Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các giải pháp can thiệp vào Thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.55 KB, 13 trang )

1
Các giải pháp can thiệp vào Thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm
phát
3.1 Định hướng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới
- Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt
động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng
40-50% GDP vào cuối năm 2010.
- Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty
cổ phần.
- Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp
TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
3.2 Hoạt động của Thị trường chứng khoán TP.HCM
a) Quá trình hình thành phát triển:
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận
hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ
phiếu niêm yết. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với Thị
trường chứng khoán thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính
thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi
thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM
đã chính thức được khai trương.
b) Thực trạng:
QUY MÔ NIÊM YẾT THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI (30/10/2008)
2
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu
Số CK niêm
yết(1 CK)
236,00 163,00 4,00 69,00
Tỉ trọng (%) 100,00 69,07 1,69 29,24
KL niêm


yết(ngàn CK)
5.622.287,12 5.217.731,34 252.508,99 152.046,80
Tỉ trọng(%) 100,00 92,80 4,49 2,70
GT niêm
yết(triệu đồng)
70.020.898,68 52.177.313,42 2.520.555,76 15.323.029,50
Tỉ trọng (%) 100,00 74,52 3,60 21,88
Bảng 1 – Quy mô niêm yết HoSE
Biểu đồ 3.2.1 – Tỷ trọng khối lượng niêm yết trên HoSE
3
Biểu đồ 3.2.2 – Tỷ trọng giá trị niêm yết trên HoSE
Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều
Biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân đôn,
Thái Lan, New York(Mỹ), Malaysia, Singapore, CH Czech, Warsaw(Ba
Lan),Tokyo (Nhật bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo
cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK.
- Ngày 23/9/2008, tại Stockholm, Tập đoàn Sở Giao dịch chứng khoán
NASDAQ OMX và SGDCK Tp. HCM (HOSE) đã ký kết Biên bản ghi nhớ với
mục đích hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó,
NASDAQ OMX sẽ sử dụng kinh nghiệm của mình nhằm tăng cường khả năng, cơ
sở hạ tầng và tính thanh khoản cho HOSE và thị trường vốn Việt Nam.
3.3 Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán với vai trò quản lý của Nhà
Nước:
- Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông
tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường
đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ.
4
- Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm
giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường.
Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn.

- Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị
trường và theo tiêu chuẩn quốc tế; Đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực
hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không
sàn trong tương lai.
- Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền
vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
- Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới; Đồng thời tổ
chức và thực hiện các nội dung trong các Biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối
hợp với các SGDCK tổ chức thực việc niêm yết chéo giữa các thị trường.
- Phạm vi và mức độ hiệu quả quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với
mức độ phát triển của TTCK. Theo số liệu hiện nay, có 4.000 công ty đại chúng
của Nhà nước nhưng mới chỉ có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký với UBCKNN,
trong đó có trên 300 DN đã niêm yết trên TTCK tập trung. Nói cách khác, hiệu lực
của các quy định về giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán của Nhà nước mới tác
động đến khoảng 1/10 DN, vì vậy các quy định về phát hành huy động vốn mới
tác động đến 25% DN đại chúng. Như vậy, thị trường tự do còn quá lớn dẫn đến
hiệu quả của các chính sách quản lý Nhà nước còn thấp, là nguyên nhân làm cho
TTCK nói chung còn thiếu minh bạch và phát triển thiếu bền vững. Do vậy, trọng
tâm chiến lược của Chính phủ đối với TTCK là phải xác lập phạm vi quản lý Nhà
nước đối với thị trường thông qua biện pháp phát triển nhanh và mạnh thị trường
có tổ chức và thu hẹp phạm vi của thị trường tự do. Một mặt, sử dụng hiệu quả và
nâng cấp hai thị trường TP.HCM và HN xứng tầm để thúc đẩy và phát triển các
DN niêm yết. Mặt khác, Nhà nước cần có những giải pháp mạnh để buộc các DN
5
do Nhà nước sở hữu vốn lên sàn. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thị trường phát triển
mạnh mẽ hơn.
- Cần có sự đánh giá lại chiến lược phát triển dài hạn của thị trường và điều
kiện hoạt động để từ đó đẩy mạnh lộ trình phát triển của TTCK. Trong thời gian
tới, các nhu cầu về thị trường mới như thị trường tương lai, thị trường quyền chọn,
thị trường hàng hóa… sẽ phát triển, cần có sự đầu tư quy hoạch để chủ động phát

triển theo định hướng của Chính phủ
- Cần sớm xác định mô hình cổ phần hóa Sở giao dịch Chứng khoán
TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội, tạo bình đẳng trong hoạt động kinh doanh
nhằm đề cao vai trò của các thành viên tham gia thị trường, góp phần thúc đẩy
TTCK phát triển theo như thông lệ quốc tế.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét và hạn chế việc thành lập thêm các
công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.
- Chính phủ nên tạm thời tiếp tục hoãn chưa đánh thuế thu nhập đối với lĩnh
vực này để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Thị Trường Chứng Khoán.
- Khuyến khích các tổ chức định mức tín nhiệm tham gia thị trường. Trước
mắt là cho phép các tổ chức định mức tín nhiệm nước ngoài cung cấp dịch vụ định
mức tín nhiệm tại Việt Nam, tiến tới cho phép thành lập các tổ chức định mức tín
nhiệm Việt Nam.
3.4 Giải pháp cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán trong giai đoạn lạm
phát:
- Điều quan trọng nhất để ứng phó với tình hình là phải phân tích, dự báo,
nhận dạng đúng và đưa ra các giải pháp linh hoạt. Có thể thành lập một hội đồng
“phản ứng nhanh”, gồm các cán bộ quản lý được trang bị kiến thức và kỹ năng
quản trị rủi ro để ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường

×