Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Bí quyết trồng rau nhanh lớn không bị sâu bệnh - Kinh nghiệm trồng rau sạch nhanh lớn không sâu bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bí quyết trồng rau nhanh lớn khơng bị sâu bệnh</b>



<b>Kinh nghiệm trồng rau sạch và không sâu bệnh luôn là vấn đề được rất nhiều chị</b>
<b>em quan tâm vì các loại rau bày bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại</b>
<b>khơng đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là kinh nghiệm trồng</b>
<b>rau nhanh lớn và không sâu bệnh, mời các bạn cùng tham khảo.</b>


Để có một vườn rau tươi tốt và không sâu bệnh, các bạn hãy tham khảo một số bí quyết
dành cho các chủ vườn mới bắt đầu trồng trọt cực kỳ hiệu quả dưới đây nhé.


<b>1. Chuẩn bị thùng xốp</b>


Tơi
chọn
thùng
xốp


chúng cao nên có thể đựng nhiều đất, giúp cây phát triển tốt. Tôi dùng loại cao 40 cm, dài
70 cm, rộng 50 cm để trồng đu đủ, dưa, cà chua, khế, thanh long, mướp, bầu, su su,
chanh, ổi... Loại 30x35x50 cm để trồng cà chua, đậu cove, cà chua và đa số các loại rau
ăn lá...


Khi gieo rau họ cải hay rau dền, nếu thùng thấp ít đất, bạn sẽ phải tưới nhiều lần để đảm
bảo độ ẩm cho đất. Bởi vậy, cây cải khi mới nảy mầm vốn đã yếu sẽ bị ngả nghiêng, đổ
rạp khi bạn tưới nhiều.


Trồng vào thùng cao giúp đất giữ ẩm được lâu hơn. Sau khi gieo hạt và tưới lần đầu,
khoảng 5-7 ngày sau, bạn mới cần tưới lại lần 2. Tưới nhiều lần quá sẽ làm cho đất bí do
bị nén chặt xuống theo thời gian, làm cây bị bó rễ.



Bạn lưu ý khơng đục lỗ thốt nước ở đáy mà đục ở thành thùng xốp cách đáy 5 cm. Nhờ
vậy, khi tưới, nước khơng bị chảy hết, phân bón cũng không bị trôi.


<b>2. Làm đất</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bạn đánh luống trồng. Tuy nhiên, đa số các nông dân thành phố phải tận dụng khoảng
trống trên ban công, sân thượng nên việc làm đất là rất quan trọng.


Cách trộn đất như sau:
- Đất thịt tơi vụn (60-70%)


- Xỉ than ngâm hai ngày, thay nước 2-3 lần, vớt ráo, đập nhỏ
- Trấu hun, trấu tươi, phân trùn quế, mụn dừa


- Phân NPK dạng bột (một thìa) hoặc phân hữu cơ tự ủ, mua ngồi cửa hàng (phân bị,
phân gà)


Đổ hỗn hợp đất vào thùng xốp, cách miệng 5 cm.


<b>3. Ươm và gieo hạt</b>


Với
các
loại
hạt to
như
bầu,
bí,


mướp, dưa, bạn ngâm qua đêm rồi bỏ vào khăn ẩm để chỗ tối, giữ ẩm vài ngày cho hạt


nứt rồi mang gieo vào viên nén ươm hạt. Khi cây có hai lá cứng cáp, bạn mới trồng ra
đất.


Với các loại hạt nhỏ như cải, rau dền, bạn khơng cần ủ mà có thể gieo trực tiếp, rải thưa.
Sau đó, bạn thêm một lớp đất dày một cm phủ lên trên rồi tưới cho ẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khi mới gieo, bạn để cây ở ngoài trời nếu thời tiết mát mẻ. Mùa hè, nhiệt độ cao, bạn che
lưới đen hoặc để chỗ có bớt nắng cho cây quen dần thời tiết. Sau đó, bạn mới cho hộp ra
nắng dần để cây thích nghi.


Rau ngót Nhật dễ trồng, nhanh lớn, thích hợp cho các gia đình mới trồng.


<b>4. Ủ rác nhà bếp để bón cho rau</b>


Bạn
cho


cuộng rau thừa, cơm nguội, canh rau, vỏ rau củ quả, nước vo gạo, nước rửa thịt cá, nước
tiểu trẻ em... vào ngâm trong thùng có nắp đậy khoảng 7-10 ngày. Hạn chế đồ có dầu mỡ,
muối mặn. Sau đó, bạn lấy một phần nước cốt pha với 7-10 phần nước lã để tưới tùy giai
đoạn phát triển của cây. Bạn không nên tưới trực tiếp lên lá. Với các loại cây rau, tôi chỉ
dùng loại nước này.


Với các loại cây mới mua ở chợ về, tuyệt đối không tưới phân ngay, phải đợi cây hồi mới
được tưới.


<b>5. Cách sử dụng phân NPK</b>


Tôi thường dùng NPK dạng bột để bón vào đất trước khi trồng. Với cây ăn quả, bạn trộn
lân - kali - đạm theo tỷ lệ 3:2:1. Mỗi lần tưới, bạn lấy một chén nhỏ hỗn hợp trên pha với


7-10 lít nước, tuần tưới 2 lần. Khi nào thấy cây nhú mầm nụ thì dừng lại, tuyệt đối khơng
tưới giai đoạn cây có hoa sẽ làm hoa rụng.


Khi quả to bằng đầu đũa (chanh) hoặc quả trứng gà (thanh long), bạn tưới tiếp NPK để
thúc quả lớn nhanh. Sau 3-4 lần tưới thì dừng lại.


<b>6. Xử lý sâu bệnh hại</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đất xung quanh cây phòng sâu bệnh hoặc phun nhẹ lên lá trị được nhiều loại bệnh phổ
biến.


- Ngâm một gói thuốc lào 20.000 đồng với một lít nước trong 2 ngày. Sau đó, hịa thêm 1
đến 1,5 lít nước vào rồi lọc lấy nước cho vào bình xịt. Dung dịch này trị rệp và một số
loại sâu phổ biến. Ngoài ra, bạn thỉnh thoảng phun vào đất xung quanh cây hoặc quanh
vườn để phòng.


<b>7. Cải tạo đất</b>


Hàng năm, bạn nên làm một việc duy nhất là rắc vôi, phơi khô đất, bổ sung thêm phân
trùn quế, trấu hun. Một thùng xốp cần rắc một nắm vôi bột trộn đều với đất, để 7-10
ngày. Sau đó, trộn trấu hun, phân trùn quế vào tiếp tục một vụ mới.


</div>

<!--links-->

×