Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thuỷ tại PJICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.12 KB, 13 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo
hiểm thân tàu thuỷ tại PJICO.
3.1. Những mặt thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
của PJICO trong thời gian tới.
3.1.1. Những mặt thuận lợi
- Năm 2008 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010,
Chính phủ đặt ra những mục tiêu rất cao: hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ
yếu của kế hoạch kinh tế- xã hội toàn giai đoạn, đưa Việt Nam ra khỏi những
ngưỡng những nước có thu nhập thấp với GDP bình quân đầu người khoảng
960 USD. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2008 là tăng trưởng GDP từ 8,5%-
9%; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 20%- 22%; đầu tư từ nước ngoài,
nguồn đầu tư phát triển trong nước tiếp tục tăng, thuận lợi cho phát triển bảo
hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hoá, tàu thuỷ.
- Thị trường đóng tàu trong nước có nhiều khởi sắc trong năm 2008. Theo Báo
Giao Thông Vận Tải, tính đến hết ngày 31/12/2006, cả nước đã có 1.107 tàu
đăng ký hoạt động (chưa tính đến những tàu chưa đăng ký), tăng 2,1% so với
năm 2005, nâng tổng dung tích đăng ký của đội tàu biển quốc gia lên 2.294.016
GT, tổng trọng tải 3.447.474 DWT, tăng 10,66%, trong đó tàu hàng khô là 720
chiếc với tổng trọng tải 1.940.504 DWT, tàu container là 22 chiếc với tổng trọng
tải 208.668 DWT, tàu hàng lỏng là 80 chiếc với tổng trọng tải là 718.474 DWT.
Đáng chú ý là sự phát triển nhanh của đội tàu thuộc Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ VN (đã đầu tư đóng mới 15 tàu với trọng tải 330.000 DWT, nâng trọng
tải của đội tàu lên 510.000 DWT).
Tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay về đội tàu, năm 2007 số lượng tàu
đóng mới tăng hơn hai lần so với năm 2006, còn tính tới thời điểm tháng 4/2008
SV: LA VĂN HẢI
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp
GVHD: TS. Phạm Thị Định


có tới 524 tàu biển đang được các cơ sở đóng tàu gấp rút thi công. Nếu so với đội
tàu biển Việt Nam hiện có là 1219 chiếc thì số lượng tàu đăng kí hoạt đông thì
con số này là rất lớn.
Ngoài sự khởi sắc tại các nhà máy của Vinashin, phong trào đóng tàu đi biển
cũng nở rộ tại các tỉnh phía Bắc mà tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hải
Dương, Thái Bình, Thanh Hóa... Nam Định với hai nhà máy vừa gia nhập Tổng
công ty công nghiệp tàu thủy Vinashin và làng đóng tàu tư nhân dẫn đầu cả nước
với số lượng tàu đang đóng mới lên tới 239 chiếc. Hải Phòng, Hải Dương cũng
có tới 163 tàu sắp được đưa vào khai thác.
- Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam thì hiện nay đội tàu biển nước ta có
1219 chiếc với tổng dung tích là 2.408.253 tấn đăng ký, tổng trọng tải
3.931.335 tấn, tổng công suất máy 1.759.617 mã lực. Tuy nhiên, số lượng tàu
đóng mới chủ yếu là tàu nhỏ, phục vụ nhu cầu vận tải và đi biển của các cá
nhân. Việc hàng loạt các tàu nhỏ được đóng tại các cơ sở sản xuất manh mún,
chắp vá khiến chất lượng đóng tàu rất đáng báo động.
- Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được hoàn thiện đáp
ứng yêu cầu phát triển của thị trường với việc ban hành Bộ luật Hàng Hải năm
2005 và Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2005 là sân chơi bình đẳng hơn cho
các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Sau nhiều năm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy mang lại nhiều dấu hiệu
tích cực, do đó nhận thức của các chủ tàu về việc tham gia bảo hiểm được cải
thiện.
Về phía công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này:
SV: LA VĂN HẢI
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
- Năng lực tài chính của công ty nâng cao. Công ty đã tăng mức vốn điều lệ đạt
336 tỷ đồng cao hơn mức vốn pháp định và trong năm 2008 con số này sẽ lên

tới 500 tỷ đồng. Hơn nữa công ty còn tăng cường các quỹ dự phòng cộng thêm
năng lực đầu tư tăng lên. Điều này đã tăng khả năng nhận bảo hiểm gốc, nhận
tái bảo hiểm từ đó nâng cao tình hình kinh doanh chung của Công ty.
- Năng lực kinh doanh của đội ngũ cán bộ bảo hiểm được nâng cao. Trong bối
cảnh của cơ chế thị trường, nguồn nhân lực phải có kỹ năng chuyên môn cao
nhằm đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách rõ ràng mạch lac. Đối với
công ty, việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có vai trò
trọng tâm, bởi nguồn lực con người là quan trọng nhất để cạnh tranh trên thị
trường bảo hiểm.
- Chất lượng và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm được cải thiện rõ rệt. Sản phẩm
được hoàn thiện hơn, thông qua việc bổ sung quyền lợi cho khách hàng tham
gia bảo bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm, phạm vi rộng
hơn, quy tắc điều khoản quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của công
ty, bảo vệ được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Chất lượng phục vụ
cũng được cải thiện đáng kể, công ty quan tâm đến phương thức phục vụ, chăm
sóc khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm giữa công ty và người tham gia bảo hiểm. Công ty
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm bảo hiểm với
những đặc tính mới.
- Công ty tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, các nhà môi giới, tái
bảo hiểm hàng đầu: MunichRe, CologneRe, HartfortRe, West of England, The
London Steam- Ship, HannoverRe, ERC… có quan hệ chặt chẽ với các đại lý
giám định. Tất cả những thứ đó sẽ tiếp tục tạo nên niềm tin đối với khách hàng.
SV: LA VĂN HẢI
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
- Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng Hải rất được Công ty chú trọng, coi là nghiệp vụ
chiến lược của công ty, điều này sẽ thu hút được sự tập chung của công ty cho
nghiệp vụ này.

3.1.2. Những khó khăn.
- Tình hình thế an ninh thế giới có ảnh hưởng đặc biệt tới ngành hàng hải. Bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn khó khăn. Ngành hàng hải
đang phải chịu sức ép từ các hiện tượng: chiến tranh do Mỹ phát động, chiến
tranh giữa các nước trung đông, các cuộc tấn công của chủ nghĩa khủng bố, nạn
cướp biển nổi lên…
- Xuất hiện thêm sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới
thành lập năm 2007 như: Bảo hiểm Quân đội (MIC), Bảo Nông (AIC)… và
những doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục được thành lập năm 2008.
- Năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong tốp đầu sau cổ phần hoá
như Bảo Việt và đặc biệt là PVI được nâng cao;
- Những công ty mới ra đời, những công ty đang trong quá trình mở rộng mạng
lưới có nhiều hình thức và biện pháp về mặt tài chính thu hút người lao động
như: bán ưu đãi cổ phiếu, trả lương cao… dẫ tới việc các công ty đang trong
quá trình phát triển ổn định trong đó có PJICO muốn giữ lao động giỏi phải có
cơ chế đãi ngộ thích ứng.
- Bắt đầu từ 01/01/2008, không còn hạn chế các công ty bảo hiểm nước ngoài
tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt: các nghiệp vụ bảo hiểm bắt
buộc, bảo hiểm các công trình, dự án có nguồn vốn ngân sách khiến thị trường
bảo hiểm này sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các công ty bảo hiểm
nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và tài chính.
SV: LA VĂN HẢI
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
- Năm 2007 vừa qua là năm lạm phát đạt mức kỉ lục trong 10 năm trở lại đây, chỉ
số giá tiêu dùng cả năm lên tới 12,63%, vượt xa mức tăng trưởng 8,5%. Công
tác phân tích dự báo còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được sự biến động giá
cả của thị trường thế giới, chính sách điều hành tiền tệ, dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào gây nhiều sức ép làm tăng giá đồng Việt Nam…

- Việt Nam năm vừa qua phải hứng chịu nhiều hậu quả của thiên tai, tác động
xấu đến tất cả các loại nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy.
- Các vấn đề về cơ sở hạ tầng chưa được khắc phục: hệ thống cảnh báo, dự báo
cho các phương tiện hoạt động ngoài biển, hệ thống cầu cảng….
3.1.3. Phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới.
Trong năm tới, tổng công ty xem xét những mặt thuận lợi và khó khăn từ đó đưa
ra mục tiêu cho năm tới đối với nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ. Mục tiêu về doanh
thu là 130 tỷ, tăng trưởng 28% so với 2007. Tỷ lệ bồi thường ở mức dưới 40%.
Công ty tiếp tục tập chung mạnh vào bảo hiểm tàu biển, phấn đấu khai thác bảo
hiểm thêm được 3- 5 tàu lớn, khai thác mới từ 20 đến 25 tàu mới loại nhỏ. Ngoài
ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác tàu thủy nội địa, có những điều chỉnh
thích hợp để phù hợp với thị trường.
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thuỷ.
3.2.1. Phát triển và mở rộng khai thác.
Khai thác hợp đồng không chỉ đạt được mục tiêu về mặt số lượng mà còn phải
đảm bảo về mặt chất lượng tức là hợp đồng phải được thẩm định đánh giá rủi ro
kỹ lưỡng đúng quy trình.
Tổ chức phân công cụ thể cho các cán bộ chuyên trách tại các tỉnh thành như:
Hà Nội, Hải Phong, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh để nắm bắt kế hoạch
phát triển tàu của từng khách hàng và các tổ chức cho thuê tài chính. Từ đó đề
SV: LA VĂN HẢI
5

×