Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số di tích ở Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.79 KB, 15 trang )

Đình Nhu Thượng






Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại
Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà
Đường ở thế kỷ VIII


Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở
đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng
thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng
cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên
Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn
gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau
một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi
nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng
nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình
được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng
thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu Điều.

Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận
xã Quốc Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em.
Tương truyền đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm
lịch hàng năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội.

Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô
kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời


Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề
thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian
tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861).

20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường,
nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông.

Lễ hội Đình Nhu Thượng diễn ra và ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng 3 Âm lịch, để
ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt của nghĩa quân, do hai chị em họ Mai chỉ huy và anh dũng hy
sinh vì nước.

Ngoài đám rước của dân làng, từ miếu Đôi, miếu Một về Đình, sau nghi thức tế thần làng
và hàng loạt các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội như: đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt, thi
cầu thùm...tổ chức tại sân đình. Đình Nhu Thượng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa năm 1991.


Theo haiphong.gov.vn


Hội Đình Nhu Thượng



Thời gian : 06/03 đến 08/03 Âm lịch


Địa chỉ : Xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Tp. Hải Phòng.
Lễ hội tưởng nhớ Mai Thị Câu, Mai Kỳ Sơn, hai chị em ruột (con Mai Hắc Đế).


Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại
Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà
Đường ở thế kỷ VIII


Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân
thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan.
Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm
quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh
tác. Sau một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa,
Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ
Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng
quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu
Điều.


Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc
Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em. Tương truyền
đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng
năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội.

Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô kiến trúc bề
thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế
kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đi

Phủ Thượng Đoạn

Phủ Thượng Đoạn nằm trên đất xã Đông Hải, huyện An Hải, cách nội thành Hải Phòng
chừng 8 km về phía Đông. Đây là nơi thờ mẫu, một trong "tứ linh từ" theo tín ngưỡng
của người Việt.


Phủ Thượng Đoạn là một kiến trúc cổ tương đối quy mô, mặt quay về hướng Nam trong
tư cách "Thánh nhân nam điện nhứ thinh thiên hạ" nghĩa là: thánh nhân ngồi quay hướng
Nam mà nghe thiên hạ tâu bày. Đây là một hướng đề cao chúa Liễu.

Mở đầu cho phủ là một giếng nước, điểm tụ thuỷ, nhằm tích phúc cho thế đất. Điện thờ
chính ba lớp có cấu trúc hình "tiền nhất hậu đinh". Toà ngoài 5 gian là nơi tập trung nghệ
thuật chạm khắc các vì nóc, cốn, mè, xà bẩy, lá gió...là chỗ để thể hiện các đề tài hổ phù,
một biểu tượng cầu phồn thực, các hình rồng, phượng, hàm thú, hàm đào nhằm đề cao
thánh nhân, cầu sự sang quý, trừ tà. Hình lân hý cầu, đồ bát bửu, cỏ cây, hoa quả
thiêng...được tạo bởi sự phối hợp giữa các mảng to nhỏ, nông sâu, thủng mộng khác nhau
tạo nét hoành tráng cho một chỉnh thể nghệ thuật.

Mẫu được thờ ở toà hậu cung dưới dạng tam phủ hay còn gọi là Tam toà thánh mẫu với
Mẫu thượng thiên hoá thân thành chúa Liễu ngồi ở trung tâm, bên trái là Mẫu đệ nhị -
thượng ngàn phủ, bên phải là Mẫu đệ tam, thoải phủ. Đây là bàn thờ Mẫu thuộc hệ sáng
tạo, có thể hiểu rằng: Mẫu Thiên là lực lượng sáng tạo ra trời và đặt quy luật vận hành
của vũ trụ như mây, mưa, sấm, chớp. Người xưa mong được thiên thời mà thờ Mẫu. Mẫu
thượng ngàn sáng tạo ra rừng núi, nguồn của cải vô biên ban phát cho đời sống con
người. Thế giới này còn là nơi chuyển tiếp cho các kiếp đời đã qua để thành cô, thành
cậu. Như vậy, Mẫu đệ nhị đã như một biểu hiện rất cao về tinh thần nhân đạo của người
Việt, vừa lo toan cho người sống, vừa lo cho người đã khuất. Mẫu Thoải là lực lượng
sáng tạo ra nguồn nước, một yếu tố hàng đầu của nghề nông.

Đối với người Việt Nam thì biết bao anh hùng văn hoá và anh hùng dân tộc đã trở thành
thần linh. Đa số thần linh là sự hội tụ của cả đạo và đức, được nhân dân coi như những
mẫu mực để hướng tới, trong đó điển hình của tín ngưỡng Việt là việc thờ Mẫu. Hiện nay
có nhiều ngôi đền nguy nga như Phủ Tây Hồ, (Hà Nội), Đền Lộ (Hà Sơn Bình), đền Sòng
(Thanh Hoá), đền Phủ Giầy (Hà Nam Ninh) thờ Bà chúa Hạnh, một trong những "tứ bất
tử", song Phủ Thượng Đoạn, xã Đông Hải nổi lên như một trung tâm của xứ Đông, được

sách "Đại Nam nhất thống chí "xếp vào hàng cổ tích của tỉnh Hải Dương và vừa qua Bộ
Văn hoá Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia.

Cũng như cư dân trên thế giới, người Việt khi định cư ở đồng bằng sông Hồng đã nhìn
trời là cha, đất là mẹ. Người cha thì hung dữ, gầm thét với những cơn bão tố, sấm sét đầy
trời, còn người mẹ thì im lìm mở rộng lòng đón tất cả những gì mà người cha đưa xuống
để làm nẩy nở lên muôn loài, muôn vật đưa đến cho con người nguồn của cải dồi dào. Tư
duy nông nghiệp xưa đã kết tụ sự xoay vần của tạo hoá và lẽ đối đãi của âm dương. Hầu
như cái gì cũng có hai mặt Trời - đất, nam - nữ, sáng - tối. Hai mặt này không hề đối lập
nhau mà nương dựa vào nhau để chuyển biến và phát triển. Tổng Hạ Đoạn xưa, xã Đông
Hải nay có "Nhị linh từ" thờ các vị thần linh đại diện cho tín ngưỡng bản địa của dân tộc.
Đền Phú Xá thờ cha Trần Hưng Đạo, Phủ Thượng Đoạn thờ Mẹ - Mẫu Liễu Hạnh đều là
những kiến trúc nghệ thuật làm say lòng người bởi bàn tay lao động tài hoa, bởi cảm
hứng nghệ thuật dân tộc tràn đầy hư ảo, vừa hiện thực, sống động, linh thiêng.

Người xưa không muốn có một khoảng không gian dành cho tà ma, quỷ quái mà mong
khắp vũ trụ đều nằm trong quyền năng cai quản của Mẫu nên ở Phủ Thượng Đoạn, Mẫu
không chỉ có một àm bàn thờ Mẫu có cả một hệ thống đầy đủ bao gồm:
- Hệ thống sáng tạo, là tam toà đức mẹ
- Ngũ vị tôn ông: tức năm quan lớn, được coi là lực lượng thực hiện ý đồ của Mẫu ở 5
phương.
- Tứ phủ quan hoàng: có thứ bậc dưới ngũ vị tôn ông.
- Tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu: đều có 11 cô, 11 cậu là những người phụ tá của
Mẫu.

Như vậy kiến trúc phủ Thượng Đoạn đủ tư cách góp sức làm giàu thêm nền nghệ thuật
dân tộc và Mẫu Liễu Hạnh cũng góp phần để chúng ta nhìn thấy rõ hơn về một loại thần
tín ngưỡng gắn bó với đời sống tâm linh nông dân Việt Nam

Nguồn: Đặc Trưng


Lễ Hội Phủ Thượng Đoạn
Phủ Thượng Đoạn là nơi thờ Mẫu một trong “ Tứ linh từ ” theo tín ngưỡng của người Việt. Phủ
Thượng Đoạn nằm trên đất phường Đông Hải – Quận Hải An.

Lễ hội truyền thống Phủ Thượng Đoạn, hàng năm mở vào tháng 3 âm lịch, được tổ chức theo lối
cách nhật. Ngày mồng Một bắt đầu vào hội với tế lễ nhập tịch do dân làng thượng Đoạn thực
hiện. Trước một ngày nhập tịch, dùng lễ trầu, rượu, gà, xôi cáo yết rồi dùng nước thơm tắm thần
vị, tắm xong lại lau phủ nước trầm hương một lượt nữa, gọi là lễ mộc dục. Tắm xong thì phong
áo mũ đại trào, có thể bằng vải, có thể bằng giấy, xong tế một tuần, gọi là tế gia quan. Ngày
mồng hai hợp tế 3 xã là Đoạn Xá, Vạn Mỹ, Thượng Đoạn. Tối mồng hai tổng Hạ Đoạn cử một
đoàn chức sắc, chức dịch, lão hạng đến làm lễ yết. Ngày mồng ba tế hàng huyện vì đây là một
trong những ngũ linh từ của huyện An Dương. Sau đó đóng cửa Phủ từ ngày mồng bốn cho đến
hết ngày mồng bảy.

Ngày mồng 8 mở cửa từ sáng sớm, hội lại tiếp diễn, nghi thức tế lễ giống như lần trước. Đặc biệt
sáng ngày 11 hội tổ chức đám rước thần tượng chúa Liễu từ Phủ Thượng Đoạn ra chùa tân (
nay là chùa Vẽ ) để làm lễ chư Phật, xin nghênh rước kinh sách về Phủ để phối thờ hưởng hội
lễ. Đến ngày 14 tháng ba thì tổ chức rước trả lại chùa. Tương truyền trong một kiếp hóa thân,
chúa Liễu đã quy Tam Bảo nên lễ hội của Phủ có việc rước kinh phật này nhằm nhắc lại sự tích
của Thánh Mẫu.

Hôm tổ chức đám nghênh rước, tất thảy mọi người cùng tham dự, ai được phân công mang vác
cái gì đều phải trai khiết, ăn mặc đồ mới, đồ tốt. Người thủ hiệu phải đánh trống từ đêm, để ai
nấy vào việc gì sắp sẵn mà đi rước. Rước long kiệu ra đến cửa tam quan thì phải dừng lại chờ
các xã trong tổng giao hiếu đến đủ, xếp hàng đâu đấy mới rước đi. Trong khi rước, các xã giao
hiếu, xã nào đàn anh thì đi đầu tiên, kế đến là các xã theo thứ tự lần lượt mà đi cuối cùng mới
chính là dân Thượng Đoạn. Trong những ngày này, du khách bốn phương từ khắp nẻo đường
đổ về tấp nập, áo quần đua sắc ai nấy đều hồ hởi, vui tươi. Trong Phủ khói hương nghi ngút,
ngoài sân cờ tán bay phấp phới, người vào Phủ kẻ đến chùa, kẻ ra đền chen chúc ngược xuôi.

Ngoài hoạt động tế lễ trang nghiêm, rước sách kính cẩn và vui nhộn, ngày h ội Phủ Thượng
Đoạn còn tổ chức một số trò chơi dân gian như : tổ tôm điếm, đánh cờ, hát ca trù, hát chèo, múa
rối nước ...để du khách cùng tham dự, đông nhất vẫn là đám hát chầu Thánh Mẫu. Đến ngày 15
tháng ba thì tổ chức lễ tạ cuốn cờ kết thúc hội


Đền Phú Xá

Đền Phú Xá(phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) thờ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng thời Trần có công lao to
lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, thế kỷ
XIII.
Khi mất được nhân dân tôn gọi là Thánh vương. Truyền thuyết dân gian ở địa
phương cho biết: nơi đây, Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực,
chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao
thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp.

Tại vị trí ngôi đền cổ kính hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa
phương có tên Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng thách chăm lo quân lương,
cung cấp hậu cần cho quân đội nhà Trần thuở ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể
rằng, giặc tan, bà Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng
xóm làng. Hậu quả của cơn hồng thuỷ năm Canh Thân(1320), làng quê bị tàn
phá, người dân phải bỏ đi nơi khác làm ăn sinh sống.

Khi bước rút, dân làng trở về, bắt tay khôi phục xóm thôn. Bà Bùi Thị Từ Nhiên
vận động nhân dân sửa lại ngôi đền thờ Trần Quốc Tuấn. Làng Phú Xá ban đầu
gọi là Phú Lương, thời Tự Đức(1848-1882) do tránh tên huý chồng bà Bùi Thị
Từ Nhiên nên mới được đổi thành Phú Xá.
Từ ngôi đền nhỏ làm bằng tre, tranh, nứa lá ban đầu, trải qua nhiều lần tu tạo,
đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế kiểu nội công,

ngoại quốc, nét trang trí nghệ thuật chạm khắc, đắp vẽ mang đậm dấu ấn phong
cách thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Theo truyền thống dân gian Tháng Táam giỗ cha là 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm, dân làng sửa
soạn lại đồ tế khí, nghi vệ Đức Thánh Trần và Bà Bùi Thị Từ Nhiên một cách trọng thể đón nhân
dân khắp nơi về dự. Đền Phú Xá được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990.

Theo haiphong.gov.vn


Lễ Hội Đền Phú Xá

Thời gian : 20/08 Âm lịch
Địa chỉ : Phường Đông Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng.
Là lễ tế, rước thần vị Trần Hưng Đạo, bà Bùi Thị Tự Nhiên - người giữ kho lương quân
đội Đại Việt và có công xây dựng lại đền Phú Xá.

Đền Phú Xá đuợc nhân dân xây dựng tại xã Đông Hải, huyện An Hải, cách trung tâm
thành phố 8 km để tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một con
người khảng khái, tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nuớc, khi mất đuợc nhân dân tôn gọi là vị
"thánh vương" rất đỗi linh thiêng. Truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương cho
biết nơi đây Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch
Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công, truớc khi kéo
quân về căn cứ Vạn Kiếp.

Tại vị trí ngôi đền cổ hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa phương tên gọi
Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng trách trông nom quân lương, cung cấp hậu cần cho
quân đội nhà Trần thời ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể rằng, giặc tan phải rút về nuớc, bà
Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng xóm làng. Làng Phú Xá
ban đầu tên là Phú Lương, đời Tự Đức (1848-1882) do tránh tên húy chồng bà Bùi Thị

×