Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BAI DU THI GUONG SANG NHA GIAO NAM 2010 Bai dat giainhi cap huyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.96 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>



Thấm thoát mới đây thế mà
đã gần 24 năm trôi qua. Thời
gian trôi đi nhanh thật! Nhìn lại
cái khoảng thời gian ấy, tôi
không thể nào quên được cái
ngày đầu tiên tôi làm cô giáo.


Vào năm 1986 vừa mới tốt
nghiệp ra trường tôi được tổ
chức Phịng giáo dục phân cơng
về nhận nhiệm vụ tại trường
THCS Tam Hải (Nay là trường
THCS Trần Quý Cáp).


Trong khoảng thời gian ấy, tôi rất vinh hạnh được đón nhận biết bao sự tận
tình giúp đỡ của các thầy cô trong Hội đồng nhà trường và cả những người đi trước
xung quanh tôi. Nhưng người đầu tiên tôi gặp gỡ, làm quen và gần gũi cũng là
người dạy bảo tơi ân cần nhất, dìu dắt tơi tận tụy nhất và là tấm gương sáng làm tôi
khâm phục cho mãi đến bây giờ đó chính là cơ giáo Nguyễn Thị Hồng Loan - Cô
là giáo viên dạy trường Tiểu học Tam Hải cùng địa phương với tôi.


Năm nay cô Hồng Loan đã hơn 60 tuổi và đã về nghỉ hưu. Nhưng mỗi khi
gặp và nhìn lại khn mặt cơ thì khơng ai biết được cơ lớn tuổi như vậy. Bởi vì
trên khn mặt cơ lúc nào cũng nở một nụ cười tươi xinh và hình như trong nụ
cười ấy ẩn chứa một điều gì đó thật điềm nhiên, thân thiện.


Cô sinh ra và lớn lên tại vùng đất Tam Hải, nơi mà trước đây người ta
thường gọi là xứ dừa. Với địa hình bốn bề sông nước như vậy làm cho con người ở


đây luôn chịu đựng sóng gió của biển khơi và chính vì chịu đựng cái sóng gió ấy
mà tạo cho cơ một ý chí, nghị lực lớn lao để vượt qua sóng gió của cuộc đời.


Tơi cịn nhớ rất rõ, vào năm 1995, năm 1996 lúc ấy cái mức thu nhập của
giáo viên hằng tháng cón rất thấp, một mình cơ phải gánh vác mọi việc và chạy
vạy thêm để nuôi cả gia đình. Trước kia chồng cơ cũng là giáo viên, nhưng lúc này
đã về hưu mất sức. Bên cạnh đó cịn bà mẹ chồng già yếu và ba đứa con nhỏ rối rít
cả ngày. Chính vì thế mà ngồi giờ lên lớp, tối đến cô phải đi làm thêm như rập


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cua, kéo te… một cái nghề mà phụ nữ chúng tôi không mấy ai làm được. Vì đây là
cái nghề mà phải biết chịu khó, kiên trì và nhất là phải chịu lạnh giỏi thì mới có thể
trụ được.


Vào những đêm tháng mười, trời mưa tầm tả, tháng 11, 12 những ngày gần
tết, ngồi trời mưa bay lất phất, những cơn gió heo may làm lạnh buốt cả lịng
người nhưng cơ vẫn quần xoắn tới đầu gối mang vác dụng cụ để đi làm.


Có nhiều lần đi chơi vào ban đêm, vơ tình tôi bắt gặp cô mang vác dụng cụ
xuống sông, với dáng vẻ gầy guộc thật đáng thương, cô đi xa rồi mà tơi vẫn cứ
rướn mắt nhìn theo. Khi cơ đi khuất tơi thầm nghĩ: “<i>Liệu ngày mai cơ cịn có đủ</i>
<i>sức để đứng lên bục giảng khơng nhỉ!”</i>. Thế mà ngày mai tôi lại gặp cô trên lớp, cô
vẫn nói cười rộn rã với các thầy, các cơ trong trường. Tơi lại càng khâm phục cơ
hơn nữa. Có những lúc rãnh rỗi tơi thường xuống nhà cơ để trị chuyện (lúc ấy tơi
cịn ở nhà tập thể). Có lần tôi hỏi cô : <i>“Cô ơi, ban đêm cô phải đi làm liên tục vậy</i>
<i>sao cô?”</i> Cô nhoẻn miệng cười và trả lời : <i>“Nghỉ sao được em, đồng lương của cơ</i>
<i>bây giờ chỉ đủ mua gạo thơi, cịn tiền mua thức ăn thì thiếu mất, cứ mỗi lần bắt</i>
<i>được cua thì ăn cua, bắt được tơm thì ăn tơm nhưng để thức ăn sao khơng bị nhàm</i>
<i>chán thì cơ phải thay đổi cách nấu thức ăn sao cho hợp lí?”. </i>


Thế rồi thời gian qua đi, ba đứa con của cô đã lớn, hai đứa con đầu đã lên


cấp III, khó khăn lại chồng chất lên người cơ. Từ đó cơ phải bỏ nghề bắt cua, bắt
tép vì nghề này chỉ để kiếm thức ăn chứ khơng có thể kiếm thêm tiền được. Vì thế
cơ phải chuyển sang nghề làm rườn câu mực. Một cái nghề mà phải khom lưng
mài mọt suốt cả ngày thì mới kiếm được ít đồng. Trong khi vừa đứng lớp vừa bon
chen với cuộc sống vất vả như vậy thì một điều khơng may mắn đến với cô là bà
mẹ chồng bị té gãy chân phải đưa vào bệnh viện. Với cú sốc ấy tôi tưởng chừng
như cô không thể gượng đứng dậy nổi. Thế mà không, cô vẫn sắp xếp thời gian để
đến lớp, đến trường đầy đủ, không khi nào cô vắng mặt. Với ý chí, nghị lực vươn
lên như thế nên nhiều năm liền cô đạt giáo viên giỏi huyện, nữ hai giỏi cấp huyện,
đoàn viên xuất sắc được huyện khen thưởng và cịn là gia đình văn hóa tiêu biểu
của trường, xã…




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

con ăn học. Với ý nghĩ đó cơ đã bỏ nghề làm rườn chuyển sang nghề nuôi tôm.
Như ông bà ta thường nói: <i>“Ở hiền gặp lành</i>”, đúng như vậy, từ ngày cô bắt đầu
nuôi tôm, cô thu nhập rất cao nên kinh tế gia đình cơ ngày một khá lên. Hiện nay
cô đã về hưu. Thỉnh thoảng tôi thường ghé nhà thăm cô, tâm sự cùng cô. Mỗi khi
nhắc đến chặng đường đi qua, cô thường bảo cô thấy kinh khủng thật nhưng cô
cảm thấy rất vui khi mình đã đạt đến mục đích cuộc đời. Cơ thường nhắc nhở tơi
làm việc gì thì cũng phải có chí, có nghị lực vượt qua khó khăn mới thành đạt được
em ạ. Tôi thầm bảo: “Cô ơi, em học hỏi ở cô nhiều lắm nhưng không biết trong
cuộc đời em, em có thể làm được nhiều như cô không nữa?” Cô bảo: “ Hãy gắng
lên em ạ, <i>tất cả chỉ vì con em của chúng ta</i>, hãy nghĩ đến điều đó thì việc gì em
cũng sẽ vượt qua”. Cô đúng là một người phụ nữ: “ <i>Giỏi việc nước, đảm việc nhà</i>”.


Tấm gương sáng của cơ chính là hành trang chắp cánh cho tôi bước vào đời
sau này. Tôi thiết nghĩ sự thành đạt của mình cho đến ngày hơm nay cũng một
phần có sự ảnh hưởng từ cơ. Với bài viết này, tôi tin rằng sau khi biết được cuộc


đời của cơ giáo Hồng Loan, hình ảnh của cơ sẽ khắc sâu vào tâm trí của mỗi người,
vì đây là một tấm gương tiêu biểu, trong sáng mà những người làm công tác giáo
dục như chúng ta cần phải học hỏi và noi theo.


Nguyễn Thị Dự


</div>

<!--links-->

×