Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tổ chức dạy học dự án giáo dục vì sự phát triểnbền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG </b>
<b>GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Lê Thuý Hường, K55D </b></i>


<i><b>Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thanh Phương </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Hiện nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu và là
khái niệm trung tâm của thế giới hiện đại. Để đạt được sự PTBV, cần có sự tham gia một cách
toàn diện và sâu sắc của tất cả các mặt từ thể chế, công nghệ và nhận thức - hành vi. Đó là kết quả
của một quá trình giáo dục. Và một trong những công cụ chủ chốt, chìa khố hiệu quả để thực
hiện các mục tiêu PTBV chính là giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV).


Trong quá trình giảng dạy GDPTBV ở các nhà trường hiện nay có thể sử dụng rất nhiều các
phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, dạy học dự án được coi là một phương pháp dạy học tích
cực nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháy dạy học truyền thống, tạo cơ hội cho học sinh
được bộc lộ những năng lực của bản thân và tinh thần làm việc hợp tác. Thông qua việc tổ chức
các dự án GDPTBV sẽ làm thay đổi thái độ, nhận thức cũng như hành vi của các em trong việc thực
hiện các mục tiêu PTBV.


<b>NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>
<i><b>1. Phát triển bền vững </b></i>


Từ giữa thập niên 80 tới nay, PTBV đã trở thành ý niệm thượng thời. Nó là khẩu hiệu của hàng
trăm tổ chức quốc tế, đề tài của hàng chục hội nghị, hội thảo toàn cầu và là một tiêu chuẩn quan trọng
trong chiến lược phát triển của hầu hết các nước trên thế giới.


“PTBV được hiểu là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Brundtland, Tương lai chung của
chúng ta, 1987).



Một chính sách PTBV phải thể hiện tính bền vững ở cả ba mặt: kinh tế, chính trị - xã hội và
môi trường, đặc biệt là phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà ba lĩnh vực này với nhau.


Các nguyên tắc cho sự PTBV của con người thể hiện ở bảng sau:


<i>Mụcđích để PTBV</i> <i>Giáo dục cho người học</i>


- Ghi nhớ sự thử thách. - Học để biết.


Trách nhiệm để tập hợp và cấu trúc làm việc. - Học để cùng chung sống.


- Hành động với mọi người. - Học để làm.


- Trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng nhân loại. - Học để làm người.
<i><b>2. Mơ hình phát triển khơng bền vững </b></i>


Nếu phát triển chỉ là tăng GDP hàng năm lên x% và xây dựng một xã hội tiêu thụ, tách
hệ thống kinh tế khỏi hệ thống nhân văn và hệ nuôi dưỡng sự sống thì sẽ khơng thể giải quyết
được nghèo đói cũng như hàng loạt các vấn đề suy thối mơi trường nảy sinh. Đây là mơ hình
phát triển không bền vững.


Cốt lõi của mô hình phát triển khơng bền vững là trục sản xuất - tiêu thụ. Sản xuất thật
nhiều, tiêu thụ thật nhiều để có tăng trưởng kinh tế thật nhanh. Sự không quan


tâm của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đến môi trường đã làm tăng cường suy thối, ơ
nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Từ đó dẫn đến các xung đột môi trường giữa các
nhóm quyền lực. Điều tất yếu sẽ xảy ra là sự xói mịn các giá trị văn hoá và xã hội do các xung
đột này gây nên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sự ra đời của khái niệm GDPTBV gắn liền với Văn kiện Agenda 21 do Hội nghị của Liên
Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển họp ở Rio de Janeiro năm 1992 ban hành. Mặc dù tầm
quan trọng cũng như ý nghĩa của GDPTBV đã được thể hiện rõ trong chương 36 của Văn kiện
Agenda 21, nhưng việc đưa ra một định nghĩa rõ ràng được nhiều người chấp nhận rộng rãi về
GDPTBV không phải là điều đơn giản.


GDPTBV được định nghĩa như là khả năng của cá nhân, tham gia chủ động vào việc phân
tích và đánh giá các q trình phát triển khơng bền vững, định hướng theo các tiêu chí bền vững trong
cuộc sống bản thân và cùng với những người khác đưa các quá trình phát triển bền vững địa
phương cũng như toàn cầu đi vào vận hành. Vì vậy, GDPTBV là một bộ phận cấu thành cơ bản
của giáo dục phổ thông.


GDPTBV về cơ bản là quá trình thúc đẩy các giá trị mà trong đó sự tơn trọng được đặt ở
vị trí trung tâm, cụ thể là:


<b>- Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người, cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xã hội </b>
cho tất cả mọi người.


- Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các
thế hệ.


- Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên, trong
đó khơng thể tách rời việc khơi phục và bảo tồn hệ sinh thái của Trái Đất.


- Tơn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền văn hố hồ bình, khơng
bạo lực và khoan dung ngay tại mỗi địa phương và trên toàn cầu.


GDPTBV gồm các nội dung cơ bản là:
- Các nội dung về văn hoá - xã hội
- Các nội dung về môi trường


- Các nội dung về kinh tế


<i><b>4. Tổ chức dạy học dự án giáo dục vì sự phát triển bền vững </b></i>


Hiện nay, việc áp dụng phương pháp dạy học dự án là một hướng đi tích cực và đúng đắn trong
quá trình dạy học nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống và nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường.


Thuật ngữ “dự án” thường được hiểu là những cơng trình được lập kế hoạch một cách tỉ mỉ
theo một quy trình chặt chẽ nhằm tạo ra sản phẩm trong một thời hạn nhất định để phục vụ cho
những cơng ích xã hội. Khái niệm dự án thường được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên
cứu khoa học, trong quản lý xã hội…. Đặc biệt trong


giáo dục, dự án là một công cụ rất hữu hiệu để tổ chức dạy học. Dạy học dự án là một phương pháp,
một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hướng vào người học, quan điểm
dạy học hướng vào hoạt động và quan điểm dạy học tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sinh học được trong một dự án thì các em sẽ khơng dễ dàng quên đi như những bài giảng của giáo
viên trên lớp.


Dạy học dự án được định nghĩa là mơ hình dạy học trong đó học sinh tham gia vào việc tìm
hiểu những vấn đề hấp dẫn và cuối cùng phải tạo ra được những sản phẩm thực tế. Các dự án cho
phép tạo ra nhiều cơ hội học tập lớn hơn, rất đa dạng về chủ đề và quy mô và có thể được tổ chức
rộng rãi ở những cấp học khác nhau. Dự án nhằm đến những mục đích giáo dục quan trọng và đặc
thù chứ không phải chỉ là giải trí hoặc bổ sung cho chương trình “thực”.


Khi thiết kế một dự án GDPTBV, cần tiến hành theo các bước sau:
- Phân tích hiện trạng, bối cảnh và tính cấp thiết của dự án.
- Mục tiêu thực hiện dự án.



- Các sản phẩm dự kiến cần đạt được.
- Phương thức tiến hành dự án.
- Thực hiện dự án


- Đánh giá dự án (đối chiếu với các mục tiêu đã đề ra).


Trong quá trình tổ chức các dự án GDPTBV, vai trò của giáo viên là người hướng dẫn và tham
vấn chứ không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. Cịn chính học sinh sẽ trở
thành những người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp và tích luỹ
kiến thức. Có như vậy học sinh mới phát huy được những năng lực vốn có của bản thân cũng như tinh
thần làm việc hợp tác theo nhóm.


Ví dụ về việc tổ chức thực hiện một dự án cụ thể trong nhà trường phổ thơng: Dự án
“Điều tra về tình hình rác thải tại trường Trung học phổ thơng Hùng Vương - Phú Thọ”.


Dự án được tiến hành bởi tác giả báo cáo cùng một số học sinh lớp 12I của trường. Dự
án này được thực hiện với mục tiêu giúp cho học sinh có một cái nhìn thật tồn diện và sâu sắc về
tình trạng rác thải trong nhà trường hiện nay, từ đó để làm thay đổi thái độ và hành vi của các em
trong việc bảo vệ môi trường nhằm tạo ra cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho môi trường học đường của
các em.


Thông qua các quá trình khảo sát, điều tra và phỏng vấn trực tiếp, tác giả thấy rằng: rác
thải trong nhà trường hiện nay đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ý


thức giữ gìn mơi trường chung của học sinh chưa thật tốt, vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh vứt rác
bừa bãi, “bỏ quên rác” trong ngăn bàn hay chưa thực hiện đúng các quy tắc môi trường mà nhà
trường đặt ra. Từ đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan sạch đẹp vốn có từ lâu nay của
nhà trường. Thông qua dự án này, hy vọng học sinh trường THPT Hùng Vương sẽ nâng cao hơn
nữa ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc “đối xử” với môi trường chung của cộng đồng,
từ đó để tạo ra sự phát triển toàn diện của một trường chuẩn Quốc gia của cả nước.



<b>KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

làm việc theo nhóm mà đặc biệt là thông qua các dự án sẽ làm thay đổi thái độ, nhận thức cũng
như hành vi của các em trong việc thực hiện các mục tiêu của PTBV.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Bi<i>ến đổi khí hậu ở Việt Nam. Những thách thức đối với phát triển đô thịở TP Hồ Chí </i>
<i>Minh và tồn bộ khu vực xung quanh. Michael Waibel, 2008. Tài liệu Hội thảo, Hà Nội. </i>


[2] <i>Cứu lấy Trái Đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, </i>
1996.


[3] Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Đặng Văn Đức, 2008. <i>Giáo dục vì sự phát triển bền </i>
<i>vững. ĐHSP Hà Nội. </i>


[4] Hi<i>ện trạng môi trường Việt Nam. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1996. </i>


</div>

<!--links-->

×