Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 22 trang )

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ
GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1. Lý thuyết về bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1.3. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
1.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới
Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng. Giao
thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho
sự phát triển của các quốc gia.
Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với các
hình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải đường hàng
không, trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức
chủ yếu, phổ biến nhất.
Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe
tham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình và được phép
lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia, bao gồm xe ô tô, mô tô, xe máy. Nó
không chỉ là phương tiện vận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá
nhân, gia đình, các tổ chức và các doanh nghiệp.
Xe cơ giới được xác định dựa trên hai tiêu thức:
- Phải gắn động cơ
- Phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Xe cơ giới có những đặc điểm sau:
- Xe cơ giới có tính động cơ cao, tính việt dã tốt, tham gia triệt để vào
quá trình vận chuyển. Vì vậy xác suất rủi ro là lớn nhất so với tất cả các loại
hình vận chuyển khác.
- Sử dụng các phương tiện xe cơ giới đơn giản và thuận tiện hơn các phương
tiện khác.
- Số lượng xe tăng nhanh do nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng, đời
sống của người dân ngày càng cao. Số lượng gia đình có xe ô tô riêng ngày
càng tăng. Tốc độ tăng ô tô hàng năm là 8-9%, còn tốc độ tăng của mô tô là


20-30%. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì giá xe ngày càng
giảm, bên cạnh đó là một số lượng lớn xe cơ giới nhập lậu vẫn được tiêu
thụ mặc dù chất lượng không được đảm bảo.
- Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khác
nhau như: địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao
thông của người tham gia giao thông. Trong khi Việt Nam là một nước có
khí hậu nóng ẩm nắng lắm mưa nhiều, hạn hán lũ lụt thường xẩy ra, địa
hình hiểm trở với nhiều đèo dốc nguy hiểm, hệ thống đường bộ nước ta còn
kém, tình trạng đường sá xuống cấp không được sửa chữa kịp thời, sửa
chữa theo kiểu lắp vá, không có tính đồng bộ. Mặt khác là tình trạng vi
phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông của người chủ phương tiện xe
cơ giới là khá phổ biến: phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tải, lái xe trong tình
trạng say rượu, bia không làm chủ được tốc độ gây ra tai nạn…Bên cạnh đó
là ý thức của những người dân như là chạy ngang qua đường không để ý
đến xe cộ, thả vật nuôi không không kiểm soát… cũng là một nguyên nhân
gây ra tai nạn giao thông.
1.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
giai đoạn 1997 - 2006
Năm
Số vụ tai nạn
(vụ)
Số người bị
chết (người)
Số người bị
thương (người)
Số vụ tai nạn
BQ ngày (vụ)
1997 19162 5324 20465 52,49
1998 20725 5518 21869 56,78

1999 21512 5682 22897 58,94
2000 23115 6131 24264 63,33
2001 24324 7526 25689 66,64
2002 25998 8312 25955 71,23
2003 27121 8851 26256 74,3
2004 29135 9103 27102 79,82
2005 29083 11214 28326 79,69
2006 30125 12111 28965 82,53
( Nguồn : Viện chiến lược và phát triển vận tải )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình giao thông đường bộ ở Việt Nam
ngày càng nhiều các vụ tai nạn xảy ra. Trong 10 năm từ 1997 đến 2006 số vụ
tai nạn đã tăng gấp 1,57 lần (10963 vụ), số người chết cũng tăng lên 6787
người, số người bị thương tăng thêm 8500 người, số vụ tai nạn bình quân cũng
tăng lên 30,04 vụ.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông gây
ra tai nạn tại Việt Nam, năm 2007 mỗi ngày có khoảng 33 người chết do tai
nạn giao thông đường bộ. Mặc dù công tác phòng chống tai nạn giao thông
đường bộ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc
giảm số người chết và bị thương trong năm qua nhưng, tuy nhiên xu hướng
giảm này còn chưa bền vững.
Để đảm bảo cho người tham gia giao thông khi không may xảy ra rủi ro
thì sự ra đời của bảo hiểm xe cơ giới là rất cần thiết.
1.1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Việt Nam là một nước có điều kiện địa hình đường sá phức tạp, phần
lớn diện tích là đồi núi, mặt khác nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc
vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường hàng không còn ít và không
phù hợp ở nhiều khu vực. Chính vì vậy việc vận chuyển bằng xe cơ giới là chủ
yếu và được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm làm giảm tai nạn
giao thông như: Thực hiện nghiêm luật An toàn giao thông, tăng cường các

biện pháp xử phạt khi vi phạm, nâng cấp các tuyến đường thường xuyên xảy ra
các vụ tai nạn giao thông, và mới đây nhất là quy định về việc bắt buộc đội mũ
bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường khi tham gia giao thông bằng xe mô tô và
xe máy nhưng do số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng nhiều nên
làm tăng nguy cơ gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn
giao thông đường bộ trong cả nước.
Người bị tai nạn thường là những người trụ cột trong gia đình và trong
các doanh nghiệp. Khi tai nạn không may xảy ra thì không chỉ bản thân và tài
sản của họ bị ảnh hưởng mà còn làm mất thu nhập của gia đình, ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất kinh doanh và gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
Trước thực tế đó, để bù đắp những thiệt hại sau khi tai nạn xảy ra thì
bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời và được triển khai nhanh chóng ở các
công ty bảo hiểm phi nhân thọ và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Sự ra
đời của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là cần thiết khách quan để chủ phương
tiện có thể khắc phục những khó khăn khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo
hiểm, khi đó nhà bảo hiểm sẽ bù đắp một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại về
vật chất để chủ phương tiện có thể sớm ổn định cuộc sống, nhanh chóng quay
trở lại với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.2.3. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ngày càng trở nên quen thuộc đối với
người dân, đặc biệt là các chủ phương tiện. Có được điều đó là do người mọi
người ngày càng thấy rõ được tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Thứ nhất, bảo hiểm xe cơ giới góp phần nhanh chóng ổn định tài chính,
khắc phục những khó khăn bất ngờ cho các chủ xe và lái xe khi không may
rủi ro xảy ra với mình, giúp họ sớm trở lại với hoạt động thường ngày.
Rủi ro là điều không ai mong muốn nhưng cũng không ai lường trước
được, có thể xảy ra với bất cứ người nào, phương tiện nào ở trong bất cứ địa
điểm hay thời gian nào. Dù các chủ phương tiện có đề cao cảnh giác hay chấp
hành đúng luật thì cũng có những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Nếu như trước kia phương tiện tham gia giao thông đường bộ xe máy chiếm tỷ

lệ lớn thì thời gian gần đây, số lượng xe ô tô tăng lên rất nhanh. Chính vì vậy
mà khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại lại càng lớn. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm
vật chất xe cơ giới thì chủ xe sẽ được bù đắp những tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm khi xảy ra rủi ro. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt gánh
nặng về tài chính do không phải chi ra những khoản chi bất thường, nhanh
chóng khắc phục những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất
kinh doanh.
Thứ hai, triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tạo thêm công ăn việc
làm và góp phần làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Hầu như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
này đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Bên cạnh đó, hàng năm
các công ty bảo hiểm phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước và con số lên tới
hàng trăm tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ từ loại hình bảo hiểm này.
Từ nguồn thu này nhà nước đã đầu tư trở lại, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng
mới cơ sở hạ tầng, trong đó có đường sá, cầu cống…
Thứ ba, là tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao
thông. Vì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ xe phải nộp một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Từ khoản tiền này sẽ được trích ra theo một tỷ
lệ nhất định để thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất như: xây dựng
đường lánh nạn, làm biển báo, thanh chắn, tổ chức tuyên truyền an toàn giao
thông… nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông.
1.1.3.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm là tất cả những chiếc xe còn giá trị và được phép
lưu hành trên mỗi lãnh thổ quốc gia.
Đối với xe mô tô các loại, các công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ
vật chất xe
Đối với xe ô tô các loại, có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng có thể bảo
hiểm từng tổng thành của chiếc xe. Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm,
người ta phân chia thành 7 tổng thành chủ yếu sau:

• Tổng thành thân vỏ xe
Gồm có ba nhóm:
+ Nhóm A: Thân vỏ, cảbin, vô lăng, ca bô, chắn bùn, cửa kính, toàn bộ
vỏ kim loại, gỗ nhựa, các cần gạt, bàn đạp ga, phanh, côn số.
+ Nhóm B: Ghế đệm nội thất, toàn bộ ghê ngồi hoặc nằm, quạt đài, các
trang thiết bị điều hòa nhiệt độ.
+ Nhóm C: Sắt xi gồm có khung, ba đờ sốc, phanh, dẫn động phanh
chính và phanh tay, dẫn động côn, bình chứa nhiên liệu, bộ chế hòa lực phanh,
hơi dây dẫn.
•Tổng thành động cơ
Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió,bơm
hơi, bộ li hợp và các thiết bị điện.
•Tổng thành hộp số
Gồm hộp số chính, hộp số phụ (nếu có). Hệ thống dẫn các loại
•Tổng thành trục trước (cầu trước).
Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục lắp, hệ thống treo phíp, cơ cấu phanh,
vỏ cầu, vi sai.
• Tổng thành trục sau (cầu sau)
Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực chính,vi sai, cụm mang ơ sau, cơ cấu
phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau.
• Tổng thành hệ thống lái
Bao gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh
kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu có),cơ cấu điều khiển gạt mưa.
• Tổng thành lốp
Bao gồm các bộ phận săm lốp hoàn chỉnh của xe và lốp dự phòng trên xe.
Trong số các tổng thành thì tổng thành thân vỏ là tổng thành chiếm
nhiều nhất về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tai nạn xảy
ra. Bởi vậy đa số các công ty bảo hiểm đều tiến hành bảo hiểm toàn bộ hoặc
bảo hiểm thân vỏ xe.
1.1.3.2. Phạm vi bảo hiểm

Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các rủi ro được bảo hiểm thông thường do những
tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp:
- Đâm va, lật đổ
- Hỏa hoạn, cháy nổ
- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên như bão lụt, sụt lở, sét đánh,
động đất…
- Vật thể từ bên ngoài tác động lên
- Mất căp, mất cướp toàn bộ xe…
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại về vật chất xảy ra cho chiếc xe
được bảo hiểm trong những trường hợp trên, công ty bảo hiểm còn phải thanh
toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh
trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát
sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất. Công ty bảo
hiểm còn phải thanh toán chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất thuộc trách
nhiệm bảo hiểm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tổng sô tiền bồi thường của công ty
bảo hiểm đối với một sự kiện bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi
trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không
chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết
tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên thường được tính dưới
hình thức khấu hao và được tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp mà không
do tai nạn gây ra. Tuy nhiên nếu do những hư hỏng đó mà xe bị tai nạn gây ra
hư hỏng tới những bộ phận khác thì vẫn thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm.
Đồng thời những tổn thất đối với săm lốp chỉ được bồi thường trong trường
hợp hư hỏng cùng nguyên nhân và xảy ra đồng thời với các bộ phận khác của
xe, các trường hợp khác không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
- Mất cắp bộ phận xe
Để tránh những nguy cơ trục lợi bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp

luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại xảy ra bởi những nguyên
nhân sau cũng không được bồi thường:
+ Hành động cố ý của chủ xe, lái xe
+ Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo
quy định của luật giao thông đường bộ
+ Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc có
nhưng không hợp lệ, lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia hoặc các chất kích thích
trong quá trình lái xe, xe chở chất cháy, chất nổ trái phép, xe chở quá trọng tải
hoặc số hành khách quy định, xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn, xe sử
dụng để tập lái đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa…
+ Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại làm đình trệ
sản xuất kinh doanh
+ Thiệt hại do chiến tranh.
1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm cho xe. Do vậy xác định
đúng giá trị bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác
thiệt hại thực tế cho chủ xe khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên đây là một công việc
rất khó khăn vì giá xe trên thị trường luôn luôn biến động nên thông thường
các công ty bảo hiểm thường đưa ra các yếu tố như: Loại xe, năm sản xuất, thể
tích xi lanh, , xe mới hay cũ để xác định giá trị xe. Căn cứ vào mức độ mới cũ
là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao là phương pháp được áp
dụng rộng rãi nhất. Giá trị bảo hiểm là giá trị mới 100% của xe đối với xe sử
dụng dưới 1 năm.
Xe đã sử dụng trên một năm thì được tính như sau:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị mới – khấu hao sử dụng theo năm

×