hiện tranh chấp lao động.
Lúc này giới thợ liên kết lại với nhau để đấu tranh đòi quyền lợi. Các hành động
công nghiệp như lãn công, bế xưởng, đập phá máy móc, đình công đã xảy ra.
Cuộc đấu tranh diễn ra càng ngày càng rộng lớn (trong đó có đình công và các
hành động công nghiệp khác) đã tác động đến nhiều mặt đến đời sống kinh tế
xã hội. Dần dần, trong cơ chế thò trường đã xuất hiện một bên thứ ba đóng vai
trò trung gian giúp thực hiện những cam kết giới chủ và giới thợ bằng hoạt động
thích hợp của nó. Nhờ vậy, thay vì phải chi trực tiếp những khoản tiền lớn khi
người lao động làm thuê bò ốm đau, tai nạn, già… giới chủ có thể trích ra hàng
tháng một khoản tiền nho nhỏ được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất
những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê. Số tiền này được
giao cho bên thứ ba tồn tích dần thành một quỹ tiền tệ. Khi người lao động bò ốm
đau, tai nạn, già… thì cứ theo cam kết chi trả, không phụ thuộc vào giới chủ có
muốn hay không. Như vậy, một mặt, giới chủ đỡ bò thiệt hại về kinh tế do không
phải chi một lúc những khoản tiền lớn, mặt khác, người lao động làm thuê được
bảo đảm chắc chắn một phần thu nhập khi bò ốm đau, tai nạn,tuổi già…Khi xã
hội phát triển, để đáp ứng nhu cầu về BHXH thì Nhà nước đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình hình thành, phát triển cơ chế hoạt động của BHXH. Sự can
thiệp của Nhà nước, một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, giới chủ buộc phải
đóng góp thêm, đồng thời giới thợ cũng phải đóng góp một phần vào sự bảo đảm
cho chính mình, cả giới chủ và giới thợ đều thấy mình có lợi và được bảo vệ.
Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao
động được dàn trải theo nhiều chiều, một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc
gia nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bò ốm, tai nạn, tuổi già…
được thiết lập. Nhờ vậy, đã tạo ra khả năng giải quyết các phát sinh rủi ro, bất
lợi lớn nhất với một tổng dự trữ nhỏ nhất. Trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro

11



của cả tập hợp người lao động trong phạm vi bao quát của quỹ. Sau đây là sự
phát triển bảo hiểm xã hội ở một số quốc gia điển hình:
- Vào năm 1850 dưới thời tổng thống Bis-mác, nhiều bang của nước Đức
đã giúp các đòa phương lập quỹ bảo hiểm ốm đau, do các công nhân đóng góp
để được bảo hiểm. Năm 1884 xuất hiện chế độ rủi ro nghề nghiệp. Năm 1889
xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật.
Trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến 1889 một hệ thống bảo hiểm xã
hội lớn lần đầu tiên đã ra đời áp dụng nguyên tắc người được bảo hiểm xã hội
phải đóng phí bảo hiểm xã hội. Theo gương nước Đức, năm 1918 Pháp thực hiện
bảo hiểm xã hội phổ cập trong cả nước nhưng không thành công. Đến năm 1930
Pháp thông qua đạo luật thứ hai về BHXH áp dụng chủ yếu cho ngành công
nghiệp và thương mại.
Từ thập kỷ 30 của thế XX, liên tiếp các nước Châu Mỹ La tinh, Hoa Kỳ,
Cana dều áp dụng; từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 và sau khi giành độc lập,
nhiều nước châu Phi, châu Á và vùng Caribê cũng lần lượt áp dụng cơ chế bảo
hiểm xã hội tương tự. Tuy vậy, tuỳ theo đặc điểm kinh tế, xã hội riêng có của
mỗi nước mà họ áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau. Nội dung cụ
thể của từng chế độ cũng không đồng nhất trong các nước.
Trên cơ sở thực tiễn áp dụng các chế độ đa dạng bảo vệ người lao động
giảm thiểu những rủi ro, khó khăn, Hội nghò toàn thể Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã thông qua Công ước số 102 (1952) về an toàn xã hội (qui phạm tối
thiểu) trong đó bảo hiểm xã hội là một cơ chế chủ yếu.

1.2.2. Sơ lược lòch sử hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam:
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, BHXH được coi trọng,
được củng cố và phát triển không ngừng. Quyền lợi đối vơi giai cấp công nhân
và người lao động làm thuê được quan tâm và ghi rõ trong các Nghò quyết của

12



Đảng, từ Đường Cách mệnh năm 1927 đến các Nghò quyết những năm 1930 -
1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân đã đấu tranh và giành được
một số quyền lơi về đời sống cho người lao động. Nghò quyết Trung ương Đảng
tháng 11/ 1940 có ghi: “Khi thiết lập được chính quyền cách mạng thì đặt luật
BHXH, có quỹ hưu bổng cho thợ thuyền già, đặt quỹ cứu tế thất nghiệp và ban
bố Bộ luật Lao động”. Trong Tuyên ngôn 10 điểm Chương trình Điều lệ Việt
Minh (25/10/41) cũng bao gồm nội dung trên và ghi thêm “người già, kẻ tàn tật
được Chính phủ chăm nom và cấp dưỡng”.
Ngay sau khi giành được chính quyền và suốt trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Hoa Kỳ cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
nói về BHXH, chế độ BHXH đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần bổ sung, sửa
đổi và cải tiến, từng bước phát triển thành một hệ thống chế độ BHXH tương đối
hoàn chỉnh.
Quá trình hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam có thể chia
thành 4 giai đoạn như sau:
- Từ ngày 2/9/1945 đến ngày 26/12/1961: Trong giai đọan này Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến các chế độ BHXH, trong đó có chế độ
hưu trí như: Sắc lệnh số 54/SL ngày 01/11/1945, 105/SL ngày 14/6/1946, 29/SL
ngày 12/3/1947.
- Từ ngày 27/12/1961 đến tháng 8/1985:
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện Hiến pháp 1959, ngày
27/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ
BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, kèm theo Nghò đònh 218/CP. Các
chế độ BHXH gồm 6 loại trợ cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh
nghề nghiệp; mất sức lao động; hưu trí và tử tuất. Tạo ra một hệ thống BHXH
khá hoàn chỉnh ở nước ta.

13



Nghò đònh số 10/NĐ-76 ngày 18/6/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hòa miền Nam Việt Nam về “các chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức Nhà
nước và quân nhân cách mạng khi về hưu, về nghỉ mất sức lao động, khi từ trần”.
Nghò đònh số 186/CP ngày 25/9/1976 quy đònh trách nhiệm của chủ tự các cơ
sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, tư bản tư doanh ở miền Nam khi công
nhân bò ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, thôi việc, bò chết.
- Từ tháng 9/1985 đến tháng 3/1993:
Ngày 18/9/1985 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghò
đònh số 236/HĐBT, về việc bổ sung sửa đổi một số chế độ chính sách về thương
binh và xã hội. Trong văn bản này, nội dung cụ thể của từng chế độ bảo hiểm xã
hội cũng được bổ sung, sửa đổi nhiều so với trước.
Kể từ Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện
của đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội, thì việc
cải cách đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội có yêu cầu bức bách.
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghò đònh số 299/HĐBT
ngày 15/8/1992 ban hành điều lệ bảo hiểm y tế, mở ra một loại hình bảo hiểm bắt
buộc và loại hình bảo hiểm tự nguyện, qui đònh cơ chế đóng góp bảo hiểm y tế đối
với những người được bảo hiểm và trong loại hình bảo hiểm bắt buộc thì người sử
dụng lao động cũng phải đóng bảo hiểm nhân danh những người lao động được sử
dụng. Bảo hiểm y tế với nội dung khám và chữa bệnh khi ốm đau, bò tai nạn rủi
ro, thực chất là một phần cấu thành trong chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau.
- Từ tháng 3/1993 đến nay
Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghò đònh số 43/CP qui đònh tạm thời
chế độ bảo hiểm xã hội. Nội dung trước hết nhằm xóa bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại
trong lónh vực bảo hiểm xã hội, mở ra loại hình xã hội bắt buộc và loại hình bảo
hiểm xã hội tự nguyện. thực hiện cơ chế đóng góp phí bảo hiểm xã hội đối với

14



người được bảo hiểm. Nghò đònh quy đònh 5 chế độ trợ cấp: ốm đau, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. Thống nhất hóa tổ chức
quản lý bảo hiểm xã hội trong cả nước.
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội từ trước , nhất là căn cứ
những kinh nghiệm thực hiện Nghò đònh 43/CP, cơ chế bảo hiểm xã hội đã được
chế đònh thành một Chương trong Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua
ngày 23/6/1994 và được cụ thể hóa trong Điều lệ bảo hiểm xã hội mới ban hành
kèm theo Nghò đònh 12/CP ngày 26/1/1995. Để phù hợp với quá trình phát triển
và hội nhập từ năm 1998 đến nay chính sách bảo hiểm xã hội đã được tu chỉnh,
bổ sung. Đặc biệt nhất là sự tu chỉnh, bổ sung bộ luật LĐ trong đó chương bảo
hiểm xã hội cũng có một số thay đổi. Sự thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội
được cụ thể hóa tại nghò đònh 01/2003/ND-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ với
một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Mở rộng đối tượng tham gia
- Thay đổi cách tính tỉ lệ khi tính lương hưu.
- Quy đònh chế độ nghỉ dưỡng sức.
- Thay đổi chế độ trợ cấp thai sản đối với lao động nữ sinh con thứ 3
trở lên.
- Quy đònh các ràng buộc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần…
Ngày 14/12/2004, Chính phủ ban hành nghò đònh 208/2004/NĐ-CP quy
đònh việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH. Nội dung nghò đònh nhằm cải
tiến một bước chế độ hưu trí phù hợp tình hình giá cả một số mặt hàng tăng ảnh
hưởng đến đời sống người hưởng chế độ hưu.
1.3. Vai trò, các chức năng và nguyên tắc của chế độ hưu trí:
1.3.1.Vai trò chế độ hưu trí:

15



- Đối với người lao động: chế độ hưu trí có vai trò mang lại ổn đònh cuộc
sống cho người tham gia, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
quốc gia đặc biệt đối với người già.
-Đối với xã hội: Đối với chế độ hưu trí thuộc nhánh dài hạn trong hệ
thống BHXH dựa vào nguyên tắc lấy số đông đóng góp để trả cho số ít đủ điều
kiện hình thành nên một quỹ tiền tệ. Nhờ phần nhàn rỗi chưa chi trả của chế độ
hưu trí đã hình thành một nguồn tiền tệ lớn tác động mạnh tới hệ thống tài chính
Nhà nước, tới hệ thống tín dụng ngân hàng. Đây là nguồn góp phần phát triển
kinh tế quốc gia qua hoạt động bảo tồn và tăng trưởng giá trò dưới nhiều hình
thức đa dạng.
Chế độ hưu trí góp phần việc thực hiện công bằng xã hội, giảm nghèo đói.
1.3.2. Các chức năng của chế độ hưu trí:
- Bảo đảm thay thế thu nhập cho người lao động được bảo hiểm khi đã hết
tuổi lao động và đã hoàn thành đóng góp của mình cho xã hội, đã đủ điều kiện
hưởng chế độ hưu trí.
- Khuyến khích, kích thích người lao động hăng hái trong công việc và
tích cực tham gia đóng góp vào quỹ BHXH trong đó có phần dành cho hưu trí.
- Phân phối lại thu nhập: khi tham gia đóng góp BHXH nói chung, chế độ
hưu trí nói riêng, người lao động đóng góp vào quỹ BHXH. Khi đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình đủ điều kiện nghỉ hưu người lao động sẽ được cơ quan
BHXH trả lương hưu hàng tháng đồng thời mua bảo hiểm y tế.
1.3.3. Các nguyên tắc trong chế độ hưu trí:
- Lấy số đông bù cho số ít: Điều quan trọng ở đây là sự đóng góp thực
hiện đều kỳ và là đóng góp của số đông. Nhờ sự đóng góp của số đông, quỹ
BHXH sẽ có điều kiện tài chính để trả lương hưu cho số người đã hết tuổi lao

16


động đủ điều kiện nghỉ hưu. Số người nghỉ hưu bao giờ cũng nhỏ hơn số người

đóng góp.
- Lương hưu, trợ cấp hưu phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang làm việc
nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
- Kết hợp giữa hình thức bắt buộc và tự nguyện trong quá trình thực hiện
chế độ hưu trí.
- Phải phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn phát triển cụ thể.
- Mọi đối tượng theo quy đònh của pháp luật đều có quyền tham gia đóng
góp và hưởng chế độ hưu trí khi họ có đủ điều kiện.
- Nhà nước người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện BHXH
nói chung và chế độ hưu trí nói riêng cho người lao động, người lao động cũng
phải có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình bằng việc tham gia đóng góp vào
quỹ hàng tháng theo quy đònh.
1.4. Các nội dung và hình thức của chế độ hưu trí tại Việt Nam:
1.4.1. Các nội dung của chế độ hưu trí tại Việt Nam:
Chế độ hưu trí được thiết kế nhằm giúp đỡ người lao động ổn đònh đời
sống sau khi họ đã hoàn thành đóng góp công sức của mình cho xã hội. Chế độ
hưu trí gồm các nội dung sau đây:
1.4.1.1. Điều kiện được hưởng chế độ hưu:
Tuổi đời nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH.
- Tuổi đời nghỉ hưu:
Tuổi nghỉ hưu là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều khi xây
dựng chế độ hưu trí. Sự thay đổi tuổi nghỉ hưu liên quan đến hai khía cạnh trong
cuộc sống của người lao động đó là vấn đề sử dụng khả năng lao động và tài
chính của bản thân họ. Đối với xã hội, quy đònh tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng rất lớn

17


đến sự biến động của thò trường sức lao động. Tăng giảm tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn

đến nhu cầu về lao động tăng hoặc giảm tương ứng nếu không tạo thêm chỗ làm
việc mới đồng thời sẽ ảnh hưởng đến thu chi đối với quỹ BHXH. Theo thống kê
của Bộ Lao động- Thương binh xã hội (Vụ BHXH) thì hiện nay trên thế giới có
34,62% nước quy đònh tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau, còn 65,38% nước
trên thế giới quy đònh tuổi nghỉ hưu của nữ kém hơn nam (trong đó có Việt Nam,
tuổi nghỉ hưu của nam đủ 60 tuổi, của nữ đủ 55 tuổi). Nhưng do điều kiện kinh tế
ngày càng phát triển, vai trò của lao động nữ tham gia trong lónh vực chính trò,
kinh tế, khoa học ngày càng lớn và vấn đề bình đẳng giới được tuyên truyền
thực hiện trên phạm vi quốc tế nên xu hướng các nước đang có sự điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu của nữ bằng với tuổi nghỉ hưu của nam. Các nước đang quy đònh
tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam không chỉ tập trung ở các nước phát triển như
Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Canada, Nhật… mà còn ở cả các nước
khác như Ấn Độ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Singopore, Indonesia
và Malaysia. Theo thống kê của ILO năm 1997, trong 23 nước Tây Bắc Âu có
10 nước quy đònh tuổi nghỉ hưu của nữ về trước nam từ 1 đến 5 năm. Hiện nay đã
có 17 nước điều chỉnh theo hướng không phân biệt tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ.
Sau đây là tuổi nghỉ hưu của một số quốc gia trên thế giới:
Bảng 1.1
:

TUỔI NGHỈ HƯU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
Tuổi nghỉ hưu thông thường
Quốc gia
Nữ Nam
Canada 65 65
Anh 60 65
Pháp 65 65
Đức 63 65
Hungary 55 60
Ba Lan 60 65


18


Nga 60 60
Úc 60 65
Mexico 65 65
Chile 60 65
Hong Kong 65 65
Nhật 65 65
Hàn Quốc 60 60
New Zealand 60 60
Trung Quốc 55 60
Ấn Độ 55 55
Đài Loan 55 60
Philippins 60 60
Indonesia 55 55
Malaysia 55 65
Singapore 55 55
Hoa Kỳ 65 65
Đan Mạch 67 67
Na Uy 67 67
(Nguồn: U.S. Social Administration, Social security programs
throughout the world – 1997, Washington, D.C, 1997 )
Như chúng tôi đã trình bày, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở Việt Nam
chênh lệch 5 tuổi. Hiện nay tại Việt Nam có hai nhóm ý kiến khác nhau liên
quan đến tuổi nghỉ hưu của nữ như sau:
- Nhóm 1: Theo nhóm nầy, tuổi nghỉ hưu nữ, trong điều kiện làm việc bình
thường nên tiếp tục duy trì theo qui đònh hiện hành của pháp luật Việt Nam (nữ về
hưu bình thường khi đủ 55 tuổi, đủ 20 năm đóng BHXH dựa trên các cơ sở sau:

- Do nữ dậy thì sớm hơn, vì vậy tuổi già sinh học của nữ sẽ sớm hơn nam;
bên cạnh đó do sinh đẻ (số con bình quân/ 1 phụ nữ cao) có ảnh hưởng đến tình
trạng sức khoẻ phụ nữ.
- Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc gia đình, giáo dục con
cái, vì vậy nếu về hưu ở độ tuổi thích hợp sẽ có điều kiện tốt để chăm sóc gia đình.

19


- Trong tình hình phát triển kinh tế chưa ổn đònh, tỷ lệ thất nghiệp còn chiếm
tỷ lệ cao, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng thêm áp lực về việc làm, sẽ hạn chế
lao động trẻ có cơ hội việc làm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, vì theo qui
luật thế hệ sau bao giờ cũng hơn thế hệ trước về thể lực cũng như về trí lực.
- Nhóm 2: Cần điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nữ bằng nam (đủ 60 tuổi, có đủ
20 năm đóng BHXH) dựa trên một số cơ sở sau đây:
- Chuyển qua giai đoạn đổi mới, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ nhận
thức đã có nhiều thay đổi. Số lượng lao động nữ tham gia vào quản lý, sản xuất
không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ không chỉ tham gia vào
hoạt động lao động giản đơn mà còn thamgia vào hoạt động lao động phức tạp,
quản lý đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
- Quan niệm nữ về hưu sớm hơn nam để chăm sóc gia đình, tiếp tục phục
vụ chồng, con, cháu là quan niệm lỗi thời, duy trì sự bất bình đẳng về giới.
- Xét về mặt phát triển năng lực: nếu nữ về hưu sớm hơn nam 5 tuổi thì
quá trình đào tạo, sử dụng cũng kết thúc sớm hơn 5 năm. Và như vậy sẽ hạn chế
sự cống hiến của nữ, hạn chế phụ nữ đảm nhận những chức vụ cao hơn. Cũng
cần lưu ý cùng xuất phát tuổi lao động như nhau, nhưng nữ phải trải qua giai
đoạn sinh con, chăm sóc con và gia đình nên hạn chế về thời gian để hoàn thiện
kiến thức (đi học nâng cao trình độ). Chỉ đến giai đoạn bước vào tuổi 40 khi con
đã lớn phụ nữ mới có điều kiện học hành, nâng cao trình độ. Nếu về hưu sớm sẽ
hạn chế sử dụng kiến thức đã được cập nhật bổ sung.

- Quan niệm ưu tiên nữ nghỉ sớm hơn nam để có điều kiện bảo đảm sức
khoẻ ngày nay không còn phù hợp nữa. Thực tế số nữ nghỉ hưu tuổi 55 tuổi vẫn
tiếp tục lao động chiếm tỷ lệ cao và như vậy chỉ là sự dòch chuyển lao động từ
khu vực này sang khu vực khác trong đó có việc nội trợ và chăm sóc gia đình.

20


- Quan niệm nâng tuổi nghỉ hưu nữ lên sẽ có ảnh hưởng thò trường sức
lao động (đầu vào đối với lao động trẻ) là thiếu công bằng. Nhiều nước trên
thế giới đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á như Inđônêsia,
Singapore, Philipine, Malaysia quy đònh tuổi nghỉ hưu nam, nữ bằng nhau là
do quan niệm về giới đúng đắn chứ không phải vì sức ép lao động.
- Khi tăng tuổi nghỉ hưu cho nữ vừa tiếp tục tạo điều kiện cho nữ cống
hiến vừa có lợi cho quỹ BHXH. Vì thay vì họ hưởng ở tuổi 55 họ tiếp tục làm
việc, tiếp tục đóng BHXH và như vậy quỹ BHXH sẽ có lợi trong dài hạn. Ở đây
cũng cần nhấn mạnh tuổi thọ của nữ cao hơn nam cũng là một chỉ tiêu cần lưu ý
để tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên.
- Thời gian đóng BHXH:
Tất cả các danh từ chỉ thời gian làm việc của công nhân viên chức và
quân nhân như: tuổi nghề, tuổi ngành, tuổi quân, thâm niên công tác, thâm niên
cách mạng… được gọi thống nhất là thời gian công tác để tính hưởng BHXH. Là
thời gian người lao động liên tục đóng phí BHXH từ khi bắt đầu tham gia đến khi
chấm dứt quan hệ lao động.
Theo quy đònh của nước ta hiện nay thì thời gian công tác liên tục trước
1/1/95 (ngày thành lập cơ quan BHXH) thì được xem lại thời gian đóng BHXH.
Từ ngày 1/1/95 trở đi tất cả những đối tượng mà pháp luật quy đònh tham
gia BHXH bắt buộc nếu có đóng BHXH thì được tính thời gian đóng BHXH.
1.4.1.2 Các trường hợp nghỉ hưu theo quy đònh của pháp luật hiện nay của
Việt Nam:

- Các trường hợp nghỉ hưu theo quy đònh của Nghò đònh 12/CP/NĐ-CP
ngày 26/1/1995 của Chính phủ:



21


Bảng 1.2: TÓM TẮT CÁC TRƯỜNG HP NGHỈ HƯU THEO
NGHỊ ĐỊNH 12/CP/NĐ-CP NGÀY 26/1/1995 CỦA CHÍNH PHỦ
Loại hưu Giới
Tuổi
đời
Thời gian
Đóng
BHXH
Các điều kiện khác
1.Bình
thường
1.1

1.2

Nam
Nữ
Nam
Nữ


Đủ 60

Đủ 55
Đủ 55
Đủ 50


Đủ 20 năm
Đủ 20 năm
Đủ 20 năm
Đủ 20 năm




Có một trong 3 điều kiện sau đây:
Đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc , độc hại;
Đủ 15 năm làm việc nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7
trở lên.
Đủ 10 năm tham gia các chiến trường:
* B, C: Tính đến 30/4/75.
* K: Tính đến 31/8/89.
Có thể cộng dồn các chiến trường để tính.
2.Mức
thấp
2.1.

2.2.

2.3.



Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ


Đủ 60
Đủ 55
Đủ 50
Đủ 45
Không
kể tuổi
đời.


Đủ 15 đến
dưới 20 năm.
Đủ 20 năm
Đủ 20 năm
Đủ 20 năm




Bò mất 61% sức lao động trở lên do HĐGĐYK
khám và kết luận
Có cùng 2 điều kiện sau đây:
Đủ 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại.

Bò mất 61% sức lao động trở lên.

- Các trường hợp nghỉ hưu theo quy đònh của các nghò đònh bổ sung sau
Nghò đònh 12/CP/NĐ-CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

22



BẢNG 1.3: TÓM TẮT CÁC TRƯỜNG HP NGHỈ HƯU THEO
CÁC NGHỊ ĐỊNH BỔ SUNG.
Tên nghò đònh Giới Tuổi đời
Thời gian
đóng BHXH
Các điều kiện khác
1. Nghò đònh 71/CP
ngày 23/11/2000



Nam
Nữ
Đủ 60 đến 65
Đủ 55 đến 60
Là cán bộ công chức quy đònh tại
các khoản 2 và 3 điều 1 của pháp
lệnh cán bộ công chức được xem
xét kéo dài thời gian công tác (đối
tượng cụ thể xem nội dung của nghò
đònh ở phần phụ lục)

2.Nghò đònh
61/2001/NĐ-CP
ngày 7/9/2001
Nam Đủ 50 tuổi Có đủ 20 năm Có ít nhất 15 năm làm công việc
khai thác hầm lò. Trường hợp người
lao động làm công việc khai thác
hầm lò nhưng chưa đủ thời gian
đóng BHXH theo quy đònh trên mà
vẫn đủ sức khoẻ thì vẫn tiếp tục
làm việc đến khi đủ điều kiện nghỉ
hưu nhưng tối đa không quá 55 tuổi.
5. Nghò đònh
01/2003/NĐ-CP
ngày 9/1/2003

Nam
Nữ
Đủ 55 đến dưới 60.
Đủ 50 đến dưới 55
Đủ 30 năm
đóng BHXH
Làm đơn tự nguyện xin về hưu
(không bò trừ tỷ lệ vì về trước tuổi)

1.4.1.3. Cách tính lương hưu:
Lương Hưu = Tiền lương bình quân đóng BHXH * tỉ lệ hưởng hưu.
• Cách xác đònh tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH:
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm mức lương cấp
bậc, chức vụ, hợp đồng, phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số
chênh lệch bảo lưu…


23


Đối với những người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng
trong hệ thống thang lương, bản lương do Nhà nước quy đònh, thì tiền lương bình quân
đóng BHXH được tính bình quân gia quyền 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo thang lương,
bảng lương do Nhà nước quy đònh, vừa có thời gian đóng BHXH không theo
thang lương, bảng lương do Nhà nước quy đònh thì tiền lương bình quân đóng
BHXH được tính tất cả thời gian làm việc
• Cách xác đònh tỉ lệ:
Tỉ lệ trong công thức tính lương hưu lệ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Thời gian đóng BHXH.
+ Số tuổi nghỉ hưu sớm.
+ Số năm tham gia công tác trước 16 tuổi.
+ Giới tính.
1.4.2. Hình thức đóng BHXH:
Có 2 hình thức: Tự nguyện và bắt buộc. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu áp
dụng hình thức bắt buộc đối với công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và người
lao động. Còn hình thức tự nguyện áp dụng chủ yếu là bảo hiểm y tế. Riêng đối với
nông dân hiện đang thí điểm nông dân tham gia đóng vào quỹ hưu trí.
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí:
1.5.1. Kinh nghiệm của Hungary:
Hungary là một trong số 17 nước Trung và Đông u có sự chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thò trường. Một mặt, sự chuyển đổi kinh tế
đã mang lại những thành quả khả quan về thu nhập bình quân tính trên đầu người, về
GDP, về dự trữ ngoại tệ. Mặt khác nó lại kéo theo sự thay đổi phương thức phân phối
thu nhập, tạo ra khoảng cách đáng kể giữa các tầng lớp xã hội.


24


Trong hoàn cảnh đó, hệ thống BHXH nói chung, hệ thống lương hưu nói
riêng đã bộc lộ nhiều bất cập và đòi hỏi một sự cải cách sâu rộng. Năm 1997,
Quốc hội thông qua luật quy đònh về trợ cấp hưu trí. Luật này xác đònh đối
tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng từng loại hình trợ cấp.
Nguồn hình thành quỹ: Quỹ hưu trí được hình thành từ sự đóng góp của 3
bên: Chính phủ, chủ sử dụng lao động, người lao động và được chia làm 2 giai
đoạn như sau:
- Trước năm 1997: Người lao động đóng góp 6% tiền lương, chủ sử dụng
lao động: 24,5% tổng tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vò,
Chính phủ hỗ trợ phần thâm hụt.
- Sau năm 1997: Chính phủ cắt phần hỗ trợ, tăng mức đóng góp của người
lao động và giảm bớt phần đóng góp của chủ sử dụng lao động.
Trợ cấp hưu trí:
+ Điều kiện hưởng:
- Tuổi nghỉ hưu chung cho cả hai giới là 62 tuổi và có ít nhất 20 năm đóng
BHXH. Số năm đóng BHXH cũng được giảm đi cho những người làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại.
Nhận xét về cải cách chế độ hưu trí ở Hungary:
- Kòp thời cải cách từ cơ chế bao cấp qua cơ chế thò trường khi thực hiện
chế độ hưu trí.
- Giảm lần sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách tăng sự đóng góp của chủ sử
dụng lao động và người lao động, trong đó tỷ lệ người lao động đóng góp ngày càng
tăng từ 6% trước năm 1997 lên 9% từ năm 2000 trở đi; tỷ lệ của chủ sử dụng lao
động đóng góp từ 24,5% trước năm 1997 và giảm dần đến 22% từ năm 2000 trở đi.
- Theo bảng1.1 mà chúng tôi đã trình bày, vào năm 1997 tuổi nghỉ hưu tại
Hungary nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nhưng theo quy đònh từ năm 2003 thì tuổi


25


nghỉ hưu tăng lên là 62 tuổi cho cả nam và nữ để đảm bảo cân đối tài chính cho
chế độ hưu trí trong dài hạn.
1.5.2. Kinh nghiệm của Pháp:
Trong những năm vừa qua, Chính phủ Pháp quan tâm đến cải cách chế độ
hưu trí. Những thông tin về việc thay đổi mức đóng góp trong các chế độ hưu trí
này (liên quan đến 8 triệu người, trong đó phần lớn là công chức Nhà nước) đang
đặt ra vấn đề cần phải đảm bảo sự cân bằng tài chính dài hạn của của hệ thống
hưu trí. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra liên quan đến các chế độ hưu trí đặc biệt
không chỉ đơn thuần túy mang tính tài chính, kế toán mà còn mang trong mình
những yếu tố chính trò- xã hội hết sức phức tạp.
Các chế độ hưu trí đặc biệt ra đời nhằm bảo hiểm một số rủi ro xã hội trong
một hoàn cảnh lòch sử đặc thù vào thời kỳ trước năm 1930, khi ở Pháp chưa thành
lập hệ thống BHXH. Các chế độ hưu trí đặc biệt đang đặt ra hai vấn đề chính: vấn
đề đảm bảo mức chỉ trả thống nhất giữa các chế độ và vấn đề khắc phục sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp tham gia các chế độ hưu trí này. Yêu cầu cải cách các
chế độ hưu trí đặc biệt này hiện nay đang được đặt ra, bởi lẽ chúng không thể tồn tại
bất động như một ốc đảo trong một thế giới đang chuyển động mạnh mẽ với diện
được bảo hiểm bắt buộc và phạm vi bảo hiểm luôn luôn thay đổi.
- Bất bình đẳng gia tăng giữa các thành viên trong cùng một thế hệ. Tỷ lệ
thu nhập thay thế tiền lương trung bình trong các chế độ hưu trí đặc biệt cao hơn
so với mặt bằng chung.
Sự chênh lệch này một phần xuất phát từ các quy đònh trong Bộ luật hưu
trí dân sự và quân sự (điều kiện chi trả thuận lợi hơn, ví dụ tuổi về hưu sớm hơn
so với các chế độ khác, không tính hệ số giảm lương hưu trong trường hợp về
hưu sớm, được hoàn trả trợ cấp không phụ thuộc và điều kiện tuổi tác, thu

×