Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cấu tạo của bò cạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.19 KB, 10 trang )

Cấu tạo của bò cạp.

Bọ cạp

Androctonus crassicauda
Phân loại khoa học
Giới
(regnum):
Animalia
Ngành
(phylum):
Arthropoda
Phân ngành
(subphylum):
Chelicerata
Lớp (class): Arachnida
Bộ (ordo):
Scorpiones
C. L.
Koch, 1837

Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám
chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ
cạp giống nhện, ve, bét...
Mục lục
 1 Giải phẫu
 2 Nọc độc
 3 Giao cấu
 4 Sinh sản và phát triển
 5 Đời sống và tập tính
 6 Vấn đề tiêu hoá thức ăn


 7 Đồ ăn về bọ cạp
 8 Những hiểu lầm về vấn đề tự tử của bọ cạp
 9 Lợi ích
 10 Liên kết ngoài
 11 Chú thích
Giải phẫu
Thân bọ cạp chia làm hai phần: phần đầu ngực (đốt
thân trước) và phần bụng (vùng thân sau). Phần
bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi.
Phần đầu ngực/Đốt thân trước: bao gồm lớp giáp,
mắt, chân kìm (một phần của miệng), chân kìm sờ
và 8 chân.
Phần bụng dưới: chia làm 8 đoạn. Đoạn đầu tiên
chứa cơ quan sinh dục và dấu vết của một bộ phận
phụ nay đã bị tiêu giảm gọi là nắp sinh dục. Đoạn
thứ hai là 1 cặp cơ quan cảm giác giống như chất
Pectine. Bốn đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi. Phần
bụng dưới được bọc giáp bằng chất sừng.
Phần đuôi: gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng
cuối cùng). Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối
cùng, đồng thời đốt này mang nọc độc. Đốt cuối lần
lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một
mũi tiêm nọc độc.
Giáp: bao quanh cơ thể, một số chỗ có lông làm cơ
quan cân bằng. Một lớp phủ ngoài giáp vốn trong
suốt sẽ biến thành màu xanh lục huỳnh quang dưới
tia tử ngoại. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không
phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. Lớp phủ
đó có thể không bị sứt mẻ trong hóa thạch suốt hàng
trăm triệu năm.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bọ cạp sinh ra có
thể có hai đuôi. Nó không phải là một loài mới mà
chỉ là một sự bất thường trong di truyền học.
Nọc độc


Ngoài ngoại lệ là loài Hemiscorpius lepturus có nọc
độc hoại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có
độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến
thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và
cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc
làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và
hiệu quả.
Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô
hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các
phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng.
Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có
thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp
nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc
độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong
chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là
Androctonus - cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp
giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc
loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của
Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với
Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có
thể chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết
một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người
bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu
chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ

đau tê cứng trong vài ngày. Bọ cạp nói chung khá
nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay
tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường
bỏ chạy hoặc đứng yên.
Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích,
thông thường 0,1-0,6 mg. Đó cũng là một gợi ý về
giả thiết bọ cạp để dành nọc độc của mình trong
những trận giao tranh khác. Bọ cạp có hai loại nọc:
loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại
mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ bọ cạp mất khá
nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải
mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc
có sẵn.
Giao cấu
Bọ cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bọ cạp đều có
con đực và cái riêng biệt. Bọ cạp sinh sản bằng cách
chuyển bào tinh từ con đực qua con cái.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×