Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong on tap dien dan dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.54 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ƠN TẬP THCS</b>


<b>Câu 1: Cho biết tính ưu việt của điện năng trong sản xuất, truyền tải và sử dụng .</b>
a.Sản xuất: Máy phát điện có thể hoạt động bằng nhiều nguồn năng lượng khác
như : khí đốt, dầu hỏa, than đá, sức nước, sức gió …


b.Truyền tải: Dòng điện truyền tải rất nhanh qua hệ thống đường dây và mạng
điện. Vận tốc lan truyền của dòng điện khoảng 300.000 km/giây, tương đương vận tốc
ánh sáng.


c.Sử dụng: Điện năng dễ chuyển sang các dạng năng lượng khác như:
- Chuyển thành cơ năng qua các loại động cơ điện.


- Chuyển thành nhiệt năng qua bàn là, bếp điện …
- Chuyển thành quang năng qua các loại đèn điện.


<b>Câu 2 : Nêu ý nghĩa của sự tiết kiệm điện và các biện pháp thực hành tiết kiệm.</b>


Sử dụng điện một cách hợp lý là trách nhiệm của mọi người, tiết kiệm điện khơng chỉ
vì kinh tế mà cịn góp phần tạo sự ổn định cho nguồn điện.


Muốn tiết kiệm điện năng cần lưu ý:


1. Chọn đồ dùng điện có cơng suất phù hợp và sử dụng hết công suất đã chọn.
2. Chọn đúng tiết diện và loại dây dẫn điện.


3. Giảm bớt thời gian tiêu thụ điện năng vơ ích.


4. Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về điện như : quá tải , rò điện …
<b>Câu 3: Nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện. </b>



-Đặc điểm của nghề điện:


+Các công việc về điện rất đa dạng như : thiết kế, sản xuất, đo lường, lắp đặt, sửa
chữa, quản lý, vận hành…


+Trong lao động người thợ điện thường tiếp xúc với những nguồn điện nguy hiểm,
những bản vẽ kỹ thuật điện, những thiết bị đo đạt chính xác và hiện đại…


-Yêu cầu đối với nghề điện:


+Trình độ văn hố đủ để tiếp thu những kiến thức về điện và cơ khí.
+Có đủ kỹ năng hành nghề về điện và cơ khí.


+Có đầy đủ sức khỏe. Không bệnh tật về huyết áp, tim mạch…
<b>Câu 4 : Nêu những nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện.</b>


-Chạm trực tiếp vào vật mang điện: Chỉ xảy ra khi ta chạm trực tiếp vào vật mang điện
như : dây trần, vỏ máy bằng kim loại bị rò điện hoặc chi tiết của thiết bị có lớp bọc cách
điện khơng tốt.


-Phóng điện hồ quang: Chỉ xảy ra khi ta đến quá gần phần mang điện cao áp, dịng điện
có thể đánh thủng lớp cách điện để chạy qua người.


-Điện áp bước: Là điện áp giữa hai bước chân khi ta đứng trong vùng điện cao áp chạm
đất như cây xanh chạm vào dây cao áp, cọc tiếp đất của chống sét lúc đang chịu sét … thì
điện áp giữa hai bước chân có thể đạt mức nguy hiểm.


<b>Câu 5 : Nêu biện pháp an toàn trong lắp đặt điện.</b>


- Cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với nhau; giữa phần mang điện và


phần không mang điện như trụ điện, nhà cửa , vỏ máy …


- Che chắn cẩn thận những bộ phận nguy hiểm như ổ cắm, cầu dao, cầu chì, cơng
tắc, mối nối dây …


- Tuyệt đối khơng dùng dây trần dẫn điện trong nhà .


- Thực hiện nối đất hoặc nối trung hòa theo đúng chỉ dẫn của thiết bị, cọc và dây
tiếp đất phải đúng quy cách.


<b>Câu 6 : Nêu biện pháp an toàn trong sửa chữa điện.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Trường hợp bắt buộc phải sửa chữa khi có điện, nhất thiết phải trang bị đầy đủ thiết
bị an toàn điện như : ủng, yếm, bao tay cách điện, đồ dùng cầm tay cách điện.


-Nơi làm việc phải đủ rộng để tránh va chạm vào các vật mang điện.
<b>Câu 7 : Trình bày phương pháp cấp cứu ngay khi nạn nhân bị điện giật.</b>
-Tìm cầu dao, cầu chì nơi gần nhất để cắt nguồn điện.


-Trường hợp không cắt được điện, có thể dùng sào gỗ khơ gạt dây dẫn điện đang tiếp
xúc ra khỏi cơ thể nạn nhân.


-Nếu là nguồn hạ áp từ 220V trở xuống có thể tranh thủ kéo nạn nhân ra khỏi nguồn
điện. Người cứu phải được cách điện với mặt đất, dùng vật cách điện lót tay kéo nạn nhân
ra khỏi vùng nguy hiểm.


-Trường hợp nạn nhân ở trên cao, cần có biện pháp an tồn, phịng khi thốt ra khỏi
nguồn điện nạn nhân không bị rơi từ trên cao xuống.


<b>Câu 8: Trình bày cách sử dụng và bảo quản máy biến áp dùng trong gia đình.</b>


Muốn máy biến áp sử dụng được bền lâu ta cần lưu ý các nguyên tắc sau :
-Điện áp của cuộn sơ cấp phải phù hợp với điện áp nguồn .


-Công suất định mức của máy phải lớn hơn hoặc bằng công suất phụ tải.
-Kiểm tra kỹ thuật của máy nếu thấy nóng bất thường.


-Lắp thiết bị bảo vệ quá tải, quá điện áp cho máy.


-Đặt máy nơi khơ ráo, thống, ít bụi và giữ máy luôn được sạch .


<b>Câu 9: Trình bày cơng dụng và cấu tạo của máy biến áp một pha dùng trong gia đình.</b>
-Cơng dụng : Máy biến áp 1 pha dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1
pha.


-Cấu tạo máy biến áp có 3 phần chính : lõi thép, dây quấn và vỏ máy.


+Lõi thép : Có kiểu lõi và kiểu bọc, đều được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện.
Lõi thép được dùng làm mạch từ và làm khung quấn dây.


+Dây quấn : Là dây điện từ bằng đồng hoặc nhôm được quấn quanh lõi thép, Các
vòng dây quấn được cách điện với nhau và cách điện với lõi. Dây quấn có 2 cuộn: cuộn
nối với nguồn gọi là sơ cấp, cuộn nối với phụ tải gọi là thứ cấp.


+Vỏ máy : Dùng để bảo vệ dây quấn và lắp các đồng hồ đo điện, công tắc, đèn báo,
rơ le bảo vệ, ổ cắm điện, các cọc đầu dây...


<b>Câu 10: Trình bày nguyên lý hoạt động của máy biến áp 1 pha.</b>


Máy biến áp làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi nối cuộn sơ cấp vào
nguồn điện xoay chiều có điện áp U1, dịng điện I1 chạy trong cuộn sơ cấp làm phát sinh



trên lõi thép một từ thơng biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thơng này móc vịng
sang cuộn thứ cấp làm sinh ra sức điện động cảm ứng E2, đồng thời sinh ra trong cuộn sơ


cấp sức điện động tự cảm E1 . Khi nối phụ tải vào thứ cấp sẽ sinh ra dòng điện I2 và điện


áp ở 2 đầu phụ tải là U2 .


<b>Câu 11: Trình bày cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1 pha.</b>
Động cơ không đồng bộ 1 pha được cấu tạo từ 2 phần chính.
1. Sato ( phần cảm) : Là phần cố định, có cấu tạo như sau:


- Lõi thép : có hình vành khăn, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, mặt
trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn stato.


- Dây quấn : là dây điện từ bằng đồng, thường có 2 cuộn. Cuộn làm việc và cuộn
khởi động. Dây quấn được cách điện với nhau và cách điện lõi thép.


<b> </b> 2. Rôto (phần ứng) : là phần quay, có cấu tạo như sau:


- Lõi thép : là khối thép hình trụ, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, trên
mặt có xẻ rãnh để đặt dây quấn rôto.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 12: Trình bày nguyên tắc sử dụng và bảo quản máy bơm nước.</b>
a.Sử dụng :


-Điện áp định mức của động cơ phải phù hợp với điện áp nguồn.
-Nối đất vỏ bơm bảo vệ an toàn cho người sử dụng.


-Giữ cho bầu bơm và ống đáy ln đầy kín nước, khơng có bọt khí.


-Đặt bơm nơi khơ ráo, thống, ít bụi.


b.Bảo quản :


-Chú ý chống ẩm những phần mang điện của bơm.


-Định kỳ vệ sinh, bảo dưỡng và kiểm tra hoạt động của bơm.
<b>Câu 13: Trình bày cách sử dụng và bảo quản quạt điện. </b>


a.Sử dụng :


- Điện áp định mức của động cơ phải phù hợp với điện áp nguồn.


- Đối với quạt bàn phải đặt vững chắc tránh rơi rớt, va chạm trước khi đóng điện.
- Đối với quạt trần phải treo vững chắc, không đảo, không lắc khi hoạt động.
<b> b.Bảo quản :</b>


- Đặt quạt nơi khơ ráo, thống, ít bụi.


- Định kỳ bảo dưỡng, làm vệ sinh và bôi trơn cho động cơ.


<b>Câu 14: Trình bày nguyên tắc sử dụng, bảo quản máy sấy tóc cầm tay. </b>
a.Sử dụng :


-Điện áp định mức của máy phải phù hợp với điện áp nguồn.
-Không cho máy làm việc trong thời gian dài.


-Không chạm vào các bộ phận bên trong vỏ máy khi máy có điện.
-Tránh văng nước vào máy nhất là khi đang hoạt động.



b.Bảo quản:


-Máy phải được bảo quản nơi khô ráo.


-Định kỳ kiểm tra an toàn điện và hoạt động của máy.
<b>Câu 15: Cho biết đặc điểm của mạng điện sinh hoạt.</b>


Là mạng điện hạ thế xoay chiều 1 pha, có điện áp từ 220V trở xuống. Trong đó có 1
dây pha và 1 dây trung hòa.


Mạch điện sinh hoạt được chia làm 2 phần: Mạch chính là mạch dây lớn giữ vai trò
cung cấp. Mạch nhánh là mạch đi đến các thiết bị điện, đồ dùng điện.


<b>Câu 16: Hãy vẽ những ký hiệu quy ước sau: </b>


Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện, cơng tắc thường, cơng tắc 3 cực, đèn trịn, dây chéo khơng
nối, dây chéo có nối, đèn huỳnh quang, tắc te, chấn lưu, chuông điện.


<b>Câu 17: Nêu các yêu cầu khi thực hiện mối nối dây dẫn điện.</b>


- Yêu cầu kỹ thuật : Mối nối phải chặt, dẫn điện tốt, chịu được lực căng dây.
- Yêu cầu mỹ thuật : gọn , đẹp.


- Yêu cầu an toàn điện : bọc cách điện cẩn thận.


Muốn đạt các yêu cầu trên ta phải cạo thật sạch lõi dây, thực hiện đúng quy cách
từng loại mối nối, xoắn chặt đủ số vòng theo qui định và bọc cách điện cẩn thận.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×