Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên lần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 71 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>


<b>KHOA ĐỊA LÝ </b>



X W


Kỷ yếu



<b>HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN LẦN 3</b>



<b>ĐỊA LÝ HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ </b>


<b>ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức
lớn. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã đặt ra
mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Chiến lược này đã đặt lên vai ngành giáo dục một nhiệm vụ nặng
nề là phải đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ và phẩm
chất cao để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.


Trong những năm gần đây nhờ việc áp dụng nội dung, chương trình và
phương pháp dạy học theo hướng mới, chất lượng đào tạo của ngành giáo dục đã
được nâng cao rất nhiều. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới,
khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống của học sinh –
sinh viên Việt Nam vẫn còn kém hơn rất nhiều. Địa lý học là một khoa học tổng
hợp, các phân ngành của Địa lý có rất nhiều ứng dụng vào đời sống và sản xuất.
Nhưng trong thực tế, kỹ năng ứng dụng thực tiễn của sinh viên ngành Địa lý ở các
trường Đại học nhìn chung vẫn còn yếu và cần phải được nâng cao.


Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy khả năng tư duy
sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiễn trong sinh viên, nâng cao chất lượng
đào tạo và tự đào tạo để xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có năng lực
và phẩm chất tốt, có khả năng đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo đối với


chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước, được sự chỉ đạo của Chi bộ -
Ban chủ nhiệm khoa, Đoàn khoa và Liên chi Hội khoa phối hợp tổ chức Hội thảo
sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Địa lý lần 3 với chủ đề <b>“Địa lý học – Những </b>
<b>vấn đề ứng dụng trong thực tiễn”. </b>


Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Địa lý lần 3 diễn ra vào đúng
dịp kỷ niệm116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 –19/5/2006),
trong khơng khí tưng bừng của cả nước hân hoan chào mừng kết quả thành công
của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, kỷ niệm 52 năm ngày chiến thắng Điện
Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2006), càng làm tăng thêm ý nghĩa của hội thảo. Đây
cũng là dịp để tổng kết phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Địa lý trong chặng đường dài 30 năm trưởng thành và phát triển của Khoa
(1976 – 2006). Đó là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào sự thành công của hội thảo.


Ban Tổ chức hội thảo xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã gửi bài
viết tham gia hội thảo, sự giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cơ và các bạn sinh viên
cho việc hoàn thành tập Kỷ yếu này. Kính chúc q thầy cơ, các bạn dồi dào sức
khỏe, học tập và công tác tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC </b>



1. Đặc điểm của gió Tây khơ nóng và ảnh hưởng của nó đến khu vực Bắc Trung
Bộ.


<i>Phạm Thế Hùng, lớp K29B...3 </i>


2. Các hiện tượng Địa lý tự nhiên và những ứng dụng trong đời sống.


<i>Trần Phước Hậu, lớp ĐH5ĐL, trường Đại học An Giang...11 </i>



3. Giáo dục môi trường qua môn học Địa lý.


<i>Nguyễn Thị Kim Phụng, lớp K30B...18 </i>


4. Ứng dụng Macromedia Flash 8 trong việc xây dựng các mơ hình phục vụ dạy
học phần Địa lý tự nhiên lớp 10 Ban KHTN.


<i>Phạm Thế Hùng, lớp K29B – Đào Khánh Châu, lớp K29A...22 </i>


5. Bước đầu tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của động đất, sóng thần ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương và liên hệ ở Việt Nam.


<i>Nguyễn Tấn Ngũ Lê, lớp K29B...34 </i>


6. Sản xuất nông nghiệp trong thành phố.


<i>Nguyễn Thị Linh, lớp K30A ...43 </i>


7. Sự phù hợp của kiến trúc nhà ở trong điều kiện khí hậu Việt Nam.


<i>Nguyễn Thị Thúy Mai, lớp K30A ...47 </i>


8. Một vài ứng dụng của Địa lý học trong phát triển mơ hình kinh tế trang trại ở
Việt Nam.


<i>Nguyễn Thị Phương, lớp K30A ...52 </i>


9. Mơ hình dạy học hệ Mặt Trời,


<i>Phan Xn Việt – Nguyễn Thị An Hậu, lớp K29A ...56 </i>



10. Thực trạng tác động giáo dục môi trường trong hoạt động ngoại khóa Địa lý
đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÓ TÂY KHƠ NĨNG </b>


<b>VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĨ ĐẾN </b>



<b>KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Phạm Thế Hùng, lớp K29B


<i>Giáo viên hướng dẫn:</i> ThS. Tạ Thị Ngọc Bích


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Khí hậu là một yếu tố quan trọng trong hợp phần cảnh quan, nó tác động
mạnh mẽ tới yếu tố khác. Khí hậu có vai trị đặc biệt quan trọng đối với đời sống
và sản xuất, sự sống chỉ có thể diễn ra ở một ngưỡng nhất định về khí hậu. Ngày
nay khí hậu đã trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của tồn thế giới. Việc
nghiên cứu khí hậu để phục vụ cho q trình phát triển kinh tế – xã hội của các
nước trên thế giới đã trở thành vấn đề nổi cộm của nhiều quốc gia, nhất là đối với
các nước sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu.


Khí hậu Việt Nam trên nền tảng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân
hóa sâu sắc và mang những đặc trưng riêng, những kiểu thời tiết riêng biệt khác
nhau tùy theo từng mùa, từng thời điểm, từng khu vực và nó có tác động mạnh mẽ
đến đời sống và sản xuất của đại bộ phận dân cư vốn sống chủ yếu bằng nông
nghiệp.


Khu vực Bắc Trung Bộ (Trường Sơn Bắc) có kiểu thời tiết đặc trưng, đó là


hiện tượng gió Tây khơ nóng vào mùa hè (mà nhân dân ta quen gọi là gió Lào vì
gió này thổi từ nước Lào sang). Trong phạm vi cả nước, gió Tây khơ nóng khơng
chỉ tác động đến riêng khu vực Bắc Trung Bộ mà cịn xuất hiện ở Tây Bắc, đồng
bằng sơng Hồng, Nam Trung bộ nhưng mức độ rõ nét thì không nơi nào bằng khu
vực Bắc Trung Bộ.


<b>II. NỘI DUNG </b>


<b>1. KHÁI QT VỀ HIỆN TƯỢNG GIĨ TÂY KHƠ NĨNG. </b>


Trong hồn lưu khí quyển địa phương có một hệ thống gió thổi khơng thường
xun được gọi là gió Foehn (phiên ra tiếng Việt là “phơn”). Gió Foehn là loại gió
khơ nóng thổi từ trên núi xuống. Gió Foehn được nghiên cứu đầu tiên ở ngọn núi
thuộc dãy núi Anpơ. Tên Foehn được bắt nguồn từ Fvonius, nghĩa là gió Tây,
nóng. Loại gió này cũng xuất hiện ở một số nơi khác như Chinook thuộc dãy
Rocky, ở Zonda thuộc dãy Andes và ở phía Bắc dãy Trường Sơn thuộc Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


sườn đón gió (mưa địa hình). Khi khối khơng khí này vượt qua khỏi dãy núi và
chuyển động đi xuống thì độ ẩm tuyệt đối của nó đã giảm đi và nhiệt độ của nó
tăng theo gradient đoạn nhiệt khơ, nhiệt độ khơng khí liên tục tăng, độ ẩm tương
đối của khơng khí tiếp tục giảm mạnh, luồng khơng khí đi xuống trở nên khơ và
nóng. Hiệu ứng vừa rồi chính là hiệu ứng foehn và gió hình thành đó chính là gió
Tây khơ nóng (hay gió “Foehn”).


3.500 m


270<sub>C </sub>



410<sub>C </sub>


Khối
không khí ẩm


Bị biến tính
khô và nóng


Ví dụ minh họa:


Dãy núi có độ cao tương đối là 3.500 m, nhiệt độ khơng khí ở chân núi khi
bắt đầu chuyển động đi lên là 270<sub>C, građient nhiệt độ thẳng đứng trung bình là </sub>


0,60<sub>/100 m, khi di chuyển vượt qua đỉnh núi, đến một độ cao nhất định, nhiệt độ </sub>


khơng khí giảm xuống đến mực ngưng kết (điểm sương), hơi ẩm trong khối khơng
khí bắt đầu ngưng kết, tạo mây và gây mưa bên sườn đón gió. Khi vượt đến đỉnh
núi, nhiệt độ khối khơng khí sẽ là270<sub>C – (0,6</sub>0<sub> x 35) = 6</sub>0<sub>C. Sang sườn khuất gió, khi </sub>


chuyển động đi xuống tới chân núi, nhiệt độ sẽ tăng lên theo đoạn nhiệt khô
(10<sub>/100 m). Do đó, khi chuyển động xuống chân núi, nhiệt độ khối khơng khí sẽ là </sub>


60<sub>C + (1</sub>0<sub> x 35) = 41</sub>0<sub>C. </sub>


Ở nước ta hiệu ứng foehn xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Sự
xuất hiện của loại gió này có ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết và đời sống dân cư
cũng như sản xuất khá lớn ở khu vực này.


<b>2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIĨ TÂY KHƠ NĨNG KHU VỰC </b>
<b>BẮC TRUNG BỘ </b>



<b>2.1. Đặc điểm địa hình và hồn lưu khí quyển khu vực Bắc Trung Bộ. </b>


<i><b> 2.1.1. Đặc điểm địa hình khu vực </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hướng nghiêng chung của địa hình khu vực là theo hướng Tây Bắc – Đơng
Nam. Địa hình khu vực chia làm 2 miền rõ rệt.


<i>Miền núi:</i> nằm ở phía Tây. Đây là vùng thuộc dãy Trường Sơn Bắc với nhiều
khối núi cao chạy dọc theo biên giới Việt – Lào, nhiều đoạn núi ăn sát ra biển chia
cắt đồng bằng thành nhiều ô nhỏ. Núi có sườn Tây thoải chạy dài về phía Lào và
dốc đứng ở phía Đơng thuộc Việt Nam. Chính vì vậy dãy Trường Sơn là nguyên
nhân chủ yếu chắn gió Tây Nam từ vịnh Belgan thổi đến tạo nên hiệu ứng foehn là
nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện gió Tây khơ nóng ở khu vực này. Trên dãy núi
cao lại có nhiều thung lũng cắt ngang (như thung lũng Tương Dương) là những
“ống” dẫn những luồng gió Tây khơ nóng thâm nhập sâu xuống đồng bằng.


<i>Đồng bằng:</i> là dải nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. Phần lớn có diện tích nhỏ và
bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển. Đồng bằng nằm kề sát ngay miền núi nên
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khơ nóng thổi từ trên núi xuống.


Như vậy, địa hình của khu vực Bắc Trung Bộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra
hiện tượng gió Tây khơ nóng của khu vực này.


<i><b>2.1.2. Hoàn lưu chung ở nước ta và trong khu vực Bắc Trung Bộ. </b></i>


Nước ta nằm trong khu vực chịu sự tác động của gió mùa châu Á – Thái
Bình Dương. Về mùa đơng, dưới sự tác động mạnh mẽ của khối khơng khí cực đới
NPc xuất phát từ áp cao Xibia đã làm cho khu vực phía Bắc từ vĩ tuyến 160<sub>B trở ra </sub>



có một mùa đơng lạnh. Do ảnh hưởng của địa hình và sự biến tính của khối khơng
khí cực đới mà từ phía Nam đèo Hải Vân (dãy Bạch Mã) trở vào đã khơng có mùa
đơng lạnh. Và dãy Bạch Mã trở thành ranh giới tự nhiên phân chia nước ta thành
hai miền khí hậu khác nhau: miền khí hậu phía Bắc có khí hậu mang tính chất gió
mùa á chí tuyến và miền khí hậu phía Nam mang tính chất gió mùa á xích đạo.


Về mùa hè, lục địa Á – Âu bị đốt nóng nhanh chóng và hình thành một vùng
áp thấp rộng lớn có tâm nằm ở sơn nguyên Iran đồng thời dải áp thấp nội chí tuyến
(dải hội tụ nội chí tuyến) chuyển động về phía Bắc vượt xích đạo sang bán cầu Bắc
theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Hai hệ thống khí áp này kết hợp với
nhau tạo thành một dải áp thấp có sức hút mãnh liệt đối với các luồng khí phía
Đơng đại dương (khối khí chí tuyến vịnh Bengal và khối áp cao Bắc Thái Bình
Dương, phía Nam (khối khí xuất phát từ cao áp Úc) tạo nên một luồng khí xốy
thổi vào lục địa. Đó chính là gió mùa mùa hạ. Ở khu vực Đơng Nam Á, trong đó có
Việt Nam, gió mùa mùa hạ có hướng chung là hướng Tây Nam nên cịn được gọi là
gió mùa Tây Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>
<i><b>2.1.3. Hiện tượng gió Tây khơ nóng ở Việt Nam và các chỉ tiêu xác định </b></i>
<i><b>gió Tây khơ nóng. </b></i>


<i> 2.1.3.1. Hiện tượng gió Tây khơ nóng ở Việt Nam. </i>


Vào mùa hạ nước ta chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam được bắt
nguồn từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến vịnh Bengal (TBg). Nhưng
khối khí là tác nhân chính gây ra hiện tượng gió Tây khơ nóng ở nước ta là khối khí
chí tuyến vịnh Bengal. Do được hình thành trên vùng vịnh Bengal thuộc Bắc Ấn Độ
Dương – một khu vực biển nhiệt đới, nên khối khí TBg là khối khí có đặc tính nóng
ẩm từ thấp lên cao, nên có khả năng gây mưa lớn. Khối khí này khi thổi đến Việt
Nam đã phải trải qua một chặng đường dài hơn 1.000 km qua phần lục địa thuộc


các nước phía Tây bán đảo Trung Ấn: Mianma, Thái Lan và phần Thượng Lào và
gây mưa trong quá trình di chuyển. Đặc biệt khi di chuyển đến khu vực Thượng
Lào, khối khơng khí này đã bị chặn lại bởi dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn
Bắc chạy gần như vng góc với hướng gió, lại có sườn đón gió thoải nên khối khí
đã gây mưa và trút hết hơi ẩm bên sườn đón gió (sườn Tây) thuộc Lào, vào nước ta
gió đã bị biến tính (hiệu ứng foehn) trở nên cực kỳ khơ nóng. Đó chính là gió Tây
khơ nóng ở nước ta. Gió Tây khơ nóng tác động mạnh mẽ ở khu vực Bắc Trung Bộ,
ngồi ra cịn ảnh hưởng đến khu vực Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và cả khu vực
Nam Trung Bộ. Có hai nguyên nhân thuận lợi cho sự xuất hiện gió Tây khơ nóng ở
Việt Nam:


Trước hết vào đầu mùa hè, ở bán đảo Trung Ấn xuất hiện áp thấp Miama và
dần dần ở Bắc Bộ nước ta hình thành áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh
mẽ với áp cao phát gió trong vịnh Bengal.


Nguyên nhân thứ hai: trong thời kỳ này ở lục địa Trung Quốc xuất hiện áp
thấp lục địa Hoa Nam, áp thấp này cũng tạo sức hút mạnh mẽ và làm cho gió Tây
khơ nóng có ảnh hưởng rộng lớn đến cả khu vực Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.


<i> 2.1.3.2. Các chỉ tiêu xác định gió Tây khô nóng. </i>


Gió mùa Tây Nam được gọi là gió Tây khơ nóng khi sự biến tính đạt được
các chỉ tiêu sau:


Tmax ≥ 350C <i>Trong đó:</i> Tmax là nhiệt độ tối cao.


Umin≤ 55% Umin là độ ẩm tối thấp.


Đặc biệt gió thổi khi Tmax ≥370Cvà Umin ≤ 45% thì gió Tây khơ nóng được



gọi là gió Tây khơ nóng mạnh (theo Viện khí tượng Thủy văn).


<b>2.2. Một số đặc điểm của gió Tây khơ nóng khu vực Bắc Trung Bộ và </b>
<b>ảnh hưởng của nó đến đời sống và sản xuất. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Gió Tây khơ nóng bắt đầu xuất hiện vào tháng III, có năm bắt đầu từ tháng
II, cực đại vào tháng VII, tháng VIII và kết thúc vào cuối tháng IX hoặc tháng X
tùy theo từng năm.


Gió Tây khơ nóng xuất hiện khơng đều đặn và khơng có chu kỳ thật rõ ràng.
Có những đợt gió kéo dài hàng chục ngày, có đợt chỉ kéo dài vài ngày như tháng
VI năm1977 ở Vinh có tới 24 ngày có gió Tây khơ nóng xuất hiện, có tháng ít xuất
hiện hoặc khơng xuất hiện. Có năm có nhiều tháng xuất hiện (như năm 1984 ở
Vinh và Đồng Hới có 6 tháng xuất hiện gió Tây khơ nóng), có năm ít xuất hiện
(như năm 1984 ở Đồng Hới có 3 tháng xuất hiện và cả năm có 20 lần có gió Tây
khơ nóng). Theo điều tra của Viện Khí tượng Thủy văn, tháng VI, tháng VII năm
nào cũng có gió Tây khơ nóng nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 số ngày khơ nóng cả
năm. Ở Vinh, trung bình tháng VII từ 1960 – 1990 trung bình 9,1 ngày khơ nóng
trong đó có 2,4 ngày khơ nóng mạnh. Ở Đồng Hới là 9,6 ngày trong đó có 1,9 ngày
khơ nóng mạnh.


Các tháng đầu và cuối thời kỳ khơ nóng, số tháng thường ít hơn và ít sâu sắc
hơn.


<i>2.2.1.1. Phân bố và biến động của gió Tây khơ nóng. </i>


™ Phân bố:


Gió Tây khơ nóng phân bố khơng đều nhau giữa các điểm trong khu vực.
Những thung lũng hút gió có số ngày khơ nóng nhiều hơn ở đồng bằng, như ở


Tương Dương năm 1983 có 63 ngày khơ nóng, cùng thời gian đó ở Vinh có 41 ngày
khơ nóng.


Gió Tây khơ nóng cịn giảm dần từ trung tâm của khu vực về cả hai phía
Bắc và Nam. Cùng thời gian năm 1983, ở Huế chỉ có 20 ngày xuất hiện gió Tây
khơ nóng và ở Thanh Hóa là 15 ngày.


™ Biến động của gió Tây khơ nóng:


Biến động của gió Tây khơ nóng khơng đều (năm đến sớm, năm đến muộn,
năm nhiều, năm ít,...). Nguyên nhân của hiện tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như hồn lưu TBg mạnh hay yếu, gió mùa Đơng Bắc, bão,... Dù gió Tây khơ
nóng đến sớm hay muộn, có nhiều hay ít thì năm nào loại gió này cũng xuất hiện
và ảnh hưởng đến thời tiết và đời sống ở khu vực này.


<i><b>2.2.2. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến thời tiết khu vực Bắc Trung Bộ. </b></i>
<i>2.2.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của gió Tây khơ nóng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


Khi gió Tây thịnh hành, trời nóng gay gắt (nhất là vào buổi trưa) nhiệt độ
không khí tăng cao có khi đến hơn 400<sub>C, độ ẩm khơng khí giảm mạnh, lượng bốc </sub>


hơi tăng, khắp nơi bao trùm bởi một bầu khơng khí cực kỳ oi bức.


<i>2.2.2.2. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến nhiệt độ khu vực Bắc Trung Bộ. </i>


Nhiệt độ trung bình của khu vực là 23 – 250<sub>C. Tuy nhiên, vào những tháng </sub>


mùa hạ nhiệt độ trung bình của khu vực trở thành cao nhất cả nước: nhiệt độ trung


bình tháng lên tới gần 300<sub>C do thời tiết có gió Tây khơ nóng thịnh hành. Nhiệt độ </sub>


trung bình trong những tháng có gió Tây khơ nóng là rất cao làm cho nhiệt độ trung
bình năm cũng tăng lên.


<i>2.2.2.3. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến lượng mưa. </i>


Lượng mưa khu vực Bắc Trung Bộ phân bố không đồng đều theo từng khu
vực. Lượng mưa trung bình năm của khu vực là 1.600 – 2.000 m. Có nơi mưa nhiều
hơn (như Huế), có nơi mưa ít hơn. Thời gian mưa trung bình của toàn khu vực là
150 ngày mưa trong năm. Có những khu vực số ngày mưa nhiều hơn như A Lưới
(đạt 220 ngày mưa/năm).


Mùa mưa ở khu vực Bắc Trung Bộ bắt đầu từ tháng V. Sau đó lượng mưa
giảm dần vào tháng VI và tháng VII (cực tiểu vào tháng VII). Từ tháng VIII lượng
mưa lại tăng dần và đạt cực đại vào tháng IX hoặc tháng X. Mùa mưa ở đây kết
thúc vào tháng XI hoặc tháng XII. Biến trình mưa trong năm của khu vực có hai
cực đại, một cực đại chính vào tháng X (hoặc tháng XI) và một cực đại phụ vào
tháng V. Giữa hai cực đại này có một cực tiểu và cực tiểu này rơi vào tháng VII,
đây cũng chính là thời gian gió Tây khơ nóng hoạt động mạnh mẽ nhất trong năm.
Chính ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đã làm cho lượng mưa ở đây suy giảm
đáng kể, nhất là vào tháng VII. Do có sự hoạt động của gió Tây khơ nóng mạnh
mẽ vào các tháng mùa hè nên đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho mùa mưa
trong khu vực này dịch chuyển về thu – đơng.


<i>2.2.2.4. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến độ ẩm tương đối. </i>


Độ ẩm tương đối của khu vực Bắc Trung Bộ đạt từ 82 – 87%. Sự tác động
của gió Tây khơ nóng làm cho độ ẩm tương đối của khu vực giảm mạnh. Thời kỳ
gió Tây khơ nóng hoạt động mạnh mẽ nhất là vào mùa hè, vì vậy những tháng


mùa hè ở đây cũng là thời kỳ có độ ẩm tương đối giảm mạnh mẽ nhất. Tại trạm
Tương Dương, độ ẩm tương đối giảm mạnh mẽ nhất vào tháng IV và tháng V
(khoảng 78%). Trong khi đó ở Đông Hà độ ẩm giảm mạnh mẽ nhất vào tháng VII
(69%). Gió Tây khơ nóng tác động mạnh mẽ nhất vào các vùng trung tâm của khu
vực và giảm dần về hai phía Bắc và Nam. Vì vậy trong cùng thời gian (tháng VII)
độ ẩm tương đối ở Thanh Hóa đạt 84% (hơn ở Đơng Hà là 15%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>2.2.2.5. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến lượng bốc hơi. </i>


Gió Tây khơ nóng làm cho lượng bốc hơi tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên
cũng như các yếu tố khác lượng bốc hơi giữa các điểm là khơng đều nhau. Nơi có
lượng bốc hơi mạnh mẽ nhất vẫn là khu vực trung tâm nơi có gió Tây khơ nóng
hoạt động mạnh mẽ nhất. Lượng bốc hơi cũng giảm dần về hai phía.


<i>2.2.2.6. Ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng đến đời sống và sản xuất. </i>


Gió Tây khơ nóng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi giảm. Chi phí
sản xuất tăng. Năng suất lao động giảm và gây nhiều thiệt hại khác.


3. KHẢ NĂNG LAØM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA GIĨ TÂY KHƠ
NĨNG.


Liệu chúng ta có khả năng làm tác động của gió Tây khơ nóng hay khơng,
có thể biến “gió Lào” thành “gió mát” hay khơng. Trên lý thuyết, điều này là hoàn
toàn khả thi.


Nếu xét kỹ về bản chất và ngun nhân hình thành, gió Lào rất khơ nóng vì
đã trút hết hơi ẩm bên sườn Tây Trường Sơn thuộc Lào, khi sang Việt Nam bị biến
tính mạnh mẽ do bị mất hơi ẩm và nhiệt độ tăng cao. Như vậy, trên lý thuyết chúng
ta hồn tồn có thể khắc phục ảnh hưởng của gió Lào bằng cách tăng độ ẩm cho nó


và giảm nhiệt độ khơng khí xuống.


Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, giám đốc Trung tâm Vật liệu và môi
trường khắc nghiệt thuộc Viện Cơ học, chúng ta hồn tồn có thể làm giảm nhiệt
độ khơng khí và tăng độ ẩm bằng các biện pháp:


<i>- Phát triển vụ lúa hè thu,</i> việc đưa vụ lùa hè thu vào canh tác sẽ làm thay
đổi lớn về khí hậu do cây lúa hè thu có hệ số bốc hơi rất lớn, làm tăng độ ẩm
khơng khí.


<i>- Tăng diện tích trồng cây cơng nghiệp, trồng rừng và làm thật nhiều hồ chứa </i>
<i>nước,</i> nhất là trên các núi cao miền tây nam Nghệ An. Việc tăng diện tích rừng
trồng và các loại cây cơng nghiệp sẽ phủ đi đáng kể diện tích đất trống, đồi trọc –
là nguyên nhân gây ra bức xạ nhiệt lớn làm tăng nhiệt độ khơng khí. Việc xây
dựng các hồ chứa nước sẽ làm tăng lượng nước bốc hơi và sẽ được gió Lào đưa về
xi và khi đó gió Lào sẽ thành gió mát. Đồng thời, có thể tận dụng các hồ này để
trữ nước mưa, nhất là lũ tiểu mãn để bù lượng nước bốc hơi trong tháng VI, VII và
để phát điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


-<i> Lắp bình nước nóng thu nhiệt Mặt Trời ở các khách sạn, nóc nhà dân. </i>Mỗi
ống thu nhiệt có thể hấp thu được 50% lượng nhiệt Mặt Trời chiếu xuống và bức xạ
nhiệt xung quanh.


<b>III. PHẦN KẾT LUẬN </b>


Qua báo cáo, chúng ta thấy được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng gió
Tây khơ nóng ở khu vực Bắc Trung Bộ và ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến thời
tiết, khí hậu cũng như trong đời sống và sản xuất nơi đây.



Gió Tây khơ nóng làm cho nhiệt độ ở khu vực này tăng mạnh trong những
tháng mùa hè. Nhiệt độ tăng cao đột biến nhiều khi lên tới hơn 400<sub>C. </sub>


Gió Tây khơ nóng làm cho lượng mưa trong khu vực giảm đáng kể. Đây
cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng mưa trong khu vực có hai cực đại và
một cực tiểu phụ trùng với thời kỳ có gió Tây khơ nóng hoạt động và làm cho mùa
mưa trong khu vực dịch chuyển về thu đông.


Khi gió Tây khơ nóng hoạt động cịn làm cho độ ẩm tương đối của khơng khí
giảm đi rõ rệt gây ra thời tiết rất khô hạn. Đồng thời lượng bốc hơi tăng khiến cho
tình trạng thiếu nước diễn ra phổ biến.


Gió Tây khơ nóng làm cho đời sống và sản xuất của người dân trong khu
vực gặp nhiều khó khăn nhất là đối với sản xuất nơng nghiệp.


Biến động của gió Tây khơ nóng khơng đều cả về thời gian và không gian
do chịu sự chi phối của nhiều nhân tố.


Tóm lại: hiện tượng gió Tây khơ nóng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết và
khí hậu, đời sống và sản xuất trong khu vực Bắc Trung Bộ. Vì vậy việc nghiên cứu
loại gió này đang trở thành vấn đề cần thiết.


Bài viết này chỉ dừng lại ở những nét khái quát nhất về loại gió địa phương
này trong một phạm vi nhất định nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp của q thầy cơ và các bạn sinh viên.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Vũ Tự Lập (2004). <i>Địa lý tự nhiên Việt Nam.</i> NXB Đại học Sư phạm Hà


Nội.


[2] Phạm Ngọc Tồn, Phan Tất Đắc (1993). <i>Khí hậu Việt Nam.</i> NXB Khoa
học và kỹ thuật


[3] Vũ Tự Lập (1978). <i>Địa lý tự nhiên Việt Nam (Tập II: Phần khu vực).</i> NXB
Giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VAØ </b>


<b>NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Trần Phước Hậu, lớp ĐH5ĐL.
Trường Đại học An Giang.
Thiên nhiên xung quanh con người thật hùng vĩ và chứa đựng trong nó biết
bao điều kì diệu. Trái Đất là một hành tinh trong vô số các hành tinh trong vũ trụ,
nhưng là một trong số ít những hành tinh có sự sống. Những sự sống trên Trái Đất
từ đâu mà có ? Đó vẫn là một vấn đề nhức nhối mà các nhà khoa học đang từng
bước chứng minh. Bằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bằng tài năng và trí
tuệ của chính mình, con người ngày càng khám phá và giải thích được nhiều điều
“bí ẩn” của tự nhiên.


Trong thế giới tự nhiên bao la ấy, con người chỉ là một thành viên vô cùng
nhỏ bé. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người khám phá
sâu vào lòng Trái Đất và bay ra ngồi vũ trụ mênh mơng. Tuy nhiên với sự hiểu
biết của mình, con người đang cố vươn lên làm chủ bản thân và làm chủ tự nhiên,
hiểu và giải thích được những hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình đã giúp
cho con người có cái nhìn sâu sắc hơn về tự nhiên. Nhờ đó, con người đã phân tích
những điều có lợi và tác hại của thiên nhiên đối với con người. Nghiên cứu các quy
luật của tự nhiên để biến nó trở thành những điều kiện phục vụ tốt hơn cho con
người. Chính vì vậy con người và thiên nhiên cùng tồn tại trong một môi trường


sống đồng nhất. Song, giữa thiên nhiên và con người đều có sự tác động lẫn nhau.


<b>1. Sự vận động của Trái Đất </b>


Cùng một thời điểm Trái Đất có hai chuyển động cùng một lúc đó là: sự tự
quay của Trái Đất quanh trục trong một ngày và sự chuyển động quanh Mặt Trời
trong một năm với tốc độ trung bình 29,8 km/s. Trái Đất tự quay quanh trục như
một con quay, một vòng mất gần 24 giờ, đã tạo nên hiện tượng ngày và đêm nối
tiếp nhau. Điều đáng lưu ý trục quay của Trái Đất không thẳng đứng trên đường di
chuyển mà nghiêng một góc 230<sub>27’ và ln nghiêng về một phía trong suốt q </sub>


trình quay quanh Mặt Trời. Chính đặc điểm này đã tạo nên một số hệ quả Địa lý.


<i><b>a)</b><b>Tính lịch: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>
<i><b>b) Luân phiên mùa trong năm: </b></i>


Ngun nhân gây ra mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời,
nhưng trục quay của nó khơng thẳng góc với mặt phẳng hồng đạo và có phương
khơng đổi trong khơng gian. Từ xưa, người ta đã biết lợi dụng đặc điểm của từng
mùa để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngày nay, cho dù khoa học kỹ thuật đã rất phát triển nhưng những tích chất của
mùa vẫn được sử dụng rộng rãi. Không chỉ trong nông nghiệp mà cịn cả trong cơng
nghiệp và dịch vụ. Ngồi ra, dựa vào sự thay đổi của các mùa trong năm mà người
ta biết được sự biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn; sự di cư của một số loài
động vật, loài chim, sự thay đổi hình dáng bên ngồi của thực vật, sự thay đổi hoạt
động kinh tế của con người, sự thay đổi màu sắc, độ dày bộ lông của một số lồi
chim.



<i><b>c) Thủy triều: </b></i>


Thủy triều là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời
sống con người. Thủy triều đã tạo ra một nguồn năng lượng lớn mà con người đã và
đang sử dụng. Nhà máy phát điện đầu tiên dùng năng lượng thủy triều công suất
240 MW được đặt tại cửa sông Rănxơ (Pháp); tuy công suất chưa cao nhưng đó là
những nổ lực của con người tìm cách sử dụng nguồn năng lượng này. Trong lĩnh
vực nông nghiệp, người ta đã lợi dụng thủy triều để đưa nước vào ruộng tưới cây,
sinh hoạt … từ xa xưa cho đến ngày nay. Ở Việt Nam, người ta cịn lợi dụng thủy
triều trên sơng Bạch Đằng, sơng Xoài Mút để chiến thắng kẻ thù bảo vệ tổ quốc.
Ngồi ra, thủy triều cịn cho chúng ta xây dựng các hải cảng, bảo vệ hải giới, củng
cố quốc phịng …


Hiện nay, chống làm ơ nhiễm các nguồn nước, chống đổ các chất thải nguy
hại ra sông, ra biển đang là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để duy trì sự
sống trên Trái Đất.


<i><b>d) Hải lưu: </b></i>


Việc ứng dụng các dịng biển theo mùa cũng rất phổ biến để phục vụ trong
sản xuất và trong giao thông. Đặc biệt là hướng của dịng chảy và tính chất của
dịng biển mà người ta sử dụng cho phù hợp. Song, hệ thống các dịng hải lưu đều
có giá trị rất lớn trong nhiều ngành nghề … đã được con người vận dụng và chưa
vận dụng.


<i><b>e) Sóng biển: </b></i>


Sóng biển là sự chuyển động dao động của các chất điểm nước và sự truyền
sóng trên chỉ là truyền bá dao động. Hiện tượng này, có thể nhận thấy dễ dàng khi
ta quan sát một vật nổi trên mặt nước khi có sóng hay sóng lúa trên cánh đồng khi


có gió thổi qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

ngành kỹ thuật hàng hải, chống xâm thực bờ biển, bến cảng và sử dụng năng lượng
từ sóng. Cụ thể là: từ nghiên cứu cách thức sóng bào mịn các vách đá và bờ biển,
người ta đã làm đường chắn sóng, để hạn chế sự xâm thực của sóng để bảo vệ bờ
biển. Cịn hiện nay, người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn năng lượng của
sóng biển vào phục vụ cho sản xuất của con người. Trong tương lai, đây sẽ là
nguồn dự trữ năng lượng lớn để thay thế và cung cấp thêm cho những nguồn năng
lượng hiện có.


<b>2. Các yếu tố nội lực của Trái Đất:</b>


Tất cả các yếu tố xảy ra từ bên trong lòng Trái Đất được gọi là nội lực.


<i><b>a) Từ trường của Trái Đất: </b></i>


Vật chất cấu tạo nên Trái Đất có nhiều sắt và niken. Trong lòng Trái Đất,
các chất đều có trạng thái nóng chảy và chuyển dịch khơng ngừng. Sự chuyển dịch
của sắt và niken cộng với tốc độ tự quay khá lớn của Trái Đất đã làm phát sinh ra
dịng điện, đó là ngun nhân tạo ra từ trường của Trái Đất.


Khi núi lửa phun, dung nham nóng chảy từ trong lịng Trái Đất theo các khe
nứt của vỏ Trái Đất tuôn trào lên trên mặt đất, khô cứng lại thành các loại đá có
nhiễm từ trường Trái Đất. Lớp này kế tiếp lớp khác tạo nên các đường sức từ theo
các hướng đối nghịch nhau, phản ánh sự đổi hướng của từ trường Trái Đất lúc lớp
đá đó được hình thành. Chính những đặc tính này mà các nhà địa chất có thể tìm
kiếm những mõ khống sản nằm sâu trong lòng Trái Đất.


Cũng do từ trường của Trái Đất mà người ta đã định hướng đúng hướng Bắc,
Nam của Trái Đất thông qua địa bàn. Vì hai cực của từ trường Trái Đất có thể đảo


cực, chuyển cực Bắc thành cực Nam và ngược lại. Chính các cực của từ trường Trái
Đất đã làm cho kim la bàn được hoạt động, hút hai cực từ của la bàn về phía hai
cực từ của Trái Đất. Hướng Bắc – Nam của kim nam châm là hướng Nam - Bắc
của địa từ trường chứ không phải là hướng Bắc – Nam của Trái Đất. Do vậy, muốn
tìm đúng hướng Bắc – Nam Địa lý thì phải điều chỉnh cộng hoặc trừ đi độ lệch của
góc từ thiên tùy theo địa phương. Song, khơng chỉ dừng lại ở đó mà với la bàn và
thước đo, mà người ta có thể vẽ bản đồ một địa phương, một tỉnh hoặc một huyện
hoặc cả một đất nước. Ngoài ra, nhờ từ trường Trái Đất mà các loài chim và cá di
cư đã định hướng đi và về đúng chỗ cũ của mình.


<i><b>b) Núi lửa: </b></i>


Hỗn hợp các Silicate nóng chảy và bảo hịa các khí – magma, trong khi chui
vào vỏ quả đất cũng như trào ra ngoài mặt dưới dạng dung nham đã tạo ra các địa
hình đặc biệt mà người ta gọi là núi lửa. Hiện nay người ta biết được 540 núi lửa
đang hoạt động và trên 4000 núi lửa đã tắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


loại khống sản khác nhau. Nhờ xác định tuổi của các loại khoáng sản trong từng
loại đá, các nhà địa chất dễ dàng tìm kiếm các loại mỏ.


Tuy núi lửa phun rất nguy hiểm đối với cuộc sống của nhiều người dân
quanh đấy, làm thiệt hại về kinh tế. Nhưng do tro núi lửa, dung nham núi lửa sau
khi phân hủy sẽ tạo thành đất đỏ hết sức màu mỡ nên người ta vẫn thích sống trong
vùng núi lửa. Núi lửa phun ở vùng nhiệt đới ẩm, qua thời gian sẽ tạo ra đất đỏ
feralit rất màu mỡ thích hợp để trồng các lồi cây cơng nhgiệp có giá trị về kinh tế
như: cao su, cà phê … cụ thể là Việt Nam có một diện tích đất feralit rất lớn ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu cà
phê đứng hàng thứ hai thế giới (sau Brazil).



<b>3. Các yếu tố ngoại sinh: </b>


<i><b>a) Gió: </b></i>


Từ lâu, lồi người đã biết sử dụng sức lực của gió để căng những thuyền
buồm ra khơi để đánh bắt cá hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay,
với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học cịn sử dụng gió vào phục
vụ cho ngành cơng nghiệp điện. Muốn xây dựng được các nhà máy điện chạy bằng
sức gió, người ta phải lắp đặt rất nhiều cánh quạt gió đặt ở những nơi có diện tích
đất rất rộng và hoang vắng nhưng phải có gió thổi thường xuyên. Gió tác động vào
làm quay cánh quạt gió sinh ra điện. Một ưu điểm là nguồn năng lượng này không
ô nhiễm môi trường và ít tốn kém, có lợi cho nền kinh tế. Ngày nay, nguồn năng
lượng do gió này được sử dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển như: Hà Lan,
Mỹ … Ngịai ra, đối với nơng nghiệp ở các quốc gia có cơ chế gió mùa hoạt động
(như Việt Nam) cũng tạo nên nhịp điệu canh tác và nhịp điệu sinh hoạt cho dân cư
ở đó. Vì thế, nếu hiểu rõ sự hoạt động của gió mùa sẽ giúp cho những người nơng
dân hoạt động sản xuất đúng đặc điểm của từng thời vụ. Vì đặc tính của gió mùa là
có thể đem mưa hoặc không đem mưa cho vùng đi qua, ảnh hưởng tới thời tiết và
tình hình thủy văn.


<i><b>b) Mưa: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Ví dụ: Nhà máy thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà; nhà máy thủy điện Trị
An trên sơng Đồng Nai.


Chưa dừng ở đó, ngồi phát triển thủy điện, hồ chứa nước này còn làm giảm
lượng nước vào mùa lũ. tăng cường nước vào mùa khơ (mở đập dẫn nước). Vì vậy
nhờ có mưa mà cuộc sống vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ.



<i><b>c) Sông ngòi: </b></i>


Trong thực tế cuộc sống, sơng đóng vai trị hết sức quan trọng trong đời sống
con người. Sông đã cho ra một lượng nước ngọt dồi dào để con người sử dụng trong
ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt là trong các q trình sản xuất.


Trong thiên nhiên, dịng nước có tác dụng quan trọng trong việc vận chuyển
và cân bằng vật chất. Đối với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi là biện pháp hàng
đầu. Người ta đã áp dụng biện pháp này vào trong lĩnh vực trồng trọt để thủy lợi
hóa hồn tồn vùng đất mà họ canh tác và tất nhiên là đạt năng suất rất cao. Thực
tiễn đã chứng minh, tại Java, một ha ruộng đất canh tác như nhau, song được thủy
lợi hóa hồn tồn thì có năng suất gấp 10 lần so với cùng một diện tích canh tác
bên cạnh nhưng theo chế độ nước tự nhiên. Ngoài ra, nhờ có cơng tác thủy lợi mà
người ta cịn phịng chống được lũ lụt, bằng việc cho thốt nước nhanh vào hệ
thống các kênh đào nhân tạo. Nước còn được dẫn vào vùng úng lầy để cải tạo đất,
biến đất khơng có giá trị kinh tế thành đất có giá trị và tăng khả năng sản xuất cho
người dân. Sơng cịn đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực giao thông đường thủy,
giúp người dân vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác để giảm bớt lượng
vận chuyển về đường bộ. Hiện nay, người ta cịn sử dụng sơng để phát triển du
lịch.


Trong đời sống hàng ngày, con người cũng cần nhiều nước để ăn uống và
sinh hoạt. Nhu cầu về nước cũng tăng lên một cách khủng khiếp. Trước kia, ở thế
kỷ XV, mỗi người chỉ cần kgoảng 10 – 15 lít/ngày, ngày nay cần tới 600 – 700
lít/ngày. Nước là một nhân tố hết sức quan trọng trong đời sống con người, vì vậy,
chúng ta cần phải sử dụng nguồn nước cho một cách hợp lý, để tránh ô nhiễm
nguồn nước ảnh hưởng không tốt đến đời sống của toàn nhân loại.


<i><b>d) Nguồn nhiệt Mặt Trời: </b></i>



Mọi sinh vật trên Trái Đất còn tồn tại cho đến ngày nay ngồi nước, khí
quyển, cịn một thành phần hết sức quan trọng khơng thể thiếu đó chính là nguồn
nhiệt bức xạ của Mặt Trời. Về phương diện lý thuyết, thì nhiệt lượng ở mỗi điểm
của Trái Đất nhận được của Mặt Trời phụ thuộc trực tiếp vào sức nóng của Mặt
Trời. Nhưng trong thực tế, q trình nung nóng mặt đất ở mỗi nơi khác nhau vì nó
cịn phụ thuộc vào vĩ độ, vào độ cao của địa hình, vào sự phân bố của đại dương,
biển và đất liền trên Trái Đất, vào đặc điểm bề dày của thảm thực vật, vào các
dịng khơng khí và dịng biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


Ngày nay, chúng ta không chỉ chịu tác động trực tiếp của nguồn năng lượng này,
mà ta cịn ứng dụng nó vào phục vụ đời sống cho nhân dân trong nhiều lĩnh vực.
Thực vật có thể sống và sinh trưởng được là nhờ quang hợp từ năng lượng của Mặt
Trời, cịn chúng ta có thể sống được là nhờ vào những sản phẩm do thực vật cung
cấp. Trong nơng nghiệp ta có thể sử dụng nguồn nhiệt này để phơi, sấy để làm khô
cho các sản phẩm. Đối với những người dân vùng ven biển, nguồn nhiệt này còn
giúp người ta phát triển ngành làm muối. Với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày
càng cao, các nhà khoa học đã chuyển sang nghiên cứu để sử dụng nguồn năng
lượng này nhằm phục vụ cho cơng nghiệp – vì ưu điểm của nguồn năng lượng này
là không ô nhiễm mơi trường. Hiện nay một số nước có nền cơng nghiệp phát triển
đã bắt đầu ứng dụng nguồn năng lượng này vào công nghiệp chế tạo máy; với
những chiếc ô tô chạy bằng năng lượng Mặt Trời. Trong tương lai, người ta còn chế
tạo ra nhà máy điện chạy bằng năng lượng Mặt Trời với các panel để phát điện và
hội tụ ánh sáng Mặt Trời để đun sôi nước làm chạy máy phát điện. Trong y học,
người ta còn sử dụng nguồn nhiệt này để điều trị các bệnh ngoài da do bị nhiễm
nấm, sử dụng tia X để phát hiện những bộ phận trong cơ thể con người bị bệnh … và
còn nhiều ứng dụng khác nữa. Cho nên, trong tương lai nguồn năng lượng này sẽ
trở thành một tài sản vơ cùng q báu mà con người có thể khai thác và sử dụng.



<i><b>e) Khí quyển: </b></i>


Đây là một thành phần quan trọng không thể thiếu trên Trái Đất. Bởi vì,
khơng có nó thì khơng có sự sống.


Khí quyển phản xạ lại bức xạ của Mặt Trời vào không gian và bức xạ
nghịch xuống Trái Đất, làm cho nhiệt độ trung bình Trái Đất ln ổn định khoảng
150<sub>C, duy trì sự sống trên Trái Đất. </sub>


Thành phần của khí quyển cịn có sol khí. Đây là các vật chất rắn trong khí
quyển gồm các bụi vũ trụ từ khơng gian giữa các hành tinh tới các bụi có nguồn
gốc Trái Đất như: khói, các tinh thể muối, amơniac, H2SO4 … Sol khí có ý nghĩa khí


hậu và địa lí rất lớn là hạt nhân ngưng kết của hơi nước. Chính vì vậy, mà vào
những đêm đơng, lợi dụng đặc tính của sol khí mà người ta đã làm mây nhân tạo,
hay sương mù nhân tạo để chống rét cho cây trồng và vật nuôi ở đây – bởi vì nhiều
mây thì bức xạ hiệu dụng sẽ ít đi. Hoặc người ta tạo mưa nhân tạo vào những vùng
khơ nóng.


Vì thế, nghiên cứu và ứng dụng những đặc tính của khí quyển có vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống xã hội. Trong y học, người ta đã sử dụng ôxy vào tình
trạng cấp cứu cho bệnh nhân bị khó thở, hay khi lặn sâu dưới đáy biển, sử dụng khí
CO2 vào chữa cháy, khí CH4 (mêtan) vào làm chất đốt… và cịn nhiều lĩnh vực khác


nữa. Khí quyển là một trong những quyển góp phần tạo nên Trái Đất, cho nên, bảo
vệ khí quyển chính là bảo vệ sự sống cho toàn thể sinh vật trên hành tinh này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Sấm chớp là một hiện tượng tự nhiên thường thấy trước những cơn mưa. Vào
giữa trưa hè, khi mặt đất bị nung nóng lên dữ dội, khơng khí bị đốt nóng bốc lên
cao, tạo luồng thăng, làm khí áp nơi đó giảm xuống đột ngột. Chỉ trong vịng vài


giờ, khơng khí nóng ẩm ngưng kết thành những đám mây tích trắng như những
cuộn bông lơ lửng trên bầu trời đã biến thành một đám mây vũ tích (cịn gọi là mây
giông) đen kịt, cao từ 10 – 25 km, rộng hàng chục km. Trong quá trình bốc lên cao,
các phần tử nước trên đỉnh mây mang điện tích dương trong khi chân mây và mặt
đất mang điện tích âm, tạo nên sự chênh lệch điện áp lên đến hàng trăm triệu vôn.
Sét phát sinh để cân bằng điện thế. Khi sét đánh làm nhiệt độ nơi đó lên 30000<sub>C </sub>


kích thích các ngun tử nitơ trong khơng khí bị ơxy hóa. Khi mưa xuống, nitơ bị
ơxy hóa kết hợp với nước và ơxy khơng khí tạo thành mưa axit hyđrônitrat.


Khi axit này rơi xuống đất, kết hợp với các phần tử của đất tạo thành một
chất dinh dưỡng cung cấp cho đất. Nhưng cũng tùy thuộc vào thành phần hóa học
của đất mà cho các loại dinh dưỡng khác nhau.


Trong lĩnh vực công nghiệp người ta cũng lợi dụng hiện tượng này để tạo
axit và phân bón hữu cơ nitơ. Bằng cách lấy nitơ và ơxy khơng khí cho qua tia lửa
điện có cường độ 30000<sub> C và bằng các thao tác như trên sẽ cho ra một loại tượng tự </sub>


như vậy.


<b>Tóm lại</b>, như chúng ta đã biết, các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất luôn
luôn diễn ra và tác động trực tiếp hay gián tiếp vào con người. Song, nhờ đó mà
chúng ta đã hiểu, từng bước khám phá và ứng dụng vào phục vụ cho xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


<b>GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG QUA MƠN ĐỊA LÝ </b>



<i>Sinh viên thực hiện: </i>Nguyễn Thị Kim Phụng.
Lớp: K30B.



Hiện nay ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, hàng ngày
trên các phương tiện truyền thơng đại chúng, ln ln có các chủ đề về môi
trường. Những thông tin về ô nhiễm môi trường, về vấn đề chặt phá rừng, về vai
trò của rừng đối với con người, về hiện tượng săn bắt, buôn bán các loại thú quý
hiếm, hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng… luôn luôn xuất hiện trên các chương
trình truyền hình, đài phát thanh, cũng như trên các sách báo, tạp chí. Sự biến đổi
xấu đi của môi trường ngày nay là do tác động của con người. Tác động của con
người là tác động thường xuyên, trong mọi thời gian, ở mọi nơi mọi chốn. Lực
lượng tác động đến môi trường cũng bao gồm từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ cá nhân
đến tập thể từng nhóm người hay theo các tổ chức hoạt động khác nhau của xã hội.
Cũng vì lý do đó, việc bảo vệ mơi trường chỉ có thể thực hiện được khi mọi người
trong xã hội hiểu được vai trị của mơi trường đối với con người và những tác hại
của môi trường bị phá huỷ đối với sản xuất và đời sống của con người. Chỉ trên cơ
sở mọi tầng lớp người với nghề nghiệp và cương vị khác nhau có nhận thức và thái
độ đúng, có ý thức thực hiện đầy đủ mọi chủ trương và biện pháp bảo vệ môi
trường do nhà nước đề ra thì việc bảo vệ mơi trường mới mong đạt kết quả tốt.


Việc giáo dục môi trường phải là việc làm thường xun và phải thơng qua
nhiều hình thức, do nhiều tổ chức xã hội khác nhau thực hiện như: phát thanh và
truyền hình, sách báo, tạp chí, hoạt đông của các tổ chức quần chúng…. Nhà trường
là nơi đào tạo thế hệ trẻ – những người chủ tương lai của đất nước. Bởi vậy việc
giáo dục mơi trường cho học sinh sẽ có tác dụng sâu rộng và lâu bền đối với nhiệm
vụ bảo vệ môi trường. Trong trường đại học, môn”Con người và môi trường” là
một môn học quan trọng cung cấp nhiêu kiến thức về môi trường và bảo vệ môi
trường. Đây là cơ sở cho giáo viên giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên
vấn đề giáo dục môi trường trong các trường trung học phổ thông gặp một số vấn
đề sau đây:


- Trên thực tế ở nước ta, cho đến nay vẫn chưa có mơn học riêng về mơi


trường như một số nước như: môn “ kiến thức về môi trường” ở Hungari và Ấn Độ,
“Tìm hiểu tổ quốc” ở Thái Lan, Bungari… mà chỉ được tích hợp vào một số mơn có
quan hệ gần gũi với mơi trường như các mơn: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, Địa lý,
Sinh học, Vật lý, Hóa học …


- Đối với môn Địa lý ở các trường trung học phổ thơng, vì thời lượng giảng
dạy có hạn nên khơng phải bất cứ vấn đề gì cũng được đưa vào giảng dạy.Vì vậy
các vấn đề về kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường chưa đáp ứng đúng mục
đích và nhiệm vụ của giáo dục mơi trường ở trường trung học phổ thông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

liên hệ với các kiến thức môi trường). Mặt khác lượng kiến thức mà người giáo
viên được trang bị về mơi trường rất nhiều trong q trình đào tạo nhưng lại không
được vận dụng nhiều trong việc giảng dạy.


Xuất phát từ yêu cầu đó, trong giới hạn của đề tài “<b>Giáo dục môi trường </b>
<b>qua môn Địa lý</b>” tơi xin có một vài phương pháp nhằm nâng cao khả năng giáo
dục môi rường của môn học.


Kiến thức giáo dục môi trường được đưa vào chương trình sách giáo khoa
theo các mức độ khác nhau:


<b>1) Có thể chiếm một chương hay một bài trọn vẹn. </b>


Ví dụ: chương II: Mơi trường và tài nguyên ( SGK Địa lý 10 )
Bài 2 – chương I ( SGK Địa lý 12 )


Bài 8 – chương II ( SGK Địa lý 12 )


Ở bài này giáo viên buộc phải đưa những kiến thức về Địa lý tự nhiên và
Địa lý kinh tế xã hội như:



- Các kiến thức nói về thành phần của mơi trường và các nguồn tài ngun
thiên nhiên như: địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, giới thực vật, động vật, các hệ
sinh thái, các cảnh quan tự nhiên… (bao gồm cả điều kiện hình thành, qui luật phát
triển, phân hoá và sự phân bố của chúng); các hiện tượng tự nhiên (như sự trượt
đất, lở núi, động đất, hoạt động núi lửa, gió bão, lũ lụt, mưa đá…).


- Các kiến thức về dân cư và hoạt động kinh tế – xã hội của con người (như
dân số học, dân cư, chủng tộc, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch…).


- Các kiến thức:


+ Về tình hình sử dụng tài nguyên, thực trạng và biện pháp bảo vệ các
nguồn tài nguyên và môi trường.


+ Về tình hình sử dụng tài ngun, có thể nói về việc sử dụng hợp lý và
khơng hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm, việc khai thác bừa bãi hay có kế hoạch.


+ Về thực trạng các nguồn tài ngun và mơi trường, có thể nói về mơi
trường bị ơ nhiễm, bị suy thối, cạn kiệt hoặc phát triển phong phú hơn.


+ Về các biện pháp bảo vệ có thể nói về các cơng trình cải tạo tự nhiên, về
kỉ thuật khai thác các tài nguyên một cách khoa học, về các biện pháp phịng
chống ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường, các biện pháp quản lý mơi trường….


Ngồi ra giáo viên còn khéo léo đưa vào nội dung và biện pháp bảo vệ mơi
trường, các chủ trương chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và
trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ mơi trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


dục mơi trường như: các hiện tượng, số liệu và tình trạng mơi trường, sử dụng mơi
trường. Điều này địi hỏi giáo viên phải lựa chọn khéo léo đưa những kiến thức về
môi trường vào bài học dựa trên những nguyên tắc khoa học rõ ràng. Đầu tiên phải
dựa vào nội dung của bài học, nghĩa là các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào
bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽû với những kiến thức của bài học. Các
kiến thức của bài học được coi như là cái nền móng, là cơ sở cho kiến thức giáo
dục mơi trường.


Ví dụ: Bài 13 – Địa lý các ngành công nghiệp – SGK Địa lý lớp 10:


Khi giáo viên đề cập đến các ngành công nghiệp như công nghiệp năng
lượng, giáo viên phải đưa kiến thức khái niệm về năng lượng truyền thống, năng
lượng mới, hiện trạng khai thác và sử dụng của các ngành công nghiệp năng lượng
truyền thống, sự cạn kiệt của những nguồn tài nguyên khơng thể tái tạo được từ đó
buộc con người phải tìm đến những nguồn năng lượng mới: năng lượng Mặt Trời,
năng lượng nguyên tử….


Hay ví dụ đối với các loại bài “<i><b>vùng kinh tế</b></i>”:


Ngoài các con số thống kê trong sách giáo khoa như: diện tích rừng, diện
tích đất, tài ngun khống sản thì giáo viên cần phải cung cấp các số liệu, tài liệu,
hình ảnh về hiện trạng tài ngun mơi trường của địa phương đó hay thực tế là
những kiến thức được tích góp trong những chuyến đi thực tế của chính người giáo
viên về địa phương đó sẽ giúp các em học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về tài
ngun mơi trường của địa phương mình. Từ đó có ý thức bảo vệ mơi trường hơn.


Tuy nhiên các kiến thức trên được đưa vào phải có hệ thống, tránh sự trùng
lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, khơng gây q tải ảnh hưởng đến việc


tiếp thu nội dung chính của bài học, bài học khơng bị phá vở.


<b>3) Ngồi hình thức nội khố trên, chúng ta có thể tạo ra các buổi học </b>
<b>ngoại khoá như</b>:


- Các buổi toạ đàm giữa giáo viên và học sinh về vấn đề mơi trường nào đó.
Dựa trên các bài viết, bài tham luận giáo viên có thể đưa ra ý kiến đánh giá hoặc
trình bài tham luận của chính mình về đề tài mình đã nghiên cứu.


- Tổ chức các buổi tham quan dã ngoại.


Có thể đưa các em đến các khu bảo tồn tự nhiên, rừng quốc gia. Bằng các
phương pháp nghiên cứu Địa lý tự nhiên địa phương, giáo viên tổ chức các buổi
nghiên cứu môi trường địa phương với những vấn đề nhất định như: tình hình xói
mịn đất, cháy rừng, tình hình ơ nhiễm mơi trường… (phù hợp với từng đặc điểm của
từng địa phương). Hình thức này có thể coi như một buổi thực địa có qui mơ nhỏ.
Trước khi tổ chức, cần trang bị cho các em về cách khảo sát thực địa như nhận diện
các thảm thực vật, cách đo độ pH, độ oxy hoà tan…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

sinh hoạt một chủ đề môi trường. Hình thức này làm cho học sinh có một số kỷ
năng và phương pháp bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


<b>ỨNG DỤNG MACROMEDIA FLASH 8 </b>



<b>TRONG VIỆC XÂY DỰNG CÁC MƠ HÌNH PHỤC VỤ </b>


<b>DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10 BAN KHTN </b>



<i>Nhóm sinh viên thực hiện:</i> Đào Khánh Châu, lớp K29A.


Phạm Thế Hùng, lớp K29B.


<i>Giáo viên hướng dẫn:</i> TS. Nguyễn Văn Luyện.
Thầy Nguyễn Xuân Bắc.


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Kể từ khi chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời, xã hội loài người đã bước
vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin
đã phát triển như vũ bão và đã tham gia ứng dụng mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực
thuộc tất cả các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và cả trong đời sống của con
người.


Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và những thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên bước đường tiến vào thế kỷ XXI –
thế kỷ của tri thức và khoa học công nghệ, thế kỷ của sự cạnh tranh về trí tuệ đã và
đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đòi hỏi phải đổi mới giáo dục – đào tạo. Đây
không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi
quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế – xã hội.


Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm, xác định trong Nghị quyết Trung ương II khóa VIII: <i>“Đổi mới mạnh mẽ </i>
<i>phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện </i>
<i>thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên </i>
<i>tiến và phương tiện vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự </i>
<i>nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào </i>
<i>tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. </i>


Hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông (Information and


communication technology – ICT) đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc
đến giáo dục đào tạo nói chung, đến việc đổi mới chương trình, nội dung và phương
pháp dạy học ở các trường đại học, trường phổ thơng nói riêng.


Cơng nghệ thơng tin có thể tham gia vào hỗ trợ cho giáo dục nói chung, việc
dạy và học môn Địa lý ở trường phổ thơng, đại học nói riêng bằng các cơng cụ hỗ
trợ:


™ Các công cụ hỗ trợ người dạy trong việc xây dựng và trình chiếu


những bài giáo án điện tử thay thế dần những phương pháp thủ công truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

của người học.


™ Lưu trữ thông tin, tư liệu, bài giảng, giáo trình để phục vụ cho việc


giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.


™ Các công cụ hỗ trợ việc xây dựng các mơ hình dạy học trực quan sinh


động trên máy vi tính dựa trên phương pháp dạy học tích cực.


Là những sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh – một trường Sư phạm trọng điểm của khu vực phía Nam và của cả nước,
chúng tơi nhận thấy rằng mình cần có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào việc dạy và học môn Địa lý. Với những
cơng cụ hỗ trợ chun dùng, nhóm chúng tơi đã xây dựng bộ mơ hình động phục
vụ cho việc dạy học phần Địa lý tự nhiên lớp 10 Ban Khoa học tự nhiên.


<b>II. NOÄI DUNG </b>



<b>1. Giới thiệu Macromedia Flash 8. </b>


Ở đây, chúng tôi không đi sâu vào việc phân tích các khái niệm cũng như
các thủ thuật và những công cụ trong Macromedia Flash. Q thầy cơ và các bạn
sinh viên có thể nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn ở các giáo trình tin học về vấn đề
hướng dẫn sử dụng và thiết kế Flash.


Macromedia Flash 8 là một phần mềm ứng dụng chuyên nghiệp tạo sản
phẩm hoạt hình ứng dụng cho multimedia (demo, game, album CD, ebook, …) hoạt
hình trong thiết kế web (logo, banner, slogan, navigation controller, webpage, …).


Flash có thể tạo các ứng dụng có tính tương tác, tính động, trực quan và sinh
động. Với các công cụ đa dạng của Flash chúng ta có thể phát huy hết khả năng
sáng tác của mình hoặc theo các chuẩn đã được thiết lập.


<i><b>1.1. Các khái niệm cơ bản. </b></i>


<i>Khung hình (frame): </i>là đơn vị thời gian dùng để xác định một thời điểm


trong phim khi biên tập cũng như trình chiếu trên sân khấu. Các đối tượng được đặt
ra tại một khung hình sẽ cùng lúc xuất hiện trên sân khấu. Hoạt hình được tạo
thành bằng cách sắp xếp các đối tượng trên sân khấu theo từng khung hình. Việc
chiếu phim thực chất là sự thể hiện lần lượt các khung hình (frame) trên sân khấu.


<i>Khung chốt/khung hình khóa (keyframe):</i> là một khung hình ghi nhận thời


điểm có sự thay đổi về mặt chuyển động, dùng để điều khiển chuyển động của các
đối tượng trong lúc diễn hoạt trên sân khấu.



<i>Khung hình trên giây (frame per second – fps):</i> là số khung hình được thể


hiện trong thời gian một giây, để tạo chuyển động cho đoạn phim.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>
<i>Bảng tiến trình (Timeline):</i> là sự nối tiếp giữa một loạt khung hình hoặc
khung chốt theo thời gian. Các khung hình hay khung chốt này có thể được điền nội
dung hay để trống. Phần lớn các phim Flash có nhiều bảng tiến trình. Cũng như
chúng có nhiều khung hình, nhiều đối tượng, hình ảnh, âm thanh, nút bấm, …


Cửa sổ Library
Timeline


Hộp công cụ Stage


<i>Giao diện chính của Macromedia Flash 8 </i>


<i>Đối tượng (Symbol)</i>: là đối tượng xuất hiện một hoặc nhiều lần trong phim,
symbol có thể được hiểu là các diễn viên tham gia thực hiện các vai diễn của phim.
Symbol được chia làm hai loại:


- Symbol chuẩn: là các symbol được tạo trực tiếp trong Flash (graphic,
button, movie clip).


- Symbol mở rộng: là các symbol được nhập từ ngoài vào (image, sound,
video, …).


<i>Thực thể (Instance): </i>một Instance là một thể hiện của symbol khi được đưa
từ thư viện (library) lên vùng sáng tác (Stage), instance có thể được hiểu là một vai
diễn trong phim.



<i>Mối quan hệ giữa symbol và instance: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Một symbol có thể có nhiều vai diễn khác nhau, nghĩa là một symbol có
thể sử dụng để tạo nhiều instance khác nhau trên vùng sáng tác với sự xuất hiện
theo nhiều hình dạng hay thuộc tính khác nhau.


- Khi thay đổi thuộc tính của symbol sẽ làm thay đổi tất cả các instance được
tạo ra từ nó. Ngược lại khi thay đổi thuộc tính của instance thì khơng làm ảnh
hưởng đến symbol gốc.


<i>Lớp (layer):</i> lớp có thể gồm một hoặc nhiều khung hình theo hàng ngang


trong bảng tiến trình (Timeline), dùng để thể hiện về mặt khơng gian của chuyển
động. Một tập tin phim Flash bao gồm một hoặc nhiều lớp và mỗi lớp sẽ chứa một
hoặc nhiều đối tượng.


<i><b>1.2. Các cửa sổ chính. </b></i>


™ <i>Cửa sổ Stage: </i>


Là không gian để người thiết kể tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu, hay là
nơi đạo diễn sắp đặt các instance và cũng là nơi phim được trình chiếu.


Kích thước stage theo dạng mặc định (default) là 550 pixel x 400 picel sau
khi chương trình được khởi động.


Để thay đổi kích thước stage cho phù hợp với phim, nhắp vào biểu tượng
size [550x400 pixels] trong cửa sổ Properties nằm ở góc dưới màn hình, thay đổi
các thơng số cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.



™ <i>Cửa sổ Timeline: </i>


Cửa sổ Timeline hay còn gọi là bảng tiến trình, là trung tâm chính yếu để
tạo thành phim, nơi ghi nhận tất cả các trạng thái của các instance được thể hiện
trên stage.


Nếu bảng tiến trình chưa được mở, chọn Window/Timeline. Bảng tiến trình
mặc định sẽ có một lớp có tên là Layer 1.


™ <i>Hộp công cụ. </i>


Hộp cơng cụ dùng để tạo, thao tác và hiệu chỉnh các đối tượng đồ họa hay
symbol trong dự án.


™ <i>Cửa sổ Project. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


™ <i>Cửa sổ library. </i>


Được xem là nơi cất giữ tài sản của Flash. Dùng để tổ chức, quản lý và lưu
trữ các symbols. Các kiểu hành vi (behavior) của symbols bao gồm 3 loại là:
Graphic symbols, Button symbols và Movie Clip symbols.


™ <i> Cửa sổ Actions. </i>


Dùng để cài các lệnh bằng ngơn ngữ lập trình ActionScript vào các Instance
(Button, Movie Clip) hay cài vào các khung hình trên bảng điều khiển bộ phim, tạo
sự tương tác trong phim do người sự dụng tác động.



Ngồi ra Flash cịn có một số cửa sổ khác hỗ trợ người dùng trong quá trình
thiết kế như: Cửa sổ behavior, Thanh điều khiển (Controller), Cửa sổ Component,
Cửa sổ Component Inspector, Color Mixer.


<i><b>1.3. Caùc thao tác cơ bản trên tập tin. </b></i>


™ <i>Tạo mới:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- General: chọn các tài liệu Flash chuaån.


- Template: chọn các tài liệu Flash được thiết lập sẵn theo một số yêu cầu
biết trước.


™ <i>Mở tập tin: </i>


- Chọn File Ỵ Open.


- Nhắp chọn các tập tin có kiểu .fla.
- Nhắp Open.


™ <i>Lưu tập tin: </i>


- Chọn File Ỵ Save.


- Gõ tên tập tin cần lưu.


- Nhắp Save. Tập tin lưu có kiểu là .fla.
- Phím tắt: <Crtl> <S>.



<i><b>1.4. Tạo một chuyển động đơn giản. </b></i>


Vẽ một quả bóng màu xanh và tạo chuyển động cho quả bóng từ trái sang
phải rồi quay ngược lại.


- Chọn File Ỵ New. Chọn kích thước Stage là 400x300.


- Nhắp chọn công cụ Oval tool.


- Nhắp chọn màu đỏ Gadient ở dưới đáy trong Fill color.


- Nhấp phím Shift + rê vẽ vòng tròn màu xanh bên trái khung sáng tác.


- Nhắp phải chuột vào khung hình 1 trên bảng tiến trình và chọn Create
Motion Tween trong menu xổ xuống.


- Nhắp chọn vị trí khung hình 15. Nhấn F6 Ỵ xuất hiện đường mũi tên từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


- Nhắp chọn vị trí khung hình 30. Nhấn F6 Ỵ xuất hiện đường mũi tên từ


khung hình 15 tới khung hình 30. Sau đó nhấn phím Shift + rê quả bóng đến đúng
vị trí ban đầu bên trái (khung hình 1).


- Chọn Control Ỵ Loop Playback.


- Nhấn Enter.


<b>2. Giới thiệu một số mơ hình nhóm thiết kế. </b>



<i><b>2.1. Mơ hình Hệ Mặt Trời. </b></i>


™ <i>Mô tả chung: </i>


Mô hình gồm 3 phần chính:


- Một đoạn phim giới thiệu về Hệ Mặt Trời.


- Mơ hình 9 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trong khi vẫn tự quay
quanh trục.


- Các thông tin mô tả về 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời.


™ <i>Ưu điểm: </i>


- Thể hiện khái quát chung về hệ Mặt Trời với 9 hành tinh chuyển động
xung quanh với quỹ đạo hình elip.


- Cung cấp các thơng tin bổ ích ngoài bài học về các hành tinh trong hệ Mặt
Trời.


™ <i>Nhược điểm: </i>


- Chưa thể hiện được chính xác tốc độ di chuyển cũng như tốc độ quay xung
quanh trục của các hành tinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i><b>2.2. Mơ hình mơ phỏng sự phân mùa trên Trái Đất. </b></i>


™ <i>Mô tả chung: </i>



Mơ hình thể hiện sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển
động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trong q trình đó, trục Trái Đất ln ln
giữ một góc nghiêng khơng thay đổi và hợp với mặt phẳng hồng đạo 230<sub>23</sub>’<sub>. Đây </sub>


chính là ngun nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất. Mơ hình sẽ mơ phỏng hiện
tượng này.


™ <i>Ưu điểm: </i>


- Trực quan, giúp học sinh dễ hiểu về nguyên nhân tạo ra các mùa trong
năm.


- Có thể sử dụng các câu hỏi kích thích khả năng tư duy của học sinh.


™ <i>Nhược điểm: </i>


- Tốc độ chuyển động quanh Mặt Trời và chuyển động tự quay còn chưa
hồn tồn chính xác do phương pháp làm cịn thủ cơng chưa áp dụng khả năng lập
trình.


<i><b>2.3. Mô hình mô phỏng thuyết lục địa trôi của Weneger. </b></i>


™ <i>Mô tả chung: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


Khi sử dụng, có thể dùng chuột hoặc dùng các phím mũi tên để xoay hoặc
đặt vị trí của các lục địa ở bất kỳ đâu để nhận thấy được sự ăn khớp của các lục địa
với nhau. Dùng nút bấm để nhìn thấy sự chuyển động.



™ <i>Ưu điểm: </i>


- Mang tính trực quan sinh động cao, hỗ trợ bài dạy cho giáo viên.


- Có thể sử dụng cho cả giáo viên và học sinh trong việc học tập và giảng
dạy môn Địa lý.


- Do có thể di chuyển được các lục địa nên khi sử dụng chúng ta có thể ráp
thử xem các lục địa có ăn khớp với nhau hay khơng để kiểm chứng bài học.


- Có thể sử dụng để mở rộng kiến thức môn Địa lý ở trường phổ thông đối
với các em học sinh u thích mơn Địa lý và cũng có thể sử dụng để giảng dạy
trong học phần địa chất đại cương của khoa Địa lý, Địa chất ở các trường Đại học.


™ <i>Nhược điểm: </i>


- Thiết kế chưa đẹp mắt, chưa hấp dẫn.


- Còn thiếu minh họa về thời gian để học sinh có thể nhận thấy được hình
thái của các lục địa qua từng thời kỳ địa chất.


- Khối lượng thông tin, tri thức chứa trong mơ hình chưa nhiều.


<i><b>2.4. Mơ hình mơ phỏng hiện tượng nhật thực. </b></i>


™ <i>Mô tả chung: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

™ <i>Ưu điểm: </i>



- Mang tính trực quan sinh động cao, hỗ trợ bài dạy cho giáo viên.


- Có thể sử dụng cho cả giáo viên và học sinh trong việc học tập và giảng
dạy môn Địa lý.


™ <i>Nhược điểm: </i>


- Thiết kế chưa đẹp mắt, chưa hấp dẫn.


- Khối lượng thơng tin, tri thức chứa trong mơ hình chưa nhiều.


<b>3. Sử dụng các mơ hình đã được thiết kế sẵn. </b>


<i><b>3.1. Mơ hình mơ phỏng q trình hình thành hồ móng ngựa. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>
<i><b>3.2. Mô hình thủy triều sóng biển. </b></i>


Đây là mơ hình mơ phỏng ba hiện tượng tự nhiên trên đại dương là sóng,
thủy triều và dịng biển. Bài giảng có những hình ảnh và hoạt hình mơ phỏng sinh
động, với lời giải thích rõ ràng về khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của từng
loại hiện tượng này. Sản phẩm này được công ty cổ phần tin học Bạch kim cung
cấp và phân phát miễn phí trên mạng giáo dục thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo.


Chúng ta có thể sử dụng mơ hình này vào các bài giảng cụ thể nhằm tăng
tính trực quan sinh động.


<b>III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ </b>


Khả năng ứng dụng của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng vào giáo dục


nói chung, việc giảng dạy mơn Địa lý trong trường học nói riêng là rất lớn và vẫn
còn chưa được phát huy do nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
nguồn kinh phí cịn hạn hẹp, đội ngũ giáo viên có tâm huyết và có đủ khả năng
ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn mỏng, …


Với việc xây dựng các mơ hình động này, nhóm thiết kế không hy vọng sẽ
tạo ra một phương pháp giảng dạy mới hoặc đạt một hiệu quả tuyệt đối về giáo
dục. Nhóm thiết kế chỉ mong muốn sẽ khơi dậy được sự đam mê, lòng nhiệt huyết
ở các bạn sinh viên đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và những ứng dụng mạnh
mẽ của nó cho nghề nghiệp tương lai của các bạn sau này. Một mong muốn nữa
của nhóm thiết kế là có thể áp dụng rộng rãi việc sử dụng mơ hình dạy học trực
quan sinh động vào việc dạy và học ở các trường đại học cũng như các trường phổ
thông để nâng cao được chất lượng đào tạo và khơi dậy niềm hăng say, hứng thú
nơi người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Cuối cùng nhóm sinh viên thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình và sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Văn Luyện và Thầy Nguyễn Xuân Bắc
– những người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện thành cơng đề tài này.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn (2005). <i>Giáo trình Macromedia </i>


<i>Flash MX 2004.</i> Trung Tâm Tin Học trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học


Quoác gia Tp. Hồ Chí Minh. Lưu hành nội bộ.


[2] Lê Thơng (tổng chủ biên) (2004). <i>Sách giáo khoa thí điểm Địa lý 10 Ban </i>
<i>khoa học tự nhiên.</i> Nhà xuất bản Giáo dục.



[3] Doug Sahlin (2002). <i>Macromedia Flash MX ActionScript For Designers</i>.
Wiley Publishing, Inc. , Indianapolis, Indiana. New York. United States


[4] Erick Vera (2002). <i>Tutorial Macromedia Flash MX.</i> Macromedia, Inc.
Sanfrancisco. California. United States.


[5] Francis Cheng, Jen deHaan, Robert L.Dixon, Shimul Rahim (2005).


<i>ActionScript 2.0 Language Reference for Macromedia® Flash® 8</i>. Macromedia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


<b>BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG </b>


<b>CỦA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN Ở KHU VỰC CHÂU Á </b>



<b>THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Nguyễn Tấn Ngũ Lê.
Lớp: K29B.


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trong những vùng kinh tế phát
triển năng động của thế giới, nơi đây tập trung nhiều thành phố và trung tâm công
nghiệp sầm uất nhất của địa cầu. Song hàng năm phải hứng chịu nhiều rủi ro, tai
biến đến từ thiên nhiên gây tổn thất rất lớn về người và của, ảnh hưởng trực tiếp và
rất nặng nề đến đời sống lao động sản xuất của người dân. Một trong những dạng
tai biến cho vùng này là động đất và sóng thần. Những trận động đất xảy ra với
cường độ mạnh, kèm theo là những trận sóng thần đổ bộ vào bờ phá đi tất cả
những gì trên đường chúng di chuyển qua, hầu hết các cơng trình kiến trúc ven


biển như: đê biển, cảng biển, tàu thuyền, các cơng trình kiến trúc khác như nhà ở
của dân và hàng loạt các cơng trình khác nhất là sinh mạng của khơng biết bao
nhiêu người sống trong khu vực này. Gần đây nhất vào ngày 26 tháng 12 năm2005
trận động đất với cường độ lớn kèm theo những trận sóng thần dữ dội đã đem đến
một thảm họa cho nhân dân các nước Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Srilanka,
Malaixia.


Xuất phát từ thực tế trên đề tài nghiên cứu lần này của tôi sẽ đề cập đến
nguyên nhân gây ra động đất và sóng thần, tìm ra các nguồn, vùng phát sinh sóng
thần – tiến hành đánh giá mối nguy hiểm tiềm ẩn bên trong lòng đại dương nhằm
hạn chế tác hại của động đất và sóng thần đến vùng bờ biển và hải đảo của khu
vực cũng như liên hệ để đánh giá cường độ động đất và khả năng sóng thần ở vùng
biển và hải đảo nước ta. Qua đó thấy được những tác hại to lớn của động đất và
sóng thần gây ra cho con người.


<b>II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỘNG ĐẤT VÀ SĨNG THẦN </b>


<b>1. Ngun nhân gây ra động đất. </b>


Đã có rất nhiều nhà khoa học giải thích nguồn gốc phát sinh động đất dựa
trên nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau. Song với việc đứng trên quan điểm
của thuyết kiến tạo mảng, hiện tượng động đất của khu vực châu Á Thái Bình
Dương được giải thích như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

tách ra hoặc luồng xuống dưới nhau được ? Sở dĩ có được điều đó là do bên dưới
lớp vỏ cứng rắn là lớp Manti ở trạng thái quánh dẻo nên các mảng này có thể dịch
chuyển dễ dàng trên lớp Manti và tạo ra các dư chấn.


- Trong trường hợp hai mảng lục địa trôi dạt vào nhau chúng sẽ dồn và làm
uốn nếp các lớp đất đá lắng tụ dưới đáy đại dương lên khỏi mặt đất tạo thành các


dãy núi uốn nếp và theo đó là những trận động đất dữ dội.


- Trong trường hợp một mảng đại dương trơi dạt vào một mảng lục địa nó sẽ
trượt xuống dưới mảng lục địa làm đùn lên và uốn nếp các lớp trầm tích – kèm
theo nó là những trận động đất dữ dội ở dưới sâu lan truyền dần lên mặt đất.


Hoặc sự tách ra của các mảng tạo nên những khe nứt, kéo theo là những
trận động đất mạnh.


Hầu hết các trận động đất xảy ra dọc theo các vết nứt khổng lồ bên trong
Trái Đất gọi là các đường đứt khúc. Người ta tìm thấy một trong những đường đứt
khúc này là nơi một trong những mảng của Trái Đất va đập vào mảng khác và tạo
nên sức ép rất lớn đến nổi làm rạn nứt đất đá, sự chuyển động và rạn nứt bất ngờ
của đá tạo ra các sóng chấn động và làm rung chuyển mặt đất dữ dội, phát sinh ra
động đất.


<b>Theo thống kê trên thế giới có 4 vành đai động đất chính là: </b>


™ Vành đai động đất quanh Thái Bình Dương.
™ Vành đai động đất Địa Trung Hải


™ Vành đai động đất Ấn Độ Dương.
™ Vành đai động đất Đơng Phi.


Trong vành đai Thái Bình Dương chiếm tới 80% các trận động đất trên thế
giới phân ra làm hai nhánh.


- Nhánh thứ nhất: Kéo dài từ Kamsacca của Nga qua Nhật Bản, Philippin rồi
xuống Inđônêxia.



- Nhánh thứ hai: Kéo dài từ Alaska (Bắc Mỹ) chạy dọc bờ tây Châu Mỹ đến
Chilê (Nam Mỹ)


Do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ đề cập đến nhánh thứ nhất (kéo dài từ
Kamsacca của Nga qua Nhật Bản, Philippin rồi xuống Inđơnêxia).


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


cường độ rất lớn. Vì đây là đới địa máng hiện đại, đang trong quá trình hình thành
nên thường xuyên xảy ra các trận động đất với cường độ rất lớn như: năm 1920 tại
tỉnh Kanshu (Trung Quốc) trận động đất với 8,5 độ richte, năm 1933 tại bắc Honshu
(của Nhật Bản), xảy ra trận động đất với 8,9 độ richte (lớn nhất trong thề kỷ 20)
cùng hàng ngàn trận động đất lớn, nhỏ khác xảy ra. Gần đây nhất vào ngày
26/12/2005 một trận động đất với cường độ rất mạnh đã xảy ra với tâm địa chấn tại
Aceh thuộc Inđônêxia làm thiệt hại nặng nề về người và của khơng chỉ cho
Inđơnêxia mà cịn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Theo cơ quan khảo sát Địa
chất Mỹ, trận động đất xảy ra lúc 7giờ 59 phút (ngày 26/12, giờ Hà Nội) với cường
độ 8,9 độ Richter. Tâm chấn nằm ở Ấn Độ Dương, ngoài khơi tỉnh Aceh của
Indonesia. Đây là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1964 khi trận động đất mạnh
9,2 độ Richter xảy ra ở Prince William Sound của Alaska. Nó cũng là một trong
những trận động đất mạnh nhất kể từ khi con người đo động đất vào năm 1900.
Trận động đất xảy ra trên một đường đứt gãy sâu, dài 1.000km, ngồi khơi đảo
Sumatra. Tại đó, khối thạch quyển Australia dần bị đẩy xuống bên dưới Sumatra
(Sumatra lại là một bộ phận của khối thạch quyển Á Âu) với tốc độ bằng tốc độ
sinh trưởng của móng tay người. Theo một nhà địa chấn Italia, sức mạnh của trận
động đất tương đương với việc phát nổ một triệu quả bom ngun tử có kích cỡ
bằng những quả bom được thả xuống Nhật Bản năm 1945.


Trên thế giới nói chung và khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng. Số
lần gây ra động đất nhiều nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn nhất là loại động đất


cấu tạo. Đây là loại động đất do tác dụng của nội lực Trái Đất gây ra, sự đứt gãy,
chồng chất, ở lớp vỏ Trái Đất làm cho mặt đất trồi, nhô lên. Năng lượng này được
giải phóng ra gây nên sóng động đất truyền ra xung quanh khi lên đến mặt đất tạo
ra động đất.


Và đó được xem như là nguyên nhân chính làm nảy sinh các trận động đất ở
khu vực này.


Chính sự bất ổn về mặt địa chất của khu vực này khiến cho các trận động
đất thường xuyên xảy ra và đó được coi như là một thảm hoạ thiên nhiên không thể
lường trước được đối với khu vực.


<b>2. Soùng thần </b>


Là sóng biển sinh ra do cộng hưởng liên quan đến hoạt động địa chấn dưới
đại dương hay các quá trình địa chất khác gây ra như: núi lửa phun trào, trượt lỡ đất
đáy biển, hoạt động thủy văn tác động ở hải dương. Song đứng trên quan điểm của
thuyết kiến tạo mảng, sóng thần ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được lý giải
như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Philippin rồi đến Inđônêxia và các đường đứt sâu chạy dọc ven Thái Bình Dương
ln trong tình trạng bất ổn làm phát sinh ra các địa chấn với thang cấp lớn giải
phóng ra một nguồn năng lượng khổng lồ với trận động đất khoảng cấp 8,5 độ
richte, tổng năng lượng giải phóng ra tương đương với năng lượng của một nhà máy
điện 1.106 Kw/năm, mà được sản xuất liên tục trong 10 năm (một quả bom khinh
khí năng lượng giải phóng ra cịn nhỏ hơn năng lượng của một trận động đất cấp 8)
nguồn năng lượng này được truyền vào đại dương và làm nảy sinh ra sóng thần.
Sóng thần này thường nhỏ và khơng được chú ý ở đại dương sâu nhưng nó trở nên
lớn và gây ra thiệt hại nặng nề khi đến gần bờ.



Theo thống kê trên thế giới trong 2.000 năm qua động đất gây ra 82,3%
sóng thần ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy động đất gây ra sóng thần là rất ít chỉ
tính từ năm 1861 đến năm 1948 có trên 15.000 trận động đất, nhưng chỉ gây ra 124
cơn sóng thần. Tần số thấp này của sóng có thể đơn giản phản ánh thực tế là phần
lớn động đất có biên độ nhỏ và khơng được chú ý. Hai phần ba sóng thần gây thiệt
hại ở vùng Thái Bình Dương liên quan đến những trận động đất có chấn cấp 7,5 độ
richter trở lên.


Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học cho thấy cơ chế phát sinh
sóng thần liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo dạng trượt bằng, Play
chờm nghịch, chờm nghịch vòng cung đảo. Các đứt gãy này phân bố dọc theo đới
hút chìm và nhất là các đứt gãy chạy ven biển Nhật Bản – Philippin. Đây được coi
là hố trũng sâu nhất của đại dương. Nó là kết của các chu kỳ vận động tân kiến tạo
để lại và bây giờ cũng còn trong tình trạng bất ổn. Sự hoạt động của các đứt gãy
này phát sinh ra những trận động đất với cấp chấn lớn, kèm theo là những con
sóng thần dữ dội của khu vực này. Đây là miền động của lớp vỏ Trái Đất nên khả
năng phát sinh động đất và sóng thần là rất lớn, vì vậy được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu.


<b>III. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG ĐẤT VÀ SĨNG THẦN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


làm sao khi tận mắt chứng kiến sự đổ nát sau trận động đất hôm 26/12/2005 vừa
qua tại khu vực Đông Nam Á.


Tồi tệ hơn khi những trận động đất này lại xảy ra trên đại dương. Kèm theo
sau nó là những trận sóng thần thật kinh khủng, dường như chúng mang đi tất cả
những gì trên đường chúng di chuyển qua. Mọi hoạt động sản xuất của người dân
đều ngừng trệ, các tồ nhà, cơng trình bị phá huỷ, hoạt động đánh bắt trên biển,


vận tải biển… đều tê liệt, hoạt động du lịch, vui chơi giải trí khơng cịn được duy trì
và tiếp tục khi hậu quả của nó chưa giải quyết xong, cuộc sống sinh hoạt của người
dân hoàn toàn bị đảo lộn.


Nhân dân khắp mọi nơi trên thế giới nói chung và nhân dân các nước trong
khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng hàng năm phải hứng chịu một thảm họa
thật nặng nề. Trong đó nổi lên là Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia mà đặc biệt là đất
nước Nhật Bản dường như không ngày nào mà không phải hứng chịu những trận
động đất xảy ra. Sự tàn phá của động đất và sóng thần tại khu vực này hàng năm
lên đến hàng chục tỷ USD. Việc giải quyết hậu quả từ những sự cố thiên tai như
kiểu động đất và sóng thần khơng phải một sớm một chiều là có thể làm được mà
thậm chí kéo dài đến hàng chục năm.


Một điểm đáng chú ý tại khu vực này là hầu hết các quốc gia đều có đường
bờ biển dài và được bao bọc bởi đại dương rộng lớn nên không thể tránh khỏi
những thảm hoạ đến từ đại dương nhất là sóng thần. Những trận động đất xảy ra
trên đại dương thường kéo theo là những cơn sóng thần đổ ập vào bờ ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của nhân dân vùng ven biển. Hầu hết các quốc gia này là
các quốc gia hải đảo nên thành thử cơng tác phịng chống các thiên tai thường gặp
rất nhiều khó khăn.


Phần lớn các trận động đất có sóng thần kèm theo tại khu vực này xuất phát
từ Thái Bình Dương dọc theo đới hút chìm kéo dài dọc theo đường bờ biển phía
đơng của các quốc gia này, nói như thế khơng có nghĩa nguy cơ động đất có sóng
thần chỉ đến từ vùng biển phía đơng của khu vực mà những trận động đất có sóng
thần kèm theo đến từ Ấn Độ Dương cũng thật đáng sợ điển hình trong số đó là trận
động đất có sóng thần kèm theo vào ngày 26/12/2005 vừa qua. Đây quả là vùng
đất chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn về động đất và sóng thần cần được mọi người quan
tâm nghiên cứu để tránh những tổn thất không cần thiết về người và của.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Khi động đất có sóng thần kèm theo thì những cư dân sống ven biển là
những nạn nhân đầu tiên phải hứng chịu những thảm họa này. Họ phải sống trong
hồn cảnh ln bị đe doạ bởi bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra động đất – sóng
thần nếu như chưa có hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần đặt tại nơi đây. Vì
thế vấn đề đặt ra mang tính cấp bách nhất lúc này là cần có hệ thống cảnh báo
động đất và sóng thần đặt tại khu vực này để có thể ngăn ngừa được những hậu
quả xấu có thể đến bất cứ lúc nào tránh những tổn thất khơng đáng có về người và
của.


<b>IV. ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ ĐỘNG ĐẤT VÀ SĨNG THẦN Ở </b>
<b>VÙNG VEN BIỂN VAØ HẢI ĐẢO VIỆT NAM </b>


<b>1. Có hay khơng động đất ven biển - hải đảo Việt Nam khả năng </b>
<b>phát sinh sóng thần ? </b>


Để biết được khả năng gây ra động đất và sóng thần ở vùng ven biển và hải
đảo Việt Nam chúng ta phải xem xét hoàn cảnh chung của hoạt động đứt gãy kiến
tạo ven biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như các vùng lân cận ở trong khu vực
biển Đơng. Tìm hiểu sơ đồ kiến tạo chung của biển Đơng… có như vậy, mới đánh
giá được khả năng nảy sinh động đất và sóng thần ở nước ta.


Trước hết xem xét về mặt kiến tạo ta thấy những đứt gãy lớn có khả năng
phát sinh những trận động đất lớn và có thể là những đứt gãy phát sinh sóng thần
trên biển và thềm lục địa Việt Nam là đứt gãy sông Hồng (phần á kinh tuyến) theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thủy và Phùng Văn Phách đứt gãy
sông Hồng là ranh giới giữa mảng lục địa Đông Dương và nền Hoa Nam phần á
kinh tuyến kéo dài từ nam đảo Hải Nam đến phía đơng bể Cửu Long, có lịch sử
hoạt động lâu dài ít nhất từ cuối Paleozoi hoạt động với kiểu trượt bằng trái, kèm
theo yếu tố thuận tách mở, ở phần đông nam biên độ ngang khá lớn.



Theo công bố của một số nhà địa chất động đất cực đại phát sinh trên đới
sông Hồng thường không vượt quá chấn cấp 6,2 độ richter. Theo số liệu lịch sử của
Trung Quốc trong vòng 4.000 năm (2000 năm trước công nguyên và 2003 năm sau
công nguyên) trên đứt gãy sông Hồng thuộc lãnh thổ Trung Quốc chưa ghi nhận
trận động đất nào lớn hơn 5,5 độ richter.


Kết hợp với các đánh giá của các nhà địa chất Việt Nam động đất trên đứt
gãy sông Hồng (phần lục địa) lớn nhất có thể là 6,2 độ richter và phần á kinh tuyến
cũng có chấn cấp tương tự. Sử dụng cơng thức: Log10 Hmax = 0,5 Mw – 3,3 (với


Nhật Bản) trong đó Hmax là biên độ cực đại trung bình của sóng thần bờ biển (đơn


vị tính là m). Mw là chấn cấp momen động đất. Để xác định biên độ sóng thần ở
ven biển Hmax = 0,65m, đỉnh sóng chưa có thể vượt quá mặt đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


đất cho dù xảy ra ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam. Có thể kết luận rằng
nguồn động đất này khơng gây ra nguy hiểm về sóng thần cho vùng biển và hải
đảo Việt Nam.


<b>2.. Sóng thần đến từ vùng biển Philippin. </b>


Chúng ta biết rằng sự hoạt động địa chất xảy ra mạnh ở một đứt gãy nào đó
thì ảnh hưởng khơng nhỏ đến vùng lân cận nó. Tùy thuộc vào chấn cấp động đất
mạnh hay yếu mà quy mơ ảnh hưởng của nó rộng hay hẹp.


Việt Nam chúng ta cũng là “thành viên” nằm trong ảnh hưởng chung của
bình đồ kiến tạo Đông Nam Á, do vậy sự hoạt động của các đứt gãy dọc ven biển
Philippin có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và hải đảo Việt Nam. Song mức độ


và phạm vi ảnh hưởng ra sao có mang lại sự nguy hiểm cho vùng biển và hải đảo
Việt Nam hay khơng thì chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá chúng trên
cơ sở khoa học.


Theo bản đồ tai biến địa chất Đông Nam Á (Hirokazu Kato. 2002) cho thấy
những trận động đất mạnh phát sinh trên đứt gãy nghịch có tên “Manila trench”
chạy dọc ngồi khơi phía tây Philippin (từ phía đơng đảo Bandar Seri Bangawan
đến bắc đảo Luzon). Từ năm 1627 – 1994 đã xãy ra 8 trận động đất với than chấn
cấp trên 7 độ richter kéo theo những trận sóng thần dữ dội ảnh hưởng đến bờ biển
phía tây của Philippin, trong số đó khơng có trận động đất gây sóng thần nào ảnh
hưởng tới vùng biển và hải đảo Việt Nam.


Để định lượng hoá ảnh hưởng của sóng thần do động đất từ vùng biển
Philippin một số nhà khoa học của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trên cơ sở
những tài liệu đã có và đưa ra những con số toán học cụ thể cho vấn đề này. Song
đáng chú ý nhất là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thủy đăng trên tạp chí
các khoa học về Trái Đất thuộc viện khoa học và công nghệ Việt Nam số ra tháng
4/2004 đã được nhiều nhà khoa học trong nước đồng tình ủng hộ. Theo kết quả
nghiên cứu này thì ông đã sử dụng công thức :


Mt = logHr + logRe + 5,8


Trong đó : Mt là chấn cấp sóng thần


Hr là biên độ sóng tính bằng (m)


Re là khoảng cánh ngắn nhất đến chấn tâm của động đất gây ra
sóng thần tính bằng (km).


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

khoảng 0,5 m. Theo kết quả này thì độ cao như vậy khơng hề gây nguy hiểm hay


tác hại gì đến nước ta, đó chỉ là những cơn sóng bình thường khơng mấy nguy
hiểm cho vùng biển và hải đảo Việt Nam.


<b>3. Tóm lại: </b>


Trong cả hai trường hợp trên, động đất gây ra sóng thần ở vùng biển và hải
đảo Việt Nam cũng như từ Philippin đến khơng ảnh hưởng gì đến vùng biển và hải
đảo Việt Nam, có chăng thì đó cũng là những dư chấn phần rìa vì vậy mức độ và
phạm vi ảnh hưởng không nghiêm trọng và đáng sợ, chúng ta có thể yên tâm về
vấn đề này. Song tai biến bất thường của tự nhiên khơng ai có thể lường trước
được. Do vậy chúng ta không nên chủ quan nhất là ở những khu vực ven biển, phải
tiến hành các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tránh được phần nào tổn thất đến từ
biển cả.


<b>V. KEÁT LUẬN </b>


Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng: phần lớn các trận động đất có sóng
thần kèm theo xảy ra chủ yếu là do sự bất ổn định về mặt địa chất gây nên. Trong
đó riêng vành đai lửa quanh Thái Bình Dương đã chiếm đến 83% trong tổng số các
trận động đất có sóng thần kèm theo diễn ra thên thế giới. Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương (nhánh kéo dài từ camchatka của Nga qua Nhật Bản, Philippin, rồi
đến Inđônêxia) là một khu vực bất ổn về mặt địa chất, lớp vỏ Trái Đất ở đây chưa
đi vào giai đoạn ổn định và đang trong quá trình hình thành nên thường xuyên phát
sinh các trận động đất có kèm theo sóng thần. Đáng chú ý là các quốc gia nằm
trong khu vực này đều là những nước có biển bao bọc nên tác động của những trận
động đất có sóng thần kèm theo là vơ cùng to lớn. Mặt khác nguy cơ động đất có
sóng thần kèm theo khơng chỉ đến từ Thái Bình Dương mà còn xuất phát từ Ấn Độ
Dương đây cũng là một vùng biển đầy tiềm ẩn về nguy cơ động đất có sóng thần
kèm theo, tiêu biểu là trận động đất vào ngày 26/12/2005 vừa qua gây thiệt hại vô
cùng nặng nề về người và của cho các quốc gia vùng Đông Nam Á.



Sự thiệt hại do các trận động đất và sóng thần gây ra cho khu vực này là rất
lớn thành thử vấn đề phòng tránh những thiệt hại to lớn này là điều cần thiết và
mang tính cấp bách cho khu vực này. Song một thực tế cho thấy rằng hệ thống cảnh
báo động đất và sóng thần tại khu vực này chưa có, người dân phải ln sống trong
cảnh ngộ lo lắng, bất an vì các trận động đất và sóng thần thường xuyên xảy ra bất
cứ lúc nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


thống cảnh báo, tại thời điểm này mọi người có thể đi bộ vào sâu trong đất liền để
tìm chỗ trú ẩn an tồn. Do khơng có máy cảm biến sóng đặt trên các phao trong
khu vực nên các chuyên gia không biết được hướng đi của sóng thần và chẳng làm
được gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG THÀNH PHỐ</b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Nguyễn Thị Linh
Lớp: K30B.


<b>I ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Như chúng ta đã thấy, con người xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 2
triệu năm, đó là khoảng thời gian quá ngắn đối với sự hình thành và phát triển của
tự nhiên. Từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiênđến từng bước từng bước chinh
phục và cải tạo tự nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng
và phức tạp hơn củacuộc sống con người.


Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến
nay đã mang đến cho nhân loại những thành quả vô cùng hiện đại phục vụ đắc lực


cho cuộc sống con người. Khi con người tác động mạnh mẽ vào tự nhiên làm cho
thiên nhiên ngày càng biến đổi và gây nên mất cân bằng sinh thái gây ra những
hậu quả khó có thể tưởng tưởng được làm ạnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và
tương lai như hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy thối tầng ozon … làm cho nhiệt độ
của Trái Đất ngày một nóng dần lên. Đó là những hậu quả diễn ra trong mơi
trường tự nhiên, nhưng nó đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người trên hành
tinh xanh này.


Và còn một điều quan trọng nữa là hiện nay quá trình đơ thị hóa và hiện đại
hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Làm cho
diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sản xuất lương thực, thực phẩm trên thế giới nhất là những quốc gia đang phát
triển, dân số lại đơng thì đó quả là một vấn đề đáng quan tâm. Cuộc cách mạng
xanh và cách mạng trắng đã trở thành những vị thiên sứ cứu giúp các quốc gia sắp
sửa rơi vào tình trạng đói nghèo.


Hiện nay việc tận dụng các vùng đất trống trong các đô thị lớn để trồng rau
quả đang được nhiều quốc gia quan tâm. Vừa tận dụng đất trống trồng rau quả để
phục vụ nhu cầu, vừa giúp điều hịa sinh thái. Vì vậy với quan điểm và lý luận
trên, tơi cũng tham đóng góp ý kiến trong Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học
khoa Địa lý lần 3 với chủ đề <b>“Địa lý học – những vấn đề ứng dụng trong thực </b>
<b>tiễn”</b> với đề tài:<b> Sản xuất nông nghiệp trong thành phố.</b>


<b>II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


là 20%. Nhưng đến năm 2003 bình quân đất tự nhiên trên đầu người giảm xuống
0.3 ha/người, trong đó vùng đồng bằng Sơng Hồng là 0,05 ha/người, đồng bằng
sông Cửu Long là 0,18 ha/người. Đất nông nghiệp giảm xuống địi hỏi mỗi quốc


gia cần có những chính sách phù hợp để đảm bảo nguồn lương thực trong nước và
còn xuất khẩu nữa. Do vậy cần áp dụng những chính sách thâm canh tăng vụ, áp
dụng tứ hóa trong nơng nghiệp (hóa học hóa, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí
hóa).


Việc tận dụng những không gian trống trong các đô thị lớn đặc biệt là ở
vùng trung tâm thành phố để trồng nông nghiệp (rau quả) vừa tạo cảnh quan điều
hịa khí hậu vừa tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân dân.


Ở Nhật Bản, họ canh tác nông nghiệp ngay cả trên những sườn dốc 150<sub>, </sub>


trong khi đó trên thế giới mức trung bình chung của thế giới chỉ mới đạt đến 120<sub>. </sub>


Hơn thế nữa chưa nơi nào trên thế giới đất đai được sử dụng triệt để như ở Nhật
Bản. Ở các thành phố trên đất nước mặt trời mọc này, các ngôi nhà cao tầng cứ
mọc san sát nhau, cao trung bình từ 80-120m. Tuy khơng có tịa nhà nào thuộc loại
cao nhất thế giới nhưng số nhà cao từ 100 tầng trở lên thì ở Nhật Bản nhiều hơn bất
cứ quốc gia nào trên thế giới. Để tạo ra cây xanh bóng mát và cả các loại hoa quả,
trong thời gian qua ngành nông nghiệp ở Nhật đã đưa ra sáng kiến <i>“canh tác nông </i>
<i>nghiệp“ </i>trên các nóc nhà cao tầng. Điều này cho chúng ta thấy được sáng tạo của
đất nước Nhật Bản thật là lý thú và phi thường. Trước hết chúng ta phải công nhận
rằng người dân Nhật Bản rất say mê và u thích ngành nơng nghiệp, cho dù hiện
nay Nhật Bản là một đất nước có nền cơng nghiệp hiện đại gần như vào bậc nhất
thế giới nhưng họ vẫn không lãng quên nông nghiệp. Cũng bởi xuất phát từ suy
nghĩ vốn là người Á Đông, người dân Nhật Bản quan niệm rằng làm nông nghiệp
là gắn bó chan hịa với thiên nhiên, qua đó tâm hồn sẽ thư thái giải tỏa được những
phiền muộn, lo toan trong cuộc sống, nhờ vậy sẽ tăng cường sức khỏe và nâng cao
tuổi thọ. Và đó là điều lý giải tại sao người dân quốc gia này có tuổi thọ trung bình
cao nhất thế giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

riêng trong năm 1990, thành phố Tokyo đã tạo được 140 khu vườn trên các tòa cao
ốc. Ở các thành phố khác, người ta còn tiến hành thăm dị xem cách làm này có
hiệu quả như thế nào, nhưng họ cũng tạo được 280 khu vườn, trong đó cây cảnh là
được đưa vào nhiều nhất.


Năm 1992, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức cuộc họp về trợ giá
nông lâm sản ở Nhật Bản, chính Bộ trưởng Nơng nghiệp Hoa Kỳ là người đầu tiên
nhìn thấy hàng trăn khu vườn nhân tạo trên các nóc nhà cao tầng. Nhìn từ máy bay
xuống mới thấy kỳ vĩ và tuyệt đẹp như thế nào. Chính vì vậy Bộ trưởng Nơng
nghiệp của Hoa Kỳ mới gọi đây là những vườn treo Babilon của Nhật Bản thời
hiện đại. Tokyo và các thành phố trở nên xanh hơn và mát mẻ hơn nhờ những vườn
treo Babilon này. Hiện nay nhiều loại hoa quả và rau xanh được bày bán trong các
siêu thị lớn tại Nhật Bản đều có nguồn gốc xuất phát từ các nóc nhà cao ốc.


Hơn 15 năm qua, phong trào canh tác nơng nghiệp trên các nóc nhà cao tầng
đã phát triển rầm rộ. Tại bệnh viện Kasamigabeki đã tận dụng 3600m2<sub> sân thượng </sub>


để trồng các loại rau quả và ngay cả cây dược liệu. Số rau xanh thu được đảm bảo
cho số bệnh nhân sử dụng hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ khơng có chứa bất cứ loại
hóa chất nào. Theo ý kiến của ông Keshisuba – Tổng giám đốc bệnh viện cho rằng
“ít ai nghĩ rằng, bệnh viện 50 tầng lầu của chúng tơi lại có thể trồng được rau quả.
Vì trên đó gió to, nhiệt độ thay đổi thường xuyên nên việc canh tác không thuận
lợi. Nhưng chúng tơi đã kiên trì và chúng tơi đã thành cơng”. Thậm chí từ 1998 có
một số bệnh nhân tâm thần được đưa lên và “trò chuyện” với các lồi hoa, qua đó
bớt căng thẳng và trạng thái thần kinh có sự chuyển biến rõ rệt và thuyên giảm
hẳn.


Ở thành phố Kôbê, 1 cơng ty giải trí cịn có sáng kiến thiết lập một vườn trà
trên thượng tầng cao ốc 40 tầng. Các vườn trà trên thượng tầng có cây xanh, hoa
quả, thảm cỏ giống y như dưới mặt đất. Đêm đêm điện bật sáng, các đôi trai gái


sẵn sàng bỏ ra 10 USD để lên đây thưởng thức một tách trà hay một ly cà phê đặc
biệt, và họ đã nhận xét rằng “tơi khơng thấy có gì khác thậm chí cịn tự nhiên, gần
gũi như 1 phòng trà dưới mặt đất”. Đặc biệt ở đây bạn không bị quấy rầy, ồn ào và
chắc chắn rằng khơng khí sẽ trong lành hơn và thống mát hơn.


Để đảm bảo độ an toàn cho các khu nhà, phần lớn đất được đưa lên trồng
cây là đất nhân tạo có tác dụng hút ẩm và trong đất đã có đầy đủ chất dinh
dưỡngđể cây trồng phát triển mà khơng cần cung cấp thêm phân bón. Sau 1 vụ
trồng, đất sẽ được thay thế. Giá mỗi kilogam đất dao động từ 0,8 – 1 USD. Đất
được đổ vào các khay nhựa rộng và hẹp tùy theo kích thước của nóc nhà lớn hay
nhỏ, sau đó mới tiến hành trồng cây. Tồn bộ khâu chăm sóc cây trồng được theo
dõi và quản lý chặt chẽ. Một số khu vườn được nối trực tiếp với hệ thống máy vi
tính, vì vậy khi bạn ngồi trong phịng làm việc vẫn có thể theo dõi mọi biến động ở
“khu vườn” nhà mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


dụng những khơng gian trống trong ngơi nhà cao tầng của mình để sản xuất “nơng
nghiệp”. Đó là hai sinh viên <i>Đồn Thị Thời</i> và <i>Nguyễn Thị Kim Phụng</i> đều là sinh
viên năm II khoa <i>Địa lý trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh</i>. Họ trồng “nơng nghiệp”
trên bồn hoa của nhà mình, những luống cải xanh lấm tấm mọc lên và chúng đã
lớn lên rất nhanh, chỉ trong 1 thời gian ngắn nữa thơi là có thể thưởng thức được
những loại “rau sạch” do chính mình tự sản xuất nên giống như những người nơng
dân thực thụ.


<b>III. KẾT LUẬN </b>


Như vậy, việc sáng tạo ra quá trình tận dụng những không gian trống trải
trong các thành phố để sản xuất nông nghiệp thật là điều lý thú, tạo ra những sãn
phẩm đặc sắc phục vụ cho nhu cầu của con người. Việc sản xuất nông nghiệp trong


thành phố đã được nhiều quốc gia hưởng ứng. Thế kỷ XXI đã thực sự bắt đầu, cần
có nhiều hơn nữa những vườn treo Babilon hiện đại để làm cho mơi trường chúng
ta xanh, sạch đẹp hơn nữa.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


[1] Nguyễn Hữu Danh (2003), <i>Địa lý trong trường học(Tập 1)</i>, Nhà xuất bản
Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>SỰ PHÙ HỢP CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở </b>


<b>TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Nguyễn Thị Thúy Mai.


<i> </i> <i> </i>Lớp: K30A.


<b>I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA </b>


Trong bất cứ ngành khoa học nào, việc ứng dụng những lý luận lý thuyết
vào thực tế luôn là một vấn đề quan trọng. Ngành Địa lý học cũng không ngoại lệ.
Có thể nói trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, chúng ta đều phải ứng dụng
những lý thuyết này. Đơi khi đó chỉ là những ứng dụng rất nhỏ nhặt, đến nỗi đôi
khi chúng ta khơng nhận ra, nhưng nó lại rất quan trọng. Ví dụ trong kiến trúc, việc
tìm hiểu về các điều kiện địa lý như khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng hay địa hình…
có thể chi phối, thậm chí quyết định đến tính chất và chất lượng của cơng trình. Để
hiểu rõ hơn, tơi đã tìm hiểu về sự phù hợp của kiến trúc cơng trình trong điều kiện
khí hậu Việt Nam, hay chính là ứng dụng của mơn Khí hậu học trong kiến trúc
cơng trình. Tuy nhiên, do có một số khó khăn và hạn chế nên việc tìm hiểu này chỉ
dừng ở mức sơ lược trong lĩnh vực thiết kế cơng trình nhà ở.



<b>II. SỰ PHÙ HỢP CỦA KIẾN TRÚC NHAØ Ở TRONG ĐIỀU </b>
<b>KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM </b>


Một trong những ngun tắc của kiến trúc cơng trình là phải phù hợp với
điều kiện khí hậu của địa phương và hạn chế tối đa những tác hại của khí hậu đối
với con người. Ở Việt Nam, sự phù hợp đó thể hiện qua một số khía cạnh sau:


™ Vân đeă chông nóng, choẫng chói và chiêu sáng tự nhieđn.
™ Vân đeă chông aơm.


™ Vấn đề thơng gió.


Để giải quyết những vấn đề đó, trước hết cần phải làm tốt công tác chọn
hướng nhà. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc cải tạo khí hậu trong phịng.
Hướng nhà tối ưu ngồi việc phải hạn chế tác dụng tiêu cực của bức xạ Mặt trời
cịn phải đảm bảo thơng gió tốt cho tất cả các phịng vào mùa nóng và tránh được
gió lùa mùa lạnh. Chính vì thế, khi chọn hướng nhà, cần xem xét trên cả hai
phương diện này.


<i>Về hướng gió:</i> Theo kết quả nghiên cứu của GS.TS Phạm Ngọc Đăng cùng


nhiều tác giả khác, trong trường hợp hướng nhà trùng với hướng gió, áp lực trên bề
mặt nhà sẽ có giá trị lớn nhất. Nếu hai hướng này lệch nhau 450<sub> thì áp lực đó giảm </sub>


đi 40%. Vì vậy hướng nhà tối ưu về mặt hướng gió phải có góc giữa hướng nhà và
hướng gió thổi khoảng 00 <sub>– 30</sub>0 <sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


nhiều vào mùa hè và khơng q ít vào mùa đơng. Muốn như vậy, phải nghiên cứu


kỹ sự thay đổi của BXMT khi hướng nhà thay đổi để tìm ra hướng thuận lợi nhất.


Trên cơ sở đó, từ xa xưa, nhân dân ta đã quen chọn hướng nhà là hướng Nam
– Bắc để có thể đáp ứng cả hai điều kiện đó. Tuy nhiên, điều này cịn tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố khác của địa phương cụ thể. Ví dụ, hướng nhà tối ưu ở Hà Nội là
Đông Nam, ở Lào Cai là hướng Nam…


<i><b>1. Vấn đề chống nóng, chống chói và chiếu sáng tự nhiên. </b></i>


Do nằm trong khu vực có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm nên Việt
Nam nhận được lượng bức xạ Mặt trời rất lớn. Do đó, nhiệm vụ của ngành thiết kế
cơng trình là phải giảm bớt lượng bức xạ đó nhằm chống nóng, chống chói cho
cơng trình. Một trong những giải pháp cho bài tốn chống nhiệt đó là che nắng cho
cơng trình.


<i>a) Về quy hoạch tổng mặt bằng</i>:


Giải pháp đầu tiên để hạ nhiệt cơng trình chính là thiết kế hệ thống cây
xanh và mặt nước quanh đó. Bởi lẽ, nếu để trống, bề mặt vật liệu sẽ bị BXMT đốt
nóng nhanh chóng và dễ dàng. Các quan trắc đã chứng minh cây xanh có khả năng
hạn chế những giao động nhiệt, hạ thấp nhiệt độ khơng khí từ 1.5-2.50<sub>C, giảm </sub>


cường độ BXMT từ 40-450<sub>, đồng thời góp phần chống ơ nhiễm khơng khí và chống </sub>


bụi bặm, tiếng ồn …do nó có thể hấp thụ 70 – 75% năng lượng của ánh sáng Mặt
trời khi chiếu vào tường. Chính vì thế, những bức tường được cây xanh bảo vệ nhận
được nhiệt nhỏ hơn 15 – 20 lần so với những bức tường khơng có cây xanh.


Một giải pháp khác là thiết kế các bề mặt lạnh xung quanh nhà. Đó có thể
là ao, hồ, bể nước … vì diện tích này có khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn và làm mát


dịu khơng khí. Ngồi ra, nếu cơng trình có các diện tích rải nhựa hay lát bê tơng
xung quanh nhà thì cần phải cách xa mép nhà ít nhất 6m và cách ly bằng bãi cỏ
xanh hay bụi cây thấp.


Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã biết tận dụng những đặc điểm này trong xây
dựng. Qua nghiên cứu kiến trúc nhà ở truyền thống, chúng ta thấy rất phổ biến
kiểu kiến trúc có những lũy tre xanh, vườn cây, ao cá … bao bọc xung quanh nhà.
Tiêu biểu nhất là kiểu kiến trúc ở đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi gia đình ở đây đều có
một mảnh đất dốc thoải, nơi thấp nhất là mặt ao để thu nước, cao hơn là sân, ngơi
nhà chính và vườn cây ăn quả.


<i>b) Về bố cục mặt đứng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>c) Về bố cục mặt bằng: </i>


Các phịng sinh họat và lao động chủ yếu nên bố trí về phía gió thịnh hành
vào mùa nóng và ít chịu tác dụng trực tiếp của Mặt trời.


<i>d) Về kết cấu bao che đặc (mái, tường): </i>


<i>Mái:</i> do đặc điểm khí hậu có lượng mưa và lượng nhiệt rất lớn, nên kiến
trúc cơng trình Việt Nam buộc phải chú trọng quan tâm đến phần mái. Yêu cầu tối
thiểu là mái phải dốc để thoát nước một cách tốt nhất. Ngoài ra, cấu tạo và vật liệu
làm mái phải đảm bảo khả năng chống nóng tối đa. Trước đây, người dân thường
lợp mái bằng tranh, rơm rạ hoặc mái ngói. Ngày nay, cấu tạo và chất liệu mái được
cải tiến rất nhiều, vừa đảm bảo cách nhiệt, chống thấm, vừa nhẹ nhàng, thuận lợi.
Nhìn chung hiện nay phổ biến 3 kiểu mái: mái dốc, mái dốc cách nhiệt, mái có
phun nước, đựng nước.


<i>Tường:</i> yêu cầu là tường cũng phải đảm bảo chống nóng mùa hè và chống


lạnh mùa đông. Trước đây, các ngôi nhà thường làm tường bằng đất, tuy khá hiệu
quả nhưng lại không chịu được lực của mái nhà. Hiện nay, với sự phát triển của
ngành công nghiệp xây dựng, vấn đề này được giải quyết tốt hơn. Tường được thiết
kế theo khuynh hướng tăng chiều dày để cách nhiệt, nhưng phải giảm trọng lượng
để ban ngày cách nhiệt tốt, ban đêm tỏa nhiệt nhanh. Đáp ứng yêu cầu đó, hàng
lọat vật liệu mới đã ra đời như bêtông bọt, bêtông xỉ, gốm xốp… hay gạch rỗng.
Xây dựng tường bằng gạch rỗng tạo ra chế độ cách âm, cách nhiệt lớn và giảm
trọng lượng khối xây dựng từ 30 – 35%.


Ngoài ra cịn một số giải pháp thiết kế khác nữa. Ví dụ sử dụng các phương
tiện che nắng. Nhìn chung có hai nhóm phương tiện: phương tiện cố định (hành
lang, tường hoa ….) và phương tiện không cố định (rèm cửa, mành tre …)


™ <i>Phương tiện cố định: </i>


- Ơ văng: có thể có một, hai, hay ba tầng nằm ngang hay xiên dốc. Ô văng
rất hiệu quả trong việc che ánh nắng, đồng thời ít hạn chế thơng gió và chiếu sáng
tự nhiên nên được dùng rất rộng rãi.


- Tường hoa: là những tấm che nắng có cấu tạo nhiều lỗ trống với hình dạng
phong phú. Đây là một mẫu cách tân từ những tấm phên tre, gỗ dùng trong kiến
trúc truyền thống của nước ta. Nó cũng có tác dụng che nắng, chống nóng và chói,
tuy nhiên, do làm bằng bêtơng nên nó cũng tích nhiệt khá lớn, nên chỉ bố trí ở mép
ngồi của cơng trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


™ <i>Phương tiện có thể điều khiển: </i>


Trong thiết kế cơng trình ở khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta, việc xây dựng


các phương tiện che nắng cố định là rất hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, cũng cần
thấy rằng, một trong những đặc trưng của khí hậu nước ta là tính biến động cao của
thời tiết, mưa nắng thất thường. Cho nên, khi thiết kế các giải pháp che nắng, che
mưa, chống chói cũng cần phải tạo được tính linh hoạt. Tốt nhất nên tận dụng các
phương tiện che nắng có thể điều khiển được.


<i>- Cửa chớp:</i> là loại cửa rất đặc biệt, mỗi khoang cửa có ba hay bốn cánh cửa
bằng gỗ, có lá chớp cố định, cánh cửa có thể xoay quanh bản lề trục đứng. Cửa
chớp khi lắp bên ngoài cửa kính có tác dụng che nắng rất tốt vì nó có thể điều
khiển được góc che của tấm chớp. Tuy nhiên, do không thể điều khiển hành loạt
nên nó có một số bất tiện khi sử dụng và một phần hành chế chiếu sáng tự nhiên
khi đóng lá chớp.


<i>- Cửa sập:</i> là một mơ hình cải tiến từ mẫu cửa sập tre, gỗ truyền thống. Loại
phương tiện này có khung bằng kim khí có rãnh, trong đó có màn gỗ hay kim khí có
thể kéo lên được. Khung kim khí có thể chống lên, sập xuống nhờ cấu tạo thanh
chống.


<i><b>2. Vấn đề chiếu sáng tự nhiên. </b></i>


Tác dụng nhiệt và quang của bức xạ Mặt trời được coi là yếu tố khí hậu có
ảnh hưởng lớn đến chất lượng mơi trường sinh thái trong nhà. Xét riêng về ánh
sáng tự nhiên, ngồi tác dụng cung cấp ánh sáng cho cơng trình, nó cịn có tác dụng
bảo vệ sức khỏe con người.


Đặc điểm nổi bật nhất của ánh sáng tự nhiên vùng nhiệt đới là số giờ chiếu
sáng dài (Hà Nội 1640 giờ, Vinh 1659 giờ, Lai Châu 1950 giờ), lượng ánh sáng dồi
dào và độ chói rất cao.


Trong điều kiện khí hậu đó, từ xa xưa, nhân dân ta đã thiết kế nhiều hình


thức vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên, vừa chống chói cho nhà ở như bằng rèm tre,
phên đan, hàng hiên rộng… Cách tân từ những ý tưởng đó, các cơng trình ngày nay
thường có tường hoa đặt bên ngoài hành lang thuận lợi và thẩm mỹ hơn phương
thức truyền thống rất nhiều. Ngoài ra, sử dụng những hình thức chống chói, chống
nắng trên cũng có rất nhiều tác dụng trong việc chiếu sáng tự nhiên.


<i><b>3. Tổ chức thơng gió. </b></i>


Tổ chức thơng gió cho nhà ở là tăng cường tốc độ gió và mở rộng phạm vi
diện tích có gió thổi qua trong khu vực con người sinh sống. Hiệu quả làm mát
phòng phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của khơng khí nên khi thiết kế, cần tạo
điều kiện thuận lợi cho q trình này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>a) Vị trí cửa: </i>Vị trí mở cửa khác nhau thì trường gió trong phòng cũng rất
khác nhau. Cho nên, việc chọn vị trí cửa cũng rất quan trọng. Tốt nhất nên chọn
mở cửa ra hướng có gió thịnh hành và nên bố trí cửa theo hệ thống hình tam giác
(ba cửa trên ba mặt tường) vì như thế gió ở trong phịng sẽ khơng tập trung một chỗ
mà phân bố đều, phạm vi có gió thổi qua rộng, tốc độ gió đủ lớn.


b) <i>Kích thước cửa:</i> Tỷ lệ kích thước cửa giữ một vai trị quan trọng trong việc
làm tăng lưu lượng khơng khí và tăng tốc độ gió qua phịng. Tuy nhiên, khơng thể
nói rằng cửa càng lớn càng tốt mà nó phải nằm trong một giới hạn nào đó. Chẳng
hạn khi tăng chiều cao của cửa, vận tốc khơng khí ở vùng bên trên của cửa sẽ tăng
lên nhưng ở bên dưới vận tốc sẽ giảm, gây bất lợi vào mùa hè.


Qua các quan trắc, người ta đã kết luận: để tăng cường thơng gió tự nhiên
trong phịng, chiều cao cửa sổ nên bố trí bằng 0,4 – 0,5 chiều cao của phòng, chiều
rộng lớn hơn 0,5 chiều rộng của phịng. Đó là kích thước tối ưu nhất, nó sẽ đảm bảo
cho 70% mặt sàn có luồng gió thổi qua. Riêng trong các phịng có bố trí giường
nằm thì vị trí của cửa sổ có thể thấp hơn, ngưỡng cửa cách mặt sàn 60 – 70 cm.



<i>c) Hình thức cấu tạo cửa: </i>Cấu tạo cửa cũng là một vấn đề cần lưu ý. Ngoài
tác dụng thơng gió, cần chú ý đến chức năng hạn chế tác hại của BXMT. Tuy
nhiên thực tế là khi thiết kế được các giải pháp để che nắng thì lượng khơng khí
qua phịng sẽ giảm.


Để giải quyết khó khăn đó, nước ta thường có truyền thống sử dụng bộ cửa
sổ 3 lớp: lớp kính trong cùng, lớp chấn song sắt hoa, ngoài cùng là lớp lá chớp.
Loại cửa này vừa đảm bảo thơng gió vừa đảm bảo chiếu sáng cho căn nhà. Còn
cửa ra vào thì cũng có rất nhiều hình thức đa dạng, nổi bật là cửa làm bằng gỗ. Tuy
nhiên, để nâng cao tính năng động, người ta thường sử dụng loại cửa tổng hợp: bên
ngoài là cửa sắt xếp kéo, bên trong là cửa gỗ hay có kết hợp với kính. Kiểu cửa
này cũng rất hiệu quả trong việc thơng gió.


<b>III. KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


<b>MỘT VAØI ỨNG DỤNG CỦA ĐỊA LÝ HỌC TRONG PHÁT </b>


<b>TRIỂN MƠ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Nguyễn Thị Phương.
Lớp: K30A.


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Kinh tế trang trại đã và đang là một mơ hình hoạt động hiệu quả ở nước ta
và nhiều nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp cuối năm
2000 cả nước có 113.000 trang trại, bình qn 3 – 5 ha/trang trại.



Hàng năm các trang trại tạo ra 30 vạn việc làm thường xuyên và 3 triệu
ngày công lao động thời vụ. Tiền công cho lao động thường xuyên khoảng
300.000/tháng ở miền Bắc, 600.000/tháng ở miền Nam.


Mỗi năm kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị sản lượng 12.000 tỷ đồng trong
đó 87% giá trị hàng hoá. Trong số 3.044 trang trại được điều tra, giá trị sản lượng
bình quân mỗi trang trại đạt 105 triệu đồng, trong đó trồng trọt 58%, chăn nuôi
27,3%, nuôi trồng thuỷ sản 13,7%, lâm nghiệp 1,3%.


Có được những kết quả như trên là nhờ trong những năm gần đây Nhà nước
ta đã có những chính sách hợp lý để khuyến khích mơ hình phát triển nhằm xố đói
giảm nghèo. Trong đó việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuât không thể
không kể đến, đặc biệt là những ứng dụng của Địa lý học từ khâu chọn địa điểm
lẫn q trình thực hiện sản xuất theo mơ hình trang trại.


<b>II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ </b>


Như chúng ta đã biết mục đích của sản xuất theo mơ hình trang trại là sản
xuất, nông – lâm – thuỷ hải sản theo quy mô lớn. Mức độ tập trung và chun mơn
hố cao, điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất cá thể hộ gia
đình và có thu nhập cao.


Các hình thức trang trại phổ biến của nước ta:


<i>a) Trang trại trồng trọt: </i>trong đó có
- Trồng cây lâu năm.


- Trồng cây hàng năm.
- Trồng rừng.



<i>b) Trang trại chăn ni:</i> trong đó bao gồm
- Chăn ni gia súc lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Ngồi ra cịn có các mơ hình kết hợp: VAC (vườn – ao – chuồng),VACR
(vườn – ao – chuồng – rừng).


Chính vì vậy, việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là
những thành tựu trong Địa lý học là hết sức quan trọng và tạo tiền đề để mơ hình
thực hiện thành công.


Trong khâu quy hoạch tức là thực hiện ý tưởng về 1 mơ hình trang trại của
những hộ gia đình thì việc dựa vào kiến thức và kinh nghiệm vẫn chưa đủ mà phải
dựa trên nền tảng những ứng dụng của ngành Địa lý học.


<i><b>1. Trước tiên là việc xem xét địa hình. </b></i>


Đây là yếu tố quan tâm đầu tiên tùy thuộc vào vị trí, địa hình mới có thể
phát triển trang trại phù hợp.


Với địa hình đồng bằng: đất đai tương đối bằng phẳng sẽ phù hợp với hình
thức trang trại trồng trọt trong đó chủ yếu là trồng cây hàng năm, trang trại chăn
ni trong đó chăn ni gia súc lớn, nhỏ và gia cầm, hoặc có thể kết hợp: vườn cây
kết hợp với ao thả cá và chuồng trại nuôi gia súc. Như vậy sẽ tạo nên một hệ sinh
thái khép kín với diện tích trung bình khoảng vài hec ta trở lên.


Mơ hình trên được áp dụng phổ biến các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc Đơng Nam Bộ.


Với vùng địa hình cao như đồi núi: việc phát triển mơ hình trang trại VACR
sẽ có nhiều thuận lợi và hiệu quả. Vì sử dụng được đất trồng rừng vào quy hoạch


sản xuất tránh được tình trạng đất trống đồi trọc. Tuy nhiên ta phải lưu ý đến tình
trạng đất bị xói mịn, trượt lở để có biện pháp khắc phục kịp thời.


<i><b>2. Xem xét về khí hậu. </b></i>


Các yếu tố của khí hậu như: chế độ nhiệt, ẩm, lượng mưa, chế độ mưa có
ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí cơ cấu của trang trại cũng như các loại động vật
và thực vật thích hợp. Đồng thời đảm bảo tính thời vụ để tránh tình trạng ngập úng
vào mùa mưa hoặc hạn hán vào mùa khơ.


Khác hẳn với cơng nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cịn đối với
nơng nghiệp thì lại ảnh hưởng rất lớn vào mơi trường nhất là kinh tế trang trại.
Trong quá trình sản xuất vì nó là một mơ hình mở nên gặp nhiều rủi ro do tính chất
phức tạp của khí hậu. Vì thế cơng tác dự báo rất quan trọng, vừa để điều chỉnh
đúng thời vụ vừa phòng ngừa những thiệt hại cho cây trồng lẫn vật nuôi. Chẳng
hạn như hiện tượng sương muối, áp thấp nhiệt đới, nắng hạn kéo dài. Nếu dự đoán
trước được, chủ trang trại sẽ chủ động trong việc đưa ra những biện pháp phòng
tránh và khắc phục hậu quả ngay sau đó để hạn chế thiệt hại.


<i><b>3. Về thổ nhưỡng. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


Phải đảm bảo yếu tố khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất, duy trì và bảo vệ
hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp bằng việc tận dụng đất vườn tạp,
đất hoang hoá vào sản xuất trang trại, tận dụng những vùng đất trũng phèn - mặn
thành những vùng nuôi trồng thuỷ sản. Và kết hợp với việc bảo vệ môi trường bền
vững.


<i><b>4. Thuỷ văn. </b></i>



Mơ hình trang trại ln cần có sự chủ động trong việc tưới và tiêu nước, vì
vậy cần xem xét vị trí của trang trại trong mối quan hệ với hệ thống sơng ngịi, hồ
ao. Đảm bảo các kênh dẫn nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa. Thực
hiện được tiêu chí trên đã là một phần làm nên sự thành công trong q trình sản
xuất của mơ hình kinh tế trang trại.


Có thể ở nhiều nơi chế độ nước thất thường như khu vực các tỉnh miền
Trung, vùng ven các sơng lớn thì cần xét tới yếu tố thời vụ.


<i><b>5. Về yếu tố sinh vật. </b></i>


Theo kiến thức Địa lý học thì mỗi vùng đều có những lồi thực vật, động vật
đặc trưng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Vì thế cần quan tâm
đến mối liên hệ này.


Xem xét để xác định các giống cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế. Vì trên thực tế có những loại cây chỉ phát triển ở khu vực này mà
không phù hợp với khu vực khác, chẳng hạn như hoa hồng thích hợp ở vùng có khí
hậu lạnh như ở Đà Lạt, dưa hấu nếu trồng ở vùng có nhiệt độ cao thì chất lượng
khơng đảm bảo.


Ngồi ra, để đảm bảo những giá trị về kinh tế cần chuẩn bị tốt đầu ra cho
sản phẩm sản xuất từ trang trại. Đặc biệt ở đây yếu tố thị trường đóng vai trị quan
trọng, nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình này.


Trước hết phải chú trọng mạng lưới giao thông với cơ sở hạ tầng để có thể
chuyên chở sản phẩm tới người tiêu dùng đảm bảo được nhu cầu và tính kịp thời.


Xây dựng các cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm tại chỗ khi vào mùa thu


hoạch. Hơn nữa sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đặt các cơ
sở chế biến ở những khu vực đông dân cư và tận dụng được nguồn nhân công
thường xuyên, đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm trực tiếp góp phần giảm giá
thành sản phẩm thông qua giảm cước vận chuyển.


Mạng lưới chợ nơng thơn cũng cần được củng cố và hồn thiện để thực hiện
nhiệm vụ làm đầu mối cho các sản phẩm từ mơ hình kinh tế này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>III. KẾT LUẬN </b>


Như vậy cùng với một số chính sách phát triển mơ hình kinh tế trang trại,
đặc biệt ở trong các vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì việc đưa thành tựu
của Địa lý học vào sản xuất là yếu tố tất yếu góp phần hồn thiện mơ hình và cho
giá trị kinh tế cao so với những mơ hình nhỏ lẻ khác.


Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng việc ứng dụng này cịn tùy thuộc vào tình
hình và điều kiện thực tế của từng địa phương.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Phạm Hữu Khá (2004): <i>Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội đại cương. </i>Nhà
xuất bản Giáo dục.


[2] Bộ Nông nghiệp: <i>Chiến lược phát triển nông thôn. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 </b></i>


<b>MƠ HÌNH DẠY HỌC HỆ MẶT TRỜI </b>



<i> Nhóm sinh viên thực hiện:</i> Phan Xuân Việt, lớp K29A.



<i> </i>Nguyễn Thị An Hậu<i>,</i> lớp K29A.


<b>I. SỬ DỤNG MƠ HÌNH TRONG CÁC BAØI GIẢNG </b>


<b>- Phần 1 – giảng về cấu tạo của hệ Mặt Trời:</b> qua mơ hình này giáo viên
có thể giúp học sinh dễ dàng hình thành biểu tượng về các hành tinh trong hệ về:
kích thước của chúng trong hệ, về thứ tự của chúng tính từ Mặt Trời, hình dung ra
khoảng cách của chúng đến Mặt Trời.


<b>- Phần 2 – giải thích về bản chất của hiện tượng nhật thực và nguyệt </b>
<b>thực: </b>bằng cách dùng đèn chiếu ta có thể cho học sinh thấy được bản chất của hai
hiện tượng tự nhiên kì thú này<b>. </b>


<b>- Phần 3 – giải thích về sự hình thành ngày đêm của Trái Đất:</b> bằng việc
kết hợp với đèn chiếu ta cũng dễ dàng giải thích cho học sinh hiện tượng ngày và
đêm trên Trái Đất<b>. </b>


<b>- Phần 4 – giải thích về sự hình thành các mùa trong năm trên Trái Đất:</b>


bằng cách dùng sợi dây cao su để tạo quỹ đạo tưởng tượng ta có thể giải thích sự
hình thành các mùa trong năm cho học sinh qua minh họa về quỹ đạo hình elip của
Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời<b>. </b>


<b>- Phần 5 – có thể dùng mơ hình này giải thích cho học sinh hiện tượng </b>
<b>thuỷ triều trên Trái Đất:</b> bằng cách dán trên bề mặt quả bóng đại diện cho Trái
Đất một lớp nilon màu xanh thay cho nước biển dâng cao, khi biểu diễn việc nước
biển dâng lên ta chỉ cần thổi một ít khơng khí vào là nó sẽ phình ra như có lớp nước
dâng lên thật.



<b>II. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MƠ HÌNH </b>


Vì đây là một mơ hình Địa lý cho nên tính trực quan của nó rất cao, khi dùng
trong giảng dạy ta rất dễ thu hút được sự chú ý của học sinh, hơn nữa thơng qua mơ
hình ta dễ dàng giải thích cho học sinh các hiện tượng Địa lý tự nhiên rất phong
phú, kích thích được sự tìm tịi của học sinh. Giảm bớt hình thức thuyết giảng của
giáo viên và tăng được tính chủ động hoạt động của học sinh.


Một điều đáng chú ý: đây là một mơ hình có thể lắp ráp dễ dàng nên có thể
vận chuyển đi xa được.


Kế đó là các nguyên liệu thực hiện nó rất dễ kiếm, rẻ tiền nên giáo viên có
thể thực hiện được một cách dễ dàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>III. CẤU TẠO </b>


<b>- Kích thước</b>: cao khoảng 30 cm, bán kính từ tâm mơ hình đến hành tinh xa
nhất (Diêm Vương tinh) khoảng 50 cm.


<b>- Cấu tạo</b>: khá đơn giản bao gồm, bốn bộ phận chính:


<i>1. Bệ đỡ mơ hình:</i> bệ này gồm một trục hình trụ cấu tạo bằng gỗ và ba chân
đỡ cũng cấu tạo bằng gỗ được bắt vít có để có thể mở xếp một cách dễ dàng.


<i>2. Thân mô hình:</i> gồm hai ống nhựa bán kính 27 và 34, phần thân này ngồi
tác dụng đỡ phần đầu mơ hình cịn có tác dụng làm trục quay cho hệ mơ hình


<i>3. Phần đầu mơ hình:</i> gồm một miếng gỗ được cắt hình trịn, trên đó có hệ
thống làm bệ đỡ cho các thanh nâng các hành tinh có bán kính 15cm, với bề dày
hơn 1 cm.



<i>4. Các thanh nâng hành tinh trong mơ hình:</i> các thanh này được làm bằng


thép, phần đầu thanh được uốn để gắn các trái banh là hình tượng cho các hành
tinh, phần đi được uốn để có thể gắn vào phần đầu của mơ hình .


Ngồi ra cịn có các thiết bị hỗ trợ như bóng đèn, dây, những trái banh với
kích thước khác nhau, đinh ốc …


<b>IV. CÁCH THỰC HIỆN MƠ HÌNH </b>


<b>Phần 1</b>: bệ đỡ mơ hình, để làm phần này cần thực hiện các bước sau


™ <i>Bước 1:</i> dùng ba thanh gỗ có bề dày khoảng 1,5 cm, trên đó có khoan


lỗ để gắn kết các thanh với phần trục để tạo thành phần này.


™ <i>Bước 2:</i> dùng một khúc gỗ trịn có độ dài khoảng 15 cm, trên đó cũng


khoan những lỗ để gắn các thanh trên. Phía trên của khúc gỗ được
thiết kế để gắn phần thân mơ hình.


™ <i>Bước 3:</i> dùng 3 cái đinh vít để gắn kết hai phần trên lại với nhau.


<b>Phần 2</b>: phần thân mơ hình, phần này khá đơn giản gồm hai ống nhựa có
kích thước khác nhau, ống nhỏ gắn trực tiếp vào phần đầu của phần bệ mơ hình,
ống nhựa lớn lồng vào ống nhựa nhỏ – phần cuối của nó có gắn một sợi thép để
xoay phần thân mơ hình. Ngồi ra cịn có bộ phận đỡ đầu mơ hình.


<b>Phần 3</b>: phần đầu mơ hình, phần này gồm một miếng gỗ – trên đó có đục


các lỗ có độ dài và bề rộng phù hợp với phần thanh của mơ hình. Việc tạo các lỗ
này chỉ cần dùng đục gỗ là có thể tạo thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


<b>THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG </b>


<b>TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ ĐẾN Ý THỨC </b>



<b>BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT </b>



<i>Sinh viên thực hiện:</i> Vũ Thị Bắc, lớp K29A.


<i>Giáo viên hướng dẫn:</i> ThS. Nguyễn Thị Kim Liên


<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài. </b>


Đã từ lâu vấn đề môi trường là mối quan tâm của nhiều người. Đặc biệt đối
với các nhà giáo dục thì vấn đề mơi trường lại càng quan trọng. Bởi giáo dục được
cho các em học sinh về ý thức bảo vệ mơi trường là góp phần vào việc bảo vệ
môi trường một cách hiệu quả.


Trong thực tế cuộc sống hiện nay, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong
nhà trường đã được nhiều trường học quan tâm và lồng ghép vào các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh trong các giờ học đặc biệt là giờ Địa lý. Tuy vậy đa số
các hoạt động ngoại khóa này được tổ chức với số lượng hạn chế khoảng 1 năm/1
lần.


Vấn đề đặt ra ở đây là các hoạt động ngoại khóa ít ỏi đó có đạt được mục


đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh hay không? Và nhu
cầu của các em hiện nay đối với các hoạt động ngoại khố là gì? Đó là những vấn
đề chúng ta cần tìm hiểu để đưa ra những giải pháp cho hoạt động giáo dục mơi
trường hiện nay.


<b>2. Mục đích nghiên cứu. </b>


Các mục tiêu cần đạt được trong quá trình nghiên cứu:


- Đo được sự đánh giá của các em về mức độ cần thiết của các hoạt động
ngoại khóa trong việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường.


- Đo được khả năng đáp ứng của các em đối với các hoạt động đó trong
nhà trường THPT.


- Đo được mức độ tác động của các hoạt động ngoại khóa đối với các em
học sinh.


- Rút ra những kết luận cần thiết và đưa ra đề xuất kiến nghị.


<b>3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Khách thể nghiên cứu: loại khách thể nghiên cứu là học sinh THPT thuộc
02 trường trong thành phố (trường Trung học Thực hành thuộc trường Đại học Sư
phạm, THPT Nguyễn Chí Thanh).


<b>4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>


- Do thời gian và khả năng có hạn, người nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên
cứu trên một bộ phận nhỏ học sinh THPT tại Tp. Hồ Chí Minh.



- Những đánh giá của các em học sinh mang tính chủ quan do sự cảm nhận
của từng học sinh ở từng độ tuổi, từng trường, từng khu vực khác nhau sẽ có sự
khác biệt. Cho nên tính chính xác hay tính hiệu quả là khó đánh giá vì đây chỉ là
một số lượng học sinh nhỏ không thể khái quát cho toàn bộ học sinh của cả một
khu vực lớn như Tp. Hồ Chí Minh.


- Vì đây là một đề tài nghiên cứu nhỏ và mới ở bước đầu nên người nghiên
cứu chỉ muốn tìm hiểu xem thái độ cũng như suy nghĩ của các em đối với vấn đề
giáo dục môi trường hiện nay thơng qua các hoạt động ngoại khóa. Từ những suy
nghĩ đó của các em, những giáo viên Địa lý tương lai có thể tìm hiểu và vận dụng
các phương pháp giáo dục mơi trường thích hợp với các em trong các hoạt động
ngoại khóa sau này.


<b>5. Phương pháp nghiên cứu. </b>


- Nghiên cứu lý luận: sử dụng các lý luận về môi trường để đưa ra những
nhận định về vấn đề giáo dục mơi trường thơng qua các hoạt động ngoại khóa
trong môn Địa lý.


- Điều tra: điều tra bằng bảng câu hỏi căn cứ vào các tài liệu thu thập được
từ thực tế, trên sách báo, ...


- Xử lý số liệu và hoàn tất.


Cách thức điều tra: tiến hành phát phiếu trực tiếp, hướng dẫn trả lời hợp lệ,
thời gian trả lời giới hạn (trong 10 phút).


Xử lý số liệu: dùng toán thống kê (dùng phần mềm SPSS).



<b>6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. </b>


Một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường như:
Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1948, tại cuộc họp Liên Hiệp quốc về
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Paris thuật ngữ “GDMT” được sử
dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


- Tháng 10/1975 “Hội nghị quốc tế về con người và môi trường lần 2” tổ
chức tại Belgrad (Nam Tư) UNESCO đã khởi thảo một chương trình quốc tế về
giáo dục và mơi trường (chương trình IEEP) thu hút được 130 nước tham gia. Đồng
thời UNESCO công bố hiến chương về giáo dục bảo vệ mơi trường tồn cầu (hiến
chương Belyrade), nêu lên nhu cầu cấp thiết của vấn đề giáo dục mơi trường.
Hiến chương cịn gợi ý xây dựng một chương trình giáo dục mơi trường từ hồn
cảnh thực tế. Sau đó rất nhiều hội thảo đã được tổ chức. Như tại khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương là Thái Lan (10/1976), Tại Tbilisi (CH Grudia) (10/1977) có
66 thành viên tham gia.


- Tháng 8/1987, UNESCO và UNEP (chương trình môi trường liên hiệp
quốc) tổ chức hội nghị tại Matxcơva (Liên Xô cũ) với sự tham gia của 100 nước.
Hội nghị đã đặt tên cho thập niên 1990 là thập niên tồn thế giới cho giáo dục
mơi trường.


- Ngồi ra cịn một số Hội nghị về giáo dục môi trường tại Pháp (10/1990),
tại Rio De Janero, Brazil (6/1992), các hội nghị đã thông qua chương trình hành
động của thế kỉ XXI về hoạt động giáo dục mơi trường trong đó nêu rõ cần phải
đưa giáo dục mơi trường vào chương trình đào tạo của mọi cấp học. Tại Rio,
tuyên ngôn Rio bao gồm 27 ngun tắc duy trì bảo vệ mơi trường trong tương lai.
UNICED cũng đã kí một hiệp ước về đề tài sự thay đổi khí hậu – cơng ước quốc


tế đầu tiên công nhận mối đe dọa tồn cầu Trái Đất đang nóng lên – giải quyết
quyền sở hữu tư liệu di truyền học (153 chính phủ kí kết) – các nguyên tắc về
rừng, ...


<i><b>Tại Việt Nam: </b></i>


- Năm 1962, Bác Hồ đã khai sinh “tết trồng cây”. Cho đến nay, phong trào
này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, bộ Giáo dục và đào tạo đã có
chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường.


- Giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình giáo dục từ những năm
1979 – 1980 cùng với công cuộc giáo dục trên cả nước.


- Từ năm 1986 trở đi cùng với đề tài nghiên cứu khoa học bảo vệ môi
trường, các tài liệu bảo vệ môi trường đã xuất hiện (Hoàng Đức Nhuận 1982,
Nguyễn Dược 1982, 1986, Trịnh Thị Bích Ngọc 1982, …).


- Thơng qua việc thay sách giáo khoa (cải cách giáo dục) (1986 – 1992) các
tài liệu chuyên ban và thí điểm, tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc đưa
nội dung giáo dục môi trường vào sách đặc biệt là ở mơn Sinh, Địa, Hóa, Kỹ
thuật,


- Trong kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững
của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000, giáo dục môi trường được ghi như một bộ
phận cấu thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

án quốc gia lớn nhất thực hiện đầu tiên về công tác giáo dục môi trường tại Việt
Nam thông qua tác động vào nhận thức, về giá trị, thái độ và hành vi của học sinh
đối với môi trường.



- Tiếp theo là dự án VIE/P18 về giáo dục môi trường cũng đã được triển
khai nhiều năm nay nhưng hầu hết giáo viên bậc THPT cũng như các bậc khác
chưa được huấn luyện các kiến thức và kỹ năng giảng dạy giáo dục mơi trường.


- Đã có nhiều hội thảo về xây dựng giáo trình giảng dạy giáo dục môi
trường do Vụ khoa học công nghệ Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với các
trường: Đại học Huế, Đại học Bách Khoa thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, Đại học Cần Thơ tổ chức.


- Năm 2003, Bộ đã có chủ trương thực hiện Giáo dục môi trường trong các
trường Đại học bằng việc đặt hàng các nhà nghiên cứu viết giáo trình mơi trường
cho các trường Đại học. Riêng ngành Sư phạm cũng đã có một giáo trình được
biên soạn theo nhiệm vụ khoa học cấp Bộ với đề tài: “Biên soạn tài liệu và tập
huấn về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên các trường Sư phạm”.


- Trong các giáo trình này có đề cập đến các hoạt động giáo dục mơi
trường ở ngồi lớp học (các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội,...).


- Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến tầm quan trọng của
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các cấp học và bước đầu đã đưa
giáo dục môi trường vào giảng dạy thông qua các môn học như Địa lý, GDCD,
Sinh học. Tuy nhiên việc đánh giá thực trạng tác động của các hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường đặc biệt trong các hoạt động ngoại khóa đến ý thức bảo vệ mơi
trường của học sinh vẫn chưa thực hiện. Vì vậy chúng tôi hy vọng việc đánh giá
thực trạng tác động của các hoạt động ngoại khóa đến ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh sẽ đưa ra những hướng áp dụng cho các module giáo dục môi trường
cho học sinh THPT trong giai đoạn sắp tới.


<b>II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>



<b> 1. Đối tượng điều tra: </b>


<b>Bảng 1: Giới tính</b>


<b>Giới tính </b> <b>Tần số </b> <b>Phần trăm (%) </b>


Nam 37 31,4
Nữ 81 68,6


<b>Tổng cộng </b> 118 học sinh 100


<b>Bảng 2: Năm học </b>


<b>Lớp </b> <b>Tần số </b> <b>Phần trăm (%) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


<b>Tổng cộng </b> 118 học sinh 100


Bảng 1 và 2 phía trên cho chúng ta các số liệu thống kê về giới tính nam
nữ cũng như các năm học điều tra tại 2 trường THPT trong Tp. Hồ Chí Minh. số
lượng học sinh nữ chiếm 68,6 %. Số lượng học sinh lớp 12 là nhiều nhất chiếm
37,3 %. Tuy nhiên số lượng học sinh các khối chênh lệch nhau khơng nhiều đảm
bảo tính cân đối ở mỗi khối khi lấy ý kiến.


<b>2. Đánh giá các hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh: </b>
<b>Bảng 3: Các hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh </b>


<b>Nội dung nhận định: </b>



<b>Hoạt động ngoại khóa nào thu hút được bạn </b>


<b>Số phiếu/ </b>


<b>118 phiếu </b> <b>% Haïng </b>


Tham quan các địa điểm tự nhiên (núi, rừng, biển) <sub>110 93,2 1 </sub>
Quan sát các hiện tượng diễn ra xung quanh (mưa, gió, bão …) <sub>10 8,5 </sub><sub>2 </sub>
Tham gia các hoạt động diễn ra tại trường như trồng cây,


chăm sóc cây xanh, giữ vệ sinh môi trường học đường.. 3 2,5 4


Các hoạt động khác <sub>7 5,9 </sub><sub>3 </sub>


Khi được hỏi về các hoạt động ngoại khóa thu hút được các em học sinh
nhiều nhất trong số các hoạt động liệt kê trong phiếu các em đều chọn hoạt động
tham quan các địa điểm tự nhiên (núi, rừng, biển…). Số phiếu chọn là 110/118
chiếm 93,2 %. Trong câu hỏi này các em được chọn các hoạt động mình u thích
để đánh dấu nhưng đa số các em đều thống nhất chọn hoạt động tham quan các
địa điểm tự nhiên. Có lẽ đây là hoạt động thu hút các em nhất. Bởi tâm lý của lứa
tuổi này là thích khám phá và tìm hiểu. Các buổi tham quan xa sẽ tạo điều kiện
cho các em tìm hiểu thực tế nhiều hơn là các hoạt động khác. Qua bảng 3 chúng
ta cũng có thể thấy là số phiếu thăm dò các em chọn các hoạt động khác là rất ít.
Ví dụ hoạt động quan sát các hiện tượng diễn ra xung quanh chỉ có 10 phiếu chọn
và tham gia các hoạt động diễn ra tại trường chỉ có 3/118 phiếu chọn. Điều đó
chứng minh một thực tế nhu cầu về các hoạt động ngoại khóa của các em học sinh
trong lứa tuổi này là rất lớn. Đặc biệt là các chuyến đi chơi xa, tham quan các địa
điểm tự nhiên.


<b>3. Tìm hiểu số lượng của các hoạt động ngoại khóa: </b>



<b>Bảng 4: Số lượng của các hoạt động ngoại khóa </b>
<b>Nội dung nhận định: </b>


<b>Trường bạn tổ chức các hoạt động ngoại </b>
<b>khóa mấy lần trong năm? </b>


<b>Số phiếu </b> <b>%/118 </b>


Một lần 66 55,9


Hai laàn 15 12,7


Ba laàn 0 0


Bồn lần 2 1,7


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Ý kiến khác 22 18,6


<i><b>Tổng cộng </b></i> <sub>(3 phiếu để trống) </sub>118


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


Đánh giá mức độ cần thiết của mỗi hoạt động và mức độ đáp ứng của học
sinh đối với từng hoạt động.


<b>Bảng 5: Mức độ cần thiết của mỗi hoạt động: </b>


<b>Nội dung nhận định</b> <b>Mean Std Mức độ cầân <sub>thiết </sub></b> <b><sub>hạng </sub>Thứ </b>



Tham quan các khu sinh thái như rừng ngập mặn


để tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn 2,97 0,762 Cần thiết 1
Đi thực tế bờ biển khảo sát các sự thay đổi của


bờ biển do tác động của ô nhiễm biển 2,81 0,969 Cần thiết 4
Quan sát, ghi nhận thực tế ô nhiễm từ nơi bạn ở. <sub>2,61 1,177 Cần </sub><sub>thiết 7 </sub>
Tham quan, khảo sát các nơi ô nhiễm nước của


thành phố như các con kênh, các bãi rác 2,34 1,200 Vừa phải 13
Ghi nhận tình trạng ơ nhiễm khơng khí trong giờ


kẹt xe. 2,50 1,160 Cần thiết 10


Ghi nhận tình hình giữ gìn vệ sinh mơi trường nơi


bạn đang học 2,62 1,057 Cần thiết 6


Ghi nhận tác động của ô nhiễm đến các hoạt


động học tập vui chơi của bạn 2,92 3,033 Cần thiết 3
Tìm hiểu các loại bệnh gây ra do tình trạng ơ


nhiễm 2,92 0,907 Cần thiết 2


Làm báo cáo về thực trạng ô nhiễm của thành


phố hiện nay 2,32 1,105 Vừa phải 14


Hoạt động ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy



tình nguyện về giữ gìn vệ sinh mơi trường 2,43 1,074 Vừa phải 11
Tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự mỹ quan


đơ thị của thành phố 2,55 1,001 Cần thiết 8
Nhắc nhở các bạn mình tham gia giữ gìn vệ sinh. <sub>2,70 1,147 Cần </sub><sub>thiết 5 </sub>
Tham gia đội bảo vệ môi trường của trường, của


khu phố 2,01 1,173 Vừa phải 15


Tuyên truyền vận động gia đình và mọi người


cùng tham gia giữ gìn vệ sinh mơi trường 2,53 1,152 Cần thiết 9
Tham gia bảo vệ môi trường thơng qua các hoạt


động ngoại khóa như dọn dẹp vệ sinh trường


học 2,42 1,120 Vừa phải 12


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

em, đều nằm trong khn khổ các hoạt động giáo dục mơi trường có thể thực hiện
lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa trong mơn Địa lý mà các em đang học.


Trong bảng số 5 có hai thơng số chúng tơi đã xử lí đó là Mean (trị số trung
bình) và Std (độ lệch chuẩn). Dựa vào các thông số này chúng tôi sắp xếp thứ tự
các hoạt động từ mức cần thiết đến mức vừa phải. Có 10 hoạt động được các em
cho là các hoạt động cần thiết phải làm trong giờ ngoại khóa. Và có lẽ đây cũng
là những hoạt động hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của các em nhiều nhất. Xếp
đầu tiên trong bảng xếp hạng là hoạt động tham quan các khu sinh thái như rừng
ngập mặn để tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tiếp theo là tìm hiểu các
loại bệnh gây ra do ô nhiễm cũng tạo hứng thú đối với các em. Ba hoạt động tiếp


theo xếp trong năm hoạt động đó là: ghi nhận tác động ơ nhiễm, đi thực tế khảo
sát bờ biển, nhắc nhở các bạn mình tham gia giữ gìn vệ sinh. Nhìn vào 10 hoạt
động mà các em cho là cần thiết chúng ta có thể thấy các em đã và đang quan
tâm rất lớn đến hoạt động bảo vệ môi trường. Các hoạt động này vừa gần gũi lại
vừa quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em như nhắc nhở các bạn
mình cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, tuyên truyền cho gia đình và mọi người cùng
tham gia thực hiện giữ gìn vệ sinh mơi trường là hoạt động các em có thể thực
hiện. Bên cạnh đó là các hoạt động mang tính khảo sát, ghi nhận thực tế cũng thu
hút các em rất nhiều như tham quan rừng sinh thái, khảo sát bờ biển, quan sát ghi
nhận tại địa phương, tại trường học …. Bên cạnh đó chúng ta cũng xem xét các
hoạt động đối với các em cho là hoạt động vừa phải bao gồm: hoạt động ngày chủ
nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện, dọn dẹp vệ sinh trường học, tham quan các
khu ô nhiễm nước của thành phố, làm báo cáo thực trạng ô nhiễm và cuối cùng
(xếp thứ hạng 15) là tham gia đội bảo vệ môi trường của trường hay khu phố. Hai
hoạt động đầu tiên các em cho là vừa phải chúng ta có thể hiểu được. Bởi vì thực
tế cho thấy hầu hết hiện nay khi nhắc đến hoạt động bảo vệ môi trường tại các
trường học chúng ta thường hay thấy các hoạt động dọn dẹp vệ sinh. Các hoạt
động này đã quá quen thuộc với các em. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ dừng
trong một thời gian ngắn: một ngày, một tuần… nó chưa tác động thực sự đến ý
thức bảo vệ môi trường của học sinh. Đôi khi gây tác dụng ngược tạo cảm giác
chán nản của học sinh vì năm nào cũng chỉ có những hoạt động đó.


Ngược lại với ba hoạt động cịn lại mà các em xếp cuối đó là những hoạt
động khơng khả thi ở lứa tuổi các em như làm báo cáo ô nhiễm hay tham gia đội
bảo vệ môi trường của trường hay khu phố. Điều đó có thể chấp nhận trong thực
tế hiện tại. Nhưng trong tương lai khi giáo dục môi trường đã trở nên quen thuộc
trong học đường thì những hoạt động này sẽ có tác động rất lớn đối với các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>



<b>Bảng 6: Mức độ đáp ứng của bản thân </b>


<b>Nội dung nhận định </b> <b><sub>Mean </sub></b> <b><sub>Std </sub></b> <b>Mức độ </b>


<b>đáp ứng </b>
<b>Thứ hạng</b>
<b>(theo </b>
<b>Mean) </b>
<b>Thứ hạng </b>
<b>(mức cần </b>
<b>thiết) </b>


Tham quan các khu sinh thái như rừng ngập
mặn để tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập
mặn


2,47 1,091 Trung <sub>bình </sub> 2 1
Đi thực tế bờ biển khảo sát các sự thay đổi


của bờ biển do tác động của ơ nhiễm biển 2,34 1,141
Trung


bình 3 4


Quan sát, ghi nhận thực tế ô nhiễm từ nơi


bạn ở. 1,98 1,225


Trung



bình 11 7


Tham quan, khảo sát các nơi ô nhiễm nước


của thành phố như các con kênh, các bãi rác 1,60 1,253 Trung bình 15 13
Ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí trong


giờ kẹt xe. 1,78 1,239


Trung


bình 13 10


Ghi nhận tình hình giữ gìn vệ sinh mơi


trường nơi bạn đang học 2,33 1,125 Trung bình 6 6
Ghi nhận tác động của ô nhiễm đến các


hoạt động học tập vui chơi của bạn 2,31 1,062 Trung bình 7 3
Tìm hiểu các loại bệnh gây ra do tình trạng


ô nhiễm 2,38 1,096


Trung


bình 4 2


Làm báo cáo về thực trạng ơ nhiễm của


thành phố hiện nay 1,91 1,255


Trung


bình 12 14


Hoạt động ngày chủ nhật xanh, ngày thứ
bảy tình nguyện về giữ gìn vệ sinh mơi


trường 2,12 1,224


Trung


bình 9 11


Tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự mỹ


quan đô thị của thành phố 2,07 1,109
Trung


bình 10 8


Nhắc nhở các bạn mình tham gia giữ gìn vệ


sinh. 2,55 2,351 Cao 1 5


Tham gia đội bảo vệ mơi trường của trường,


của khu phố 1,78 1,259


Trung



bình 14 15


Tuyên truyền vận động gia đình và mọi
người cùng tham gia giữ gìn vệ sinh mơi
trường


2,38 1,223 Trung <sub>bình </sub> 5 9
Tham gia bảo vệ môi trường thông qua các


hoạt động ngoại khóa như dọn dẹp vệ sinh


trường học 2,18 1,149


Trung


bình 8 12


Sau khi xem xét các em đánh giá mức độ cần thiết của các hoạt động
chúng ta sẽ quan sát bảng số 6 để thấy mức độ đáp ứng của các em đối với các
hoạt động trên như thế nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Nhìn vào bảng số 6 chúng ta có thể nhận thấy mức đáp ứng cao nhất đối
với hoạt động nhắc nhở các bạn tham gia giữ gìn vệ sinh (mean: 2,55). Trong khi
đó ta có thể thấy hoạt động các em ưa thích là tham quan các khu sinh thái mức
đáp ứng chỉ là thứ hai mức trung bình mà thơi (mean: 2,47). Như vậy có một sự
thay đổi ở đây, mặc dù hoạt động ưa thích nhất nhưng đối với các em mức đáp
ứng là chưa nhiều. Và hoạt động đứng thứ 5 trong mức cần thiết thì các em có thể
đáp ứng ngay lập tức. Điều này có thể hiểu là đối với các hoạt động tham quan thì
cần thời gian và sức khỏe nhiều hơn hoạt động nhắc nhở các bạn tham gia giữ gìn
vệ sinh. Và hoạt động này các em cũng đã từng thực hiện rồi nên sẽ dễ tiến hành


hơn. Đa số các hoạt động còn lại các em chỉ đáp ứng ở mức trung bình mà thơi. 10
mức đáp ứng đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy đó là các hoạt động mà các em
đã từng thực hiện thuần thục khi được giáo dục về môi trường trong học đường
như hoạt động ngày chủ nhật xanh, dọn dẹp vệ sinh trường lớp, tuyên truyền vận
động gia đình tham gia giữ gìn vệ sinh,... Bên cạnh đó vẫn có những hoạt động
chưa được tổ chức trong các buổi ngoại khóa nhưng các em vẫn cho rằng mình có
thể thực hiện được nếu hoạt động đó được tổ chức như: tham quan khu sinh thái, đi
thực tế bờ biển, tìm hiểu các loại bệnh gây ra do ô nhiễm… Điều này cho thấy các
em rất mong muốn được tham gia các hoạt động ngoại khóa trong trường học đặc
biệt các hoạt động có tác động đến ý thức bảo vệ mơi trường.


Các mức đáp ứng cịn lại nằm trong các hoạt động như đã phân tích ở trên
là khó thực hiện đối với các em như: tham quan, khảo sát các nơi ô nhiễm, ghi
nhận tác động ô nhiễm, làm báo cáo ô nhiễm, tham gia đội bảo vệ môi trường.


Tác động của các hoạt động ngoại khóa đến ý thức bảo vệ mơi trường của
các em học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


<b>Biểu đồ thể hiện đánh giá của các em học sinh khi tham </b>
<b>gia các hoạt động ngoại khóa</b>


<b>51.65%</b>


<b>22.49%</b> <b>1.67%</b>


<b>7.52%</b>
<b>16.67%</b>



<b>hào hứng, hấp dẫn</b> <b>bình thường</b> <b>chán nản, khơng thú </b>


<b>chưa có gì đặc sắc</b> <b>ý kiến khác</b>


<b>Kết quả của các hoạt động ngoại khóa </b>


<b>36</b>
<b>8</b>
<b>63</b>
<b>10</b>
<b>3</b>
<b>0</b>
<b>10</b>
<b>20</b>
<b>30</b>
<b>40</b>
<b>50</b>
<b>60</b>
<b>70</b>
<b>có, rất</b>
<b>nhiều</b>
<b>hồn tồn</b>
<b>khơng</b>


<b>có một ít</b> <b>ý kiến</b>
<b>khác</b>


<b>phiếu</b>
<b>trắng</b>



<b>Biểu đồ cột thể hiện tác động của các hoạt động ngoại khóa đến ý thức </b>
<b>bảo vệ mơi trường của học sinh</b>


<b>có, rất nhiều</b>
<b>hồn tồn khơng</b>
<b>có một ít</b>
<b>ý kiến khác</b>
<b>phiếu trắng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Tổng hợp các ý kiến của các em về hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay
tại TP.HCM:


- Nhắc nhở những người xung quanh không được vứt rác bừa bãi.


- Trong trường học cần có các hoạt động ngoại khóa gây hứng thú hơn nữa
đối với vấn đề giáo dục môi trường chứ không đơn thuần là những hoạt động như
hiện nay.


- Tăng cường các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Tăng cường thùng rác trong thành phố, trong trường học.


- Phân loại rác thải để dễ dàng xử lí và tái sử dụng.


- Giảm thiểu việc đi xe máy, tăng cường đi xe bus để giảm ơ nhiễm khơng
khí.


- Trồng thêm nhiều cây xanh, xây dựng nhiều công viên trong thành phố.
- Lập nhóm bảo vệ mơi trường để nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường.
- Giải quyết những hậu quả do ơ nhiễm mơi trường tạo ra. Vì bảo vệ mơi
trường khơng có nghĩa là chỉ hướng tới những gì chúng ta chưa làm được mà cịn


là khắc phục những điều chúng ta đã làm sai.


- Xử phạt thật nặng đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường (xả rác,
tiểu tiện bừa bãi…)


<b>III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ </b>


Từ những số liệu cũng như các ý kiến của các em học sinh mà người
nghiên cứu thu thập được, xin rút ra một số kết luận sau đây:


- Các em học sinh bị thu hút bởi các hoạt động ngoại khóa ngồi trường học
(như tham quan các địa điểm tự nhiên) nhiều hơn các hoạt động diễn ra trong
trường học.


- Các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường chưa được tổ chức
thường xuyên tại trường học. Số lượng các hoạt động hiện nay rất hạn chế.


- Các hoạt động ngoại khóa hiện nay được các em đánh giá là cần thiết đa
số là các hoạt động có thể thực hiện được trong chương trình mơn Địa lý để giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em một cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i><b>Khoa Địa lý </b></i> <i><b>Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006</b></i>


- Thực tế hiện nay cho thấy những tác động của các hoạt động ngoại khóa
đến ý thức bảo vệ mơi trường của các em là không nhiều. Hầu hết chỉ là các hoạt
động diễn ra với ý nghĩa phong trào chưa tác động mạnh đến ý thức của các em,
cho nên chưa đạt được hiệu quả cao.


Từ những ý kiến của các em, chúng ta nên nhìn nhận thực trạng của vấn đề
giáo dục môi trường hiện nay trong trường THPT. Giáo dục môi trường thực chất


vẫn nằm trên sách vở nhiều hơn đi sâu vào trong thực tế. Các em học sinh rất cần
người hướng dẫn cho mình cách ứng xử đúng đắn đối với môi trường hiện nay.Đặc
biệt đối với các sinh viên khoa Địa lý cần phải có sự tìm tịi và tự trang bị cho
mình những kiến thức mới về bảo vệ môi trường. Để khi ra trường các bạn sẽ là
những người giáo viên tương lai vừa nắm vững kiến thức vừa biết vận dụng các
kiến thức về giáo dục mơi trường vào trong tình hình thực tế của từng nơi, tạo
hứng thú cho các em đối với môn học và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
các em thông qua các hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Đề tài cấp Bộ: <i>Biên soạn tài liệu và tập huấn về giáo dục bảo vệ môi </i>


<i>trường Sư phạm</i> (mã số: B2001 - 23 -23 - TĐ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM)


(9/2004)


[2] Khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng hệ thống modun giáo dục môi trường
qua môn Địa lý 12”, Phạm Thị Bình.


[3] Đề tài: “Thực trạng nhận thức về môi trường và việc bảo vệ môi trường
của thanh thiếu niên phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM, ThS. Lê Thị Minh
(9/2004).


[4] Đề tài: “Điều tra việc giáo dục môi trường thông qua bộ môn Sinh lớp 11
trường THTH Đại học Sư phạm TP.HCM”, ThS. Lê Thị Minh (9/2003)


[5] Đề tài: “Xây dựng chương trình và hình thức giáo dục mơi trường trong
các trường ĐHSP nước ta thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, TS.
Phạm Xuân Hậu (in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa Địa lý năm 2004).



[6] Đề tài: “Vệ sinh môi trường trường học ở quận 8 TP.HCM”, GS.TSKH
Lê Huy Bá – Nguyễn Thị Trốn – Đinh Thị Thu Mai. (in trong kỷ yếu Hội thảo
khoa học khoa Địa lý năm 2004).


[7] Đề tài: “Những khả năng khai thác kiến thức giáo dục môi trường từ
sách giáo khoa THPT”, ThS. Ngô Thị Lan.


[8] Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1999.


[9] Giáo trình: <i>Đo lường và đánh giá kết quả học tập</i>, Khoa Tâm lý Giáo dục
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.


</div>

<!--links-->

×