Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

1737HUONG DAN THUC HIEN NHIEM VU THANH TRA 20122013SO GDDT NQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH NGHỆ AN
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>


<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>




Số: 1737 /SGDĐT-TTr
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra năm học 2012-2013


<i> </i>
<i> </i>


<i> Nghệ An, ngày 24 tháng 8 năm 2012</i>


Kính gửi:


- Các phòng giáo dục và đào tạo;


- Các đơn vị trực thuộc Sở.


Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp
năm học 2012 - 2013, Công văn số 5156/BGDĐT-TTr ngày 10 tháng 8 năm 2012
của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2012 - 2013 và
Chỉ thị số 22/2012/CT-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Nghệ An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013;



Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học
2012 - 2013 trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:


<b>I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM</b>


1

-

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ
Chính trị về <i>“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ</i>
<i>Chí Minh”</i>. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 11 về <i>“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” </i>nhằm
làm chuyển biến chất lượng dạy - học và giáo dục. Thông qua thanh tra, kiểm tra;
đề xuất khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân tiêu biểu, đồng thời cương
quyết kiến nghị xử lý các hành vi tiêu cực trong GD&ĐT trên địa bàn tỉnh.


2- Tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chun mơn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng
đội ngũ làm công tác thanh tra giáo dục. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho tất cả cộng tác viên thanh tra. Tạo điều kiện để cán bộ thanh tra thường xuyên
cập nhật kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra.


3- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thanh tra 2010, Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo 2011, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp
luật về công tác thanh tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cơ sở giáo dục có dấu hiệu vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật và các vấn đề bức
xúc trong giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm. Xử lý nghiêm minh các hành vi
vi phạm pháp luật.


5- Chú trọng công tác tự kiểm tra của cơ sở giáo dục, đặc biệt quan tâm đến
việc xử lý sau kiểm tra, thanh tra. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị,


quyết định xử lý về thanh tra của đơn vị, cơ sở giáo dục – đào tạo.


6- Thực hiện nghiêm túc các quy định về tiếp công dân, xử lý đơn thư; tập
trung giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo (KNTC) thuộc thẩm quyền, đảm bảo
khách quan, chính xác và kịp thời, nhằm ổn định tình hình, trật tự, kỷ cương ở tất
cả các cơ sở giáo dục.


7- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống
tham nhũng và giải quyết KNTC. Có kế hoạch chuẩn bị triển khai thực hiện Quyết
định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“<i>Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào</i>
<i>tạo, bồi dưỡng”. </i>


8- Thực hiện Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong giáo dục và Nghị định 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011
của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ-CP;
góp phần củng cố nền nếp kỷ cương trong hoạt dộng giáo dục – đào tạo.


<b>II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>


<b> 1. Công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên</b>
<b>thanh tra:</b>


- Bố trí biên chế cho Thanh tra Sở đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu
của Bộ (đảm bảo đạt hoặc hơn 10% biên chế cơ quan Sở). Việc điều động, tuyển
dụng cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra phải lựa chọn từ những cán bộ có
kinh nghiệm chuyên mơn, quản lý, có phẩm chất, uy tín và có năng lực; có khả
năng kiểm tra, đánh giá và tư vấn đối với các cơ sở giáo dục – đào tạo và giáo viên.
- Thanh tra Sở mở tài khoản để phục vụ hoạt động thanh tra theo quy định
của pháp luật.



- Các phịng GD&ĐT cần bố trí ít nhất một cán bộ có năng lực giúp trưởng
phịng về cơng tác thanh tra, đảm bảo thực hiện các nội dung về thanh tra hành
chính, thanh tra chun ngành và cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phịng chống tham nhũng nhằm thực hiện tốt nội dung phân cấp theo Nghị
định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Những đơn vị có
điều kiện có thể bố trí hai cán bộ, một người phụ trách hoạt động thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành; một người phụ trách cơng tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phịng chống tham nhũng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh
tra; Sở gửi cán bộ thanh tra đi dự các lớp bồi dưỡng nâng cao ở TW và mở lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra toàn ngành về <i>“Nghiệp vụ thanh tra”</i>.
Tranh thủ sự giúp đỡ của Thanh tra Tỉnh và Thanh tra Bộ, Sở tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ về công tác giải quyết KNTC, PCTN; thanh tra về liên kết đào tạo, văn
bằng chứng chỉ cho cán bộ trực thanh tra phòng GD&ĐT và thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc.


- Thanh tra Sở phối hợp với Cơng đồn Ngành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
naang cao năng lực cho trưởng ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc. Các
phòng GD&ĐT phối hợp với Thanh tra cấp huyện tập huấn cho trưởng ban thanh
tra nhân dân các đơn vị thuộc phạm vi mình quản lý.


<b> 2. Hoạt động thanh tra:</b>


Đầu năm học Thanh tra Sở tham mưu văn bản về Hướng dẫn thực hiện công
tác thanh tra trên địa bàn tỉnh; xây dựng Kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê
duyệt; trưởng phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra năm học trình Chủ tịch
UBND cấp huyện phê duyệt; thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục – đào tạo xây
dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.



<b>a. Thanh tra hành chính</b>


<b>-</b><i><b> Đối tượng và số lượng đơn vị thanh tra</b></i>


Đối với Sở GD&ĐT: Thanh tra hành chính đối với các phịng chun mơn
thuộc cơ quan Sở, các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghịêp (TCCN),
trường trung học phổ thông (THPT), Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX),
Trung tâm hướng nghiệp thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.


Các phòng GD&ĐT thanh tra các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (các
trường MN, TH, THCS)


Trong năm học thực hiện thanh tra khoảng 20% số đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của Sở hoặc phòng GD&ĐT.


<b>- </b><i><b>Nội dung thanh tra </b></i>


Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và chính sách,
pháp luật có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung:


+ Thực hiện quy định về tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị, nhà trường;
trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành các quy định
pháp luật về giáo dục và các quy định pháp luật khác có liên quan.


+ Thực hiện quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: đội ngũ,
kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện các khoản thu, chi…


+ Thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ: kế hoạch giáo dục, tổ chức
công tác tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Thực hiện quy định về PCTN, thực hiện quy định về giải quyết KNTC và
tiếp cơng dân.


+ Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh
và người lao động.


<b>b. Thanh tra chuyên ngành</b>


Tổ chức thanh tra các nội dung được quy định tại Thông tư
43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/6/2006 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện
nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
Đồng thời đưa các nội dung về đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non,
đánh giá trường tiếu học, trường trung học theo các thông tư mới do Bộ GD&ĐT
ban hành (năm 2011) vào nội dung thanh tra.


Dựa vào Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp
năm học 2012-2013; kế hoạch thanh tra được tập trung vào các nội dung sau:


<i><b>- Đối với Giáo dục mầm non </b></i>


Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015, thực hiện lộ trình phổ cập và cơng nhận
phổ cập (Nghệ An hồn thành trước 2014), thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới; việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; hoạt
động của trường mầm non sau khi chuyển đổi các trường mầm non ngoài công lập
sang công lập theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8/5/2009; việc đảm bảo
an toàn cho trẻ, chất lượng chăm sóc sức khoẻ, ni dưỡng và giáo dục trẻ.



<i><b>- Đối với Giáo dục phổ thông </b></i>


Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng
nghiêm túc, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế địa phương; việc triển khai Đề
án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020;
việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ; việc triển khai các giải
pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi;
việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; trường phổ thông dân tộc
nội trú; việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
giáo dục THCS; xây dựng trường TH, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.


<i><b>- Đối với Giáo dục thường xuyên </b></i>


Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình giáo dục thường
xuyên cấp THCS, THPT; các chương trình ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài; việc
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên;
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học.


Kiểm tra, thanh tra hoạt động của TTGDTX, TTHTCĐ thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định hiện hành góp phần xây dựng xã hội học tập ở địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Triển khai công tác thanh tra theo tinh thần phân cấp của Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước về giáo dục và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
19/10/2011 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên
chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường hoạt
động thanh tra, kiểm tra đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học theo quy định của Bộ và UBND tỉnh.



+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động thành lập trường,
thực hiện cam kết thành lập trường, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo; việc thực
hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục; các điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo; việc thực hiện quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực.


<b>-</b><i><b> Thanh tra chuyên ngành đối với các Phòng GD&ĐT</b></i>


Tập trung thanh tra việc thực hiện phân cấp theo Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước về giáo dục và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
19/10/2011 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên
chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo với các nội dung sau:


+ Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục: quy mô phát
triển giáo dục (số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, số lượng
học sinh, số lượng trường, lớp các cấp học, ngành học so với kế hoạch phát triển
giáo dục); công tác củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và
phổ cập trung học cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; công tác xây
dựng trường chuẩn quốc gia.


+ Thực hiện kế hoạch giáo dục của các cấp học, ngành học ;
+ Việc giải quyết giáo viên dôi dư; hiệu quả, chất lượng giáo dục;
+ Công tác thanh tra của các phòng GD&ĐT.


<i><b>- Hoạt động thanh tra các kỳ thi</b></i>


Bám vào Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt
động thanh tra các kỳ thi; Sở và các phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra các kỳ thi
đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế.



Bên cạnh các kỳ thi do Sở tổ chức, cần quan tâm thanh tra các kỳ thi tại các
trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã được Bộ và UBND tỉnh quy định;
các kỳ thi tại các trung tâm GDTX, các đơn vị liên kết đào tạo theo quy định tại
Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.


Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy chế trong các kỳ thi.
<i><b>- Thanh tra, kiểm tra những nội dung mà xã hội đang quan tâm :</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trong việc mở lớp LK ĐT, sự phối hợp giữa trường đào tạo với cơ sở tham gia
LKĐT,...


+ Thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài
nhà trường. Trọng tâm: Bám vào Thông tư 17/2012/TT-BGD ĐT của Bộ và văn
bản của UBND tỉnh; hạn chế đi đến chấm dứt dạy thêm, học thêm, tràn lan ngồi
nhà trường khơng có giấy phép; quản lý tốt hơn việc dạy thêm trong nhà trường,
chống các biểu hiện tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.


+ Thanh tra việc thực hiện các khoản thu, chi tại các cơ sở giáo dục, nhất
là vào đầu năm học.


+ Thanh tra hoạt động của các Trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn.
<i><b>- Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các cơ sở giáo dục mầm</b></i>
<i><b>non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp.</b></i>


+ Thanh tra việc thực hiện các quy định chung đối với nhà giáo, việc tuân
thủ các hành vi nhà giáo không được làm; chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế
của ngành.



+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: thực hiện qui chế chuyên môn;
quy chế thi cử; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.


<i> <b>Chỉ tiêu</b>:</i> Trong năm học, đảm bảo ít nhất 15% số giáo viên được thanh tra
HĐSP và 17% cơ sở giáo dục được thanh tra tồn diện (theo nội dung Thơng tư
43).


<b> 3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và tiếp</b>
<b>công dân</b>


- Tổ chức quán triệt các luật mới: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng
chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục.


- Trên cơ sở các quy định mới của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
KNTC, Thanh tra Sở tham mưu cho Giám đốc ban hành Quy định về tiếp công
dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo.


- Các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục phải bố trí địa điểm tiếp công dân,
phải công khai lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân;
phải có sổ theo dõi tiếp cơng dân và thực hiện đúng quy trình tiếp cơng dân theo
hướng dẫn tại Thơng tư số 07/2011/TT-TCTP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính
phủ.


- Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các nhà trường, thủ trưởng
các cơ sở giáo dục, có trách nhiệm kịp thời xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố
cáo của cơng dân đúng trình tự và đúng quy định pháp luật về KNTC. Tập trung
giải quyết dứt điểm những vụ việc KNTC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng
dân chủ để KNTC trái quy định của pháp luật.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thủ trưởng các đơn vị cần tranh thủ sự hướng dẫn, tư vấn của thanh tra cấp huyện
và thanh tra Sở trong quá trình giải quyết các vụ việc KNTC theo quy định của
pháp luật.


- Quản lý, lưu giữ hồ sơ KNTC khoa học, lâu dài; thực hiện chế độ báo các
đầy đủ, kịp thời theo quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ


- Thanh tra Sở và các phịng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra
trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật PCTN


- Kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật phòng chống tham nhũng
và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các Chương trình hành động của
Bộ, Tỉnh và của cơ sở.


- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai trong đầu tư xây dựng; mua
sắm thiết bị; sử dụng kinh phí, phương tiện, văn phịng phẩm; chế độ học tập, hội
nghị, hội thảo; công tác tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ, đề bạt…


<b>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


- Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục - đào tạo xây dựng
kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên; triển khai
quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện; gắn việc thanh tra theo kế
hoạch với việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản
lý.


- Trong quá trình triển khai hoạt động thanh tra, các đoàn thanh tra thực hiện
nghiêm túc Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra ban hành theo Quyết định số
2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra; tập hợp và bảo quản


tốt hồ sơ thanh tra. Cuối năm học, các phòng GD&ĐT mang hồ sơ thanh tra về Sở
để kiểm tra và học tập lẫn nhau.


- Sở GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tăng cường hỗ trợ, giúp
đỡ nghiệp vụ đối với các phòng GD&ĐT và các cơ sở trường học, nhất là nghiệp
vụ về giải quyết KNTC. Các phòng GD&ĐT cần tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn
của thanh tra các huyện, thành phố, thị xã.


- Giám đốc Sở GD&ĐT ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra
của Sở; các phòng GD&ĐT lập kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND cấp
huyện phê duyệt và tổ chức hoạt động thanh tra theo kế hoạch.


Thủ trưởng các cơ sở giáo dục - đào tạo (mầm non, phổ thông, GDTX,
TTKTTH-HN, cao đẳng, TCCN) xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học
của đơn vị.


- Chế độ báo cáo: Trong năm học, các đơn vị trực thuộc Sở và các phòng
giáo dục và đào tạo báo cáo thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, gồm:


<i> + Báo cáo định kỳ:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

huyện phê duyệt; các cơ sở giáo dục – đào tạo báo cáo kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường học).


* Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra học kỳ 1 trước ngày 10/01/2013.
* Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra năm học trước ngày 25/5/2013.


* Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và phòng chống tham nhũng
theo quy định (Thanh tra Sở hướng dẫn cụ thể).



<i>+ Báo cáo đột xuất: </i>báo cáo về giải quyết KNTC (nếu có), báo cáo thanh tra
chuyên đề của các đơn vị theo yêu cầu của Sở GD&ĐT.


Trên đây là những nội dung cơ bản, trọng tâm về công tác thanh tra, kiểm tra
cần tập trung chỉ đạo trong năm học 2012 - 2013. Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng
GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra của đơn vị; các cơ sở giáo dục – đào tạo xây
dựng kế hoạch kiểm tra của thủ trưởng đơn vị, đảm bảo tính khả thi, nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ năm học.


Trong q trình thực hiện, nếu có vấn đề nảy sinh, vướng mắc các đơn vị cần
báo cáo kịp thời về Sở GD&ĐT (qua Thanh tra Sở) để phối hợp giải quyết./.




<i><b>Nơi nhận</b></i><b>: </b>


- Như trên (thực hiện);
- Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Thanh tra tỉnh Nghệ An (báo cáo);
- Giám đốc, các phó giám đốc (báo cáo);
- Cơng đồn Ngành (P/h chỉ đạo);
- Các phòng, ban Sở


- Các trường cao đẳng trên địa bàn Tỉnh;
- Website Sở GD&ĐT Nghệ An;


- Lưu: VT, TTr.


<b>GIÁM ĐỐC</b>



(đã ký)


<b>Lê Văn Ngọ </b>


</div>

<!--links-->

×